mercredi 4 mars 2020

Hoàng Linh - Hải Phòng cần cất bộ ấm chén vào bảo tàng



Món quà này nếu cách đây trên 30 năm có lẽ đã được nhân dân thành phố hoa phượng đỏ nhiệt liệt đón nhận.

Văn hóa tặng quà và kể cả văn hóa nhận quà cũng thay đổi, người dân Hải Phòng không còn hào hứng hoặc cảm thấy vinh sự khi nhận quà tặng có hàng chữ đề tặng của chính quyền, cơ quan, đơn vị... như thời xa xưa.

Chưa kể nhiều lời đàm tiếu cho rằng có việc trục lợi.

Sau 1975 độ mươi năm, mỗi lần Tết đến ba mẹ tôi lại lấy bộ ấm chén có ghi chữ cơ quan đề tặng ra lau rữa và đặt ở vị trí trang trọng trên bàn giữa để khách nào đến cũng nhìn thấy.

Bà con đến trầm trồ vì mối quan hệ của gia chủ hơn là bộ ấm chén.

Không chỉ ấm chén, lễ Tết các cơ quan thường hay đặt làm lịch, viết, đồng hồ...với tên cơ quan rõ nét và tự tin rằng nó sẽ được đón nhận với tất cả lòng biết ơn và sự kính trọng.

Nhưng có lẽ điều đó chỉ đúng với ngày xưa, khi các cơ quan công quyền luôn là biểu tượng tự hào của người dân.

Nếu tinh ý, bạn sẽ thấy người Hà Nội và Sài Gòn không treo lịch được các các cơ quan tặng nữa mà tuyển lịch phong cảnh hoặc lịch đỏ rực của các tiệm vàng để năm mới đỏ vận, may mắn.

Ấm chén cũng chịu chung số phận, bình dân thì sử dụng ấm chén mua ngoài chợ, sành điệu thì Minh Long...chứ không xài ấm chén được tặng.

Tôi cũng cay đắng nhìn thấy những món quà như vậy bị gia chủ ném vào xó xỉnh vì không sử dụng mà bán cũng khó coi, để thì chật nhà.

Hiện nay nhiều công ty ở Việt Nam đã thay đổi văn hóa tặng quà, không còn ấm chén, đồ lưu niệm, rượu ...mà là những món quà thiết thực hơn như phiếu mua hàng siêu thị, shop, các phiếu có thể quy đổi khác.

Cuối cùng thì bức tranh biếm của họa sĩ Lê Anh Phong cho thấy một góc nhìn đầy cay đắng khác.

HOÀNG LINH 03.03.2020

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.