Bài đăng : Thứ ba 18 Tháng Mười 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 18 Tháng Mười 2011
Liên quan đến hồ sơ Biển Đông, nhật báo La Croix trong chuyên mục về « Những diễn tiến tốt đẹp » hôm nay có bài viết mang tựa đề « Trung Quốc và Việt Nam tìm kiếm một lối thoát cho cuộc xung đột lãnh hải ».
Bài báo nhận xét, nguy cơ một cuộc xung đột quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc đã giảm xuống, nhưng nhấn mạnh là, trong lúc này mà thôi. Sau nhiều tháng căng thẳng, đến cuối tuần qua Bắc Kinh và Hà Nội đã ký kết một bản thỏa thuận gồm sáu điểm, tạo ra cái sườn cho việc thương lượng, nhằm xác định cụ thể vùng biển thuộc chủ quyền của mỗi nước. Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có thể hội đàm cùng nhau về phương cách tốt nhất để đi đến hòa giải.
Tờ báo nhắc lại, Việt Nam, Trung Quốc và cả Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei cùng đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển giàu tài nguyên dầu khí này. Theo thỏa thuận vừa ký, thì Bắc Kinh và Hà Nội sẽ mở một đường dây nóng trực tiếp, và sẽ gặp gỡ mỗi năm hai lần để thương lượng cụ thể. Bản thỏa thuận viết : « Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng … kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác », và nhấn mạnh việc « giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương ».
Theo La Croix, thì thỏa thuận khung này bước đầu có thể giúp làm hòa dịu bớt tình hình căng thẳng đã dấy lên trong những tháng gần đây, do các đòi hỏi quá quắt của Bắc Kinh trên vùng biển chiến lược này. Tất cả các quốc gia láng giềng Đông Nam Á cùng với Hoa Kỳ đều công khai bày tỏ sự lo ngại trước thái độ của Bắc Kinh, vốn không ngừng củng cố tiềm lực quân sự và hàng hải trong khu vực. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng gây áp lực lên các công ty nước ngoài để họ không ký kết các hợp đồng thăm dò dầu khí trên Biển Đông. Các tàu của Việt Nam còn bị Hải quân Trung Quốc hà hiếp.
Do vậy, Washington đã phải lên tiếng bày tỏ mối quan ngại trước ảnh hưởng quân sự ngày càng to lớn của Bắc Kinh tại vùng biển lâu nay vẫn được Hải quân Mỹ « bảo hộ ». Hôm thứ Sáu vừa qua, Hoa Kỳ cũng đã kêu gọi kìm chế, sau khi có thông tin cho biết lần này Đài Loan đang chuẩn bị triển khai hỏa tiễn.
La Croix kết luận, theo nhiều nhà ngoại giao trong khu vực, thì để đạt đến một thỏa thuận chung cuộc về chủ quyền, dựa trên luật quốc tế và được toàn bộ các nước láng giềng có liên quan chấp nhận, thì còn cần rất nhiều đến lòng nhẫn nại và sự kiên trì.
Xã hội Trung Quốc vô cảm do thiếu dân chủ ?
Cũng liên quan đến Trung Quốc nhưng về mặt xã hội, nhật báo cánh tả Libération trong bài viết « Một bé gái bị cán nát đã làm rúng động dư luận Trung Quốc », quan tâm đến thái độ vô cảm của người dân Phật Sơn, Quảng Đông, khi bỏ mặc một em bé hai tuổi bị xe cán trọng thương đang nằm thoi thóp trước bao nhiêu người qua lại.
Đoạn băng video do camera quan sát quay lại được đưa lên mạng, đã được xem gần một triệu lần, và gây ra cả một làn sóng lời bình, một cuộc tranh luận gay gắt về tình trạng đạo đức xã hội tại Trung Quốc bị xuống cấp. Không ít ý kiến cho rằng nếu đó là một con chó hay mèo thì không chừng nhiều người sẽ dừng lại, thậm chí còn đem về nhà chăm sóc, nhưng đây là một em bé nên họ sợ chịu trách nhiệm. Nhiều người lên án hệ thống tư pháp Trung Quốc, vốn thường bắt những người đã cứu giúp nạn nhân phải lãnh trách nhiệm và bồi thường tai nạn - tóm lấy một người hiện diện trước mặt để bắt đền có vẻ đơn giản hơn là tiến hành điều tra mất thời gian và lại tốn kém. Nhưng cũng có người cho rằng « Cái xã hội tệ hại này không phải được dựng lên trong một ngày. Nếu người ta trở nên ích kỷ, đó là vì người dân không có quyền gì cả, và như thế họ cũng cảm thấy không có trách nhiệm ». Người khác cho rằng « Nền văn hóa năm ngàn năm của Trung Quốc đang bị hủy hoại. Ai đã làm cho Trung Quốc ra nông nỗi này ? Ai cũng biết đó là ai… »
Bangkok ngập lụt do đô thị hóa
Cũng về châu Á, Le Monde chú ý đến tình trạng « Bangkok bị biển nước bao vây, đang cố chống chọi với lũ lụt ».
Đặc phái viên của tờ báo tại Sam Khok ở phía bắc Bangkok cho biết hôm Chủ nhật, gần một ngàn chiếc tàu xuôi ngược trên những dòng sông của thủ đô Thái Lan, cố dùng động cơ bơm nước ra biển. Không một giải pháp nào bị chính quyền Thái loại trừ, cho dù vô vọng như trên. Các quân nhân tiếp tục dùng hàng trăm ngàn bao cát để đắp đê ngăn, ở một số nơi nước được bơm ra qua các đường hầm dưới lòng đất hoặc các con kênh. Tại các vùng ngoại ô phía bắc thành phố, những xe tải chở cát túc trực, sẵn sàng can thiệp nếu dòng sông Chao Phraya bị dâng tràn.
Tác giả bài báo tự hỏi, Bangkok đang đương cự được, nhưng đến bao giờ ? Người dân khu vực phía bắc đậu xe hơi ở các bãi tập trung để bảo vệ tài sản này trong trường hợp bị ngập. Phía bên kia các bức tường ngăn lũ, chỉ cách các tòa nhà chọc trời có vài cây số, các giao lộ đã biến mất dưới nước lũ. Những con diệc đậu dài dài theo dải phân cắt, và nhiều người dân giăng lưới, thả câu dọc theo xa lộ. Chỉ có những chiếc xe tải mui trần là còn chạy được đến Sam Khok, chở thức ăn, nước uống, lều bạt và xuồng cho những người bị nạn, nhưng rất khó khăn vì nước đang lên từng ngày. Con lộ chính tại đây trở thành một khu chợ trời để mua bán thực phẩm.
Trong bài viết « Những tác hại của đô thị hóa », Le Monde nhấn mạnh đến sự kiện do quá trình công nghiệp hóa, Thái Lan đã bị mất đi phân nửa diện tích đất nông nghiệp, từ năm 1986 đến 2002. Và các nhà máy được xây dựng trên những mảnh đất này, nay đã bị chìm trong làn nước. Ngay cả các hồ nước như hồ Nakhon Sawan ở miền trung, cũng đã bị giảm diện tích do cuộc chạy đua xây dựng này.
Bài báo nói thêm, vào thế kỷ thứ 19 Bangkok có đến 1.200 khlong, tức kênh đào, giúp thoát nước ra biển. Đa số các con kênh này ngày nay đã biến mất, bị thay thế bằng đường sá và các tòa nhà chọc trời. Tại các vùng thôn quê, nhiều vườn cây trái với những con mương tưới nước, và những cánh đồng lúa trước đây vẫn giữ vai trò tiêu nước cho miền bắc nay đã phải nhường chỗ cho các nhà máy, làm tăng nguy cơ ngập lụt. Việc quản lý các đập nước ở phía bắc cũng là một trong các nguyên nhân gây ra nạn lụt cho phía nam, vì chính quyền ưu tiên cho việc sản xuất điện, thay vì dành để tưới tiêu hoa màu.
Le Monde cho biết, hồi năm 1995 sau khi cả nước bị ngập lụt, chính quyền Thái Lan đã cho thiết trí một hệ thống bơm nước, và các con đê dọc theo con sông Chao Phraya chạy ngang qua Bangkok, cũng như khởi công xây dựng một đường hầm thoát nước. Nhưng việc sử dụng một đường hầm thấp hơn mặt nước biển để thoát nước lại tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Theo một nhà quy hoạch đô thị Thái Lan, thì tốt nhất nên « tổ chức các thành phố thu gọn, và trả lại cho đất nước các vùng tiêu thoát nước tự nhiên ».
Bầu cử sơ bộ đảng Xã hội Pháp : ông Hollande chỉ mới thắng một trận đánh
Các báo Paris hôm nay tiếp tục bàn luận về sự kiện ông François Hollande được bầu chọn làm ứng cử viên của đảng Xã hội cho kỳ bầu cử Tổng thống Pháp năm tới. Le Monde chạy tựa « Ông Hollande và thử thách của tình đoàn kết », với nhận định, sau thắng lợi vừa qua, ông François Hollande cần phải tìm cách chinh phục một lượng cử tri rộng rãi hơn, và huy động cho được tổng lực của đảng Xã hội. Nhật báo công giáo La Croix chú ý đến việc « Ông Hollande được đề cử, cánh hữu trả đũa ». Sau đợt bầu cử rình rang của đảng Xã hội, phe hữu đành phải thay đổi lịch trình đã định : tối qua Thủ tướng François Fillon lên truyền hình giải thích về tình hình kinh tế, và tổ chức ngay một hội nghị để mổ xẻ kế hoạch của cánh tả. Chúng tôi sẽ trở lại với đề tài này trong phần sau. Tờ báo cộng sản L’Humanité nhấn mạnh việc 23 nhân vật trong nhiều lãnh vực ủng hộ Mặt trận cánh tả, một liên minh được thành lập nhân kỳ bầu cử Nghị viện châu Âu năm 2009, do sáng kiến của đảng Cộng sản Pháp.
Nhật báo cánh tả Libération đưa tít lớn trên trang nhất « Vụ nghe lén điện thoại : Cớm của Sarkozy bị truy tố ». Tờ báo dành hai trang lớn bên trong cho vụ ông Bernard Squarcini, giám đốc cơ quan tình báo Pháp bị truy tố hôm qua, do liên quan đến việc nghe lén điện thoại một phóng viên của báo Le Monde đang điều tra về hồ sơ Bettencourt – nữ tỉ phú giàu nhất nước Pháp.
Nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến « Bản tổng kết thực sự của kế hoạch hai công chức về hưu chỉ được thay thế bằng một người ». Hôm nay Quốc hội Pháp bắt đầu xem xét kế hoạch ngân sách cho năm 2012, trong đó lần đầu tiên, hơn phân nửa số chỗ làm của các công chức về hưu để lại sẽ không được thay thế. Và nếu tính cả nhiệm kỳ tổng thống 5 năm, thì việc cắt giảm 150.000 biên chế giúp tiết kiệm được đến 4 tỉ euro.
Trong bài xã luận, Le Monde cho rằng ông François Hollande, ứng viên được đề cử của đảng Xã hội, chỉ mới thắng được một trận đánh, chứ chưa thắng được cả một cuộc chiến tranh. Người chiến thắng duy nhất sau hai vòng bầu cử vừa qua chính là thể thức bầu cử sơ bộ để chọn ứng viên ra tranh cử tổng thống, một tiến trình dân chủ mở rộng lần đầu tiên được áp dụng tại nước Pháp. Theo Le Monde, đây là một sáng kiến quan trọng trong đời sống chính trị Pháp.
Tờ báo nhắc lại, sáng kiến này ban đầu được đón nhận rất dè dặt. Cánh hữu cho đây là một sự đe dọa về bí mật bầu cử, hoặc đi ngược lại với tinh thần các thể chế lâu nay, còn cánh tả lo ngại sẽ làm chia rẽ nội bộ thêm trầm trọng. Chính bản thân ông Hollande hồi đầu cũng không nhiệt tình mấy. Nhưng kết quả cho thấy người dân Pháp ủng hộ mạnh mẽ thể thức này, cho dù có hơi bị Mỹ hóa. Quá trình bầu cử sơ bộ cũng đã tạo cơ hội cho các cuộc tranh luận về khủng hoảng nợ, vai trò của Nhà nước, vấn đề toàn cầu hóa hay hồ sơ năng lượng. Một bộ phận của cánh hữu nay cũng đã nhìn nhận tính hiện đại của tiến trình này, và đề nghị áp dụng cho năm 2017.
Vào thời đại internet, dư luận muốn được tham gia vào việc chọn lựa ứng cử viên một cách minh bạch, và theo Le Monde, thì điều này có lý. Với cuộc bầu cử sơ bộ vừa qua, thì cánh tả đã có sáng tạo, nhưng không thể coi đây là một thắng lợi hoàn toàn, nếu không dẫn đến một chiến thắng của ứng viên phe mình trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 6/5 năm tới. Những cử tri đã đi bầu chỉ mới trả lời cho một câu hỏi duy nhất, đó là : Ai là ứng cử viên sẽ có khả năng thắng được ông Nicolas Sarkozy ? Nhờ khẩu hiệu « tập hợp », ông François Hollande đã thắng, nhưng « tập hợp » lại vì mục đích gì ? Nếu chỉ để đánh bại Tổng thống sắp mãn nhiệm, thì chưa đủ, mà theo Le Monde, thì còn cần nỗ lực « gầy dựng lại giấc mộng Pháp ».
Tờ báo nhắc lại, Việt Nam, Trung Quốc và cả Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei cùng đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển giàu tài nguyên dầu khí này. Theo thỏa thuận vừa ký, thì Bắc Kinh và Hà Nội sẽ mở một đường dây nóng trực tiếp, và sẽ gặp gỡ mỗi năm hai lần để thương lượng cụ thể. Bản thỏa thuận viết : « Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng … kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác », và nhấn mạnh việc « giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương ».
Theo La Croix, thì thỏa thuận khung này bước đầu có thể giúp làm hòa dịu bớt tình hình căng thẳng đã dấy lên trong những tháng gần đây, do các đòi hỏi quá quắt của Bắc Kinh trên vùng biển chiến lược này. Tất cả các quốc gia láng giềng Đông Nam Á cùng với Hoa Kỳ đều công khai bày tỏ sự lo ngại trước thái độ của Bắc Kinh, vốn không ngừng củng cố tiềm lực quân sự và hàng hải trong khu vực. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng gây áp lực lên các công ty nước ngoài để họ không ký kết các hợp đồng thăm dò dầu khí trên Biển Đông. Các tàu của Việt Nam còn bị Hải quân Trung Quốc hà hiếp.
Do vậy, Washington đã phải lên tiếng bày tỏ mối quan ngại trước ảnh hưởng quân sự ngày càng to lớn của Bắc Kinh tại vùng biển lâu nay vẫn được Hải quân Mỹ « bảo hộ ». Hôm thứ Sáu vừa qua, Hoa Kỳ cũng đã kêu gọi kìm chế, sau khi có thông tin cho biết lần này Đài Loan đang chuẩn bị triển khai hỏa tiễn.
La Croix kết luận, theo nhiều nhà ngoại giao trong khu vực, thì để đạt đến một thỏa thuận chung cuộc về chủ quyền, dựa trên luật quốc tế và được toàn bộ các nước láng giềng có liên quan chấp nhận, thì còn cần rất nhiều đến lòng nhẫn nại và sự kiên trì.
Xã hội Trung Quốc vô cảm do thiếu dân chủ ?
Cũng liên quan đến Trung Quốc nhưng về mặt xã hội, nhật báo cánh tả Libération trong bài viết « Một bé gái bị cán nát đã làm rúng động dư luận Trung Quốc », quan tâm đến thái độ vô cảm của người dân Phật Sơn, Quảng Đông, khi bỏ mặc một em bé hai tuổi bị xe cán trọng thương đang nằm thoi thóp trước bao nhiêu người qua lại.
Đoạn băng video do camera quan sát quay lại được đưa lên mạng, đã được xem gần một triệu lần, và gây ra cả một làn sóng lời bình, một cuộc tranh luận gay gắt về tình trạng đạo đức xã hội tại Trung Quốc bị xuống cấp. Không ít ý kiến cho rằng nếu đó là một con chó hay mèo thì không chừng nhiều người sẽ dừng lại, thậm chí còn đem về nhà chăm sóc, nhưng đây là một em bé nên họ sợ chịu trách nhiệm. Nhiều người lên án hệ thống tư pháp Trung Quốc, vốn thường bắt những người đã cứu giúp nạn nhân phải lãnh trách nhiệm và bồi thường tai nạn - tóm lấy một người hiện diện trước mặt để bắt đền có vẻ đơn giản hơn là tiến hành điều tra mất thời gian và lại tốn kém. Nhưng cũng có người cho rằng « Cái xã hội tệ hại này không phải được dựng lên trong một ngày. Nếu người ta trở nên ích kỷ, đó là vì người dân không có quyền gì cả, và như thế họ cũng cảm thấy không có trách nhiệm ». Người khác cho rằng « Nền văn hóa năm ngàn năm của Trung Quốc đang bị hủy hoại. Ai đã làm cho Trung Quốc ra nông nỗi này ? Ai cũng biết đó là ai… »
Bangkok ngập lụt do đô thị hóa
Cũng về châu Á, Le Monde chú ý đến tình trạng « Bangkok bị biển nước bao vây, đang cố chống chọi với lũ lụt ».
Đặc phái viên của tờ báo tại Sam Khok ở phía bắc Bangkok cho biết hôm Chủ nhật, gần một ngàn chiếc tàu xuôi ngược trên những dòng sông của thủ đô Thái Lan, cố dùng động cơ bơm nước ra biển. Không một giải pháp nào bị chính quyền Thái loại trừ, cho dù vô vọng như trên. Các quân nhân tiếp tục dùng hàng trăm ngàn bao cát để đắp đê ngăn, ở một số nơi nước được bơm ra qua các đường hầm dưới lòng đất hoặc các con kênh. Tại các vùng ngoại ô phía bắc thành phố, những xe tải chở cát túc trực, sẵn sàng can thiệp nếu dòng sông Chao Phraya bị dâng tràn.
Tác giả bài báo tự hỏi, Bangkok đang đương cự được, nhưng đến bao giờ ? Người dân khu vực phía bắc đậu xe hơi ở các bãi tập trung để bảo vệ tài sản này trong trường hợp bị ngập. Phía bên kia các bức tường ngăn lũ, chỉ cách các tòa nhà chọc trời có vài cây số, các giao lộ đã biến mất dưới nước lũ. Những con diệc đậu dài dài theo dải phân cắt, và nhiều người dân giăng lưới, thả câu dọc theo xa lộ. Chỉ có những chiếc xe tải mui trần là còn chạy được đến Sam Khok, chở thức ăn, nước uống, lều bạt và xuồng cho những người bị nạn, nhưng rất khó khăn vì nước đang lên từng ngày. Con lộ chính tại đây trở thành một khu chợ trời để mua bán thực phẩm.
Trong bài viết « Những tác hại của đô thị hóa », Le Monde nhấn mạnh đến sự kiện do quá trình công nghiệp hóa, Thái Lan đã bị mất đi phân nửa diện tích đất nông nghiệp, từ năm 1986 đến 2002. Và các nhà máy được xây dựng trên những mảnh đất này, nay đã bị chìm trong làn nước. Ngay cả các hồ nước như hồ Nakhon Sawan ở miền trung, cũng đã bị giảm diện tích do cuộc chạy đua xây dựng này.
Bài báo nói thêm, vào thế kỷ thứ 19 Bangkok có đến 1.200 khlong, tức kênh đào, giúp thoát nước ra biển. Đa số các con kênh này ngày nay đã biến mất, bị thay thế bằng đường sá và các tòa nhà chọc trời. Tại các vùng thôn quê, nhiều vườn cây trái với những con mương tưới nước, và những cánh đồng lúa trước đây vẫn giữ vai trò tiêu nước cho miền bắc nay đã phải nhường chỗ cho các nhà máy, làm tăng nguy cơ ngập lụt. Việc quản lý các đập nước ở phía bắc cũng là một trong các nguyên nhân gây ra nạn lụt cho phía nam, vì chính quyền ưu tiên cho việc sản xuất điện, thay vì dành để tưới tiêu hoa màu.
Le Monde cho biết, hồi năm 1995 sau khi cả nước bị ngập lụt, chính quyền Thái Lan đã cho thiết trí một hệ thống bơm nước, và các con đê dọc theo con sông Chao Phraya chạy ngang qua Bangkok, cũng như khởi công xây dựng một đường hầm thoát nước. Nhưng việc sử dụng một đường hầm thấp hơn mặt nước biển để thoát nước lại tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Theo một nhà quy hoạch đô thị Thái Lan, thì tốt nhất nên « tổ chức các thành phố thu gọn, và trả lại cho đất nước các vùng tiêu thoát nước tự nhiên ».
Bầu cử sơ bộ đảng Xã hội Pháp : ông Hollande chỉ mới thắng một trận đánh
Các báo Paris hôm nay tiếp tục bàn luận về sự kiện ông François Hollande được bầu chọn làm ứng cử viên của đảng Xã hội cho kỳ bầu cử Tổng thống Pháp năm tới. Le Monde chạy tựa « Ông Hollande và thử thách của tình đoàn kết », với nhận định, sau thắng lợi vừa qua, ông François Hollande cần phải tìm cách chinh phục một lượng cử tri rộng rãi hơn, và huy động cho được tổng lực của đảng Xã hội. Nhật báo công giáo La Croix chú ý đến việc « Ông Hollande được đề cử, cánh hữu trả đũa ». Sau đợt bầu cử rình rang của đảng Xã hội, phe hữu đành phải thay đổi lịch trình đã định : tối qua Thủ tướng François Fillon lên truyền hình giải thích về tình hình kinh tế, và tổ chức ngay một hội nghị để mổ xẻ kế hoạch của cánh tả. Chúng tôi sẽ trở lại với đề tài này trong phần sau. Tờ báo cộng sản L’Humanité nhấn mạnh việc 23 nhân vật trong nhiều lãnh vực ủng hộ Mặt trận cánh tả, một liên minh được thành lập nhân kỳ bầu cử Nghị viện châu Âu năm 2009, do sáng kiến của đảng Cộng sản Pháp.
Nhật báo cánh tả Libération đưa tít lớn trên trang nhất « Vụ nghe lén điện thoại : Cớm của Sarkozy bị truy tố ». Tờ báo dành hai trang lớn bên trong cho vụ ông Bernard Squarcini, giám đốc cơ quan tình báo Pháp bị truy tố hôm qua, do liên quan đến việc nghe lén điện thoại một phóng viên của báo Le Monde đang điều tra về hồ sơ Bettencourt – nữ tỉ phú giàu nhất nước Pháp.
Nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến « Bản tổng kết thực sự của kế hoạch hai công chức về hưu chỉ được thay thế bằng một người ». Hôm nay Quốc hội Pháp bắt đầu xem xét kế hoạch ngân sách cho năm 2012, trong đó lần đầu tiên, hơn phân nửa số chỗ làm của các công chức về hưu để lại sẽ không được thay thế. Và nếu tính cả nhiệm kỳ tổng thống 5 năm, thì việc cắt giảm 150.000 biên chế giúp tiết kiệm được đến 4 tỉ euro.
Trong bài xã luận, Le Monde cho rằng ông François Hollande, ứng viên được đề cử của đảng Xã hội, chỉ mới thắng được một trận đánh, chứ chưa thắng được cả một cuộc chiến tranh. Người chiến thắng duy nhất sau hai vòng bầu cử vừa qua chính là thể thức bầu cử sơ bộ để chọn ứng viên ra tranh cử tổng thống, một tiến trình dân chủ mở rộng lần đầu tiên được áp dụng tại nước Pháp. Theo Le Monde, đây là một sáng kiến quan trọng trong đời sống chính trị Pháp.
Tờ báo nhắc lại, sáng kiến này ban đầu được đón nhận rất dè dặt. Cánh hữu cho đây là một sự đe dọa về bí mật bầu cử, hoặc đi ngược lại với tinh thần các thể chế lâu nay, còn cánh tả lo ngại sẽ làm chia rẽ nội bộ thêm trầm trọng. Chính bản thân ông Hollande hồi đầu cũng không nhiệt tình mấy. Nhưng kết quả cho thấy người dân Pháp ủng hộ mạnh mẽ thể thức này, cho dù có hơi bị Mỹ hóa. Quá trình bầu cử sơ bộ cũng đã tạo cơ hội cho các cuộc tranh luận về khủng hoảng nợ, vai trò của Nhà nước, vấn đề toàn cầu hóa hay hồ sơ năng lượng. Một bộ phận của cánh hữu nay cũng đã nhìn nhận tính hiện đại của tiến trình này, và đề nghị áp dụng cho năm 2017.
Vào thời đại internet, dư luận muốn được tham gia vào việc chọn lựa ứng cử viên một cách minh bạch, và theo Le Monde, thì điều này có lý. Với cuộc bầu cử sơ bộ vừa qua, thì cánh tả đã có sáng tạo, nhưng không thể coi đây là một thắng lợi hoàn toàn, nếu không dẫn đến một chiến thắng của ứng viên phe mình trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 6/5 năm tới. Những cử tri đã đi bầu chỉ mới trả lời cho một câu hỏi duy nhất, đó là : Ai là ứng cử viên sẽ có khả năng thắng được ông Nicolas Sarkozy ? Nhờ khẩu hiệu « tập hợp », ông François Hollande đã thắng, nhưng « tập hợp » lại vì mục đích gì ? Nếu chỉ để đánh bại Tổng thống sắp mãn nhiệm, thì chưa đủ, mà theo Le Monde, thì còn cần nỗ lực « gầy dựng lại giấc mộng Pháp ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.