Bài đăng : Thứ sáu 24 Tháng Giêng 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 24 Tháng Giêng 2014
Thủ
tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay 24/01/2014 lại lên tiếng kêu gọi Bắc
Kinh và Seoul tiến hành đối thoại. Quan hệ giữa Tokyo với hai nước láng
giềng châu Á đang ở mức xấu nhất từ hơn một năm qua.
Trước Quốc hội Nhật Bản, ông Shinzo Abe tuyên bố : « Cánh cửa
của tôi luôn rộng mở, nhưng tiếc thay chúng ta không thể tổ chức hội
nghị thượng đỉnh với Trung Quốc (…). Tôi tiếp tục nỗ lực cải thiện quan
hệ và kêu gọi Bắc Kinh quay lại với nguyên tắc quan hệ cùng có lợi, dựa
trên những lợi ích chiến lược chung ».
Đây không phải là lần đầu tiên ông Abe đưa ra lời kêu gọi như trên, lần mới nhất là hôm 19/1, nhưng đã bị cả Bắc Kinh lẫn Seoul làm ngơ. Hơn nữa, chuyến viếng thăm đền Yasukuni của ông Shinzo Abe, dù ông cam đoan chỉ nhằm mục đích hòa bình cũng làm hai nước này giận dữ, cho là một sự sỉ nhục đối với các nạn nhân quân Nhật nửa đầu thế kỷ 20.
Tại Diễn đàn Davos, ông Shinzo Abe hôm thứ Tư 22/1 cũng lặp lại « Nhật Bản đã tuyên thệ không bao giờ tham chiến », trong khi các láng giềng thường xuyên tố cáo ông có xu hướng quân phiệt.
Trong chiến thuật chiêu dụ, nhân dịp Tết âm lịch ông Abe không quên nhấn mạnh là thương mại song phương Nhật-Trung từ 1,1 tỉ đô la/năm đã lên đến 333,7 tỉ đô la từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao cách đây 40 năm. Nhưng trong bài diễn văn tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ông cũng cảnh báo một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á, chống lại « bành trướng quân sự » tại châu lục này – tuy không nêu đích danh Trung Quốc cũng như ám chỉ cuộc xung đột chủ quyền tại Biển Hoa Đông.
Ngược lại hôm nay trước Quốc hội Nhật, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết tuy lại kêu gọi Bắc Kinh đối thoại, ông vẫn cảnh báo là Tokyo sẽ không có bất cứ nhượng bộ nào về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bên cạnh vấn đề lịch sử, đây là hồ sơ trung tâm khiến quan hệ Nhật-Trung xấu hẳn đi, khiến người ta e ngại sẽ biến thành xung đột vũ trang.
Căng thẳng giữa nền kinh tế thứ nhì và thứ ba thế giới cũng khiến Hoa Kỳ hết sức lo ngại, cố gắng hòa giải giữa đồng minh Nhật Bản và Trung Quốc. Hôm nay Thứ trưởng Ngoại giao William Burns có mặt tại Tokyo trong mục đích hàn gắn quan hệ, sau khi thăm Seoul và Bắc Kinh.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Abe đưa ra lời kêu gọi như trên, lần mới nhất là hôm 19/1, nhưng đã bị cả Bắc Kinh lẫn Seoul làm ngơ. Hơn nữa, chuyến viếng thăm đền Yasukuni của ông Shinzo Abe, dù ông cam đoan chỉ nhằm mục đích hòa bình cũng làm hai nước này giận dữ, cho là một sự sỉ nhục đối với các nạn nhân quân Nhật nửa đầu thế kỷ 20.
Tại Diễn đàn Davos, ông Shinzo Abe hôm thứ Tư 22/1 cũng lặp lại « Nhật Bản đã tuyên thệ không bao giờ tham chiến », trong khi các láng giềng thường xuyên tố cáo ông có xu hướng quân phiệt.
Trong chiến thuật chiêu dụ, nhân dịp Tết âm lịch ông Abe không quên nhấn mạnh là thương mại song phương Nhật-Trung từ 1,1 tỉ đô la/năm đã lên đến 333,7 tỉ đô la từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao cách đây 40 năm. Nhưng trong bài diễn văn tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ông cũng cảnh báo một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á, chống lại « bành trướng quân sự » tại châu lục này – tuy không nêu đích danh Trung Quốc cũng như ám chỉ cuộc xung đột chủ quyền tại Biển Hoa Đông.
Ngược lại hôm nay trước Quốc hội Nhật, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết tuy lại kêu gọi Bắc Kinh đối thoại, ông vẫn cảnh báo là Tokyo sẽ không có bất cứ nhượng bộ nào về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bên cạnh vấn đề lịch sử, đây là hồ sơ trung tâm khiến quan hệ Nhật-Trung xấu hẳn đi, khiến người ta e ngại sẽ biến thành xung đột vũ trang.
Căng thẳng giữa nền kinh tế thứ nhì và thứ ba thế giới cũng khiến Hoa Kỳ hết sức lo ngại, cố gắng hòa giải giữa đồng minh Nhật Bản và Trung Quốc. Hôm nay Thứ trưởng Ngoại giao William Burns có mặt tại Tokyo trong mục đích hàn gắn quan hệ, sau khi thăm Seoul và Bắc Kinh.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.