Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Phát biểu tại một diễn đàn về năng lượng ở Bắc Kinh, đại sứ Nicolas Chapuis nói rằng châu Âu hy vọng đạt được một sự đồng thuận với chính phủ mới của Hoa Kỳ về chính sách đối với Trung Quốc. Theo ông, cần phải nói không với « ngoại giao chiến lang », chính sách ngoại giao ngày càng quyết đoán của Trung Quốc thông qua đe dọa, cưỡng bức.
Đại sứ Chapuis cũng kêu gọi các nước Liên hiệp Châu Âu phối hợp với Úc, New Zealand và ASEAN để « tìm được điểm chung » trong tranh chấp Biển Đông. Ông nhấn mạnh : « Tự do hàng hải là cốt yếu, Biển Đông không phải chỉ là vấn đề của Trung Quốc, mà là vấn đề quốc tế ».
Journée Internationale des Droits de l'Homme ; en Chine l'avocat #liheping @709liheping bloqué chez lui ; @lavieenrose https://t.co/Ipk5Y7fB9F
— Philippe Kantor (@Kantor75) December 9, 2020
Các luật sư đấu tranh ngoại giao Trung Quốc bị ngăn chận trong Ngày Quốc tế Nhân quyền
Journée Internationale des Droits de l'Homme ; en Chine l'avocat #liheping @709liheping bloqué chez lui ; @lavieenrose https://t.co/Ipk5Y7fB9F
— Philippe Kantor (@Kantor75) December 9, 2020Nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12, phái đoàn đại diện Liên hiệp Châu Âu tại Bắc Kinh đã mời khoảng 40 luật sư đấu tranh dân chủ đến họp mặt nhưng đa số đều bị ngăn chận tại nhà.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :
"Luật sư Lý Hòa Bình (Li Heping) trèo lên cổng, chất vấn những người đang chận lối vào nhà ông : « Tại sao chận chúng tôi từ bên ngoài, các người là ai và muốn gì ? ». Tương tự với luật sư nhân quyền nổi tiếng Vương Toàn Chương (Wang Quanzhang) : phía sau cánh cửa nhà ông vẫn là những người mặc áo khoác màu sẫm, cùng một câu hỏi : « Các ông là ai, tại sao lại bấm chuông nhà tôi lúc 6 giờ sáng ? ». Vợ ông, bà Li Wenzu thì hỏi, tại sao các ông sách nhiễu chúng tôi. Đó là những gì trông thấy trong một video được chia sẻ trên mạng xã hội.
Gia đình của các luật sư được mệnh danh là « 709 » - tượng trưng cho ngày 07/07/2015, thời điểm khởi đầu cuộc đàn áp các nhà đấu tranh nhân quyền trên toàn quốc – thực ra đã biết rõ câu trả lời. Từ 5 năm qua, tiếng nói của họ bị rơi vào im lặng. Không thể nào đáp lại lời mời của các sứ quán châu Âu.
Bên ngoài tòa đại sứ Liên hiệp Châu Âu, một luật sư làm việc cho một văn phòng độc lập nói : « Đã từ lâu những người đấu tranh cho tự do tại nhiều nước đều quan tâm đến diễn tiến của tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc, cũng như các nhà hoạt động tại chỗ. Việc này cần phải tiếp tục, chúng tôi cần có sự hỗ trợ của châu Âu. Bản thân tôi cũng biện hộ cho một luật sư khác, và hy vọng lần này tạo được sự chú ý đối với trường hợp của đồng nghiệp này ».
Để lôi kéo sự quan tâm đến các nhà đấu tranh bị bịt miệng tại Trung Quốc, các video được đăng trên Twitter, nhưng ngay lập tức bị kiểm duyệt trên các mạng xã hội ở Hoa lục."
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.