1. Về tình hình chiến sự trên các mặt trận ngày hôm qua theo bản tin chiến sự Bộ Tổng tham mưu Ukraine thông báo, các mặt trận như Kharkiv và miền Nam quân Ukraine vẫn tiếp tục chiến thuật bức rút, lấn dần.
Bình loạn: Hôm kia thằng cha Igor Strelkov kêu gào thảm thiết là ở miền nam Bộ chỉ huy Nga phải rút bớt quân về mặt trận miền đông, làm cho ở đây tính loang lổ da báo sẵn có lại càng thuận lợi cho đối phương. Quân Ukraine tranh thủ Nga để lại quá nhiều chỗ trống, nhanh chóng lấp đầy mà chẳng cần đánh nhau gì.
Điều này đã gây khó khăn rất lớn cho quân Nga trong vận động chiến, khi điểm này bị tấn công thì điểm khác không cứu được và đồng thời cũng gây ra rất nhiều khó khăn trong vận tải hậu cần.
Trên mặt trận Donbas, mặc dù đánh giá chung về việc một số kho đạn dược bị bắn phá, chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sử dụng hỏa lực của Nga ở đây, tuy nhiên chúng ta cần hình dung như thế này:
Nga chắc chắn sẽ không giảm tần suất bắn và mật độ bắn phá, thậm chí còn bất chấp kho cạn còn bắn mạnh hơn. Điều này nếu đã có thời gian theo dõi lịch sử quân sự của Xô-viết sẽ thấy rất rõ: họ luôn luôn hy vọng ở một điều gì đó. Ví dụ thời gian vừa qua họ cố tình bắn phá rất mạnh bằng tên lửa vào các thành phố, và kết quả là sau cuộc họp G7 thì họ còn ra những quyết định bất lợi hơn cho Nga.
Đặc điểm này không chỉ bây giờ mới có, mà đọc các tài liệu viết về thời chiến tranh thế giới lần thứ nhất (thứ nhất nhé) quân đội Nga đã như vậy – bất chấp yếu kém, lực thì gần như cùng kiệt, nhưng vẫn cố nện không cần tính toán đến kế hoạch hậu chiến. Tướng lĩnh của họ như vừa làm để lấy thành tích, vừa hy vọng vào một phép màu kiểu như hai bên cùng lên gân và phải lên gân đến cùng, biết đâu đối thủ nó sụm trước.
Lý thuyết này cũng có thể hợp lý, nhưng nó sẽ tỏ ra phi lý khi nhìn thấy sờ sờ một đối phương ngày một mạnh lên và nhận được sự hỗ trợ không giới hạn của một cộng đồng nhiều nước mạnh hơn mình nhiều lần.
Thậm chí, nếu không còn khả năng tổ chức bắn phá bằng hỏa lực lên hệ thống phòng ngự đối phương nữa, mà mong muốn của cấp trên thể hiện ra bằng mệnh lệnh chưa được dỡ bỏ, thì họ sẽ xua quân lên để làm bia thịt, chứ không có chịu dừng lại.
Đến đây chắc chắn có bác nào đó cảm thấy tính kiên nhẫn bị thử thách kinh khủng trước những lý lẽ thậm phi lý của dân tộc này.
Đó là lý do mà hôm qua họ vẫn bắn phá điên cuồng các điểm dân cư nằm trong cái vòng cung này:
2. “Mặt ngựa” sang thăm Tây Phi.
Chuyện này anh Bộ trưởng Tây Phi mời từ lâu rồi thì phải, cơ mà đồ đểu thế, nó nhằm bây giờ nó mới sang. Ngay lập tức anh Bờ-lanh-ken anh ấy hoãn chưa đến thăm vội.
Vậy anh nào quan trọng hơn anh nào? Cứ giở xem lại báo xem dân Tây Phi đón tổng thống Mỹ, cái anh mang tiếng là “ngu xuẩn nhất nhì” ấy, thì thấy họ cờ quạt chào đón rõ hào hứng. Còn thày trò “Mặt ngựa” thì ngoài mấy bác Hoài Liệm, chẳng có ai.
Trong tương lai khi chiến tranh kết thúc, sẽ lại có những cú “đưa ra Đại hội đồng,” việc tranh thủ sự ủng hộ về cánh tay biểu quyết là vẫn rất cần thiết. Cũng không loại trừ những gạ gẫm liên quan đến làm ăn mà Tây Phi chắc chắn sẽ phải tính: hợp tác cũng dở mà không hợp tác cũng dở.
Nhiều bác gắn sự kiện này với việc Nga sẽ tham gia G20 ở Bali, nhưng mà theo thông tin chính thức thì tháng 11 này mới diễn ra, ta tạm gác lại.
Còn có một lý do nữa là đang bí tiền, dầu vẫn bán nhưng tiền thì không lấy về được do bị cắt SWIFT. Hay đóng tiền mặt vào container cho lên máy bay tha về nhỉ? Why not?
3. Lukashenko có cho quân tham gia chiến tranh không.
Cuối tuần trước nhiều bác nghe anh chủ nhiệm nông trang này phát biểu về việc bị Ukraine bắn phá “khủng bố,” bức xúc lắm. Tuy nhiên tui thì cho rằng anh này diễn vậy thôi, chứ hắn là con cáo già, và trong suốt những năm qua hắn lợi dụng Putox nhiều hơn là Putox lợi dụng hắn.
Thực tế thì bây giờ Lukashenko nỗ lực giữ chính quyền của lão ta ở Belarus cho Putox cũng đã là may, chứ bây giờ mà lão bỏ vị trí té mất đi kiếm người thay cũng mệt. Nếu Lukashenko ấm ớ chỉ cần một số đơn vị trong quân đội trở cờ, vài thành phố dấy loạn thì riêng dẹp nội loạn bên trong cũng đủ hết hơi, nói gì đến ra ngoài đánh nhau.
Trò cáo buộc Ukraine bắn tên lửa nhưng không trưng bằng chứng kiểu “nó ném giấy chùi đít sang nhà tao!” “Thế bằng chứng đâu?” “Thối quá tao đốt đi rồi!” rất vu vơ và trong quan hệ quốc tế người ta gọi đó là một hành động nước đôi: cáo buộc để ra vẻ là có phẫn nộ, có thái độ… nhưng lại nháy mắt với người bị cáo buộc: “Tôi cũng khó bỏ mẹ, ông để tôi hô hoán một phát chứ không có chứng cứ tôi làm gì được ông.” Nôm na là cáo buộc rởm.
Nếu Lukashenko mà cúc cung tận tụy, hung hăng như Kadyrov thì hắn đã làm từ lâu rồi, không phải trì hoãn đến bây giờ.
Nhưng nếu lão ta mà điên lên thật, thì có những kịch bản:
• Cho 2 vạn quân nhập với “đại quân” Nga đánh ở miền đông hoặc Kharkiv.
• Cho 2 vạn quân đánh ở tây bắc Ukraine theo hướng Lviv.
• Cho 4 vạn quân đánh cả hai hướng.
Phương án đầu an toàn vì lấp liếm nhập nhèm với lính Nga được, nhưng mà muối bỏ bể.
Phương án 2, khả năng bị tẩn lại sang đất Belarus là cao lắm.
Phương án 3, dùng phân nửa quân số của lực lượng vũ trang đất nước, theo giang hồ gọi là “dúng dái nước sôi,” Lukashenko chắc là không làm đâu.
• Trong một diễn biến khác, tại Kazakhstan, một vụ nổ đã xảy ra tại mỏ dầu khí Tengiz lớn nhất nước này. Vụ nổ làm hai người thiệt mạng và ba người bị thương. Khả năng đó là kết quả của một vụ tấn công khủng bố không được đặt ra khi nhà chức trách thông tin cho các phương tiện truyền thông nước ngoài.
Thảm kịch xảy ra đồng thời với việc Tổng thống Tokayev tuyên bố sẵn sàng tăng nguồn cung cấp hydrocacbon cho EU để giúp đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng. Sau vụ việc trong ngày hôm qua, tòa án Novorossiysk của Nga đã cho dừng hoạt động của các cảng biển mà qua đó Kazakhstan đang xuất khẩu dầu.
Không phải là khủng bố thì là phá hoại. Rồi xem quan hệ của Putox với cái bác hàng xóm này sẽ thế nào nhé.
4. Về khả năng huy động bổ sung nguồn lực dự trữ của Nga để tung vào giai đoạn mới.
Từ tuần trước chúng ta đã đọc tin Putin trình Quốc hội nước này một Dự luật để đưa toàn bộ nền kinh tế sản xuất vào phục vụ chiến tranh, nghĩa là không còn phân biệt là doanh nghiệp quốc phòng với doanh nghiệp dân sự nữa. Đến đây tui mới nhận ra mình có một thiếu sót nghiêm trọng từ hồi trước ngày 09/05: Hồi đó tính toán việc Nga đưa toàn bộ nền kinh tế sản xuất vào phục vụ chiến tranh chỉ trong trường hợp nước này ban bố lệnh tổng động viên và đặt đất nước vào tình trạng chiến tranh.
Thiếu sót của tui là không lường được tay ma quỷ này, lão ta lại “lách Hiến pháp” để đòi ra một văn bản ở mức độ Luật cơ – tài thế đấy.
Và đến hôm qua thì lại nghe tin công nhân là nam giới làm việc trong một số loại nhà máy dân sự, ví dụ như nhà máy đóng tàu Sankt Petersburg đã nhận được quyết định gọi vào quân đội làm lính hợp đồng với mức lương 300.000 rúp, thời giá hiện nay tương đương 4.650 đô-la Mỹ/tháng.
Đó là công nhân của các nhà máy không trực tiếp ra vũ khí, khí tài và đạn dược phục vụ chiến tranh, còn các loại công nhân đó thì còn lâu mới bị lôi ra trận.
Đúng như bác nào đó nói, chiến tranh là mối lợi và trước mắt với Nga, nó giải quyết được khối công ăn việc làm. Cùng hình dung nhé: riêng nhà máy Uralvagonzavod đã có 30.000 công nhân, tính ra bằng một thị trấn con con nếu tính cả gia đình của họ. Như vậy nếu lôi cả đống xí nghiệp nhà máy vào thì có thể sẽ giải quyết được thêm một số công ăn việc làm lên đến gấp vài chục lần như thế, chẳng hạn con số 20, 30 lần. Tỉ lệ thất nghiệp ở Nga có thể giảm và có thêm cỡ vài trăm nghìn đến cả triệu lao động.
Con số nghe đã thấy hấp dẫn!
Vậy lấy gì nuôi họ? Theo báo chí một nước Tây Phi nào đó thì hoàn toàn có thể trông cậy được vào nền kinh tế tự cấp tự túc, khi Nga tự chủ được bánh mì và muối, nhìn chung là nhu yếu phẩm. Về các mặt hàng công nghiệp, hoàn toàn có thể dựa dẫm vào Trung Quốc từ cái kim sợi chỉ (công nghiệp nhẹ) đến đầu máy xe hỏa và xe tải. Việc Trung Quốc không bị cấm vận sẽ giúp cho Nga có được nguồn cung cho những linh kiện thiết yếu.
Trước chiến tranh, nhờ nguồn thu xuất khẩu chủ yếu từ dầu khí, một ngày Nga thu về cả tỉ đô-la Mỹ. Sau khi chiến tranh nổ ra, hệ thống ngân hàng nước này bị ngắt khỏi SWIFT nên dù có thể vẫn bán được hàng, luồng tiền bán hàng chạy về túi họ bị suy giảm nghiêm trọng. Ngay lúc này người ta ước tính số tiền thu về hàng ngày của Nga giảm khoảng 70%, chỉ còn 300 triệu đô-la/ngày.
Tính toán một cách thô thiển, số tiền thu được của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định chính là nguồn để họ chi trả tiền lương nuôi cuộc sống của dân chúng trong nước thông qua tất cả các định chế và cơ quan trong hệ thống tài chính quốc gia.
Nghe con số đó thì rất khủng nhưng nếu chia đầu người ra thì bình quân 1 người dân Nga được khoảng 2,2 đô-la Mỹ/ngày nghĩa là khoảng 50 đô-la Mỹ/tháng làm việc (3.200 rúp). Rõ ràng với mức sống chỉ có non một triệu rưỡi đồng Tây Phi như thế này, thì quả là đáng ngại.
Tất nhiên khi đó, bộ máy tuyên truyền sẽ phải làm việc hết công suất để động viên dân chúng rằng đang trong điều kiện thời chiến nên phải chấp nhận khổ sở để có chiến thắng. OK, fine. Có thể bác nào đó có bạn bên Nga nhất là Tây Phi Kiều có khi còn vênh vì “cuộc sống vẫn đầy đủ bình thường nhé!” – đúng, có thể là bình thường với họ, chứ không thể bình thường với tất cả mọi người. Sẽ có những người chết đói với đúng nghĩa đen của từ này.
Tuy nhiên những người may mắn có được một chỗ làm mới trong cỗ máy sản xuất phục vụ chiến tranh, chẳng hạn là 1 triệu người thì họ sẽ có mức lương rất cao, chẳng hạn như với lính hợp đồng là 300.000 rúp như trên đây tui đã dẫn, lương công nhân lành nghề trong nhà máy sản xuất đạn pháo có thể đạt 100.000 rúp, tương đương 1.550 đô-la Mỹ.
Với nền kinh tế dần dần khép kín với bên ngoài, xã hội vẫn hoàn toàn ổn nếu nguồn cung các nhu yếu phẩm tự cấp tự túc không bị ảnh hưởng. Tức là nếu đủ hàng thì không bị vật giá leo thang, anh công nhân cứ lấy cái 100.000 rúp đó đi mua bánh mì, với giá cụ thể như sau:
• Thực đơn cơ bản cho bữa trưa (bao gồm đồ uống) ở khu thương mại (rúp) 757
• Bữa ăn kết hợp trong nhà hàng thức ăn nhanh (bữa ăn lớn dành cho người lớn hoặc tương tự) (rúp) 384
• 500 gr (1 lb.) ức gà không xương (rúp) 202
• 1 lít (1 qt.) Sữa nguyên chất béo (rúp) 90
• 12 quả trứng, lớn (rúp) 128
• 1 kg (2 lb.) cà chua (rúp) 249
• 500 gr (16 oz.) Pho mát địa phương (rúp) 438
• 1 kg (2 lb.) táo (rúp) 120
• 1 kg (2 lb.) khoai tây (rúp) 69
• 0,5 l (16 oz) bia nội trong siêu thị (rúp) 75
• 1 chai rượu vang đỏ, chất lượng tốt (rúp) 728
• 2 lít coca-cola (rúp) 144
• Bánh mì cho 2 người trong 1 ngày (rúp) 54
• Cập nhật giá nhà ở
• Tiền thuê hàng tháng cho 85 m2 (900 sqft) chỗ ở được trang bị nội thất trong khu vực đắt đỏ (rúp) 159.339
• Tiền thuê hàng tháng cho 85 m2 (900 sqft) chỗ ở có nội thất trong khu vực bình thường (rúp) 77.043
• Tiện ích 1 tháng (sưởi, điện, gas ...) cho 2 người trong căn hộ 85m2 (rúp) 9,627
• Tiền thuê hàng tháng cho một studio có nội thất 45 m2 (480 sqft) ở khu vực đắt đỏ (rúp) 72.021
• Tiền thuê hàng tháng cho một studio được trang bị nội thất 45 m2 (480 sqft) trong khu vực bình thường (rúp) 43.333
• Tiện ích 1 tháng (sưởi, điện, gas ...) cho 1 người trong studio 45 m2 (480 sqft) (rúp) 4,304
• Internet 8 mbps (1 tháng) (rúp) 509
• TV màn hình phẳng 40 inch (rúp) 34.564
• Lò vi sóng 800/900 watt (bosch, panasonic, lg, sharp hoặc các nhãn hiệu tương đương) (rúp) 16,838
• Bột giặt (3 l. ~ 100 oz.) (rúp) 828
• Tỉ lệ hàng giờ cho trợ giúp dọn dẹp (rúp) 821
Giá cả thị trường cập nhật tháng 7/2022, nguồn: Cost of living in Moscow, Russia
Nhìn vào bảng trên đây, chúng ta thấy bác nào có việc làm và thuê nhà loại thường, riêng tiền thuê nhà đã chiếm 77.000 rúp, tiện ích 4.000 nữa. Ăn uống thì rẻ, 2 người ăn hết cỡ 5.000 rúp là thoải mái. Như vậy anh ta hoàn toàn vẫn có thể tích lũy được cỡ 15.000 rúp / tháng, khoảng 230 đô-la Mỹ.
Đó là nói đến người may mắn kiếm được công ăn việc làm mà phải trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng nhé, nếu không thì chí ít cũng phải làm việc trong các doanh nghiệp công ích có tiền từ ngân sách. Còn các bác làm trong doanh nghiệp tư nhân thì không phải lĩnh vực nào cũng dễ dàng như vậy.
Thế là chúng ta đã nhặt ra được một trường hợp điển hình tức là “người may mắn.” Tuy nhiên đây là tính toán kiểu ba lăng nhăng vì nếu rà soát ngược lại, giả sử số người có thu nhập 100.000 rúp tức là 1.550 đô-la Mỹ là 1 triệu người, đồng nghĩa với việc một tháng Nga chỉ cần khoảng 1 tỉ rưỡi đô-la Mỹ để trả lương và như vậy một ngày sẽ cần khoảng 52 triệu đô-la. Điều đáng nói là họ nuôi công nhân bằng rúp và công nhân dùng rúp mua bánh mì, đó chính là nguyên nhân giữ cho xã hội không bị bất ổn.
Vì điều kiện chiến tranh, nên 1 triệu người ấy no đủ sẽ có bao nhiêu phần trăm trong số những người còn lại cung cấp dịch vụ “ăn theo” cũng a dua mà no đủ, và bao nhiêu phần trăm là vất vưởng nghèo đói?
Dân số Nga ngày 04/07/2020 là 146 triệu 59 nghìn 516 người.
Với nền kinh tế bị cấm vận và trừng phạt thì đương nhiên chẳng ai cần mua iPhone làm gì cả, xe ô tô sang cũng chẳng cần luôn. Người Nga vốn quen với gian khổ của chiến tranh vệ quốc, nên chấp hết để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Trên bình diện Nhà nước, sẽ có rất nhiều thứ phục vụ trực tiếp cho chiến tranh mà nước Nga vẫn có thể lo được, ví dụ như đạn pháo cần chủ yếu là nhôm và thuốc nổ, vô tư đê! Gì chứ chậu nhôm Liên Xô và Nga là vô địch. Các ngành công nghiệp khai khoáng, tuyển quặng luyện kim loại cũng được tham gia vào quá trình sản xuất “lĩnh rúp và ăn bánh mì” với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến” đúng như thời chiến tranh vệ quốc. Viết đến đây xúc động quá đi mất. Lịch sử hào hùng đã quay trở lại rồi. Các cháu thiếu nhi có thể sẽ lại đứng máy tiện đến nơi.
Hôm trước chúng ta đã tính là nếu với năng lực của nền sản xuất công nghiệp quốc phòng Nga trước chiến tranh là 5.000 quả đạn các loại/ngày, nếu tăng được công suất lên 3 lần (chạy 3 ca/ngày) thì cần từ 80 đến 100 ngày để chuẩn bị cho một chiến dịch cỡ như vừa rồi Nga tiến hành để chiếm hai thành phố Serevodonetsk và Lysychansk.
Hôm nay tui lại đến với các bác bằng một định mức khác của sử dụng hỏa lực đạn pháo Nga. Nếu một trung đội Ukraine cố thủ trên một hệ thống công sự phòng ngự tiêu chuẩn với mật độ đúng quy định trong lý thuyết là 200m chính diện mặt trận, chiều sâu 300m, thì cứ mỗi lần bắn Nga cần 1.500 quả đạn 152mm hoặc loại khác tương đương, ví dụ như Grad BM-31 dù 122m nhưng cứ cho là tương đương đi.
Với một mặt trận cỡ 5 km đến dưới 10 km vuông như ở Serevodonetsk, nếu quân Ukraine bố trí mỏng, ít quân thì còn là may mắn, nhưng với 4.000 quân tương đương 100 trung đội thì Nga sẽ cần mỗi lần bắn là 150.000 quả đạn. Qua các trận đánh ở đây trong những ngày vừa rồi, người ta tính ra mỗi ngày Nga phải bắn cỡ 4 lần vào chiến hào của Ukraine và tiến hành cỡ từng đó đợt tấn công. Như vậy mỗi ngày Nga cần bắn đến 600.000 quả đạn nếu tấn công trên tất cả các hướng chỉ vào một thành phố nhỏ bằng nửa thành phố Bắc Ninh của chúng ta.
Nhưng thực ra, Nga không đủ lực làm việc đó mà người ta tính ra là họ chỉ đủ để tấn công trên nhiều nhất hai hướng trong cùng một ngày, tức là khoảng 1/3 con số trên mà thôi. Không rõ các bác thế nào chứ với tui thì 200.000 quả đạn/ngày giã vào Serevodonetsk trong suốt 45 ngày với số ngày đánh ác liệt và liên tục khoảng 35 ngày, đã là 6 đến 7 triệu quả đạn.
Đó là lý do tại sao các nhà phân tích phương Tây căn cứ trên tài liệu để lại từ thời Liên Xô tính ra lượng đạn pháo Nga tồn kho lại sẽ dần dần cạn. Cũng vì thế người ta tính là quy mô một lượng mục tiêu lớn, như trong bản đồ kèm theo đây với chiến tuyến dài 250 km như chúng ta tính toán, sâu trung bình 45 km cho tất cả các hướng, Nga không bao giờ đủ sức. Người ta ước đoán nước này đã sử dụng gần hết số đạn tồn kho của mình, khoảng 3/4 nghĩa là vừa rồi trận đánh kéo dài 40 ngày thì số còn để uỳnh oàng với mức độ như thế, chỉ đủ cho 10 ngày.
Thời điểm này tăng tốc sản xuất là chuẩn rồi còn gì nữa.
Bây giờ chúng ta cũng không quy ra tiền nữa, vì giả thiết rằng Nga đào được nhôm và lũ dơi trong các hang đá nước này ỉa liên tục để có nguồn phân sản xuất thuốc súng, điện đóm nhà trồng được, nôm na là Nga đánh nhau không tốn kém, không mất tiền đi.
Cơ mà để chiếm được một diện tích tương tự như thời gian vừa rồi thì với định mức của mình, Nga lại cần thêm cỡ 7 triệu đạn nữa để bắn trong hơn 1 tháng. Và để vận chuyển từng ấy đạn, lại cần một số lượng xe tải là bao nhiêu nhỉ?
Một quả đạn nặng 90 kg, như thế số đạn này là 630.000 tấn. Một cái xe tải KamaZ 6x6 trọng tải 13.400 kg, nếu đường đẹp chất được 16 tấn nhưng đường chiến tranh chỉ chất được 11 – 12 tấn, tương đương 52.500 chuyến xe tải. Cho dù Nga có chở được đến cách chiến trường vài chục km bằng tàu hỏa, vẫn phải chở bằng xe tải đoạn còn lại. Nếu có 5.000 cái xe tải, mỗi cái phải chạy 10 chuyến, tương đương từ 3 đến 4 ngày.
Để so sánh, xin trích con số đo đạc lưu lượng xe quy đổi trên quốc lộ 5 là 60.000 xe ô tô con/ngày, trong khi công suất thiết kế là 15.000 lượt xe/ngày. Với các con đường của Donbas sau từng ấy ngày bắn phá, chắc chắn là sẽ phải sửa đường. Đó là lý do Bộ Tổng tham mưu Ukraine thông báo hôm qua:
• Địch đang tiến hành các biện pháp khôi phục cơ sở hạ tầng giao thông ở các vùng hậu phương đã chiếm được ở Donetsk và Luhansk.
Như vậy với tiềm lực của Nga, chúng ta hoàn toàn có thể khách quan mà nhận xét rằng dù họ sẽ cạn kiệt đạn cho hỏa lực gián tiếp, nhưng sẽ đẩy được toàn bộ nền kinh tế sản xuất vào phục vụ chiến tranh. Và nếu năng lực sản xuất tăng được lên gấp 3, thì chắc là khoảng 1 tháng nữa là lại đủ đạn cho một chu kỳ tấn công mới. Tất nhiên với số đạn hiện có họ sẽ tiếp tục tấn công và sản xuất “gối đầu” chứ không chờ đợi.
4. Vậy chúng ta có thể nhìn nhận tình thế chiến trường trong giai đoạn hiện nay như thế nào?
Cựu Tư lệnh Phan Quang thì gọi là “phase 3” nhưng tui chỉ gọi là “Hiệp phụ” thôi. Hết hiệp phụ nếu chuyển sang giai đoạn quân Ukraine tấn công mạnh, thì nó xứng đáng được gọi là “phase 3” của chúng ta.
Theo Ian Matveev, dù quân Ukraine có vừa bị mất 2 thành phố thì so với diện tích đã thu hồi lại được từ đầu chiến tranh, chỗ vừa rồi vẫn rất nhỏ bé.
Còn theo tình báo Anh, Nga có thể chuyển trọng tâm sang Slovyansk, và hiện nay họ còn cách phía bắc thành phố tầm 16 km. Tui còn nhớ hồi trước ngày 28/05 thì còn cách thành phố trong khoảng từ 20 đến dưới 30 km.
Nhận định của tình báo Anh còn cho rằng, quân Nga sẽ không đủ sức đánh cả hai hướng là Lysychansk về Bakhmut – Kramatorsk (1) và Izyum (2), do đó hướng (1) có khả năng sẽ là cho các đơn vị vừa chiếm Serevodonetsk – Lysychansk về nghỉ giải lao như lệnh của Putin, giữ chắc phòng tuyến Serevodonetsk – Lysychansk, đánh mạnh theo các hướng từ Popasna về Bakhmut và từ Izyum về Slovyansk.
Xem trên bản đồ đính kèm thứ hai, tui khoanh 2 thành phố Slovyansk – Kramatorsk có thể quân Nga sẽ muốn chiếm và cũng sẽ thể hiện rõ ý đồ trong vài ngày tới. Vùng khoanh đỏ rồi gạch chéo, là cụm Serevodonetsk – Lysychansk mà Nga sẽ tổ chức giữ chắc. Các mũi tên xanh là kế hoạch cũ của họ sau nhiều lần thay đổi mục tiêu. Hai mũi tên đỏ là dự kiến các hướng tấn công chính của Nga tui đoán mò trên đây.
Tại sao hôm trước khi viết nhận xét, tui lại liều mạng cho rằng thế chủ động chiến lược thuộc về Ukraine chứ không phải là Nga? Vì dựa trên tình thế của chiến tranh: nếu quân Nga thắng như chẻ tre, mỗi ngày tiến 10 km thì 10 ngày 100 km, vài tháng là chiếm hết đất Ukraine. Như thế, họ muốn tiến thì đánh, không muốn thì dừng và giữ… là chủ động chiến lược. Hiện nay họ chiếm được Serevodonetsk – Lysychansk, tổ chức giữ ở đó và đánh chỗ khác, là chủ động chiến thuật. Nhưng… tiếc là quân Ukraine không yếu đến cỡ đuổi đến đâu chạy đến đó, mà họ đã giữ Serevodonetsk – Lysychansk cả tháng, tháng rưỡi chứ đâu có đùa.
Vì thế nên nếu bây giờ Nga đánh chỗ khác, họ lại chống trả y như thế và dần dần với sự tiến bộ của mình về quân số, chất lượng và số lượng vũ khí… thì những chỗ Nga cố trụ lại cũng không yên, chắc chắn giữ được cũng rất khó. Như thế với Ukraine là chủ động chiến lược. Từ góc độ này chúng ta thấy các nước phương Tây đã họp bàn tái thiết đất nước Ukraine là như thế.
Bằng chứng đâu ạ? Nhìn vào sân bay Melitopol hôm qua bị MLRS mới Mỹ đưa cho bắn kinh hoàng luôn. Rồi họ sẽ có nhiều súng đạn hơn và bắn nhiều hơn, quân Nga sao mà trụ lại được cơ chứ. Song song với những cú đó là những cú nện vào hậu cần kho đạn. Các bác thử tưởng tượng với cách đánh của Nga phải tích những cái kho to như thế nào, mà chỉ cần vài quả đạn pháo chính xác là đi tong cả mấy tuần thục mạng sản xuất.
Ngày hôm qua đọc tin quân Ukraine tổ chức phản kích chiếm lại làng Solodke (tiếng Nga Сладкое) ở phía Nam thành phố Donetsk (cách 45 km) – tui có đánh dấu trên bản đồ thứ hai điểm bé tí góc dưới bên phải. Các điểm dân cư như Lozove, Avdiivka, Vesele thuộc Donetsk hiện Nga vẫn chưa chiếm được. Đồng thời nhà máy Topaz ở Donetsk bị biến thành cái kho lớn chứa đạn dược bị bắn tan tành.
Anh đại tá Ukraine bảo nhà máy Topaz rất quan trọng, để sản xuất Kolchuga (tiếng Nga: Кольчуга) – là hệ thống trinh sát điện tử thụ động do Ukraine phát triển. Nó có thể phát hiện các mục tiêu bay từ khoảng cách 800 km (500 dặm) ở mọi độ cao. Người ta có thể gọi Kolchuga là hệ thống radar, nhưng trên thực tế nó không hẳn là radar mà là một hệ thống trinh sát điện tử.
Mỗi hệ thống gồm 3 đài thu tín hiệu sóng điện từ có thể bố trí cách nhau 10 km, cùng một đài điều khiển xử lý tín hiệu trung tâm, có thể phát hiện và bám sát các loại phương tiện bay bằng việc giao hội sóng điện từ giữa 3 đài thu tín hiệu. Kolchuga có thể cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số (cự ly, góc tà và phương vị). Các đài thu và trạm điều khiển trung tâm đều được đặt trên khung gầm xe vận tải việt dã Kraz 6x6.
Nhưng anh ấy bảo không cho rằng từ khi Nga chiếm được thành phố Donetsk thì có thể đưa nhà máy này vào hoạt động sản xuất cái món Kolchuga đó, vì quan trọng là yếu tố con người thì đi đâu hết cả rồi. Chắc là Nga đã biến nó thành kho tàng thì đúng hơn.
Tuy nhiên sau đó vài giờ thì xác minh lại, một cái kho rất lớn ở gần nhà máy Topaz đã bị bắn, vụ nổ dữ dội kéo dài đến nửa giờ mới thôi, ngoài đạn dược còn phá hủy cả mấy trăm xe KamaZ đang tập trung xung quanh.
PHÚC LAI 06.07.2022
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.