1. Tin chiến sự
Cách đây 2 ngày, do vẫn viết theo série “Tháng đầu tiên của năm thứ ba” nên tôi không xem xét tình hình chiến trường và có một điểm đặc biệt, đến hôm nay phải tổng kết: số xe tăng Nga bị biến thành cua nướng, cán mốc 7.000. Ngày 02/04 con số này là 6.998 và chỉ một ngày sau đó, đã là 7.009 chiếc.
Tuy nhiên con số này chưa khủng bằng hôm qua, số xe bọc thép chiến đấu bị đốt là 73 chiếc và 50 cỗ pháo.
• Các hướng tấn công chính của Nga theo báo cáo của Bộ tổng tham mưu Ukraine như sau:
- Theo hướng Bakhmut, hơn 10 đợt tấn công vào các khu định cư Andriivka, Zelenopillia, Klishchiivka, Ivanovske của vùng Donetsk. Nga cũng đã thực hiện các cuộc không kích vào các khu định cư Chasiv Yar, Zalizne, New York của vùng Donetsk. Hơn 10 khu định cư bị pháo và súng cối tấn công, trong đó có Kalynivka, Chasiv Yar, vùng Donetsk.
- Theo hướng Avdiivka, lực lượng phòng thủ Ukraine đã đẩy lùi 18 cuộc tấn công vào các khu định cư Berdychi, Umanske, Yasnobrodivka và Pervomaiske của vùng Donetsk.
- Theo hướng Novopavlivka, Lực lượng phòng vệ tiếp tục cầm chân kẻ thù trong các khu định cư Georgiyivka, Kostyantynivka, Novomykhailivka của vùng Donetsk, nơi kẻ thù, với sự hỗ trợ của hàng không đã cố gắng xuyên thủng hàng phòng ngự của quân ta 10 lần. Kẻ thù cũng thực hiện các cuộc không kích vào các khu định cư Krasnohorivka, Urozhaine, Vodyane, Vugledar và Katerynivka của vùng Donetsk. Hơn 10 khu định cư bị pháo và súng cối của quân chiếm đóng, trong số đó có Georgiivka, Paraskoviivka và Kostyantynivka của vùng Donetsk.
Bình loạn : Trong báo cáo này còn ghi nhận Nga không tấn công trên hướng Kupyansk. Như vậy khu vực bị tập trung tấn công nhất là một vòng cung từ Bakhmut xuống đến Robotyne. Chúng ta không nghi ngờ về ý đồ đẩy toàn bộ phòng tuyến về phía tây và bắc để “nới rộng hành lang trên bộ” – từ đó đảm bảo tuyến vận tải đường sắt sẽ sớm được vận hành. Điều này tôi đã nhận xét từ bài trước. Vì vậy trong những ngày tới, nhận định rằng sẽ tiếp tục có những trận tấn công ác liệt trên hướng vòng cung này, là hoàn toàn có cơ sở. Để xem xét kỹ hơn, chúng ta sẽ đi tiếp đến mục sau.
2. Hiện trạng hướng đông nam của khu vực vòng cung
Xin quý vị quá bộ xem bản đồ tôi capture từ nguồn của ISW. Trên đó chữ I màu đen, là Ilovaisk bị Nga và ly khai chiếm từ trận đánh năm 2014. Hiện nay tuyến đường sắt đông – tây để nuôi chiến trường Zaporizhia của Nga, là từ Volnovakha đi Polohy. Nằm trên tuyến này còn có Zachativka là một điểm nút rất quan trọng, nhưng lại cách Vuhledar có hơn 30 ki-lô-mét theo đường quạ bay.
Những điều này làm cho tuyến đường sắt đông – tây của Nga để nuôi Tokmak – Melitopol coi như không sử dụng được. Chưa hết, từ năm ngoái đã có rất nhiều cuộc tấn công bằng Storm Shadow vào Berdyansk và Mariupol, và một tỉ lệ rất lớn trong số đó nhắm vào các doanh trại quy mô lớn của Nga dọc theo bờ biển Azov ở chính khu vực này. Điều này cho thấy Nga đã hình thành nên một trung tâm hậu cần – kỹ thuật và tập trung quân số ở khu vực giữa hai thành phố Berdyansk và Mariupol.
Để đảm bảo hậu cần về mặt chiến lược, đã có dự án xây dựng đường cao tốc trên cơ sở nâng cấp đường M-14 – E-58 từ Mariupol qua Berdyansk đi Melitopol. Có thể nếu tình hình cho phép, hừm phải nói là “không cho phép” mới đúng, tức là không đẩy được chiến tuyến vòng cung trong bản đồ này về phía bắc và phía tây đủ mức – ngoài tầm HIMARS thì phải đẩy người Ukraine lùi lại khoảng 50 ki-lô-mét nữa, có vẻ quá không khả thi – thì việc nâng cấp cao tốc trục đường trên (bước 1) sau đó sẽ là tuyến đường sắt song song với nó, là khả năng rất cao.
Xem trên bản đồ, quý vị sẽ thấy đường đứt nét màu vàng, ngoài tuyến Volnovakha đi Polohy sẵn có, thì tuyến sắp được vận hành là từ Taganrog nối Ilovaisk và nối vào tuyến Volnovakha – Mariupol ở một chỗ nào đó gần Anadol sẽ là trọng điểm của chiến lược này. Vấn đề là Vuhledar chỉ cách Anadol có hơn 40 ki-lô-mét theo đường quạ bay, do vậy nút giao đường sắt này chắc chắn cũng sẽ lại thành điểm nóng. Trên thực tế, người Ukraine chẳng cần làm gì mà chỉ cần giữ được Vuhledar – mà ngay cả khi bị đẩy lùi cả chục ki-lô-mét ở đây, họ vẫn khống chế được tuyến đường sắt mới đó.
Hóa ra giải pháp của Nga rất nửa vời.
Nhưng cũng còn rất nhiều khó khăn. Ví dụ, Zachativka và Polohy đều nằm sau những tuyến phòng thủ chắc chắn của Nga, do vậy để tiến quân chiếm chúng là không khả thi. Hiện tại, cái hình elip màu đỏ tôi vẽ nằm giữa Berdyansk và Mariupol là khu vực rất thuận lợi cho Nga để điều động quân từ đó về các hướng: Kherson, Melitopol, thậm chí về phía Donetsk, lên tận Sievierodonetsk. Nếu sử dụng đường tiếp vận qua cầu Kerch, dù cầu có bình thường chăng nữa cũng xa đến gần 1.000 ki-lô-mét, trong khi nếu sử dụng tuyến đường sắt mới, chỉ khoảng hơn 100 ki-lô-mét đến dưới 200 ki-lô-mét.
Nhưng nếu có ATACMS với tầm bắn khoảng 150 ki-lô-mét thì chỉ cần pha cốc cà phê uống, bấm nút, hệ thống hậu cần của Nga ở khu vực này sụp đổ hết.
Vì vậy tôi nghĩ rằng, nếu trong tháng Năm này Nga có tổ chức tấn công, thì chỗ cong nhất này sẽ là điểm nóng. Tất nhiên nếu đủ sức, chúng có thể tấn công ở khu vực hai thành phố Kramatorsk và Slovyansk cũng như Kupyansk – nhưng như thế thì là một chiến dịch cực lớn, phải huy động ít nhất vài trăm nghìn quân (nửa triệu là ít) cùng rất nhiều xe tăng, pháo binh và không thể thiếu không quân. Do vậy đây cũng là chuyện khó khả thi.
3. Nga đã PHỤC HỒI! – tởm chưa từng thấy bọn báo chí xứ phía đông nước Lào
Xuất hiện phát biểu của thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, ông này nói: “Russia's military is 'almost completely reconstituted' as it goes into overdrive to shore up losses in Ukraine.”
Vội vàng và sung sướng, báo chí xứ phía đông nước Lào ôm chầm lấy và giật tít: “Mỹ nói quân đội Nga khôi phục gần nhưtoàn bộ sức mạnh” (Dâm Chí) ; “Thứ trưởng Mỹ: Quân đội Nga phục hồi gầnnhư hoàn toàn sức mạnh” – Tàu nhanh. Một ông thì dịch là KHÔI PHỤC, một ông thì dịch là PHỤC HỒI. Quý vị có thể đọc nội dung bài báo của Business Insider để thấy, chính xác tác giả viết:
“Một quan chức hàng đầu của Mỹ cho biết Nga đã CẢI TỔ (“reformed”) “gần như hoàn toàn” khả năng quân sự của mình sau khi chịu tổn thất nặng nề ở Ukraine. “Tôi nghĩ chúng tôi đã đánh giá trong vài tháng qua rằng Nga gần như đã “hoàn nguyên, khôi phục lại, tổ chức lại, cải tổ, tái xây dựng” (“reconstituted”) hoàn toàn về mặt quân sự”, Thứ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell cho biết hôm thứ Tư tại cuộc nói chuyện do Trung tâm An ninh Mỹ Mới tổ chức.”
Đến đây chúng ta đã nhận ra một mặt thật bỉ ổi của bọn báo chí xứ phía đông nước Lào, bọn “shit Putox thơm” ấy. Về vấn đề này thực chất, tôi đã viết vài lần rồi. Nga cải tổ quân đội với học thuyết quân sự 2008 “học thuyết Gerasimov” nhưng mô hình các BTG đó thất bại, do vậy bây giờ chúng quay lại với mô hình Xô-viết.
Láo xược hơn, Tàu nhanh còn viết “Báo cáo tình báo công bố tháng 12/2023 của quân đội Anh cho biết Nga có thể sẽ phải mất 10 năm để bổ sung nguồn nhân lực trình độ cao cho lực lượng bộ binh, thêm rằng Moskva đang chuyển dịch quân đội sang mô hình ưu tiên chất lượng hơn số lượng.” – Ai chứng kiến cũng đều thấy kể cả đến thời điểm này, tháng 4/2024 bọn Nguyên soái ván ép vẫn đánh nhau bằng số lượng quân ô hợp.
Bài báo gốc thì viết: “Những người khác nói rằng Nga đang đạt được tiến bộ ổn định. Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, một tổ chức tư vấn an ninh ở London, hồi tháng 2 cho biết Moscow đã tăng cường quân đội ở Ukraine từ lực lượng 360.000 quân vô tổ chức vào năm 2023 lên 410.000 binh sĩ được đào tạo tốt hơn vào năm 2024.” => Hoàn toàn không có ý nào là “ưu tiên chất lượng hơn số lượng.”
4. Về chuyện ngoài lề - Israel tấn công một tòa nhà thuộc khu lãnh sự Iran ở Damascus
Việc này có vi phạm luật pháp quốc tế không? Nhìn chung là có, nhưng chuyện lại có lý của nó. Cụ thể hơn, Israel không “phá hủy Đại sứ quán (như nhiều nguồn đưa tin sai) Iran ở Damascus” mà là một tòa nhà riêng biệt – tòa lãnh sự (5 tầng, đã bị san bằng) nơi một tướng IRGC đang ở và tên tướng này đang chỉ đạo sự hợp tác của Iran với Hamas.
Islamic Revolutionary Guard Corps, viết tắt là IRGC – lực lượng “Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran” theo hiến pháp Iran, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (pasdaran) nhằm bảo vệ hệ thống chính trị cộng hòa Hồi giáo của đất nước. Vệ binh Cách mạng tuyên bố rằng vai trò của họ trong việc bảo vệ hệ thống Hồi giáo đang ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài cũng như các cuộc đảo chính của quân đội hoặc “các phong trào lệch lạc.”
Vệ binh Cách mạng có khoảng 125.000 quân lính bao gồm lục quân, hải quân, không quân. Lực lượng hải quân của nó hiện là lực lượng chính được giao nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của Vịnh Ba Tư. Nó cũng kiểm soát lực lượng dân quân Basij bán quân sự có khoảng 90.000 nhân viên hoạt động. Tư lệnh của IRGC từ năm 2019 là Hossein Salami. Trước đó, những người tiền nhiệm của Salami là Mohammad Ali Jafari và Yahya Rahim Safavi lần lượt từ 2007 và 1997.
Cuộc tấn công của Israel vào tòa nhà lãnh sự quán Iran ở Syria khiến 7 người thiệt mạng, trong đó có 2 tướng IRGC: chỉ huy Mohammad Reza Zahedi và cấp phó của hắn, Mohammad Hadi Hajriahimi, IRGC cho biết như vậy.
Vì Iran không công nhận Israel nên không có gì có thể ngăn họ tấn công đại sứ quán / lãnh sự quán của nhau. Mặc dù tấn công vào cơ quan đại diện ngoại giao – lãnh sự là một hành động chiến tranh, nhưng bản chất vấn đề ở đây là cuộc tấn công nhằm bảo vệ Israel – theo lý của họ. “Nếu họ (Iran) sử dụng tòa nhà đại sứ quán / lãnh sự quán đó để thực hiện các nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Israel, thì Israel sẽ có quyền tự vệ, và cho rằng đó là mục tiêu quân sự hợp pháp.
Ở đây có một sự thật là đại sứ quán / lãnh sự quán trên toàn thế giới thường xuyên được sử dụng cho mục đích quân sự hoặc hoạt động bí mật khác, và hầu hết các nước trên thế giới phải chấp nhận điều này. Ngay cả Đại sứ quán Hoa Kỳ và Nga đều được cả hai nước biết rõ là sẽ được sử dụng, ít nhất một phần cho các nhiệm vụ gián điệp.
Câu chuyện còn có một khía canh khác là, IRGC bị chính quyền các nước Bahrain, Saudi Arabia và Mỹ xem là tổ chức khủng bố vì những hoạt động bí mật của mình. Đương nhiên, Israel càng không ngoài cuộc trong việc nhìn nhận này. Vì vậy, tối thiểu về khía cạnh NGẦM, Israel sẽ nhận được sự ủng hộ của những nước trên, dù Hoa Kỳ cũng đã thông báo cho Iran là không liên quan gì đến vụ việc này. Đây là một hành động có tác dụng giảm nhiệt khả năng dẫn tới xung đột lớn.
Về phần mình, Iran tuyên bố sẽ trả đũa, nhưng hôm qua có một số tin (tôi nghĩ là tin giả) về việc Iran bắn tên lửa vào Tel Aviv nhưng không có xác minh thêm, nên cho rằng Iran vẫn cố kiềm chế, dù tướng Hossein Salami cảnh báo rằng Israel “không thể thoát khỏi hậu quả.”
Salami cho biết Tehran quyết tâm bắt Israel phải trả giá cho cuộc đột kích. Ông ta nói: “Chế độ theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái không thể thoát khỏi hậu quả của tác hại mà nó gây ra”, đồng thời cho biết thêm: “Chế độ này đã bị vạch trần và biết rất rõ điều gì sẽ xảy ra”. Chưa hết, Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố Israel “sẽ bị trừng phạt”. Israel hôm thứ Năm cho biết họ đang tăng cường phòng thủ và tạm dừng các đơn vị chiến đấu nghỉ phép sau những lời đe dọa trả đũa của Iran.
Lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah cho biết Iran chắc chắn sẽ trả đũa. “Hãy chắc chắn rằng phản ứng của Iran đối với việc nhắm mục tiêu vào lãnh sự quán ở Damascus là không thể tránh khỏi”, lão này nói trong bài phát biểu Ngày Quds trên truyền hình. Nasrallah cảnh báo rằng Hezbollah, được cho là có kho tên lửa và rocket lớn, vẫn chưa triển khai vũ khí “chính” của mình trong các cuộc pháo kích xuyên biên giới qua lại gần như hàng ngày với quân đội Israel.
Đánh giá tương quan lực lượng hai bên – Iran hiện nay được cho là có khoảng 600.000 người phục vụ trong cả quân đội lẫn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, và có khả năng tăng quân số lên 1 triệu người chỉ trong một thời gian ngắn. Theo tướng John Abizaid, một Tư lệnh vùng của Hoa Kỳ, quân đội của Iran được xem là lực lượng mạnh nhất của Trung Đông – đây là đánh giá từ cách đây 18 năm, có thể đến nay đã thay đổi.
Với lực lượng như vậy, Iran được cho là vượt trội so với Israel về quân số. IDF hiện có 169.500 người đang phục vụ và lực lượng dự bị 465.000 người. Tuy nhiên về chất lượng quân đội thì chưa thể đánh giá được, đặc biệt sau “chiến thắng” – thực chất là thất bại của Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur 1973, IDF đã thay đổi rất nhiều nên khả năng, họ vẫn cứ là lực lượng vượt trội về chất lượng và khả năng tác chiến. Sau cuộc chiến tranh này, dù Israel phải chịu một số thua thiệt nhưng nhà tài trợ chính cho một bên vẫn phải nhìn nhận thẳng vào vấn đề.
Đại sứ Liên Xô tại Beirut, Asimov đã nói với Tổng thống Sirya Kh. Assad: “Chúng tôi đã cung cấp cho các ngài một số lượng khổng lồ các loại vũ khí mà các đồng chí Việt Nam của chúng tôi có nằm mơ cũng không thấy. Tuy nhiên, Quân đội Việt Nam, được trang bị những loại vũ khí lạc hậu hơn nhiều so với các ngài đang chiến đấu và chiến thắng một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới (Mỹ).”
Tôi ngờ rằng, tình hình có thể có leo thang, nhưng sẽ là hành động gián tiếp, Iran sẽ thông qua Hamas và có thể, Hezbollah và do đó Gaza vẫn sẽ là điểm nóng. Cũng không loại trừ điểm nóng “cũ mà mới” là Syria, vốn hơi nguội đi do Nga Putox không còn đủ sức ôm thêm mặt trận này. Mỹ có thể ngoài cuộc với quan hệ Iran – Israel nhưng không ngoài cuộc với Syria. Trong khi đó, nước chịu trách nhiệm chính trong việc không bảo vệ được cơ quan đại diện ngoại giao của một nước khác trên lãnh thổ của mình, chính là Syria.
Vậy nó có ảnh hưởng gì đến chiến tranh của Nga ở Ukraine? Có thể có. Trong trường hợp Iran tuyên bố chiến tranh với Israel, thì sẽ có những tác động qua lại trực tiếp, vì Iran về nguyên tắc được xác định là kẻ thù của Ukraine. Về lâu dài, Nga có thể mất địa bàn chiến lược ở Địa Trung Hải, đặc biệt là phải rút khỏi căn cứ Tartus.
5. Về chiến thắng nức lòng của quân Ukraine trước không quân Nga đêm hôm kia
Chỉ trong một đêm, 3 căn cứ không quân bị đập tơi tả. Sáng qua, đầu tiên chúng ta nghe tin căn cứ không quân Morozov nơi để các máy bay Su-34 và Su-24 bị nện – nhưng đến hôm nay đã được xác minh chính xác, không phải là Su-24 mà là Su-27. Điều này gây ra khó khăn một chút trong việc xác định chính xác trong số 6 chiếc bị phá hủy, có mấy Su-34 và mấy Su-27. Nhưng dù loại nào bao nhiêu chiếc, thì Nga vẫn đã và đang sử dụng những máy bay này để ném bom Ukraine và cả hai loại máy bay Su-34 và Su-27 đều được ước tính có giá hơn 35 triệu USD một chiếc.
Theo Kyiv Independent thì ít nhất 6 máy bay quân sự đã bị phá hủy và 8 chiếc khác bị hư hại. Hơn nữa, khoảng 20 binh sĩ Nga được cho là đã thiệt mạng hoặc bị thương.
(Ngày 5 tháng Tư) Về phần mình Nga báo cáo về một cuộc tấn công quy mô lớn bằng máy bay không người lái của Ukraine nhằm vào một số khu vực, tuyên bố đã bắn hạ 53 máy bay không người lái. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng phần lớn máy bay không người lái – 44 chiếc – đã bị bắn hạ ở tỉnh Rostov, nơi có căn cứ không quân Morozovsk. Trước đó, trên các kênh Telegram xuất hiện thông tin cho rằng người ta đã nghe thấy tiếng nổ gần căn cứ không quân. Ngoài ra Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm 6 máy bay không người lái nữa đã bị bắn hạ ở Krasnodar Krai và một chiếc ở các tỉnh Kursk, Saratov và Belgorod.
Bình loạn : Khi nghe tin căn cứ ở Yeysk bị tấn công, tôi nói với anh bạn vừa thông báo: ở đây là căn cứ máy bay trực thăng. Cụ thể, theo ISW thì ở đây có 10 máy bay huấn luyện và chiến đấu L-39, 5 máy bay vận tải An-26, 1 máy bay vận tải An-74, 1 máy bay vận tải An-12, 4 Su-27, 4 Su-25, 1 Su -30 và một số máy bay trực thăng Ka-52 và Mi-8. Hiện nay mới chỉ có thông tin là 4 quân nhân Nga đi bán muối ở Yeysk, và 7 bác khác ở Engels (Saratov).
Hôm qua vào tối muộn, có tin 3 chiếc Tu-95 “siêu ồn ào” bị phá hủy ở Engels. Trong báo cáo của mình ISW viết “Hình ảnh vệ tinh thu thập ngày 4 tháng 4 cho thấy có 3 máy bay ném bom chiến lược hạng nặng Tu-160, 5 máy bay ném bom chiến lược Tu-95, một máy bay vận tải Il-76 và một máy bay ném bom Tu-22 tại Căn cứ Không quân Engels.”
Bây giờ chúng ta có thể gọi đây là một chiến dịch được rồi – tấn công vào đồng loạt 4 căn cứ không quân riêng biệt (còn một sân bay nữa ở Belgorod) diễn ra sau khi người Ukraine úp mở về khả năng nện cho cầu Kerch một phát nữa quay lơ ra. Thật đúng là dương đông kích tây, không biết đằng nào mà lần.
Nhưng điều thú vị nhất là – Ukraine đang trên tiến trình tiêu diệt sạch sẽ hạm đội Biển Đen của Nga mà Hải quân của mình chẳng có tàu bè gì cả. Giờ đây, Ukraine đang tiếp tục tiêu diệt Không quân Nga ngay cả trước khi họ có F-16. Vậy chúng ta hãy tưởng tượng sự tàn phá mà Ukraine có thể gây ra cho quân đội Nga nếu người Ukraine thực sự khôi phục được năng lực sản xuất quốc phòng, cũng như phương Tây thực hiện được lời hứa của mình dù chỉ một phần.
Câu hỏi đặt ra là: Vậy không quân Nga từ bây giờ, sẽ là “đi về đâu hỡi em?”. Như tôi đã nói với nhiều bạn Facebook: Thích nhất là quại máy bay khi nó không bay. Thực tiễn đang cho thấy, mục tiêu quan trọng nhất về phòng thủ đường không, là các sân bay quân sự mà Nga đang không thực hiện được, nó cho thấy sự phát triển vượt bậc của lực lượng UAV – drone Ukraine trong thời gian qua. Đó là sự trưởng thành không chỉ về công nghệ, mà còn trong chiến thuật tấn công.
Quay lại với không quân Nga, thời gian qua chúng ta đã chứng kiến việc giảm đi gần như về Zero các hoạt động của trực thăng vũ trang Nga. Như vậy, những dự báo của chúng ta năm ngoái đã đúng: Sẽ đến lúc chúng hỏng nhiều đến mức khỏi bay. Với bọn cánh cố định – thời gian qua chắc chắn số lượng Sukhoi dù chưa giảm nhiều, nhưng các vấn đề của chúng đã nổi lên: Khai thác quá mức, tinh thần phi công e ngại vào gần để ném bom… đều sẽ ảnh hưởng đến khả năng tác chiến. Vì vậy giải pháp với Nga là tăng khối lượng bom và dùng máy bay cỡ lớn để ném từ xa, dần thay thế cho đội Sukhoi, là phù hợp tình hình.
Tôi cho rằng Chiến dịch Sân bay của người Ukraine, chưa dừng lại. Sau đợt này là vài nhà máy lọc dầu. Sau đó lại là sân bay, cứ như vậy đều tay mà diễn.
6. Mục cuối cùng
Trong những ngày qua, làng Chasiv Yar vốn đã hư hại nặng, lại bị ném bom nhiều hơn và chắc chắn sẽ thành đống gạch vụn trong 1 – 2 tuần tới và như vậy, nó có khả năng cao sẽ chung số phận với Avdiivka. Đồng thời, phía Ukraine cũng đang ghi nhận thành phố Kramatorsk gần đó, cũng đang bị ném bom lượn với tần suất ngày càng nhiều lên và chắc chắn tình thế của nó cũng sẽ trở nên nguy hiểm trong những ngày tới. Đây chính là tác dụng của bom lượn cỡ lớn: Cứ ném vào đô thị, cho đổ hết nhà cửa thì sẽ chiếm được, dù là gạch vụn.
Như vậy, tình hình sắp tới sẽ được hình dung như thế này: Nga ném bom, nát cả làng thì người Ukraine sẽ rút khỏi đó, và nếu có đạn pháo thì họ lại nện vào và Nga lại khó khăn khi phải chiếm giữ đống gạch vụn. Tiến trình này không đem lại chuyển biến về chiến lược cho cả hai bên. Riêng với Nga, chiến thuật này đã bị biến thành chiến lược, chúng muốn chứng minh cho Ukraine thấy cứ lằng nhằng như thế thì chúng không bao giờ dừng lại, cứ chiếm từng làng một, từng làng một cho đến khi nào chiếm được cả tỉnh thì thôi.
Tất nhiên chiến lược này (1) Không yêu cầu Ukraine quy hàng được và (2) Không đánh quỵ chính quyền Kyiv được. Hy vọng duy nhất là đánh vào tinh thần dân chúng Ukraine, sẽ có ngày nổi dậy lật đổ chế độ Zelenskyy. Muốn làm như vậy, duy trì chiến tranh trên chiến trường chưa đủ, vẫn phải bắn tên lửa vào các thành phố. Đơn giản vậy thôi.
Để đối phó với chiến lược này, cách đầu tiên là phải đánh liêng biêng không quân Nga. Chúng ta nhìn thấy chiến dịch đã bắt đầu rồi, và nó sẽ còn diễn ra nữa, cho đến khi nào Sukhoi và Tupolev không dám bay lên thì thôi. Đó là chưa nói đến các kho bom cũng sẽ bị biệt kích hỏi thăm.
Với tốc độ tàn phá pháo binh Nga như thế này thì chỉ trong vòng 1 tháng nữa, cả pháo binh và bom Nga từ máy bay, sẽ đều suy giảm. Chúng ta cần ghi nhận rằng, chỉ trong một đêm lượng máy bay ném bom cánh cố định của Nga đã bị ảnh hưởng về số lượng khoảng 10 đến 15 % (14 chiếc ở Morozov, các sân bay còn lại cả phá hủy cả hư hại cũng tương đương như vậy – trên tổng số 300 – 310 chiếc máy bay chiến đấu cánh cố định của Nga).
Đến cuối tháng Hai vừa qua, RUSI ước tính Nga có khoảng 4.780 khẩu pháo, 1.100 giàn pháo phản lực phóng loạt. Báo cáo tương ứng của Ukraine từ thời điểm đó đến nay, họ tiêu diệt của Nga 1.305 cỗ pháo và 30 giàn phản lực phóng loạt. Đó là lý do tại sao đến nay các báo cáo chiến sự vẫn viết “Nga áp đảo về pháo binh” – ở đây là có sự dựa trên pháo phản lực phóng loạt MLRS và ngày càng phụ thuộc nó. Điều này dẫn tới việc chi phí pháo binh của Nga sẽ ngày càng tăng lên, do sự phụ thuộc MLRS tăng lên.
Tất cả phù hợp với tính toán của tôi và năm kia và năm ngoái: chi phí chiến tranh của Nga sẽ là tăng có gia tốc do các yếu tố cấm vận, công nghệ thấp và bây giờ là thêm yếu tố hiệu quả phá hoại, bào mòn của Ukraine ngày càng tăng lên. Nếu suy đoán của tôi về việc, dự trữ pháo nòng trong kho Liên Xô để lại cho Nga đã hết, thì bây giờ cũng lại là lúc (1) Bào mòn nốt khoảng hơn 3000 cỗ còn lại đó, và (2) Bắt đầu phải sản xuất mới.
Một thông tin đáng chú ý nữa, là đầu chiến tranh số lượng công nhân làm việc trong công nghiệp quốc phòng Nga là 2,5 triệu người, và bây giờ là 3,5 triệu người đồng thời vẫn đang trên đà tăng lên. Số lượng công nhân tăng nhanh như vậy, một phần do xây dựng nhà máy mới (với máy móc công nghệ Trung Quốc, chắc chắn vậy!) nhưng có thể hình dung, là do tăng ca với các nhà máy cũ, đồng thời khôi phục những nhà máy bị bỏ không lâu năm… Tuy nhiên tôi không cho rằng số lượng công nhân tăng lớn như thế thì họ đã đầu tư được công nghệ sản xuất cao. Xem các video về quá trình sản xuất, chính xác là nâng cấp bom lượn thì thấy công nghệ vẫn đều rất cũ và dựa trên thủ công là chính.
Trong bài trước tôi có viết về việc, Nga không đầu tư (và cũng không đầu tư nổi) vào vũ khí chính xác, vì vậy mới lao vào bom lượn. Việc này giúp chúng ta hiểu được một vấn đề khá sâu xa, mà trước đây tôi đã cố giải thích nhưng ít bạn đọc hiểu. Chẳng hạn, hỗ trợ tài chính và kinh tế nói chung của EU cho Ukraine là 93,3 tỉ Euro để hỗ trợ kinh tế, tình trạng khẩn cấp và phục hồi tại chỗ. Nhiều người nhìn thấy những hỗ trợ phi quân sự này thì thất vọng – giá mà là đạn pháo thì tốt! Ấy, chính đó là các tổ máy phát điện cho nhà máy điện, là máy biến áp và các linh kiện phụ kiện cho hệ thống điện đấy. Chúng ta hãy cùng tưởng tượng, một máy biến áp cỡ 15.000 kVA, 132kV do Trung Quốc sản xuất có giá cao nhất 20.000 đô-la Mỹ.
Cứ cho là máy ABB đắt gấp đôi đi… mà như anh V ở Kharkiv bảo hôm trước Nga phải bắn 7 quả tên lửa vào nhà máy điện cũng chỉ cắt được điện của người ta chưa đến một ngày. Chi phí cho 7 quả tên lửa là bao nhiêu tiền ạ? Có đến 7 triệu đô-la Mỹ không? Còn nói về tổ máy phát điện, báo giá của Trung Quốc cho 10MW có 300.000 – 400.000 đô-la Mỹ thôi. Quá trình “mày phá tao xây” này như vậy, ai sẽ là người có chi phí cao hơn?
Một quả Zirkon (Циркон) của Nga sơ sơ có giá 6,5 triệu đô-la. Một tên lửa hành trình Kh-101 của Nga giá 13 triệu USD, một tên lửa hành trình Kalibr 6,5 triệu USD. Một tên lửa đạn đạo Kinzhal giá 15 triệu USD, một tên lửa Iskander 3 triệu USD và một máy bay không người lái Shahed 136 giá 50.000 USD – theo Forbes. Tạp chí này cũng tính chỉ một ngày hôm 02/01 bọn Nga tiêu tốn của kho tiền 620 triệu đô-la Mỹ.
Chưa hết, việc không đầu tư nổi vào khả năng chính xác của vũ khí, làm cho chi phí chiến tranh của Nga tăng lên so với tiêu chuẩn phương Tây rất nhiều. Cũng trong bài toán so sánh trên – nhưng không phải là tấn công bằng thứ đắt tiền như tên lửa, chỉ cần bằng thứ rẻ tiền như bom lượn thôi. Thì để phá được một công trình lớn, Nga có thể phải sử dụng số chuyến bay của oanh tạc cơ đến cả chục lần so với một cú đánh bằng vũ khí chính xác phương Tây. Điều đó dẫn đến ngoài tiêu tốn nhiên liệu, còn là hao mòn ghê gớm với máy bay Nga, vốn dĩ đã chẳng bền chắc gì.
Vẫn chuyện tiền. Gần đây nhất, bài báo trên RFI kể: “Theo thẩm định của Bloomberg ngày 19/02, các vụ tấn công của Ukraina làm Nga mất khoảng 18 % khả năng lọc dầu thô. Còn bộ trưởng Năng Lượng Nga thừa nhận “khối lượng lọc dầu giảm 7 % kể từ đầu năm.” Sang tháng Ba, nhiều nhà máy quan trọng bị tấn công ở Ryazan, Novochakhtinsk, Kirichi, Nizhny Novgorod, tiếp theo là ở vùng Samara.
Sức ép gia tăng vào lúc Nga chuẩn bị bầu cử tổng thống, do đó chủ nhân điện Kremlin lại mang vũ khí nguyên tử ra dọa. Tuy nhiên, vụ tấn công mới nhất, diễn ra ngày 02/04, cho thấy sự lợi hại của drone Ukraina. Nhà máy Taneco của tập đoàn Tatneft, một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất của Nga với khả năng sản xuất 360.000 thùng dầu mỗi ngày, nằm cách Mục-tư-khoa 1.300 km về phía đông nam đã bị trúng drone Ukraina.”
Song song với vụ này, là “mưa dầm thấm lâu” từ đòn trừng phạt của Hoa Kỳ và phương Tây cũng làm cho túi tiền cạn dần. Tôi thì vẫn cứ ngồi đếm: Ba ngày tiêu 1 tỉ đô-la Mỹ. Nếu tấn công, con số đó phọt lên, hai ngày tiêu 1 tỉ đô-la Mỹ. Tiền bán dầu thì không lấy về được. Mà cứ khi nào nghe thấy tin nhà máy lọc dầu nào bị tấn công lần thứ hai, thì hẵng nghĩ đến việc Nga sửa được chúng. Chừng nào còn chưa có tin, thì nhà máy còn đắp chiếu. Đây mới là chiến lược chứ. Theo RFI, Nga đã bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi về… tiền, ha ha.
Cá nhân tôi tin rằng, mùa hè này chúng vẫn sẽ cố tấn công thêm một trận nữa – đơn giản nhất là hướng Chasiv Yar về Kramatorsk, trông có vẻ “ra tấm ra món.” Kế vẹn toàn là tấn công thêm ở chỗ lõm cong trong phần trên tôi phân tích, nhưng như thế sợ quá sức của hơn 4.000 khẩu pháo. Lại thêm con số nữa cho quý vị dễ hình dung: Các nguồn phân tích quân sự của Tây họ đo chính xác chiến tuyến hiện nay từ Kharkiv đến Kherson, 800 dặm tức 1200 ki-lô-mét, mà chỉ có khoảng hơn 4.000 cỗ pháo và giàn phóng phản lực, như vậy chưa đến 4 cỗ pháo và giàn phóng trên 1 ki-lô-mét chính diện mặt trận.
Quân đội Nga không có khả năng thi hành bất cứ hoạt động quân sự nào lớn với số lượng pháo như vậy cả. Kể cả từ nay đến hè có chế tạo ra được số lượng pháo tương đương như vậy, thì con số dưới 10 cỗ pháo cho 1 ki-lô-mét cũng quá thảm hại. Tất nhiên để tấn công thì họ sẽ lại phải dồn vào một mũi nhọn, nhưng với điều kiện hiện nay làm thế thì lại làm mồi cho pháo binh và UAV Ukraine, chẳng mấy nả lại hết pháo để bắn.
Vì vậy lại dựa dẫm vào bom lượn ném từ máy bay – gần như là chắc chắn. Nếu vậy thì chỉ cần thêm hai đợt tấn công như vừa rồi của Ukraine, không quân Nga cóng chân hết, đi bộ còn khó. Mà bom lượn suy giảm, thì đánh chác gì nữa.
Trong khi đó, chiến lược của Nga sẽ phải là (1) Chiếm nốt được Kramatorsk và xa hơn chút, Slovyansk cho trọn vẹn Donbas và (2) Đảm bảo hành lang trên bộ nối với Crimea.
Nếu người Ukraine phá được chiến lược này – (1) Có thể khó phá, nếu không làm giảm số lượng máy bay Nga thêm vài đợt nữa, thì chúng vẫn thực hiện được mục tiêu, có thể chiếm được tối thiểu 1 trong 2 thành phố. Chasiv Yar thì chắc là phải bỏ, khi nó nát bét. (2) Nga khó đẩy lùi được quân Ukraine đến vài chục ki-lô-mét trên toàn bộ chiến tuyến từ Krasnohorivka đến Robotyne. Sẽ xảy ra trận chiến nện vào cái đường tàu Nga chắc chắn sẽ cố hoàn thành, thêm cái cầu Kerch cũng cần phải chiếu cố nếu Nga cố cho vận hành bằng được.
Như thế, ta sẽ chứng kiến tình thế song song: Nga cố tấn công ở đâu đó và chiếm được cái gì đó, thậm chí to to như Kramatorsk, nhưng suy giảm kha khá về túi tiền. Phía bên kia, chắc chắn vẫn cứ là tấn công sâu vào nội địa đối thủ, vẫn cứ túi tiền mà giã, còn chiến trường chính sẽ là Crimea.
Khi Crimea không thể giữ nổi thì với Nga có chiếm được Donbas cũng không ý nghĩa gì. Đồng thời khi Crimea có biến, toàn bộ tỉnh Kherson sẽ bị người Ukraine thu hồi. Phía sau lưng của Melitopol bị trống, Nga có thể sẽ phải rút, thậm chí Berdyansk và Mariupol sẽ không giữ được. Putox lung lay ghế dẫn đến việc chúng phải xử lý lẫn nhau, sau đó đàm phán rút khỏi chiến tranh.
PHÚC LAI 06.04.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.