Ông Lưu Chấn Lai được đưa vào bệnh viện ngày 26/02/2014. |
Bài đăng : Thứ tư 26 Tháng Hai 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 26 Tháng Hai 2014
Ông Lưu
Chấn Lai (Kevin Lau Chinto), cựu tổng biên tập tờ Minh Báo nổi tiếng ở
Hồng Kông, mà việc cách chức ông mới đây đã khiến các nhà bảo vệ tự do
thông tin phẫn nộ, hôm nay 26/02/2014 đã bị những kẻ lạ mặt tấn công
bằng dao và hiện đang trong tình trạng nguy kịch. Sự kiện hiếm hoi này
xảy ra chỉ vài ngày sau cuộc biểu tình của các nhà báo Hồng Kông đòi tự
do báo chí.
Vào tháng Giêng, tổng biên tập Lưu Chấn Lai đã bị cách chức,
thay thế bằng một nhân vật thân Bắc Kinh. Quyết định này được coi là một
mưu toan làm khuất phục ban biên tập của tờ báo có khuynh hướng tự do,
nổi tiếng với các bài điều tra và phân tích đặc sắc.
Ông Lưu Chấn Lai bị một số người tấn công giữa thanh thiên bạch nhật tại đường Tây Loan Hà, khu vực có tòa soạn Minh Báo. Cảnh sát cho biết các thủ phạm đã tẩu thoát bằng mô-tô. Bị đâm nhiều nhát dao vào lưng, ông vẫn còn tỉnh táo lúc đội ngũ cấp cứu đến nơi. Theo một phát ngôn viên chính phủ, cựu tổng biên tập Minh Báo hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
Tờ South China Morning Post dẫn lời các bác sĩ phẫu thuật cho biết, nạn nhân bị sáu vết đâm, trong đó có một vết dài 16 cm sâu đến nỗi cắt đứt tất cả các bắp thịt phía giữa ngực. Khoảng thời gian 24 giờ tới mang tính quyết định, và các bác sĩ không biết có thể phục hồi chức năng đôi chân ông hay không. Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh đã đến thăm ông Lưu Chấn Lai.
Nhân vật số hai trong chính quyền Hồng Kông là Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam Chen Yuet Ngor) cho biết « bị choáng và buồn rầu ». Bà tuyên bố : « Hồng Kông là một thành phố mà Nhà nước pháp quyền ngự trị, tất cả chúng ta đều phải lên án bạo lực ».
Việc tấn công thô bạo một nhà báo như thế rất hiếm khi xảy ra tại Hồng Kông. Vụ này diễn ra trong bối cảnh quan ngại đang tăng cao về tự do báo chí ở Hồng Kông – cựu thuộc địa Anh được trao trả cho chính quyền cộng sản Trung Quốc năm 1997.
Các hiệp hội báo chí đã lên tiếng kêu gọi chính quyền làm mọi cách để tìm ra những kẻ tấn công ông Lưu Chấn Lai. Bà Sầm Ỷ Lan (Sham Yee Lan), chủ tịch Hiệp hội Nhà báo Hồng Kông cho biết : « Chúng tôi cực lực lên án bạo lực và mong cảnh sát hãy hành động ».
Đối với những người ủng hộ ông Lưu Chấn Lai, việc cách chức ông là hành vi mang tính chính trị. Minh Báo thường xuyên thông tin về những cuộc tranh luận gay gắt tại Hồng Kông giữa những người chủ trương tự do và phe thân Bắc Kinh về việc thiết lập chế độ phổ thông đầu phiếu.
Từ khi trao trả, Hồng Kông trở thành đặc khu hành chính, và trên nguyên tắc có được quyền tự trị rộng rãi theo mô hình « một đất nước, hai chế độ ». Cư dân Hồng Kông được tự do ngôn luận, một quyền « không mơ thấy nổi » ở Hoa lục. Tuy nhiên trên thực tế Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ đời sống chính trị địa phương, và người Hồng Kông thường xuyên tố cáo những vụ « đâm sau lưng » đi ngược lại thỏa thuận trao trả trước đó.
Trung Quốc hứa hẹn sẽ tổ chức phổ thông đầu phiếu trực tiếp để bầu lên trưởng đặc khu vào năm 2017, và cơ quan dân cử năm 2020. Nhưng nhiều nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông vô cùng nghi ngờ lời hứa trên vì thời điểm thường xuyên bị kéo lùi. Trong chế độ hiện nay, trưởng đặc khu Hồng Kông được một ủy ban gồm 1.200 thành viên bầu ra, ủy ban này chủ yếu là những người thân Bắc Kinh.
Ông Lưu Chấn Lai bị một số người tấn công giữa thanh thiên bạch nhật tại đường Tây Loan Hà, khu vực có tòa soạn Minh Báo. Cảnh sát cho biết các thủ phạm đã tẩu thoát bằng mô-tô. Bị đâm nhiều nhát dao vào lưng, ông vẫn còn tỉnh táo lúc đội ngũ cấp cứu đến nơi. Theo một phát ngôn viên chính phủ, cựu tổng biên tập Minh Báo hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
Tờ South China Morning Post dẫn lời các bác sĩ phẫu thuật cho biết, nạn nhân bị sáu vết đâm, trong đó có một vết dài 16 cm sâu đến nỗi cắt đứt tất cả các bắp thịt phía giữa ngực. Khoảng thời gian 24 giờ tới mang tính quyết định, và các bác sĩ không biết có thể phục hồi chức năng đôi chân ông hay không. Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh đã đến thăm ông Lưu Chấn Lai.
Nhân vật số hai trong chính quyền Hồng Kông là Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam Chen Yuet Ngor) cho biết « bị choáng và buồn rầu ». Bà tuyên bố : « Hồng Kông là một thành phố mà Nhà nước pháp quyền ngự trị, tất cả chúng ta đều phải lên án bạo lực ».
Việc tấn công thô bạo một nhà báo như thế rất hiếm khi xảy ra tại Hồng Kông. Vụ này diễn ra trong bối cảnh quan ngại đang tăng cao về tự do báo chí ở Hồng Kông – cựu thuộc địa Anh được trao trả cho chính quyền cộng sản Trung Quốc năm 1997.
Các hiệp hội báo chí đã lên tiếng kêu gọi chính quyền làm mọi cách để tìm ra những kẻ tấn công ông Lưu Chấn Lai. Bà Sầm Ỷ Lan (Sham Yee Lan), chủ tịch Hiệp hội Nhà báo Hồng Kông cho biết : « Chúng tôi cực lực lên án bạo lực và mong cảnh sát hãy hành động ».
Đối với những người ủng hộ ông Lưu Chấn Lai, việc cách chức ông là hành vi mang tính chính trị. Minh Báo thường xuyên thông tin về những cuộc tranh luận gay gắt tại Hồng Kông giữa những người chủ trương tự do và phe thân Bắc Kinh về việc thiết lập chế độ phổ thông đầu phiếu.
Từ khi trao trả, Hồng Kông trở thành đặc khu hành chính, và trên nguyên tắc có được quyền tự trị rộng rãi theo mô hình « một đất nước, hai chế độ ». Cư dân Hồng Kông được tự do ngôn luận, một quyền « không mơ thấy nổi » ở Hoa lục. Tuy nhiên trên thực tế Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ đời sống chính trị địa phương, và người Hồng Kông thường xuyên tố cáo những vụ « đâm sau lưng » đi ngược lại thỏa thuận trao trả trước đó.
Trung Quốc hứa hẹn sẽ tổ chức phổ thông đầu phiếu trực tiếp để bầu lên trưởng đặc khu vào năm 2017, và cơ quan dân cử năm 2020. Nhưng nhiều nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông vô cùng nghi ngờ lời hứa trên vì thời điểm thường xuyên bị kéo lùi. Trong chế độ hiện nay, trưởng đặc khu Hồng Kông được một ủy ban gồm 1.200 thành viên bầu ra, ủy ban này chủ yếu là những người thân Bắc Kinh.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.