Bài đăng : Thứ sáu 14 Tháng Hai 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 14 Tháng Hai 2014
Theo
chính quyền Trung Quốc, tổng cộng có 15 người thiệt mạng trong vụ tấn
công xảy ra hôm nay 14/02/2014 tại Tân Cương. Trong đó có tám người mà
Bắc Kinh gọi là « kẻ khủng bố » bị công an bắn chết, và ba người tự kích
nổ bom giết chết bốn người khác. Sự kiện xảy ra tại vùng Aksu tức Á
Khắc Tô hôm nay là vụ bạo động mới nhất tại khu vực có hầu hết dân cư
là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.
Tân Hoa Xã nói rằng nhóm « khủng bố » này đi trên những chiếc
mô tô và xe ca có chứa các xi-lanh khí đốt hóa lỏng, tiến gần phía các
nhân viên công an cạnh một công viên ở huyện Ô Thập (Wushi) đang chuẩn
bị tuần tra.
Trang web Thiên Sơn (Tianshan) của chính quyền Tân Cương cho biết 11 kẻ tấn công, hai công an và hai khách bộ hành thiệt mạng, một thủ phạm bị bắt giữ. Các hình ảnh trên trang này cho thấy một xe cảnh sát và một chiếc xe jeep bị cháy đen. Công an Tân Cương từ chối bình luận, còn chính quyền và công an huyện Ô Thập thì AFP không thể liên lạc được.
Aksu nằm ở cực tây Tân Cương gần biên giới Kyrgyzstan, là nơi đã xảy ra ba vụ nổ liên tiếp làm chết ít nhất ba người. Cũng theo trang Thiên Sơn, sau đó công an đã bắn hạ sáu người. Tân Hoa Xã dẫn lời cảnh sát điều tra mô tả các vụ nổ này là « các vụ tấn công khủng bố có tổ chức, có dự mưu ».
Vùng Tân Cương rộng lớn giàu tài nguyên trong nhiều năm qua đã xảy ra một số vụ nổi dậy của người Duy Ngô Nhĩ, mà các nhóm bảo vệ nhân quyền cho là để chống lại sự đàn áp văn hóa, các biện pháp an ninh khắc nghiệt và nạn nhập cư ồ ạt của người Hán. Chính quyền thường coi các vụ này là « khủng bố », nhấn mạnh là Trung Quốc phải đối mặt với các phong trào ly khai bạo động, do các nhóm tôn giáo cực đoan tiến hành, có liên quan đến các nhóm khủng bố nước ngoài.
Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin từ chính quyền địa phương nói rằng tổng cộng có 190 vụ « tấn công khủng bố » trong năm 2012. Các chuyên gia đặt dấu hỏi về thực lực của các phong trào chống đối, trong lúc khó thể kiểm chứng một cách độc lập các tin tức tại Tân Cương.
Vụ quan trọng nhất xảy ra tại Turpan, còn gọi là Thổ Lỗ Phiên hồi tháng Sáu năm ngoái, làm ít nhất 35 người chết. Đến tháng 10/2013, ba thành viên của cùng một gia đình đi trên một chiếc xe jeep lao vào quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh làm tổng cộng 5 người thiệt mạng. Bắc Kinh cho là phong trào Hồi giáo Đông Thổ (ETIM) đứng sau vụ này, nhưng nhiều chuyên gia nhận định rằng Trung Quốc đã phóng đại mối đe dọa nhằm biện minh cho các biện pháp an ninh khắt khe ở Tân Cương.
Theo trang china.org, Tân Cương chiếm một phần sáu diện tích Trung Quốc, có đến 30% trữ lượng dầu khí trên đất liền và 40% trữ lượng than đá toàn quốc. Vào năm 2011, người Hán chiếm 38% dân số trong khi năm 1949 chỉ có 6%. Nhiều người chỉ trích là phát triển kinh tế chỉ đem lại lợi lộc cho Hán tộc. Những vụ đụng độ giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương ở thủ phủ Urumqi (Ô Lỗ Mộc Tề) năm 2009 đã làm khoảng 200 người thiệt mạng.
Trang web Thiên Sơn (Tianshan) của chính quyền Tân Cương cho biết 11 kẻ tấn công, hai công an và hai khách bộ hành thiệt mạng, một thủ phạm bị bắt giữ. Các hình ảnh trên trang này cho thấy một xe cảnh sát và một chiếc xe jeep bị cháy đen. Công an Tân Cương từ chối bình luận, còn chính quyền và công an huyện Ô Thập thì AFP không thể liên lạc được.
Aksu nằm ở cực tây Tân Cương gần biên giới Kyrgyzstan, là nơi đã xảy ra ba vụ nổ liên tiếp làm chết ít nhất ba người. Cũng theo trang Thiên Sơn, sau đó công an đã bắn hạ sáu người. Tân Hoa Xã dẫn lời cảnh sát điều tra mô tả các vụ nổ này là « các vụ tấn công khủng bố có tổ chức, có dự mưu ».
Vùng Tân Cương rộng lớn giàu tài nguyên trong nhiều năm qua đã xảy ra một số vụ nổi dậy của người Duy Ngô Nhĩ, mà các nhóm bảo vệ nhân quyền cho là để chống lại sự đàn áp văn hóa, các biện pháp an ninh khắc nghiệt và nạn nhập cư ồ ạt của người Hán. Chính quyền thường coi các vụ này là « khủng bố », nhấn mạnh là Trung Quốc phải đối mặt với các phong trào ly khai bạo động, do các nhóm tôn giáo cực đoan tiến hành, có liên quan đến các nhóm khủng bố nước ngoài.
Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin từ chính quyền địa phương nói rằng tổng cộng có 190 vụ « tấn công khủng bố » trong năm 2012. Các chuyên gia đặt dấu hỏi về thực lực của các phong trào chống đối, trong lúc khó thể kiểm chứng một cách độc lập các tin tức tại Tân Cương.
Vụ quan trọng nhất xảy ra tại Turpan, còn gọi là Thổ Lỗ Phiên hồi tháng Sáu năm ngoái, làm ít nhất 35 người chết. Đến tháng 10/2013, ba thành viên của cùng một gia đình đi trên một chiếc xe jeep lao vào quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh làm tổng cộng 5 người thiệt mạng. Bắc Kinh cho là phong trào Hồi giáo Đông Thổ (ETIM) đứng sau vụ này, nhưng nhiều chuyên gia nhận định rằng Trung Quốc đã phóng đại mối đe dọa nhằm biện minh cho các biện pháp an ninh khắt khe ở Tân Cương.
Theo trang china.org, Tân Cương chiếm một phần sáu diện tích Trung Quốc, có đến 30% trữ lượng dầu khí trên đất liền và 40% trữ lượng than đá toàn quốc. Vào năm 2011, người Hán chiếm 38% dân số trong khi năm 1949 chỉ có 6%. Nhiều người chỉ trích là phát triển kinh tế chỉ đem lại lợi lộc cho Hán tộc. Những vụ đụng độ giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương ở thủ phủ Urumqi (Ô Lỗ Mộc Tề) năm 2009 đã làm khoảng 200 người thiệt mạng.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.