Hôm nay 23/10/2011, các nhà lãnh đạo châu Âu họp lại tại Bruxelles để cố gắng tìm ra một phương cách giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công. Trong cuộc họp này, nước Ý đang chịu áp lực phải bảo đảm các cam kết về ngân sách để tránh lây lan cho toàn khu vực đồng euro.
Đây là một trong những hội nghị thượng đỉnh khó khăn nhất trong lịch sử của lục địa già, nhằm tìm kiếm giải pháp thoát ra khỏi khủng hoảng. Sau Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha, cuộc khủng hoảng nợ công đang đe dọa Ý và Tây Ban Nha, mà nguy cơ lây lan đang làm cả thế giới lo ngại, đặc biệt là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu, Herman Van Rompuy, đã nhấn mạnh, các biện pháp phải được đưa ra từ nay cho đến thứ Tư, có thể sẽ là các quyết định quan trọng nhất từ trước đến nay của châu lục này.
Các nguyên thủ 27 nước Liên Hiệp Châu Âu đã ngồi vào bàn hội nghị hôm nay, và cuộc họp tối nay được dành riêng cho 17 nhà lãnh đạo các nước thuộc khu vực đồng euro. Trước đó hai nhân tố quan trọng là tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và thủ tướng Đức Angela Merkel đã gặp gỡ tối qua để cố gắng thu hẹp các bất đồng. Từ nhiều ngày qua, Paris và Berlin tranh cãi về thể thức củng cố Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu - FESF - trợ giúp các nước khu vực đồng euro gặp khó khăn.
Hãng Reuters nhận định, chưa có tiến bộ mấy về cách thức hỗ trợ Hy Lạp vốn đang chịu gánh nặng của số nợ khổng lồ 350 tỉ euro. Theo dự kiến thì các ngân hàng châu Âu chủ nợ của Hy Lạp sẽ xóa nợ ít nhất là 50% thay vì 21% như thỏa thuận hồi tháng 7, để đổi lại, sẽ được tái cấp vốn khoảng trên 100 tỉ euro.
Hội nghị Thượng đỉnh này cũng đặc biệt khó khăn đối với thủ tướng Ý Silvio Berlusconi. Nước Ý hiện đang là trung tâm của cuộc thảo luận, vì các công cụ hỗ trợ đồng euro hiện nay không đủ mạnh để cứu vãn một nền kinh tế lớn như Ý. Hồi tháng 7, Ý đã thông qua một loạt các biện pháp khắc khổ nhằm đạt đến cân bằng ngân sách vào năm 2013, giảm bớt số nợ lên đến 1.900 tỉ euro, tương đương 120% ngân sách.
Nhưng từ khi được Ngân hàng Trung ương châu Âu trợ giúp bằng cách mua lại trái phiếu Ý trên thị trường hồi tháng 8, các nước châu Âu cảm thấy Roma bắt đầu lơ là nỗ lực. Trước khi bước vào hội nghị, chủ tịch châu Âu và lần lượt hai thủ tướng Đức và Pháp đã gặp gỡ ông Berlusconi, nhằm tạo thêm áp lực lên buộc chính phủ Ý phải giữ lời hứa, tránh nguy cơ Roma mất khả năng chi trả, làm ảnh hưởng đến toàn khối.
Đây là một trong những hội nghị thượng đỉnh khó khăn nhất trong lịch sử của lục địa già, nhằm tìm kiếm giải pháp thoát ra khỏi khủng hoảng. Sau Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha, cuộc khủng hoảng nợ công đang đe dọa Ý và Tây Ban Nha, mà nguy cơ lây lan đang làm cả thế giới lo ngại, đặc biệt là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu, Herman Van Rompuy, đã nhấn mạnh, các biện pháp phải được đưa ra từ nay cho đến thứ Tư, có thể sẽ là các quyết định quan trọng nhất từ trước đến nay của châu lục này.
Các nguyên thủ 27 nước Liên Hiệp Châu Âu đã ngồi vào bàn hội nghị hôm nay, và cuộc họp tối nay được dành riêng cho 17 nhà lãnh đạo các nước thuộc khu vực đồng euro. Trước đó hai nhân tố quan trọng là tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và thủ tướng Đức Angela Merkel đã gặp gỡ tối qua để cố gắng thu hẹp các bất đồng. Từ nhiều ngày qua, Paris và Berlin tranh cãi về thể thức củng cố Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu - FESF - trợ giúp các nước khu vực đồng euro gặp khó khăn.
Hãng Reuters nhận định, chưa có tiến bộ mấy về cách thức hỗ trợ Hy Lạp vốn đang chịu gánh nặng của số nợ khổng lồ 350 tỉ euro. Theo dự kiến thì các ngân hàng châu Âu chủ nợ của Hy Lạp sẽ xóa nợ ít nhất là 50% thay vì 21% như thỏa thuận hồi tháng 7, để đổi lại, sẽ được tái cấp vốn khoảng trên 100 tỉ euro.
Hội nghị Thượng đỉnh này cũng đặc biệt khó khăn đối với thủ tướng Ý Silvio Berlusconi. Nước Ý hiện đang là trung tâm của cuộc thảo luận, vì các công cụ hỗ trợ đồng euro hiện nay không đủ mạnh để cứu vãn một nền kinh tế lớn như Ý. Hồi tháng 7, Ý đã thông qua một loạt các biện pháp khắc khổ nhằm đạt đến cân bằng ngân sách vào năm 2013, giảm bớt số nợ lên đến 1.900 tỉ euro, tương đương 120% ngân sách.
Nhưng từ khi được Ngân hàng Trung ương châu Âu trợ giúp bằng cách mua lại trái phiếu Ý trên thị trường hồi tháng 8, các nước châu Âu cảm thấy Roma bắt đầu lơ là nỗ lực. Trước khi bước vào hội nghị, chủ tịch châu Âu và lần lượt hai thủ tướng Đức và Pháp đã gặp gỡ ông Berlusconi, nhằm tạo thêm áp lực lên buộc chính phủ Ý phải giữ lời hứa, tránh nguy cơ Roma mất khả năng chi trả, làm ảnh hưởng đến toàn khối.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.