Một căn nhà của người dân Quản Bạ, Hà Giang bị hư hại vì nước lụt và đất lở. Ảnh của Đỗ Nam Trung chụp ngày 26/06/2018. |
Số lượng nạn nhân bị thiệt mạng vì lũ cuốn tại
Việt Nam cho đến hôm nay 27/06/2018 đã lên đến 21 người. Chính quyền
cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, đất lở còn rất cao tại sáu tỉnh miền
núi Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, với dự báo
những trận mưa lớn sắp tới. Lai Châu là nơi bị thiệt hại nặng nhất với
ít nhất 16 người chết và 9 người bị lũ cuốn mất tích; Hà Giang có 5
người thiệt mạng.
Trả lời RFI
Việt ngữ, anh Đỗ Nam Trung thuộc nhóm No U thiện nguyện cho biết nhóm
anh đã lên đến nơi bị nạn thuộc tỉnh Hà Giang rất sớm, sau đó một số
đoàn từ thiện cũng đã đến giúp đỡ đồng bào địa phương trong cơn hoạn
nạn.
" Nhóm No U thiện nguyện lên đây chỉ có ba anh em thôi.
Chiều tối nghe thông tin thì ba anh em lên kế hoạch đi. Tiền bạc không
có gì vì tụi em là hội nhóm tự phát, toàn anh em tự ngồi lại với nhau
chứ chẳng có nguồn vốn gì cả. Định đi ngay trong đêm nhưng tiền chưa có,
đồ cũng không mua được. Đợi đến sáng mới đánh xe đi mua đồ đạc, đến gần
trưa thì xuất phát từ Hà Nội đi. Vừa đi vừa kêu gọi, thì bà con mới gởi
tiền nong.
Phải mua lương khô, muối i-ốt, bột canh, mì
tôm…từ dưới Hà Nội mang lên. Ở trên này đâu có gì để mua. Lúc đó loạn cả
lên, cả thành phố Hà Giang đang chìm ngập trong biển nước. Nước hôm đó
lên cao, xả lũ, nhiều người không ra được khỏi nhà. Bởi vậy phải mua từ
Hà Nội, chứ mang tiền lên trên này đâu mua được gì. Điện mất, internet
mất, mình có muốn rút tiền cũng không rút được.
Chiều tối
hôm qua em lên đến Hà Giang. Rất may là khi lên đến thành phố Hà Giang
thì nước rút nhiều không còn ngập, không bị cô lập nữa, chỉ ngập trên
Quản Bạ thôi.
Ban đầu em vào thì bị tắc đường, những tảng đá lớn trên núi và
đất lở trùm kín đường không vào được. Đi vòng hai, ba lần vẫn không vào
được, phải chờ máy xúc, máy ủi dẹp bớt đất bùn mới vô được. Đoàn em là
đoàn đầu tiên vào trong đó, hai xã Cán Tỷ và xã Lùng Tám. Tất nhiên sẽ
có sạt lở tiếp nhưng mình tranh thủ đi thật nhanh thôi. Tụi em đi núi
nhiều rồi, đi làm thiện nguyện nhiều, biết địa lý, tình hình khu vực nên
không sợ lắm.
Lên đến huyện Quản Bạ, có mấy khu vực sạt
lở. Hôm qua vẫn bị cách ly, sáng nay cũng không tiếp cận được, ngồi đợi
đến trưa, máy xúc, máy ủi gạt đất bùn đi thì anh em mới vào được đúng
nơi bà con bị thiệt hại nặng nề nhất.
Nơi đó thuộc xã
Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, thôn bị nặng nhất là thôn Tùng
Nùn. Chính quyền địa phương cũng nghèo, mình lên trên đó thì họ hỗ trợ
về nhân lực cho mình. Thí dụ mình mang đồ đạc, quà cáp lên thì có đội
thanh niên tự vệ khoảng mấy chục người ra khuân vác đồ giúp, mở đường
cho mình vào. Chính quyền không có tiền, chỉ có thể chỉ đạo về việc đó,
rồi hỗ trợ người dân sơ tán ra khỏi nơi nguy hiểm.
Trên
này lũ ống quét đột ngột, sau đó rút dần, để lại thiệt hại về người và
của. Người thì có mấy trường hợp thiệt mạng, còn nhà thì khá nhiều nhà
bị mất trắng. Cả cái nhà bị đất đá trên núi sụt xuống đổ ụp vào nhà. Có
hai mẹ con một chị không kịp chạy, nhà sập đè cả hai.
Ở
chỗ em đang làm có danh sách số hộ bị mất nhà và số người bị thiệt mạng.
Hôm nay em có vào thăm những gia đình đó. Có trường hợp vợ mất, con mất
rồi, còn lại mỗi người chồng, em có vào ủng hộ tiền bạc, vật dụng cho
anh ấy để sinh hoạt. Mất nhà mất cửa, mất cả vợ lẫn con, còn có mỗi
mình.
Qua những hình ảnh em đưa lên và livestream, em có
nói rõ là ở địa bàn nào, bị thiệt hại như thế nào…thì cũng có những hội
nhóm từ thiện lên và vào trong đó được. Hôm nay thì thông đường rồi, ô
tô đã vào được tận nơi, quà cáp các thứ đã mang đến được.
Cái
mà người dân cần bây giờ là một nếp nhà mới để ở, chứ đâu ở tạm bợ mãi
được. Có người phải đi ở nhờ nhà anh chị em, bà con, có người ở tạm tại
các trường tiểu học, trung học. Tại vì có còn chỗ nào về đâu ?
Nền
nhà bây giờ đất núi sạt xuống, vùi lấp kín cả cái nhà. Bình thường thì
nền nhà phẳng, giờ bị phủ lấp nên có độ dốc, bùn đất lấp hết cả lên, nên
phải dựng nhà chỗ khác. Trong đống đổ nát đó họ lục tìm những gì còn
tận dụng được, nhưng đa phần là mất hết. Ở trên này đa số bà con là
người Mông, họ trồng ngô làm mèn mén để ăn, hoặc chăn nuôi gia súc. Bây
giờ ngô bị hư hại hết rồi. "
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.