Phan Rí là một thị trấn nhỏ, hầu như mọi người đều quen mặt nhau. Nhưng trong cuộc biểu tình và
bạo loạn vừa qua, có xuất hiện một nhóm người lạ, người dân
không biết mặt. Toàn người trẻ tuổi, đeo khẩu trang, và nhóm người này là ngòi
nổ của những hành động quá khích. Họ chở từng bao gạch đá, họ đi đầu trong việc
phá phách và người dân cũng sợ hãi họ. Thế lực thứ ba đó của ai? Tạo bạo loạn
với mục đích gì? Và tại sao chọn Phan Rí làm mục tiêu?
Thông thường, trong mọi cuộc đối đầu,
chỉ có hai thế lực đối chọi nhau. Các cuộc đấu tranh, biểu tình chống đối cũng
chỉ là lực lượng tham gia biểu tình và các bộ phận an ninh, trật tự của nhà
nước đối nghịch nhau.
Nhưng khi các cuộc biểu tình xảy ra ngày
10.6 và những ngày sau đó ở Phan Rí, Bình Thuận, theo tin tức và chính từ những
người dân Bình Thuận cho biết, có một nhóm thứ ba. Và chính nhóm này châm ngòi
nổ cho các cuộc bạo loạn, ném đá, đốt trụ sở và thiêu cháy xe công vụ.
Khi bạo loạn nổ ra, một anh bạn tôi có
mặt ngay ở Phan Rí cửa trong thời điểm căng thẳng nhất đã liên lạc với tôi. Khi
tôi hỏi thăm tình hình, anh trả lời: Lạ lắm anh à. Tình hình không như mọi
người nghĩ. Trước đó tôi có bài kêu gọi dân Phan Rí không nên bạo loạn vì làm
thế là phạm pháp. Nhưng bạn tôi bảo tôi chưa hiểu vấn đề đang diễn ra.
Thế lực thứ ba đó của ai? Tạo bạo loạn
với mục đích gì? Và tại sao chọn Phan Rí làm mục tiêu?
Phan Rí là một thị trấn nhỏ, dân cũng
không đông, hầu như mọi người đều quen mặt nhau. Nhưng trong cuộc biểu tình và
bạo loạn vừa qua, người dân cho biết có xuất hiện một nhóm người lạ, người dân
không biết mặt. Toàn người trẻ tuổi, đeo khẩu trang, và nhóm người này là ngòi
nổ của những hành động quá khích. Họ chở từng bao gạch đá, họ đi đầu trong việc
phá phách và người dân cũng sợ hãi họ.
Họ là ai? Chính quyền phải làm rõ điều
này, và không thể, cũng như không nên, dùng biện pháp kêu gọi nhân dân đầu thú.
Người dân không phải là tội đồ để phải đi đầu thú. Dân đi biểu tình ôn hòa là
hợp pháp, kẻ nào gây bạo loạn kẻ đó có tội. Dân vô tội không lý do gì phải đầu
thú. Sự xuất hiện nhóm người lạ trong cuộc biểu tình cho thấy đang có một âm
mưu. Xem rất nhiều clip và xem nhiều lần, ta sẽ thấy sự lạ này.
Trong cuộc hỗn loạn này, chính quyền đã
xử sự không kịp thời, và không có biện pháp để giải quyết những bất ổn xảy ra.
Trong các cuộc biểu tình của nhân dân,
luôn luôn có những yêu cầu, những kiến nghị. Bổn phận của những người lãnh đạo
là phải đối thoại với dân. Ghi nhận những yêu cầu của dân, ý nào giải quyết
được thì giải quyết ngay, chưa được thì đề nghị nghiên cứu và giải quyết sau,
cái nào trung ương quyết định thì đề đạt lên trung ương.
Đằng này, khi có biến, lãnh đạo trốn
mất, sợ hãi khi đối thoại với dân. Vì hèn nhát cũng có, mà vì thấy có lỗi nhiều
với dân cũng có. Đó là hành động thiếu trách nhiệm, chưa làm tròn chức vụ của
người lãnh đạo.
Nếu lúc có biến cố, lãnh đạo gặp dân,
lúc đó thế lực thứ ba sẽ bị lộ mặt, sẽ bị nhân dân tẩy chay, tố cáo ngay tại hiện
trường. Ngòi nổ sẽ không được châm, bạo loạn sẽ không xảy ra. Khi sự việc ngoài
tầm kiểm soát, chính nhân dân đã giải thoát cho đội cảnh sát cơ động, đã khom
lưng cho các chiến sĩ vượt tường trốn đám thế lực thứ ba này.
Còn nhớ cách đây mấy năm, khi các cuộc
biểu tình nổ ra đưa đến việc các nhà máy, các công ty bị đập phá và đốt cháy ở
Bình Dương, người ta cũng thấy xuất hiện một đội quân lạ mặt trong đoàn người
biểu tình. Và chính thế lực thứ ba này là đội quân phá phách nhiều nhất, kích
động mạnh nhất !
Việc nhân dân cả nước xuống đường biểu
tình là một hành động hợp lý, hợp pháp, phô trương được sức mạnh của nhân dân,
tiếng nói đã bị đè nén bấy lâu. Các cuộc biểu tình còn cho thấy nhân dân vẫn
còn lưu tâm và âu lo đến vận nước, mỗi người dân vẫn còn lòng yêu nước nồng nàn
và tha thiết.
Xuống đường, biểu tình còn cho thấy
người dân vẫn có trong lòng những nỗi bức xúc trong cuộc sống mà chưa có dịp
bộc lộ. Còn đó những tâm tư, những băn khoăn chưa được giải quyết. Những lần
nhân dân biểu lộ ý chí thế này là dịp để đảng, nhà nước có thêm bài học kinh
nghiệm để có những chính sách, những cách giải quyết vấn đề hợp lòng dân, minh
bạch với nhân dân và dũng cảm đối thoại với nhân dân.
Làm lãnh đạo mà không dám gặp dân, luôn
đối đầu với nhân dân. Xem dân là đối tượng thù địch, tìm nọi cách để thắng dân
thì các cuộc đấu tranh, biểu tình, chổng đối sẽ không bao giờ chấm dứt. Nếu nhà
nước tìm mọi cách để bôi lọ, dùng nhiều thủ đoạn để kết tội dân trong các cuộc
biểu tình, thì dân sẽ chẳng còn chút lòng tin nào với đảng và nhà nước nữa. Và
lúc ấy cả đôi bên trở thành hai chiến tuyến đối nghịch, đưa đến những nguy hiểm
và hậu quả khó lường.
Việc quan trọng nhất bây giờ là công an
phải điều tra và đem ra ánh sáng : thế lực thứ ba đó là ai và hành động
với mục đích gì?
Không nên đưa ra những luận cứ ngô nghê,
những tình tiết vô lý, những nhân vật điển hình không thực, nhằm hạ thấp ý
nghĩa của các cuộc biểu tình, hay bôi lọ cuộc đấu tranh hợp pháp của nhân dân.
Người dân bây giờ có đủ thông tin và trí tuệ để hiểu rõ bản chất của sự việc.
Do vậy bày ra những câu chuyện không thực chỉ là cách tuyên truyền lạc hậu, làm
trò cười cho mọi người thôi.
English please!Vietnamese Please.
RépondreSupprimerHy vọng chính phủ VNCH lưu vong của Quốc Trưởng Trần Dần sẽ kết hợp được với President Donald Trump of USA thì hành động lẹ hơn. Hoan hô QT Trần Dần! Việt Nam Cộng Hòa muôn Năm!