dimanche 24 juillet 2022

Lê Xuân Nghĩa - Có phải vì “sợ Nga” nên Hoa Kỳ không giao đạn HIMARS tầm bắn 300 km cho Ukraine?

 

Cuộc chiến ở Ukraine không phải đơn thuần chỉ là cuộc chiến giữa hai quốc gia Nga và Ukraine. Mà bản chất thật của nó là cuộc chiến của cả khu vực, tuy châu Âu, NATO và Mỹ không trực tiếp tham chiến.

Đó là tham vọng của Nga về thống trị, ít nhất là châu Âu. Ở phía ngược lại thì Mỹ và châu Âu lại không cho phép điều đó xảy ra.

Vì vậy, việc dốc sức viện trợ của Mỹ và đồng minh cho Ukraine thắng là điều chắc chắn. Nhưng nó phải nằm trong tổng thể chiến lược bảo vệ châu Âu an toàn, trước khi Nga có thể làm liều nhằm khơi mào chiến tranh thế giới, hoặc dằn mặt vài nước châu Âu khi Nga thất thế ở Ukraine.

Hoa Kỳ và đồng minh của họ luôn hoạch định sẵn sàng rất nhiều phương án, kể cả trường hợp Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc chiến lược. Và tất nhiên phương án tối ưu nhất chính là vừa đảm bảo an toàn, hoặc thiệt hại là tối thiểu cho họ nhưng lại khiến đối phương thiệt hại phải là lớn nhất. Do đó, mọi sự viện trợ cho Ukraine phải đảm bảo 3 yếu tố sau:

1. Sau khi họ thiết lập hoặc bổ sung sức mạnh phòng thủ của các quốc gia đồng minh nằm trong phạm vi tấn công thông thường của Nga.

2. Ukraine phải chứng minh việc sử dụng, khai thác hiệu quả các loại vũ khí “cốt lõi” mà họ viện trợ.

3. Ukraine phải thực hiện các cam kết với họ, ít nhất là đảm bảo an toàn cho các loại vũ khí đó, và các phương án tác chiến chiến lược phải được thông báo cho họ trước khi thực hiện.

Và từ đó, viện trợ các vũ khí áp đảo chiến trường sẽ được tiến hành theo diễn biến thực tế trên chiến trường và tổng thể chiến lược trong khu vực.

Hẳn chúng ta còn nhớ, ngay ngày đầu Nga tấn công Ukraine cho đến nay, không ít lần Mỹ và đồng minh tuyên bố:

- Sẽ không có xe tăng cho Ukraine vì như thế sẽ là đối đầu với Nga. Nhưng rồi đã hơn 800 xe tăng đến Ukraine.

- Sẽ không có tên lửa chống hạm cho Ukraine vì như thế sẽ là đối đầu với Nga. Nhưng rồi hết Harpoon rồi đến Excoet đã tham chiến ở Ukraine.

- Sẽ không có máy bay cho Ukraine. Vì như thế sẽ kích hoạt chiến tranh giữa châu Âu với Nga. Nhưng rồi ít nhất hơn 20 tiêm kích Mig-29 đã được đưa đến tham chiến ở Ukraie - Đó là chưa kể hàng chục trực thăng Mi-28. Và bây giờ là đang chuẩn bị cho các tiêm kích thế hệ 4 của Mỹ và châu Âu.

- Sẽ không có HIMARS hay MLRS cho Ukraine. Vì như vậy sẽ khơi mào chiến tranh thế giới thứ ba. Nhưng rồi ít nhất 25 HIMASR và MLRS đang làm mưa làm gió trên chiến trường Ukraine. Tất nhiên mới là tầm bắn tối đa 84 km.

- Sẽ không có các hệ thống phòng không cho Ukraine. Vì như vậy sẽ châm ngòi chiến tranh thế giới. Nhưng rồi hết S-300 cho đến NASAM đang chiến đấu ở Ukraine. Thời gian tới sẽ là hệ thống phòng không IRIS-T “tiên tiến nhất” của Đức và Patriot của Mỹ.

Kết luận: đạn tầm xa >=300 km của HIMARS và MLRS sẽ sớm có mặt ở Ukraine, sau khi Mỹ và đồng minh cảm thấy an toàn cao nhất. Nguồn đến trước có thể là từ Anh hoặc Canada.

LÊ XUÂN NGHĨA 24.07.2022

Ảnh: Thủ tướng Anh Boris đến thăm nơi huấn luyện quân đội cho Ukraine.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.