Cầu Kỳ Lừa bị giặc xâm lược Trung Quốc phá hủy năm 1979. |
TƯỞNG
NIỆM 41 NĂM CUỘC CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC Ở BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
Hàng
năm cứ đến dịp 17 tháng 2 là các Tổ chức Xã hội Dân sự độc lập như CLB Lê Hiếu
Đằng, NoU, Nhóm Vì Môi Trường, Hội anh em Dân chủ… thường đến dâng hoa thắp
nhang tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến biên giới
chống Trung Cộng xâm lược (1979-1989) ở Tượng Đức Thánh Trần ở Bến Bạch Đằng,
Sài Gòn và ở Tượng Vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội hoặc các nghĩa trang liệt sĩ chống
Trung Cộng xâm lược.
Năm
nay do dịch bệnh COVID 19 nên mỗi người Việt Nam yêu nước sẽ tự tưởng niệm Liệt
sĩ chống Trung Cộng xâm lược (17/2/1979-1989) theo cách riêng của mình.
Các
thành viên CLB Lê Hiếu Đằng xin tri ân và thắp một nén nhang lòng tưởng niệm
cho tất cả đồng bào, chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến chống Trung
Cộng xâm lược Việt Nam khởi đầu ngày 17/2/1979! Và xin có nhận định sau đây về
việc ghi nhận cuộc chiến nói trên trong sách Lịch sử Việt Nam “chính thống”:
CUỘC
CHIẾN ĐẪM MÁU, DAI DẲNG CHỐNG TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC BỊ
COI NHẸ HẾT SỨC TRONG SÁCH LỊCH SỬ VIỆT NAM “CHÍNH THỐNG”
“Năm giờ sáng ngày 17-2-1979, 60 vạn
quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới kéo dài 1.400km tiến vào sáu tỉnh của
Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang),
Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái), Lai Châu, điều động 9 quân đoàn chủ lực,
2.559 khẩu pháo, 550 xe tăng và thiết giáp tiến sâu vào đất Lạng Sơn, Lào Cai
(30Km), Lai Châu (15km), Cao Bằng (50km).
Quân dân Việt Nam kiên cường chiến đấu
bảo vệ Tổ quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 tên địch, tiêu diệt, đánh thiệt
hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong
đó có 280 xe tăng, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối, thu nhiều vũ khí, bắt
nhiều tên xâm phạm lãnh thổ Việt Nam”.
(Trang 355, Tập 14, Lịch sử Việt Nam, NXB KHXH).
11 dòng trên là toàn bộ dung lượng viết về cuộc chiến chống Trung
Quốc Cộng sản xâm lược Việt Nam trong 10
năm ròng rã đẫm máu từ 17/2/1979 đến tháng 12/1988 trong bộ sách “Lịch sử Việt Nam” của Viện Sử Học, Viện
Hàn lâm KHXH Việt Nam 15 tập, với 10.000 trang (khoảng 290.000 dòng). Riêng
giai đoạn năm 1930 đến năm 2000 đã có 6 tập (tập 9-15), với tổng số khoảng
3.600 trang (ước khoảng 103.000 dòng).
1.Tại sao lại gọi đó là cuộc chiến đẫm
máu?
Bởi
nếu so với 58.000 lính Mỹ chết ở Việt Nam giai đoạn 1963-1973, thì số lính
Trung Quốc chết là 62.500 tên (1979-1989), nhiều hơn 4.500 tên. Chưa kể ngoài
cuộc chiến phía Bắc này, còn có cuộc chiến do Khmer Đỏ xâm lược Tây Nam Việt
Nam 1977-1978 từ cùng một bộ não chỉ huy là Cộng sản Bắc Kinh, và với trang bị
hậu cần, vũ khí giết người Việt Nam cũng “made in China” mà thiệt hại hai bên
chưa thấy công bố (?)
Lịch
sử rồi sẽ phải công khai sự thật số lượng người Việt Nam thương vong trong cuộc
chiến chống Trung Quốc xâm lược ở cuối thế kỷ 20. Nhưng theo các nhà quan sát
phương Tây ước tính, thì quân và dân Việt Nam hy sinh trong hai cuộc chiến biên
giới - mà nguyên nhân là từ Trung Quốc Cộng sản gây ra - khoảng 100.000 người.
Còn
nhiều sự thật đã phơi bày ngay trước thanh thiên bạch nhật: 4 thị xã của Việt
Nam là Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Cam Đường bị quân Trung Quốc phá hủy hoàn
toàn; 6 tỉnh Biên Giới phía Bắc Việt Nam bị Trung Quốc phá hủy triệt để hạ tầng
giao thông gồm cả đường sắt, đường bộ, cầu cống, điện, nước, và các cơ sở kinh
tế kỹ thuật khác như trụ sở cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, nhà ga, trường
học, bệnh viện, cửa hàng bách hóa… nơi quân Trung Quốc đi qua. Sử “chính thống”
không ghi, nhưng báo chí nói nhiều đến việc quân Trung
Quốc thảm sát dã man người Việt Nam ở Tổng Chúp (chúng giết 43 phụ nữ,
trẻ em rồi quăng xuống giếng ở Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng 2/1979).
Chính
vì sách Lịch sử “chính thống” viết quá sơ lược, thậm chí không viết về những sự
kiện chiến tranh biên giới Việt – Trung trong những năm 1984-1989, nên rất
nhiều người Việt Nam đến nay vẫn cho là cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược
17/2/1979 chỉ kéo dài 1 tháng.
Nhiều
người Việt Nam trưởng thành vẫn tưởng nhầm cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lược
khởi đầu 17/2/1979 đã chấm dứt khi Đặng Tiểu Bình tuyên bố hoàn thành rút quân
16/3/1979 do đã “dạy xong cho Việt Nam
bài học”. Sự thật là do Trung Quốc thất bại nặng nề về quân sự, do vũ khí
lạc hậu, kỹ chiến thuật lạc hậu, chỉ huy tác chiến kém, huấn luyện kém… khi
tiến đánh Việt Nam, Đặng đã chỉnh huấn như vậy khi họp Quân ủy Trung Quốc.
Nhiều
sự thật về những trận chiến sau đó, mà sách sử “chính thống” không nhắc đến, ví
dụ sơ lược vài dòng như sau:
Từ
tháng 4/1984 – 12/1988, tại khu vực núi đá Vị Xuyên, Hà Giang là nơi được các
chiến sĩ tiền tiêu Việt Nam ở các sư đoàn F356, F313, F312, F316… gọi là “lò
vôi thế kỷ” (do hứng chịu hàng trăm ngàn quả đạn pháo cả hai bên làm núi đá bị
nung nóng thành vôi) đã đối đầu với nhiều sư đoàn, quân đoàn, quân khu của Trung
Quốc tấn công đánh chiếm, tái chiếm giằng co từng mét đất biên cương. Bộ đội
Việt Nam đã tổn thất 4.000 (có nguồn ghi 5.000) sĩ quan chiến sĩ hy sinh, hơn
9.000 bị thương, hàng chục người bị bắt. Nhiều Liệt sĩ Việt Nam ở khu vực này
đến nay không có mộ, nhiều ngôi mộ vô danh vì cuộc chiến quá ác liệt nên thịt
nát xương tan lẫn lộn, khi quy tập đã không xác định được hình dạng, họ tên!
Chỉ
riêng tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Tuyên giai đoạn (1984-1989) quân Trung Quốc bị
chết 15.178 tên, bị thương 17.757 tên.
Chỉ
trong một đêm 12/7/1984 mở màn chiến dịch tiến công tái chiếm các điểm cao 685,
1509, 772, 1030 do quân Trung Quốc đánh chiếm từ tháng 4/1984, riêng F356, quân
đoàn 29, Quân khu II của Việt Nam đã thiệt hại hơn 600 sĩ quan, chiến sĩ (có
nguồn ghi ngày đó, tại các điểm cao trên các Sư đoàn Việt Nam bị thiệt hại
1200)“. (Tóm tắt trang 449, 450 sách VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT TRUNG của Phạm
Viết Đào).
Quân
Trung Quốc còn thảm sát 64 sĩ quan chiến sĩ công binh
Việt Nam ra xây đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988, và Trung Quốc đã chiếm đảo
Gạc Ma và nhiều đảo đá khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho đến nay.
Những
sự phá hoại và giết chóc hàng vạn người Việt Nam
do Trung Quốc gây ra cho Việt Nam (1979-1989) đã vượt
quá bao lần giá trị Trung Quốc viện trợ hậu cần, nhân sự và vũ khí cho
Việt Nam đuổi Pháp (1950-1954) giúp tạo vùng đệm an toàn cho biên giới phía Nam
của Cộng sản Trung Quốc, và để Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chống Việt Nam Cộng
Hòa (thực chất là giết hại đồng bào Miền Nam Việt Nam) và “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” (1954-1975)?
2. Tại sao lại gọi là cuộc chiến dai
dẳng?
(a)
Nếu định nghĩa chiến tranh xâm lược là một quốc gia đưa quân đi giết người của
nước đối phương để chiếm lãnh thổ, thì cuộc chiến Trung Quốc xâm lược Việt Nam vẫn chưa kết thúc. Vì từ vụ Trung Quốc xâm lược, bắn
giết người Việt Nam để chiếm Hoàng Sa của Việt
Nam 19/1/1974; tiếp đó là Bắc Kinh dùng cộng sản Polpot xâm lược Tây Nam Việt Nam; đặc biệt cuộc xâm lược 6 tỉnh biên giới Bắc Việt Nam từ 17/2/1979 -1989; vụ thảm
sát 64 sĩ quan binh sĩ Việt Nam tại Gạc Ma để
chiếm Gạc Ma và một số đảo đá thuộc Trường Sa của Việt Nam 14/3/1988, cho đến
nay, Trung Quốc vẫn đang chiếm giữ và xây căn cứ quân sự trên đó. Cuộc chiến
tranh sử dụng “sức mạnh cứng” như thế chưa kết thúc.
(b)
Nếu xét theo loại hình xâm lược bằng “sức mạnh mềm” như dùng chiến tranh tâm
lý, kinh tế, văn hóa, giáo dục, luật pháp, ý thức hệ, thể chế chính trị… để một
quốc gia này bắt quốc gia khác phải quy phục, phải lệ thuộc, phải “gọi dạ, bảo
vâng”, thì Trung Quốc Cộng sản đã thực hiện loại hình này với Việt Nam ngay từ
khi Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ
ngày 18.1.1950 đến nay.
Nhà
ngoại giao kỳ cựu từng làm Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh 14 năm (1974-1987), Lão
tướng Nguyễn Trọng Vĩnh viết:
“Lược lại một đoạn lịch sử quan hệ
Trung Quốc- Việt Nam thì thấy: Ngay từ những năm 50 của thế kỷ 20, khi hai nước
còn “hữu hảo” lắm, thì họ đã muốn chinh phục ta bằng lý luận tư tưởng Mao Trạch
Đông qua nhiều con đường sách báo, các đoàn cố vấn, các mối quan hệ qua lại… Ta
cũng có thời kỳ bị ảnh hưởng về lý luận, tư tưởng đó. Bằng chứng là lúc đó
trong trường Đảng của ta còn có chương trình học tư tưởng Mao Trạch Đông và
trong thực tiễn cũng làm nhiều việc theo cách của Trung Quốc như việc cải cách
ruộng đất, đấu tố địa chủ hoặc việc chỉnh đốn tổ chức đấu tố “phản tỉnh” trong
nội bộ…
Trung Quốc chuyển sang chinh phục ta
bằng kinh tế… họ bắt ta phải hàm ơn, phải đi theo… muốn giữ ta luôn ở thế yếu…
Trung Quốc không muốn ta đàm phán (với Mỹ) mà muốn ta “đánh Mỹ đến người Việt
Nam cuối cùng”…” Trung Quốc muốn kéo ta vào tầm ảnh hưởng, bắt ta phải thần
phục họ”… Trung Quốc quen đối xử với các nước nhỏ theo cách kẻ cả, bất công
bằng như thời bộ lạc “mạnh được yếu thua’, không còn coi công lý là gì “nghe
lời ta thì được “tốt đẹp”, chống lại ta thì ta cho chết (Trang 115, 117, 118,119 sách “Kể Lại Cuộc Đời”, Hồi ức của Nguyễn Trọng Vĩnh).
Nay
thì, ngay từ Lời nói đầu, Chương 1 của Hiến pháp Việt Nam đến nhiều điều cơ bản
về thể chế chính trị, CHXHCN Việt Nam cũng “giống”
Hiến pháp Trung Quốc. Rồi đến các chính sách mở cửa, cổ phần hóa, đa
dạng các loại hình kinh tế… gần đây nhất là Luật Khu Hành Chính và Kinh Tế Đặc
Biệt, Luật An Ninh Mạng thì Cộng sản Ba Đình luôn luôn giẫm đúng vết chân người
đồng chí anh em bốn tốt Cộng sản Trung Nam Hải bất kể những chính sách, đạo
luật ấy tốt hay xấu cho người dân Việt Nam.
Đến
mức chỉ số minh bạch, chỉ số Tự do báo chí, Tự do internet, điểm số về đàn áp
Nhân quyền… thì Việt Nam luôn luôn theo sát sàn sạt người anh em Cộng sản Trung
Quốc.
Từ
những điều trên đây, có thể khẳng định rằng cuộc chiến giành tự do độc lập,
toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam đến nay chưa kết thúc, đó là một “cuộc
chiến dai dẳng”. Kẻ thù của dân tộc Việt Nam không ai khác chính là kẻ chiếm
Hoàng Sa của Việt Nam 19/1/1974, kẻ chủ mưu gây ra cuộc chiến đẫm máu hơn 43
năm trước ở biên giới Tây Nam, và 41 năm trước (từ 17/2/1979 -1989) ở 6 tỉnh
biên giới phía Bắc.
Nay
kẻ thù vẫn ngang nhiên vẽ “lưỡi bò” để chiếm 80% biển Đông của Việt Nam, đang
chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; kẻ với chiến lược “vành đai con đường”
để bành trướng lãnh thổ; kẻ quấy phá biển đảo và thềm lục địa Việt Nam không để
Việt Nam yên bình hợp tác với các nước khác khai thác dầu khí ở khu mỏ Cá Rồng
Đỏ, bãi Tư Chính năm 2018, 2019… Kẻ thù đó ngày nay với “sức mạnh mềm” kinh tế,
văn hóa, chính trị… đã lôi kéo được nhiều người mang dòng máu Việt Nam nhưng cơ
hội chính trị và tham lam quyền lực và vật chất, nhiều kẻ mang danh là trí thức
Việt Nam cũng bị mờ mắt, bị lú lẫn đã vô tình hay hữu ý làm tay sai cho bọn xâm
lược đất nước của ông cha mình.
Bộ
lịch sử 15 tập, hơn 10.000 trang, với khoảng 290.000 dòng, viết cả chục ngàn
dòng (ở hai tập 12, 13 với 1100 trang) về cuộc chiến ý thức hệ 1954-1975, cuộc
chiến mà Cộng sản Trung Quốc “anh em” đã
“tận tình giúp đỡ vũ khí, hậu cần” để “ta
đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”, nhưng chỉ viết 11 dòng về cuộc chiến
chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam với hàng chục vạn người Việt Nam chiến đấu
hy sinh ở thế kỷ 20. Việc này làm lợi cho ai?
Tại
sao sách sử “chính thống” hiện đại của Việt Nam không liệt kê những thiệt hại
vật chất và sinh mạng vô cùng thảm khốc của Việt Nam trong hai cuộc chiến biên
giới do Trung Cộng gây ra (1979-1989). Mà lại ghi khá rõ “Việt Nam luôn luôn luôn biết ơn sự tận tình giúp đỡ của Chính phủ và
nhân dân Trung Quốc” ( trang 351, tập 14 Lịch sử Việt Nam, NXB KHXH) với
những hạng mục vật chất, kinh tế, nhân sự khá chi tiết để Việt Nam đánh đuổi
hai nền văn minh Pháp và Mỹ (1950-1975), để Việt Nam quay về thần phục Thiên
Triều mọi mặt như ngàn năm phong kiến lạc hậu trước kia?
Phải
chăng Viện Sử Học của Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam cũng bị “tê liệt và
thất thủ” trước cuộc xâm lăng bằng “sức mạnh mềm” của Cộng sản Bắc Kinh còn đang
tiếp diễn?
Sài
Gòn 17/2/2020
CÂU LẠC BỘ LÊ HIẾU ĐẰNG
(Tựa
bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.