Bài đăng : Thứ tư 24 Tháng Bẩy 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 24 Tháng Bẩy 2013
Các cuộc
biểu tình chống chính phủ và chống chế độ cai trị theo kiểu tập đoàn
liên tục diễn ra tại Bulgari từ 40 ngày qua, đã trở nên cứng rắn hơn sau
khi người biểu tình phong tỏa Quốc hội suốt 9 tiếng đồng hồ hôm qua
23/07/2013. Tuy nhiên phe xã hội bác bỏ việc tổ chức bầu cử trước thời
hạn.
Khoảng 2.000 người biểu tình đã phong tỏa Quốc hội vào cuối giờ chiều
qua, khiến ba Bộ trưởng và khoảng ba mươi dân biểu bị nhốt tại đây, sau
buổi họp của các ủy ban bàn về ngân sách. Nỗ lực đầu tiên nhằm giải
thoát các « con tin » bằng một xe cảnh sát đã bị thất bại, gây ra các vụ
đụng độ khiến khoảng hai chục người bị thương, trong đó có ba cảnh sát.
Trụ sở Quốc hội chỉ mới được giải tỏa sáng nay, và cuộc họp hôm nay đã bị hủy bỏ. Chủ tịch Quốc hội Bulgari, ông Mihail Mikov thuộc phe xã hội nhìn nhận : « Việc tìm kiếm các giải pháp dân chủ ngày càng khó khăn ».
Thủ lĩnh phe xã hội tại Quốc hội, ông Serguei Stanichev khẳng định : « Nếu bầu cử ngay thì chỉ tái lập nguyên trạng tại Quốc hội », từ chối yêu sách của những người biểu tình đòi chính phủ Plamen Orecharski phải từ chức. Ông Stanichev lên án cựu Thủ tướng phe bảo thủ Boiko Borissov là đã tổ chức « các vụ khiêu khích » tối qua.
Tuy nhiên những tiếng nói bất đồng ngay trong đảng này cũng đã cất lên, như cựu Ngoại trưởng Ivailo Kalfin, cho rằng cần có những cuộc bầu cử mới để tranh luận về tương lai đất nước. Hai nghiệp đoàn chủ chốt là KNSB và Podkrepa hôm nay cũng lên tiếng ủng hộ đòi hỏi bầu cử trước thời hạn của những người biểu tình.
Đảng Gerb đã thắng trong cuộc bầu cử trước thời hạn hôm 12/5, nhưng không đủ đa số để lập chính phủ. Đến 29/5, Quốc hội Bungari với các phiếu của các dân biểu xã hội và đảng thiểu số Kurdistan (MDL) đã bầu ra chính phủ Plamen Orecharski. Sau đợt phản đối hồi tháng Hai, một làn sóng phản kháng thứ hai đã nổ ra hôm 14/6, sau khi một đại gia trong ngành báo chí là Delyan Peevski được cất nhắc làm người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia.
Nhà chính trị học Tsvetozar Tomov nhận định : « Người dân phản kháng lại mô hình điều hành đất nước trộn lẫn giữa kinh tế, tội phạm và chính trị ». Ông cho rằng : « Bầu cử trước thời hạn là không thể tránh khỏi vào mùa thu này, nếu căng thẳng tiếp tục, hoặc là vào mùa xuân ». Theo ông, thì cần phải có thời gian để sửa đổi Luật Bầu cử, nhằm tạo điều kiện cho các đảng nhỏ vào Quốc hội, và hình thành một lực lượng chính trị mới đại diện cho những người phản kháng gồm đủ mọi thành phần, từ cực tả cho đến xã hội dân sự, với nhiều khuôn mặt đại diện cho giai cấp trung lưu.
Những người biểu tình đành đặt hy vọng vào sự ủng hộ của châu Âu. Ủy viên châu Âu về Tư pháp, bà Viviane Reding trong cuộc gặp hôm qua tại Sofia đã được tiếp đón bằng các biểu ngữ « Hãy cứu chúng tôi ! », « Tập đoàn trị và dân chủ là những kẻ thù sống mái ». Bà bày tỏ quan ngại trước sự kiện đêm qua, và kêu gọi cả hai bên kìm chế.
Trụ sở Quốc hội chỉ mới được giải tỏa sáng nay, và cuộc họp hôm nay đã bị hủy bỏ. Chủ tịch Quốc hội Bulgari, ông Mihail Mikov thuộc phe xã hội nhìn nhận : « Việc tìm kiếm các giải pháp dân chủ ngày càng khó khăn ».
Thủ lĩnh phe xã hội tại Quốc hội, ông Serguei Stanichev khẳng định : « Nếu bầu cử ngay thì chỉ tái lập nguyên trạng tại Quốc hội », từ chối yêu sách của những người biểu tình đòi chính phủ Plamen Orecharski phải từ chức. Ông Stanichev lên án cựu Thủ tướng phe bảo thủ Boiko Borissov là đã tổ chức « các vụ khiêu khích » tối qua.
Tuy nhiên những tiếng nói bất đồng ngay trong đảng này cũng đã cất lên, như cựu Ngoại trưởng Ivailo Kalfin, cho rằng cần có những cuộc bầu cử mới để tranh luận về tương lai đất nước. Hai nghiệp đoàn chủ chốt là KNSB và Podkrepa hôm nay cũng lên tiếng ủng hộ đòi hỏi bầu cử trước thời hạn của những người biểu tình.
Đảng Gerb đã thắng trong cuộc bầu cử trước thời hạn hôm 12/5, nhưng không đủ đa số để lập chính phủ. Đến 29/5, Quốc hội Bungari với các phiếu của các dân biểu xã hội và đảng thiểu số Kurdistan (MDL) đã bầu ra chính phủ Plamen Orecharski. Sau đợt phản đối hồi tháng Hai, một làn sóng phản kháng thứ hai đã nổ ra hôm 14/6, sau khi một đại gia trong ngành báo chí là Delyan Peevski được cất nhắc làm người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia.
Nhà chính trị học Tsvetozar Tomov nhận định : « Người dân phản kháng lại mô hình điều hành đất nước trộn lẫn giữa kinh tế, tội phạm và chính trị ». Ông cho rằng : « Bầu cử trước thời hạn là không thể tránh khỏi vào mùa thu này, nếu căng thẳng tiếp tục, hoặc là vào mùa xuân ». Theo ông, thì cần phải có thời gian để sửa đổi Luật Bầu cử, nhằm tạo điều kiện cho các đảng nhỏ vào Quốc hội, và hình thành một lực lượng chính trị mới đại diện cho những người phản kháng gồm đủ mọi thành phần, từ cực tả cho đến xã hội dân sự, với nhiều khuôn mặt đại diện cho giai cấp trung lưu.
Những người biểu tình đành đặt hy vọng vào sự ủng hộ của châu Âu. Ủy viên châu Âu về Tư pháp, bà Viviane Reding trong cuộc gặp hôm qua tại Sofia đã được tiếp đón bằng các biểu ngữ « Hãy cứu chúng tôi ! », « Tập đoàn trị và dân chủ là những kẻ thù sống mái ». Bà bày tỏ quan ngại trước sự kiện đêm qua, và kêu gọi cả hai bên kìm chế.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.