1. Tin tổng thầu
Trung Quốc đòi đến 50 triệu USD để chạy thử đường sắt Cát Linh -Hà Đông và để
bàn giao, đã làm bàng hoàng tất cả những ai quan tâm đến vận mệnh đất nước.
600 triệu người
dân Trung Quốc có thu nhập tháng chỉ 1.000 tệ (3,2 triệu đồng), thế mà tổng
thầu Trung Quốc xem 50 triệu USD của người Việt Nam nhẹ như vỏ hến. 50 triệu
USD là 400 triệu tệ, đủ để trả lương cho 4 vạn người Trung Quốc trong 1 tháng.
2. Thưa với Chính
phủ, Thưa với Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Thưa với Lãnh đạo Hà Nội:
Không chi 1 xu nào nữa cả. Buộc tổng thầu Trung Quốc phải thực hiện đúng hợp
đồng. 891,92 triệu đô la cho 13 km đường sắt Cát Linh – Hà Đông là cái giá 3
lần cắt cổ. Đúng như báo Lao Động đã gọi tên “là một khúc xương 13 km không thể nuốt”.
GIẢI PHÁP CHO TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT VỚI TỔNG THẦU TRUNG
QUỐC
Trong trường hợp
tổng thầu Trung Quốc không đồng ý chạy thử và không bàn giao - thì chấm dứt hợp
đồng. Việt Nam sẽ tự biết cách khai thác.
Nếu chấm dứt với
tổng thầu Trung Quốc mà không có bàn giao, với tư cách của một công ty tư nhân
phải tiếp quản công trình đường sắt Cát Linh – Hà Đông để khai thác thì công ty
tư nhân sẽ hành động tiếp theo như thế nào? Dưới đây là một đề xuất gợi ý cho
Lãnh đạo Hà Nội từ suy nghĩ của một công ty tư nhân.
1. Kiểm tra độ an
toàn về kết cấu của tuyến đường trên cao Cát Linh-Hà Đông. Hy vọng là đủ an
toàn về kết cấu chịu lực, vì thực chất là đó là một cây cầu bê-tông trên bộ.
Kiểm tra độ an toàn về đường ray. Nếu chưa đủ an toàn và chưa đạt thông số kỹ
thuật thì sửa chữa cho đạt yêu cầu. Loại trừ vấn đề không an toàn về cài cắm
thiết bị gián điệp. Loại trừ trường hợp tương tự như trường hợp tổng thống
Kadyrov của Chesnia bị nổ tung (09/5/2004) do khủng bố chôn chất nổ trong bê-tông
khi xây sân vận động trước đó vài năm.
2. Không dùng tàu
của Trung Quốc. Vì các vấn đề hệ lụy kéo theo như công nghệ, vận hành, an toàn
và phụ tùng…là các căn bệnh kinh niên sẽ đau dai dẳng trong nhiều năm sau nữa.
Sẽ rất tốn kém và mệt mỏi.
3. Mua mới tàu
của châu Âu. Loại tàu chỉ 2 toa - tương tự như tàu nối các terminal ở sân bay
Singapore. Các đoàn tàu này sẽ không đắt tiền. Ưu tiên nhiều chuyến ít toa hơn
là nhiều toa ít chuyến. Vì do độc tuyến, không có các tuyến khác nối tiếp, nên
lượng hành khách không nhiều. Vậy nên giai đoạn đầu chỉ chạy tàu 2 toa, 2 phút
một chuyến. Khi đông khách sẽ nối thêm toa thứ 3 thứ 4 là đủ. Về mặt kinh tế
chắc chắn sẽ không tốn kém như tàu Trung Quốc, lại tiện nghi hơn, hiện đại hơn
và an toàn hơn.
4. Vì tuyến ngắn,
độc tuyến, nên giá vé đồng nhất cho toàn chuyến đi (giống như tàu điện ngầm
Metro ở Liên Xô trước đây chỉ 5 copec tới ga nào cũng được, miễn là chưa ra
khỏi Metro). Khi có nhiều tuyến liên thông thì sẽ bán vé đến từng ga.
Vì thu nhập thấp
và cần khuyến khích người dân sử dụng đường sắt trên cao, nên giá vé phải hợp
lý. Chẳng hạn giá vé là 10.000 đồng cho 1 lần vào tuyến Cát Linh – Hà Đông,
xuống ga nào cũng được, lên ga nào cũng được. Lượng hành khách chắc chắn sẽ
tăng dần. Lấy số lượng làm nhân tố quyết định doanh thu.
5. Kiểm soát vé
tự động khi vào ga. Trên tàu không kiểm soát vé. Điều này sẽ giảm mạnh số lượng
nhân viên phục vụ. Đây là một nhân tố giảm chi phí khai thác rất đáng kể. Sẽ
không cần đến 700 nhân viên phục vụ như sử dụng tàu của Trung Quốc.
VẪN PHẢI ĐỀ XUẤT
Biết là khả năng
“ly dị” với tổng thầu Trung Quốc là rất nhỏ. Nhưng không chi tiền nữa là điều
bắt buộc.
Biết là bỏ tàu
Trung Quốc mà mua tàu 2 toa của châu Âu không mấy ai trong lãnh đạo Bộ GTVT dám
nghĩ tới.
Nhưng cũng le lói
1 phần ngàn tia hy vọng vào Lãnh đạo Hà Nội. Vì ông Vương Đình Huệ từng giảng
dạy kinh tế tài chính, lại có thời gian tu nghiệp ở Xlavakia, nên chắc có các
suy nghĩ tương tự - mà nhìn thấy đôi điều hợp lý rồi áp dụng chăng? Thấy thì có
thể thấy được. Dám làm hay không lại là chuyện khác.
Biết là khó áp
dụng. Nhưng vẫn phải đề xuất. Vì đường sắt Cát Linh-Hà Đông là khối ung nhọt
phải cắt bỏ. Nếu không cắt bỏ được thì cũng không được để nó di căn sang nơi
khác.
Không chi 1 xu
nào nữa cho tổng thầu đường sắt Cát Linh – Hà Đông !
NGUYỄN NGỌC CHU
02.06.2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.