Trong cuộc gặp gỡ tại Tokyo hôm nay (29/10/2011), Ngoại trưởng Nhật Koichiro Genba và người đồng nhiệm Ấn Độ Somanahalli Mallaiah Krishna đồng ý sẽ đẩy mạnh tốc độ cùng khai thác các mỏ đất hiếm tại Ấn. Hai bên cũng khẳng định sẽ tiếp tục thương lượng về một hiệp ước hợp tác nguyên tử vì mục đích dân sự.
Ngoại trưởng Nhật Koichira Genba tuyên bố, cả hai nước sẽ đẩy nhanh việc cùng khai thác đất hiếm tại Ấn Độ, trên tinh thần một thỏa thuận đã đạt đượ
Nhật Bản đang tìm kiếm các nguồn cung ứng đất hiếm khác để bớt lệ thuộc vào Trung Quốc, nước đang cung cấp trên 90% nhu cầu của toàn thế giới và hiện đang thu hẹp xuất khẩu. Các loại đất hiếm vốn là nguyên liệu tối cần thiết cho các sản phẩm kỹ thuật cao của Nhật, từ máy tính cá nhân cho đến xe hơi sử dụng cả xăng và điện.
Tờ báo Nhật Jiji Press trích lời Ngoại trưởng Genba cho biết thêm, Nhật Bản và Ấn Độ cũng sẽ xúc tiến thương lượng về hiệp ước hợp tác hạt nhân dân sự, có cân nhắc đến vấn đề giải trừ nguyên tử và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Hiệp ước này sẽ cho phép Tokyo có thể xuất khẩu kỹ thuật nguyên tử tiên tiến của Nhật sang quốc gia Nam Á đang thiếu thốn năng lượng, một thị trường hấp dẫn cho việc xây dựng các nhà máy điện nguyên tử. Nhưng việc thương thảo đã bế tắc từ sau thảm họa Fukushima ngày 11/3, tai nạn nhà máy điện nguyên tử tệ hại nhất kể từ sau thảm họa Chernobyl cách đây 25 năm.
Nhật Bản – quốc gia duy nhất phải hứng chịu bom nguyên tử - vốn là tiếng nói chủ chốt trong nỗ lực giải trừ hạt nhân trên toàn cầu. Tokyo đặc biệt quan ngại đến việc Ấn Độ là nước sở hữu vũ khí nguyên tử, nhưng lại chưa ký vào Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Nhật Bản đang tìm kiếm các nguồn cung ứng đất hiếm khác để bớt lệ thuộc vào Trung Quốc, nước đang cung cấp trên 90% nhu cầu của toàn thế giới và hiện đang thu hẹp xuất khẩu. Các loại đất hiếm vốn là nguyên liệu tối cần thiết cho các sản phẩm kỹ thuật cao của Nhật, từ máy tính cá nhân cho đến xe hơi sử dụng cả xăng và điện.
Tờ báo Nhật Jiji Press trích lời Ngoại trưởng Genba cho biết thêm, Nhật Bản và Ấn Độ cũng sẽ xúc tiến thương lượng về hiệp ước hợp tác hạt nhân dân sự, có cân nhắc đến vấn đề giải trừ nguyên tử và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Hiệp ước này sẽ cho phép Tokyo có thể xuất khẩu kỹ thuật nguyên tử tiên tiến của Nhật sang quốc gia Nam Á đang thiếu thốn năng lượng, một thị trường hấp dẫn cho việc xây dựng các nhà máy điện nguyên tử. Nhưng việc thương thảo đã bế tắc từ sau thảm họa Fukushima ngày 11/3, tai nạn nhà máy điện nguyên tử tệ hại nhất kể từ sau thảm họa Chernobyl cách đây 25 năm.
Nhật Bản – quốc gia duy nhất phải hứng chịu bom nguyên tử - vốn là tiếng nói chủ chốt trong nỗ lực giải trừ hạt nhân trên toàn cầu. Tokyo đặc biệt quan ngại đến việc Ấn Độ là nước sở hữu vũ khí nguyên tử, nhưng lại chưa ký vào Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.