Bài đăng : Thứ tư 12 Tháng Mười 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 12 Tháng Mười 2011
Bài báo mở đầu bằng câu nói bày tỏ sự xúc động của người thân ông Zarganar khi biết ông được trả tự do. Nghệ sĩ Miến Điện này đã bị tù từ năm 2008, với bản án 35 năm tù giam vì « chỉ trích chế độ và nói chuyện với báo chí nước ngoài ».
La Croix cho rằng lệnh đặc xá trên càng củng cố thêm hy vọng chính quyền Miến Điện sẽ thả thêm hai ngàn tù nhân chính trị, gồm các nhà tranh đấu, luật sư, nghệ sĩ, nhà báo. Việc thả tù chính trị đã được Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu, Liên Hiệp Quốc và phe đối lập Miến Điện đòi hỏi từ nhiều năm qua, đặc biệt là từ tháng 11 năm ngoái, như bằng chứng cho lời hứa cải cách của tân chính phủ.
Giáo sư Renaud Egreteau của Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc trường đại học Hồng Kông, chuyên gia về Miến Điện nhận xét, nói chung cứ mỗi hai năm, nước này lại ân xá cho một số tù nhân. Nhưng phải nhìn nhận rằng đợt ân xá lần này là một dấu hiệu tốt. Ngay trong ngôn từ cũng thế, vì các lãnh đạo chính trị đã sử dụng đến từ « tù nhân lương tâm ». Như vậy họ đã nhìn nhận là có các tù nhân chính trị, trong khi trước đây vẫn phủ nhận.
Theo La Croix, đây là một cử chỉ mạnh mẽ và đầy ý nghĩa, cộng thêm các quyết định mạnh dạn trong những tháng gần đây, trong một quốc gia lâu nay vẫn nổi tiếng là bảo thủ và quân phiệt. Sau khi tướng Than Shwe cầm quyền từ năm 1962 về hưu, cựu tướng lãnh Thein Sein lên làm tổng thống từ tháng Ba, đã cố chứng tỏ các nỗ lực cải cách sâu sắc. Ông đã nối lại đối thoại với nhà đối lập Aung San Suu Kyi, người đã bị ngồi tù và quản thúc suốt 15 năm. Cuối tháng Chín, ông Thein Sein tuyên bố ngưng dự án xây đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ để « tôn trọng ý nguyện của dân chúng ». Bên cạnh đó, ông còn cho thành lập Ủy ban quốc gia về nhân quyền.
Giáo sư Egreteau nhận định, thật ngạc nhiên khi một loạt quyết định như thế diễn ra nhanh chóng. Các hành động cởi mở trên đã gây kinh ngạc cho tất cả mọi người, từ các nhà ngoại giao, những nhà đối lập trong nước cho đến các nhà ly khai đang lưu vong. Vẫn khó thể nói rằng Miến Điện đang hướng về một sự bình thường hóa về mặt chính trị và xã hội, nhưng những thay đổi đã ở mức chưa từng thấy kể từ hai chục năm qua. Đất nước này rõ ràng đang ở vào thời kỳ quá độ.
Theo La Croix, thì áp lực quốc tế chắc chắn đã đóng vai trò quan trọng trong những chuyển biến trên đây. Nhưng nhất là đã có những tiến triển trong quân đội, tạo nên những khởi đầu cho một tiến trình dân chủ. Một thế hệ tướng lãnh và sĩ quan mới lên nắm quyền, đã thấy được rằng tương lai của đất nước sẽ đổi khác nếu hòa hợp được với các quốc gia trên thế giới. Trước hết là với các nước láng giềng châu Á, rồi đến Hoa Kỳ và châu Âu.
Tuy vậy tờ báo cho biết, trong quân đội Miến Điện vẫn còn những nhân vật hết sức bảo thủ, chống đối lại chính sách đổi mới. Theo giáo sư Egreteau, trong lúc này tốt nhất là nên củng cố những tiến bộ đã đạt được và không nên đòi hỏi tất cả cùng một lúc, vì những nhân tố trong nội bộ quân đội sẽ cản bước.
Còn nếu các tù nhân chính trị được trả tự do lần này, La Croix cho rằng, phương Tây sẽ buộc phải đáp lại tương ứng, bắt đầu từ việc ngưng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Miến Điện.
Tòa án xét xử Khmer Đỏ : Tốn kém, chậm chạp và bị áp lực chính quyền
Cũng liên quan đến châu Á, Le Figaro có bài viết mang tựa đề « Phiên tòa xử Khmer Đỏ bị chỉ trích », và nhấn mạnh, tòa án bị ngăn trở bởi tham nhũng và áp lực chính trị.
Nhắc lại sự kiện thẩm phán người Đức Siegfried Blunk từ chức mới đây, thông tín viên của tờ báo tại Bangkok nói thêm, đây là vụ từ chức thứ năm tại Tòa án quốc tế xét xử Khmer Đỏ. Năm 2009, công tố viên người Canada đã nhanh chóng từ nhiệm, sau khi công khai những bất đồng với đồng nghiệp người Cam Bốt Chea Leang về việc tiến hành thêm các cuộc điều tra mới. Năm 2010, thẩm phán người Pháp Marcel Lemonde cũng đã rời tòa án này, do người đồng sự Cam Bốt từ chối ký lệnh triệu tập sáu cán bộ cao cấp, trong đó có hai bộ trưởng, ra tòa để làm nhân chứng. Trường hợp thẩm phán Siegfried Blunk trên đây là vì bị tổ chức Human Rights Watch cáo giác là đã nhượng bộ chính quyền, muốn xếp lại hai hồ sơ liên quan đến năm cựu quan chức Khmer Đỏ.
Ngoài việc có những nhận định khác nhau do khác biệt về văn hóa, áp lực của chính quyền đóng vai trò đáng kể. Hồi cuối năm ngoái, luật sư người Anh Richard Rogers đã phải từ chối làm việc và tố cáo « sự can thiệp của chính quyền là mối đe dọa lớn nhất đè nặng lên tính độc lập của tòa án ». Giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch chỉ trích Thủ tướng Hun Sen, vốn là sĩ quan Khmer Đỏ trước đây, là cứ « khăng khăng duy trì việc kiểm soát các tiến trình tư pháp ». Thậm chí phát ngôn viên của ông Hun Sen còn đề nghị các thẩm phán ngoại quốc cứ việc xách va-li về nước nếu không hài lòng về các diễn tiến, mà theo Le Figaro, đúng ra phải hiểu là, về vai trò bù nhìn của họ. Hun Sen đã quyết định, các cán bộ trung cấp nay đang làm việc trong quân đội và bộ máy chính phủ sẽ không bị xét xử, vì theo ông, điều này sẽ gây ra nội chiến.
Tờ báo nhận xét, các xung đột không ngừng nghỉ giữa Phnom Penh và cộng đồng quốc tế đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của Tòa án. Và ngày nay rất nhiều người tỏ ra nghi ngờ về khả năng tập hợp được đầy đủ những bằng chứng về tội ác diệt chủng của bọn Khmer Đỏ, đã làm cho hai triệu người chết từ năm 1975 đến 1979.
Le Figaro kết luận, sau năm năm trời, tiêu tốn hết 150 triệu đô la, chỉ mới tuyên được có một bản án, những gì người dân Cam Bốt nhớ được từ phiên tòa này chỉ là những cuộc cãi vã, nhịp độ làm việc hết sức chậm chạp, và nạn tham nhũng.
Ngân hàng : Lá phổi kinh tế châu Âu
Trên lãnh vực kinh tế, nhật báo La Croix cho rằng, các ngân hàng là lá phổi của nền kinh tế châu Âu, đóng vai trò trung tâm trong việc tài trợ cho kinh doanh.
Trong bài xã luận, tờ báo nhận xét, nghề ngân hàng chưa bao giờ được nhắc đến nhiều như thế, và cũng chưa bao giờ gây ấn tượng xấu như hiện nay. Điều này không phải là không có lý, vì trong hai thập kỷ gần đây, các ngân hàng đã đua nhau tham gia các hoạt động tài chính đem lại nhiều lợi nhuận, nhưng rủi ro cũng to lớn không kém. Cho đến khi bong bóng tài chính bùng nổ vào năm 2008, thì từ Hoa Kỳ cho đến châu Âu, tiền thuế của dân đã bị dùng để cứu vãn các ngân hàng khỏi bị sụp đổ. Một khi trận bão đã đi qua, thì ngân hàng lại vội vã trả các món tín dụng hỗ trợ để lại được tự do như trước, nhất là để trả những khoản lương khổng lồ cho ban lãnh đạo, khiến người ta có cảm giác là mèo lại hoàn mèo.
Tuy nhiên La Croix nhắc nhở, nghề nghiệp ngân hàng là một nghề hữu ích và hợp pháp. Nhà băng dùng tiền tiết kiệm của những người chưa cần đến để cho những người cần kinh doanh vay. Nhưng vai trò truyền thống này đã bị nhiều ngân hàng coi nhẹ, để lao vào cuộc đua các sản phẩm tài chính nhằm thu lợi cho chính mình, thay vì phục vụ khách hàng. Theo tờ báo, cần tách rời hẳn hoạt động ngân hàng thương mại phục vụ khách với ngân hàng đầu cơ tài chính. Đây là quy định đã được áp dụng ở Mỹ ngay sau cuộc khủng hoảng 1929, nhưng dần dần bị gỡ bỏ vào thập niên 80 và 90 dưới áp lực của giới ngân hàng. La Croix cho rằng, thời điểm hiện nay chính là lúc để tái lập. Đặc biệt là ở châu Âu, 70% nguồn tài chính cho công ty xí nghiệp đến từ ngân hàng, và riêng ở Pháp, khu vực ngân hàng đứng thứ ba trong việc thu dụng nhân công.
Thành công của bộ phim câm đen trắng « Người nghệ sĩ »
Trong lãnh vực điện ảnh, hầu hết các báo Pháp hôm nay đều ca ngợi bộ phim « Người nghệ sĩ », bộ phim câm đen trắng đoạt giải trong Liên hoan phim Cannes, được trình chiếu kể từ tuần này.
Báo chí nhìn nhận, quyết định quay một bộ phim như thế - không có màu sắc cũng không có tiếng nói - trong thời đại kỹ thuật ba chiều hiện nay, quả là một ý tưởng độc đáo và can đảm, nhưng đã thành công ngoài dự kiến. Qua phim này, diễn viên nam chính Jean Dujardin đã xuất sắc đoạt giải diễn xuất của Liên hoan điện ảnh Cannes. La Croix đề cập đến sự phối hợp hết sức ăn ý với nữ diễn viên Bérénice Béjo, còn Libération ca ngợi diễn xuẩt của chú chó Huggy xinh xắn trong phim. Le Figaro cho biết thêm, đạo diễn Michel Hazanavicius, người đã thực hiện loạt phim điệp viên nổi tiếng OSS117, đã cho quay Người nghệ sĩ tại các phim trường huyền thoại của Hollywood chỉ trong vòng 35 ngày. Bộ phim xuất hiện tại Cannes như một vật thể ngoài hành tinh sang trọng, và sau khi đoạt thêm giải Quả cầu vàng, nhà đạo diễn có thể mơ đến giải Oscar, tuy con đường trước mặt hãy còn xa.
Chính trị và kinh tế trong nước : Tựa chính báo Pháp
Thời sự nước Pháp là mối quan tâm chính của các nhật báo Paris hôm nay, đặc biệt là cuộc tranh luận giữa hai ứng viên cánh tả trên truyền hình vào buổi tối, bước quan trọng để chọn ra người đại diện của đảng Xã hội trong cuộc chạy đua vào điện Elysée. Nhật báo cánh hữu Le Figaro chạy tựa « Khoảng cách được rút ngắn trong các cuộc thăm dò – Aubry và Hollande đối địch ». Tờ báo đặt câu hỏi, nếu phe tả cứng rắn thắng thì phe tả ôn hòa sẽ ra sao, và ngược lại. Theo Le Figaro, dù sao đi nữa cánh tả cũng khó thể khẳng định sự thống nhất trong nội bộ.
Trang bìa của Libération được in trên nền màu hồng sẫm, với hai khuôn mặt ông François Hollande và bà Martine Aubry đang đối diện, và dòng chữ lớn « Đảng Xã hội đấu với đảng Xã hội ». Nhật báo cánh tả dành 6 trang báo để điểm qua những khác biệt trong chủ trương của hai ứng viên, bình luận của các nhà phân tích, và cho rằng cuộc tranh đua sẽ rất quyết liệt.
Nhật báo cộng sản L’Humanité đưa ảnh cuộc biểu tình hôm qua lên trang nhất và chạy tít « Chán ngấy với chính sách khắc khổ của ông Sarkozy ». Tờ báo nhấn mạnh, 300 ngàn người đã xuống đường để đòi hỏi cung cách phân bố nguồn lực công bằng hơn.
Nhật báo công giáo La Croix quan tâm đến khía cạnh kinh tế, với dòng tựa « Các ngân hàng tuy xuống dốc nhưng vẫn cần thiết ». Theo tờ báo thì rất cần hỗ trợ cho lãnh vực ngân hàng hiện đang gặp khó khăn từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp, vì vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế. Còn nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến vấn đề « Thuế đánh trên những người thu nhập cao tăng nặng », khi Thủ tướng Pháp đã đồng ý tăng mức thuế đối với người có thu nhập trên 500.000 euro một năm từ 3% lên 4%.
La Croix cho rằng lệnh đặc xá trên càng củng cố thêm hy vọng chính quyền Miến Điện sẽ thả thêm hai ngàn tù nhân chính trị, gồm các nhà tranh đấu, luật sư, nghệ sĩ, nhà báo. Việc thả tù chính trị đã được Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu, Liên Hiệp Quốc và phe đối lập Miến Điện đòi hỏi từ nhiều năm qua, đặc biệt là từ tháng 11 năm ngoái, như bằng chứng cho lời hứa cải cách của tân chính phủ.
Giáo sư Renaud Egreteau của Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc trường đại học Hồng Kông, chuyên gia về Miến Điện nhận xét, nói chung cứ mỗi hai năm, nước này lại ân xá cho một số tù nhân. Nhưng phải nhìn nhận rằng đợt ân xá lần này là một dấu hiệu tốt. Ngay trong ngôn từ cũng thế, vì các lãnh đạo chính trị đã sử dụng đến từ « tù nhân lương tâm ». Như vậy họ đã nhìn nhận là có các tù nhân chính trị, trong khi trước đây vẫn phủ nhận.
Theo La Croix, đây là một cử chỉ mạnh mẽ và đầy ý nghĩa, cộng thêm các quyết định mạnh dạn trong những tháng gần đây, trong một quốc gia lâu nay vẫn nổi tiếng là bảo thủ và quân phiệt. Sau khi tướng Than Shwe cầm quyền từ năm 1962 về hưu, cựu tướng lãnh Thein Sein lên làm tổng thống từ tháng Ba, đã cố chứng tỏ các nỗ lực cải cách sâu sắc. Ông đã nối lại đối thoại với nhà đối lập Aung San Suu Kyi, người đã bị ngồi tù và quản thúc suốt 15 năm. Cuối tháng Chín, ông Thein Sein tuyên bố ngưng dự án xây đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ để « tôn trọng ý nguyện của dân chúng ». Bên cạnh đó, ông còn cho thành lập Ủy ban quốc gia về nhân quyền.
Giáo sư Egreteau nhận định, thật ngạc nhiên khi một loạt quyết định như thế diễn ra nhanh chóng. Các hành động cởi mở trên đã gây kinh ngạc cho tất cả mọi người, từ các nhà ngoại giao, những nhà đối lập trong nước cho đến các nhà ly khai đang lưu vong. Vẫn khó thể nói rằng Miến Điện đang hướng về một sự bình thường hóa về mặt chính trị và xã hội, nhưng những thay đổi đã ở mức chưa từng thấy kể từ hai chục năm qua. Đất nước này rõ ràng đang ở vào thời kỳ quá độ.
Theo La Croix, thì áp lực quốc tế chắc chắn đã đóng vai trò quan trọng trong những chuyển biến trên đây. Nhưng nhất là đã có những tiến triển trong quân đội, tạo nên những khởi đầu cho một tiến trình dân chủ. Một thế hệ tướng lãnh và sĩ quan mới lên nắm quyền, đã thấy được rằng tương lai của đất nước sẽ đổi khác nếu hòa hợp được với các quốc gia trên thế giới. Trước hết là với các nước láng giềng châu Á, rồi đến Hoa Kỳ và châu Âu.
Tuy vậy tờ báo cho biết, trong quân đội Miến Điện vẫn còn những nhân vật hết sức bảo thủ, chống đối lại chính sách đổi mới. Theo giáo sư Egreteau, trong lúc này tốt nhất là nên củng cố những tiến bộ đã đạt được và không nên đòi hỏi tất cả cùng một lúc, vì những nhân tố trong nội bộ quân đội sẽ cản bước.
Còn nếu các tù nhân chính trị được trả tự do lần này, La Croix cho rằng, phương Tây sẽ buộc phải đáp lại tương ứng, bắt đầu từ việc ngưng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Miến Điện.
Tòa án xét xử Khmer Đỏ : Tốn kém, chậm chạp và bị áp lực chính quyền
Cũng liên quan đến châu Á, Le Figaro có bài viết mang tựa đề « Phiên tòa xử Khmer Đỏ bị chỉ trích », và nhấn mạnh, tòa án bị ngăn trở bởi tham nhũng và áp lực chính trị.
Nhắc lại sự kiện thẩm phán người Đức Siegfried Blunk từ chức mới đây, thông tín viên của tờ báo tại Bangkok nói thêm, đây là vụ từ chức thứ năm tại Tòa án quốc tế xét xử Khmer Đỏ. Năm 2009, công tố viên người Canada đã nhanh chóng từ nhiệm, sau khi công khai những bất đồng với đồng nghiệp người Cam Bốt Chea Leang về việc tiến hành thêm các cuộc điều tra mới. Năm 2010, thẩm phán người Pháp Marcel Lemonde cũng đã rời tòa án này, do người đồng sự Cam Bốt từ chối ký lệnh triệu tập sáu cán bộ cao cấp, trong đó có hai bộ trưởng, ra tòa để làm nhân chứng. Trường hợp thẩm phán Siegfried Blunk trên đây là vì bị tổ chức Human Rights Watch cáo giác là đã nhượng bộ chính quyền, muốn xếp lại hai hồ sơ liên quan đến năm cựu quan chức Khmer Đỏ.
Ngoài việc có những nhận định khác nhau do khác biệt về văn hóa, áp lực của chính quyền đóng vai trò đáng kể. Hồi cuối năm ngoái, luật sư người Anh Richard Rogers đã phải từ chối làm việc và tố cáo « sự can thiệp của chính quyền là mối đe dọa lớn nhất đè nặng lên tính độc lập của tòa án ». Giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch chỉ trích Thủ tướng Hun Sen, vốn là sĩ quan Khmer Đỏ trước đây, là cứ « khăng khăng duy trì việc kiểm soát các tiến trình tư pháp ». Thậm chí phát ngôn viên của ông Hun Sen còn đề nghị các thẩm phán ngoại quốc cứ việc xách va-li về nước nếu không hài lòng về các diễn tiến, mà theo Le Figaro, đúng ra phải hiểu là, về vai trò bù nhìn của họ. Hun Sen đã quyết định, các cán bộ trung cấp nay đang làm việc trong quân đội và bộ máy chính phủ sẽ không bị xét xử, vì theo ông, điều này sẽ gây ra nội chiến.
Tờ báo nhận xét, các xung đột không ngừng nghỉ giữa Phnom Penh và cộng đồng quốc tế đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của Tòa án. Và ngày nay rất nhiều người tỏ ra nghi ngờ về khả năng tập hợp được đầy đủ những bằng chứng về tội ác diệt chủng của bọn Khmer Đỏ, đã làm cho hai triệu người chết từ năm 1975 đến 1979.
Le Figaro kết luận, sau năm năm trời, tiêu tốn hết 150 triệu đô la, chỉ mới tuyên được có một bản án, những gì người dân Cam Bốt nhớ được từ phiên tòa này chỉ là những cuộc cãi vã, nhịp độ làm việc hết sức chậm chạp, và nạn tham nhũng.
Ngân hàng : Lá phổi kinh tế châu Âu
Trên lãnh vực kinh tế, nhật báo La Croix cho rằng, các ngân hàng là lá phổi của nền kinh tế châu Âu, đóng vai trò trung tâm trong việc tài trợ cho kinh doanh.
Trong bài xã luận, tờ báo nhận xét, nghề ngân hàng chưa bao giờ được nhắc đến nhiều như thế, và cũng chưa bao giờ gây ấn tượng xấu như hiện nay. Điều này không phải là không có lý, vì trong hai thập kỷ gần đây, các ngân hàng đã đua nhau tham gia các hoạt động tài chính đem lại nhiều lợi nhuận, nhưng rủi ro cũng to lớn không kém. Cho đến khi bong bóng tài chính bùng nổ vào năm 2008, thì từ Hoa Kỳ cho đến châu Âu, tiền thuế của dân đã bị dùng để cứu vãn các ngân hàng khỏi bị sụp đổ. Một khi trận bão đã đi qua, thì ngân hàng lại vội vã trả các món tín dụng hỗ trợ để lại được tự do như trước, nhất là để trả những khoản lương khổng lồ cho ban lãnh đạo, khiến người ta có cảm giác là mèo lại hoàn mèo.
Tuy nhiên La Croix nhắc nhở, nghề nghiệp ngân hàng là một nghề hữu ích và hợp pháp. Nhà băng dùng tiền tiết kiệm của những người chưa cần đến để cho những người cần kinh doanh vay. Nhưng vai trò truyền thống này đã bị nhiều ngân hàng coi nhẹ, để lao vào cuộc đua các sản phẩm tài chính nhằm thu lợi cho chính mình, thay vì phục vụ khách hàng. Theo tờ báo, cần tách rời hẳn hoạt động ngân hàng thương mại phục vụ khách với ngân hàng đầu cơ tài chính. Đây là quy định đã được áp dụng ở Mỹ ngay sau cuộc khủng hoảng 1929, nhưng dần dần bị gỡ bỏ vào thập niên 80 và 90 dưới áp lực của giới ngân hàng. La Croix cho rằng, thời điểm hiện nay chính là lúc để tái lập. Đặc biệt là ở châu Âu, 70% nguồn tài chính cho công ty xí nghiệp đến từ ngân hàng, và riêng ở Pháp, khu vực ngân hàng đứng thứ ba trong việc thu dụng nhân công.
Thành công của bộ phim câm đen trắng « Người nghệ sĩ »
Trong lãnh vực điện ảnh, hầu hết các báo Pháp hôm nay đều ca ngợi bộ phim « Người nghệ sĩ », bộ phim câm đen trắng đoạt giải trong Liên hoan phim Cannes, được trình chiếu kể từ tuần này.
Báo chí nhìn nhận, quyết định quay một bộ phim như thế - không có màu sắc cũng không có tiếng nói - trong thời đại kỹ thuật ba chiều hiện nay, quả là một ý tưởng độc đáo và can đảm, nhưng đã thành công ngoài dự kiến. Qua phim này, diễn viên nam chính Jean Dujardin đã xuất sắc đoạt giải diễn xuất của Liên hoan điện ảnh Cannes. La Croix đề cập đến sự phối hợp hết sức ăn ý với nữ diễn viên Bérénice Béjo, còn Libération ca ngợi diễn xuẩt của chú chó Huggy xinh xắn trong phim. Le Figaro cho biết thêm, đạo diễn Michel Hazanavicius, người đã thực hiện loạt phim điệp viên nổi tiếng OSS117, đã cho quay Người nghệ sĩ tại các phim trường huyền thoại của Hollywood chỉ trong vòng 35 ngày. Bộ phim xuất hiện tại Cannes như một vật thể ngoài hành tinh sang trọng, và sau khi đoạt thêm giải Quả cầu vàng, nhà đạo diễn có thể mơ đến giải Oscar, tuy con đường trước mặt hãy còn xa.
Chính trị và kinh tế trong nước : Tựa chính báo Pháp
Thời sự nước Pháp là mối quan tâm chính của các nhật báo Paris hôm nay, đặc biệt là cuộc tranh luận giữa hai ứng viên cánh tả trên truyền hình vào buổi tối, bước quan trọng để chọn ra người đại diện của đảng Xã hội trong cuộc chạy đua vào điện Elysée. Nhật báo cánh hữu Le Figaro chạy tựa « Khoảng cách được rút ngắn trong các cuộc thăm dò – Aubry và Hollande đối địch ». Tờ báo đặt câu hỏi, nếu phe tả cứng rắn thắng thì phe tả ôn hòa sẽ ra sao, và ngược lại. Theo Le Figaro, dù sao đi nữa cánh tả cũng khó thể khẳng định sự thống nhất trong nội bộ.
Trang bìa của Libération được in trên nền màu hồng sẫm, với hai khuôn mặt ông François Hollande và bà Martine Aubry đang đối diện, và dòng chữ lớn « Đảng Xã hội đấu với đảng Xã hội ». Nhật báo cánh tả dành 6 trang báo để điểm qua những khác biệt trong chủ trương của hai ứng viên, bình luận của các nhà phân tích, và cho rằng cuộc tranh đua sẽ rất quyết liệt.
Nhật báo cộng sản L’Humanité đưa ảnh cuộc biểu tình hôm qua lên trang nhất và chạy tít « Chán ngấy với chính sách khắc khổ của ông Sarkozy ». Tờ báo nhấn mạnh, 300 ngàn người đã xuống đường để đòi hỏi cung cách phân bố nguồn lực công bằng hơn.
Nhật báo công giáo La Croix quan tâm đến khía cạnh kinh tế, với dòng tựa « Các ngân hàng tuy xuống dốc nhưng vẫn cần thiết ». Theo tờ báo thì rất cần hỗ trợ cho lãnh vực ngân hàng hiện đang gặp khó khăn từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp, vì vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế. Còn nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến vấn đề « Thuế đánh trên những người thu nhập cao tăng nặng », khi Thủ tướng Pháp đã đồng ý tăng mức thuế đối với người có thu nhập trên 500.000 euro một năm từ 3% lên 4%.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.