"Biệt phủ' của giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Yên Bái. |
Phùng Quán tiên
sinh là một nhân vật thấm đẫm thân phận, những nhân vật của ông cũng vậy.
Người dựng kỳ đài
Độc lập, quyên góp tiền cho những ngày đầu tiếp quản Thủ đô. Những năm về già
Phùng Quán đạp xe ghé thăm, đãi Phùng Quán món chả cóc băm trộn rắn nước. Quê
nghèo nhà khó, đổi của trẻ con.
Dẫn Phùng Quán ra
ngõ sau, chỉ cái hố đầy lá tre, bảo “Sau
này mình nằm đây, đỡ mất công bà con xóm giềng”.
Thi sĩ Đoàn Phú
Tứ, người vạch mặt Trần Dụ Châu, ngày mất nhà túng thiếu, Phùng Quán tiên sinh
phải đánh bài liều, Văn phòng Quốc hội viếng một lẵng hoa. Bữa đưa tang ngoài
bãi sông, xa tít tắp.
Chuyện cũ đọc
lại, không có ý so sánh gì, các anh chị đừng phỏng đoán. Bởi về với đất thì
sang hèn bỏ lại trần gian, xá gì nữa đâu.
Như Phùng Cung
thi sĩ trong Phùng Quán viết,
“Gót nhọc/ Men về thung cũ/ Quỳ dưới chân quê/ Trăm
sự cúi đầu/ Xin quê rộng lượng/ Chút thổ phần bò xéo/ Cuối thôn...”.
Nguyên Phó Thủ
tướng Trương Vĩnh Trọng, về hưu hồi hương chốn quê nhà Bến Tre, trồng bưởi làm
vườn. Rặt một người cộng sản chân chính, chức vụ không thay đổi con người, vinh
quang không nhạt phai khí chất.
Bây giờ, một ông
quan đầu Sở tỉnh khó như Yên Bái cũng biệt phủ biệt điện, ông cựu Chủ tịch
Huyện ở Đắk Lắk cũng nhà gỗ quý nhiều gian....
Flycam bay một
vòng toàn lãnh địa của quan chức, không cửa gỗ nguy nga thì cũng lầu cao chót
vót, không tường kín cổng cao thì cũng như lũy như thành.
Anh Lê Kiên
Thành, một người mà tôi rất kính trọng đau đớn thốt lên : “Tôi nói điều này bằng một trái tim yêu Đảng
tha thiết. Khi mà tất cả những người lãnh đạo đảng sẽ là những người giàu cuối
cùng của xã hội này, không phải là những người giàu đầu tiên thì chúng ta mới
có thể hy vọng đến được cái xã hội mà chúng ta mơ ước”.
Còn bây giờ, đa
phần những người lãnh đạo đã giàu trước nhân dân, đã giàu rất nhanh, rất thần
tốc, rất bất ngờ.
Không chỉ vậy, đa
phần con em của cán bộ lãnh đạo cũng giàu, rất giàu, không thiếu thốn vật chất
chút nào.
Tôi tin rằng,
lãnh đạo đều biết cả. Một kẻ thiển cận như tôi còn biết, không lẽ lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội lại không biết hay sao.
Nếu không có công
cuộc quyết tâm chống tham nhũng, nhân dân sẽ không có cơ hội chứng kiến nhiều
nỗi đau của quốc gia như vậy, nhiều cán bộ cao cấp tha hoá trục lợi đến vậy.
Quốc gia đang khó
khăn nhiều mặt, cảm xúc tích cực của nhân dân chưa nhiều, nay lại nẩy sinh ra
câu chuyện nghĩa trang cho cán bộ cao cấp 1.400 tỉ.
Dân nước Nam
nghìn năm nay, có quên bậc tiên hiền giúp dân giúp nước nào đâu. Không phải mấy
trăm năm Lý Thái Tổ, Đức Thánh Trần... gần thì có cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông
Kim Ngọc... vẫn nghi ngút khói hương trong lòng triệu dân đấy sao.
Lòng dân là nhân,
vận nước là quả.
Chưa chăm chút
gieo nhân lành thì sao vội đòi gặt quả ngọt.
Tôi nghĩ, yêu
nước không là một đặc quyền, bất cứ ai cũng có trách nhiệm trước quốc gia.
Thế nên, vô cùng
mong mỏi Tổng Bí thư, mong mỏi Thủ tướng hủy quyết định xây dựng nghĩa trang
cao cấp cho cán bộ cao cấp, kỷ luật nghiêm khắc cán bộ tham mưu đề án này, làm
rõ có hay không động cơ cá nhân....
Chứ trong bối
cảnh này, khoảng cách giữa cán bộ cao cấp và đại bộ phận nhân dân ngày càng xa
diệu vợi, nay lại thêm cái nghĩa trang vạch rõ giai tầng lãnh đạo - nhân dân
thì sẽ ra sao?
Chuyện tưởng nhỏ
nhưng để lại hậu quả thật nặng nề trong tâm tưởng của nhân dân.
Lại thêm, cán bộ
cao cấp tự bao nhiêu người xét thấy mình thanh thản để vào chốn vinh danh ở cõi
vĩnh hằng đấy vì thành tựu để lại cho quốc gia này?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.