Phan Thiết, 10/06/2018. |
"Không giải quyết vấn đề bằng thứ tư duy tạo ra
nó!"- Einstein. Câu chuyện bạo
loạn ở Bình Thuận cần được nhìn nhận như vậy.
Bình Thuận sống
nhờ du lịch, nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Như mọi tỉnh thành khác ở Việt
Nam, Bình Thuận thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp hoặc quan chức. Những
người mất đất sống vật vờ với những chồng đơn khiếu nại, những chuyến ra tỉnh,
ra Trung ương đòi đất.
Sự xuất hiện của nhiệt điện khiến dân vùng có nó không chỉ vật vờ. Họ lần mòn chết, theo nghĩa đen, với bệnh tật bủa vây và ô nhiễm ảnh hưởng đến các ngành nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản lẫn nông nghiệp. Ngư dân Bình Thuận cũng hiểu rõ những hiểm nguy khi tàu Trung Quốc tấn công.
Đất đai, ô nhiễm,
chủ quyền biển bị xâm phạm là cách mà "chiếc
lò xo" mâu thuẫn bị nén xuống. Năm 2015, bạo loạn ở xã Vĩnh Tân thuộc
huyện Tuy Phong. Hôm qua, bạo loạn ở thị trấn Phan Rí cũng của huyện Tuy Phong
và lan ra cả tỉnh. Có nén, có bung. Có áp bức, có đấu tranh!
Tôi đến Tuy
Phong, hay bất cứ nơi nào có mâu thuẫn đất đai và ô nhiễm tại Việt Nam, đều
tiếp xúc với dân rất dễ. Chỉ cần chịu lắng nghe nỗi đau của họ, hít thở thứ
không khí đầy bụi nơi họ sống, dám uống thứ nước có mùi lạ mà họ uống hàng
ngày, dám bế trên tay những đứa trẻ sinh ra dị dạng vì ô nhiễm... là dân sẽ coi
như người nhà. Làm những điều đó phải thực bụng, không diễn được trước mặt nhân
dân đâu!
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân. |
Dân miền biển cộc
tính, nói phải họ nghe, đàn áp họ phản kháng. Đối diện với cái chết trên biển
trong mỗi chuyến ra khơi họ còn không sợ... Và cái đáng lo lắng nhất là suy
nghĩ "đằng nào cũng chết"!
Ra khơi có thể chết, mất đất chết lần mòn, dính bệnh vì ô nhiễm thì vài năm
thôi sẽ chết là những suy nghĩ có thật. Tôi đã cảnh báo điều đó .
Cái đáng lo lắng
hôm qua đã diễn ra!
Cái đáng lo bây
giờ không phải là kêu gọi trấn áp hay trấn áp thực sự những người sẵn sàng
chết!
Mà là đối thoại-
điều tưởng dễ mà khó nhất! Ở Việt Nam, số người có uy tín và bản lĩnh một mình
bước vào "tâm bão" và
thuyết phục được nhân dân bình tĩnh không kín hết số ngón tay. (Riêng ông Trần
Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nếu đi một mình vào đám đông
phẫn nộ ấy, tôi biết chỉ có một "kết cục"!)
Đối thoại. Trả
lại cho dân những thứ vốn là của họ (đất đai).
Đối thoại. Giải
quyết ngay việc gây uy hiếp sinh mạng dân hàng ngày (ô nhiễm).
Đối thoại. Để
cùng nhìn ra biển và đòi lại quyền an toàn khai thác hải sản (chủ quyền).
Việt Nam có 28
tỉnh bờ biển. Không có một lực lượng chính quy nào có đủ sức mạnh bảo vệ an
ninh trật tự lẫn phòng chống ngoại xâm mà không dựa vào dân. Nhưng 28 tỉnh ấy
có 22 tỉnh có bóng dáng "bạn
vàng" thâu tóm đất. Tất cả đất dân bị "cướp" bằng chủ trương, có rất nhiều những làng chài bám
biển bị giải tỏa, có vô số ngư phủ ngàn đời vì thế mà phải bỏ biển làm nghề
khác mưu sinh. Cả ô nhiễm của ngành công nghiệp nặng như luyện thép hay nhiệt
điện nữa...
Nhìn từ câu
chuyện ô nhiễm và mâu thuẫn đất đai ở Tuy Phong 2015. Câu chuyện ô nhiễm và mâu
thuẫn đất đai ở Bình Thuận 2018. Và nhìn vô số câu chuyện ô nhiễm và mâu thuẫn
đất đai trên đất nước này, thì đó không phải một hiện tượng.
Chọn cách nào và
làm ra sao để giải quyết là việc của chính quyền. Nhưng chọn cách xa dân sẽ là
sai lầm lớn nhất của chính quyền hình thành từ khẩu hiệu "của dân, do dân, vì dân"!
Bởi vì: "Không giải quyết vấn đề bằng thứ tư
duy tạo ra nó!"- Einstein
P/s: Những anh
chị nào là quan chức, dư luận viên hay trẻ trâu và thậm chí cả các nhà báo có
xu hướng đòi trấn áp dân, xin đừng vào Facebook tôi comment. Cổ súy bạo lực là
điều ngu xuẩn nhất lúc này nên thân, sơ hay chả quen biết gì tôi cũng block
hết!
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.