Bài đăng : Chủ nhật 16 Tháng Mười 2011 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 16 Tháng Mười 2011
Vào tối nay 16/10/2011, người dân Pháp sẽ biết ai là ứng cử viên của đảng cánh tả Xã Hội đối đầu với ứng viên gần như là chắc chắn của cánh hữu, ông Nicolas Sarkozy, trong kỳ bầu cử tổng thống vào năm tới, 2012. Không chỉ là việc chọn lựa giữa bà Martine Aubry và ông François Hollande, cuộc bỏ phiếu này còn quan trọng đối với đảng Xã Hội trên nhiều khía cạnh.
Đây là lần đầu tiên việc đề cử ứng viên của đảng Xã Hội được mở rộng cho tất cả các cử tri ủng hộ các giá trị của cánh tả. Hồi năm 2006, chỉ có những thành viên của đảng Xã Hội mới có quyền bỏ phiếu. Còn năm nay, tất cả những công dân có tên trong danh sách cử tri đều được tham gia, nếu ký vào hiến chương thừa nhận những giá trị của cánh tả, đồng thời đóng góp một euro cho chi phí tổ chức.
Thử thách của vòng bầu cử thứ hai này là làm thế nào duy trì được sự năng động đã có trong vòng một, với 2,66 triệu người đi bầu. Hôm nay, đảng Xã Hội hy vọng sẽ huy động được nhiều người hơn nữa đến với 9.474 phòng phiếu trên khắp nước Pháp. Mục tiêu là tạo đà tiến cho người thắng cử, có thể đẩy mạnh chiến dịch của cánh tả trong cuộc chạy đua vào điện Elysée mùa xuân năm tới.
Về đầu trong cuộc bầu cử vòng một ngày 09/10 vừa qua với tỉ lệ 39,2%, ông François Hollande, 57 tuổi, đang có nhiều ưu thế so với người đứng thứ nhì là bà Martine Aubry với số phiếu 30,4%. Có bốn ứng viên bị loại trong vòng một đã đứng ra ủng hộ ông François Hollande, trong đó có bà Ségolène Royal, ứng cử viên tổng thống lần trước, là người từng sống chung và có bốn con với ông Hollande. Theo cuộc thăm dò mới nhất hôm thứ Sáu, thì ông Hollande sẽ thắng trong vòng hai với 53%, trong khi bà Aubry chỉ được 47%.
Tuy vậy, đối với bà Martine Aubry, 61 tuổi, thì khoảng cách hiện thời vẫn không quá xa để có thể xoay chuyển được tình hình. Bà Aubry vốn được biết đến nhiều với danh hiệu « người phụ nữ của chủ trương làm việc 35 giờ mỗi tuần », vì đã thành công trong việc giảm giờ làm việc hàng tuần từ 39 giờ xuống 35 giờ, khi làm bộ trưởng Lao động vào cuối thập niên 90. Thế mạnh của bà là kinh nghiệm làm việc trong chính phủ cũng như lãnh vực kinh doanh. Bà đã từng ở trong ban lãnh đạo tập đoàn công nghiệp Pechiney, sau đó làm bộ trưởng và thị trưởng một thành phố lớn là Lille.
Còn ông François Hollande đã từng là tổng thư ký đảng Xã hội Pháp trong suốt 11 năm, đã cần mẫn tiến hành chuẩn bị tranh cử trước bà Aubry sáu tháng. Sau vụ bê bối của ông Dominique Strauss-Kahn, ông Hollande đã nhanh chóng vươn lên thay chân ông Strauss-Kahn chiếm ngôi vị đầu trong các cuộc thăm dò dư luận, với khẩu hiệu tập hợp cánh tả đối đầu với ông Sarkozy.
Cánh hữu cũng đã mài dũa vũ khí để đáp trả, trong khi chờ đợi biết được ai sẽ là đối thủ trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Đảng UMP cầm quyền sẽ tổ chức một hội nghị được truyền hình vào ngày thứ Ba 18/10 tới, trong đó tất cả các đề nghị của cánh tả sẽ bị đem ra mổ xẻ.
Thử thách của vòng bầu cử thứ hai này là làm thế nào duy trì được sự năng động đã có trong vòng một, với 2,66 triệu người đi bầu. Hôm nay, đảng Xã Hội hy vọng sẽ huy động được nhiều người hơn nữa đến với 9.474 phòng phiếu trên khắp nước Pháp. Mục tiêu là tạo đà tiến cho người thắng cử, có thể đẩy mạnh chiến dịch của cánh tả trong cuộc chạy đua vào điện Elysée mùa xuân năm tới.
Về đầu trong cuộc bầu cử vòng một ngày 09/10 vừa qua với tỉ lệ 39,2%, ông François Hollande, 57 tuổi, đang có nhiều ưu thế so với người đứng thứ nhì là bà Martine Aubry với số phiếu 30,4%. Có bốn ứng viên bị loại trong vòng một đã đứng ra ủng hộ ông François Hollande, trong đó có bà Ségolène Royal, ứng cử viên tổng thống lần trước, là người từng sống chung và có bốn con với ông Hollande. Theo cuộc thăm dò mới nhất hôm thứ Sáu, thì ông Hollande sẽ thắng trong vòng hai với 53%, trong khi bà Aubry chỉ được 47%.
Tuy vậy, đối với bà Martine Aubry, 61 tuổi, thì khoảng cách hiện thời vẫn không quá xa để có thể xoay chuyển được tình hình. Bà Aubry vốn được biết đến nhiều với danh hiệu « người phụ nữ của chủ trương làm việc 35 giờ mỗi tuần », vì đã thành công trong việc giảm giờ làm việc hàng tuần từ 39 giờ xuống 35 giờ, khi làm bộ trưởng Lao động vào cuối thập niên 90. Thế mạnh của bà là kinh nghiệm làm việc trong chính phủ cũng như lãnh vực kinh doanh. Bà đã từng ở trong ban lãnh đạo tập đoàn công nghiệp Pechiney, sau đó làm bộ trưởng và thị trưởng một thành phố lớn là Lille.
Còn ông François Hollande đã từng là tổng thư ký đảng Xã hội Pháp trong suốt 11 năm, đã cần mẫn tiến hành chuẩn bị tranh cử trước bà Aubry sáu tháng. Sau vụ bê bối của ông Dominique Strauss-Kahn, ông Hollande đã nhanh chóng vươn lên thay chân ông Strauss-Kahn chiếm ngôi vị đầu trong các cuộc thăm dò dư luận, với khẩu hiệu tập hợp cánh tả đối đầu với ông Sarkozy.
Cánh hữu cũng đã mài dũa vũ khí để đáp trả, trong khi chờ đợi biết được ai sẽ là đối thủ trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Đảng UMP cầm quyền sẽ tổ chức một hội nghị được truyền hình vào ngày thứ Ba 18/10 tới, trong đó tất cả các đề nghị của cánh tả sẽ bị đem ra mổ xẻ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.