lundi 23 octobre 2023

Tuấn Khanh - Hán hóa Tây Tạng

Chính quyền Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm nói tiếng Tây Tạng trong việc giảng dạy cho tất cả các môn học trong các trường công lập ở các khu tự trị Tây Tạng Kardze và Ngaba (tỉnh Tứ Xuyên), bắt đầu từ bắt đầu học kỳ mùa thu, tháng Chín này.

Tổ chức vận động cho người Tây Tạng (The International Campaign for Tibet - ICT), có trụ sở tại Đức loan báo tin với sự lo ngại.

“Việc cấm sử dụng tiếng Tây Tạng làm ngôn ngữ giảng dạy trong các trường học ở miền đông Tây Tạng, được coi là bước quan trọng, hướng tới việc xóa bỏ ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng. Cộng đồng quốc tế phải hành động ngay bây giờ, không được tiếp tục đứng yên khi chính phủ Trung Quốc thúc đẩy chính sách Hán hóa đối với người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Mông Cổ và những người khác mà không ngần ngại gì”, Giám đốc điều hành ICT Đức Kai Müller cho biết.

Chương trình phát thanh RFI ngày 23.10.2023


 

Ngô Nhân Dụng - Ukraine chuẩn bị chiến tranh lâu dài

 

Cuộc nghiên cứu dư luận của Reuters/Ipsos vào đầu tháng Mười cho thấy dân chúng Mỹ đã bớt lo cho nước Ukraine.

Cả thế giới đang chờ đợi cuộc chiến tranh sắp tới, khi Israel tấn công quân Hamas ở giải Gaza; cuộc chiến Ukraine sẽ không được chú ý như trước. Điều đáng lo cho nước Ukraine là dân Mỹ và các nước Âu châu sẽ dần dần quên lãng, không thiết tha đến việc viện trợ vũ khí để giúp Ukraine ngăn chặn tham vọng của ông Vladimir Putin muốn tái lập đế quốc của các Nga hoàng và Liên bang Xô Viết.

Cuộc nghiên cứu dư luận của Reuters/Ipsos vào đầu tháng Mười cho thấy dân chúng Mỹ đã bớt lo cho nước Ukraine. Vào tháng Năm, có 46 % người Mỹ đồng ý cần phải giúp Ukraine thêm vũ khí, bây giờ chỉ còn 41 %, theo nhật báo The Wall Street Journal.

dimanche 22 octobre 2023

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 606, 22-10-2023

 

1. Tổng thống Nga Putin đã tới Rostov on Don, 60 km cách biên giới Ukraina về phía đông, nơi đặt trụ sở của đội quân xâm lược, để nghe báo cáo tình hình cuộc phản công của Nga từ chính Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nga Gerasimov.

Trước ống kính, hai bên tỏ ra là đang đàm luận tình hình "trên tài liệu từ chiến trường”. Nhưng ngay lập tức, mạng xã hội đã nhanh chóng phát hiện ra đó chỉ là những tờ giấy trắng – như thường lệ, họ lại tiếp tục diễn với nhau.

Putin bay tới thành phố này vào ban đêm rồi ngay lập tức rời đi. Tất cả các nhà quan sát đều tò mò, không biết Gerasimov có dám nói thật với Putin chuyện gì đang xảy ra ở chiến trường hay không.

Đỗ Duy Ngọc - Chuyện chú A Tỷ và Tiểu Thanh

 

Hồi mới vô Sài Gòn, tôi thuê căn nhà nhỏ trên kênh Nhiêu Lộc ở cùng với mấy người bạn. Đầu hẻm ở mặt tiền đường có một tiệm tạp hóa của một gia đình người Hoa. Có người gọi là tiệm chạp phô. Chắc là gọi theo tiếng Quảng.

Chủ tiệm là một người đàn ông trung niên, lúc nào cũng mặc chiếc áo thun ba lỗ với cái quần chỉ ngắn đến đầu gối. Chú đi chiếc xe Honda Dame màu đỏ, loại bán cho quân nhân hồi xe Honda mới nhập vào miền Nam. Có hai lý do mà đám sinh viên chúng tôi để ý đến tiệm tạp hóa này.

Thứ nhất tiệm này cần mua gì cũng có, bán giá rẻ hơn nơi khác, dù chỉ vài đồng, nhưng sinh viên nghèo mà, rẻ hơn đồng nào đỡ đồng đó. Tiệm lại luôn mở cửa để bán hàng cho khách. Nhiều lần đi chơi đêm về khuya lắc khuya lơ, muốn mua mấy gói mì hay chai bia con cọp, đập cửa rầm rầm, chú vẫn vui vẻ mở cửa bán hàng.

Tôn Nữ Thu Dung - Những con ma dễ thương

 

Tôi có duyên nợ với những con ma.

Năm 20 tuổi, tôi về dạy học ở một thị trấn ven đường, hoang sơ, vắng lặng. Trường nằm bên Quốc lộ 1, thời chiến tranh, nơi này đã hứng chịu những tàn phá khốc liệt của đạn bom, là nơi mà ban ngày Cộng Hòa, ban đêm Cộng Sản.

Phụ huynh thấy cô giáo nhỏ xíu, ốm yếu thì thương, nói: ”Cô về nhà tôi ở, cái bàn viết mà trường phân cho cô ngồi soạn bài, chấm bài là chỗ mấy ổng đâm nhau bằng lưỡi lê chết gục ở trển, máu me tùm lum mà cô không để ý!” Quả thật, những vết máu khô nâu nhòe nhoẹt được học trò cạo tới cạo lui bằng mảnh chai vẫn còn nhòa nhòa trên mặt. Mỗi lần ngồi làm việc ở đó, tôi trải lên một tờ giấy báo để che đi .

Cù Mai Công - 'Sình-gà-pò đẹp lắm, Sình-gà-po, Sình-gà-po...'

 

Không chỉ phim ảnh, không hiếm kiểu cách sinh hoạt, lối sống xã hội hiện nay cũng “lai” Tàu, copy - past từ ông bạn “16 chữ vàng”.

Chẳng hạn lối lát đá vỉa hè có một dải sọc chạy ngang ở TP.HCM lâu nay, khá giống kiểu lát đá vỉa hè ở Bắc Kinh, Thượng Hải cách đây hơn 20 năm mà tôi thấy. Nhiều mô đen quần áo hiện nay không chỉ giống Hàn đâu, có cả Trung nữa đó. Ẩm thực cũng vậy, món dimsum coi bộ sành điệu hơn điểm tâm dù thật ra viết như nhau 点心… Kể sao cho xuể.  

Chẳng bù xưa kia, một số nhạc phẩm ở miền Nam đã được các ca sĩ, nhạc sĩ nước ngoài thích thú, hâm mộ sử dụng nhạc, đổi lời như “Sài Gòn đẹp lắm”, “Diễm xưa”, “Không”

Dương Quốc Chính - Trinh và Cơ Nghiệp đều cần bảo vệ

 

"Cơ nghiệp" không thể mất được đâu. Vụ này hoàn toàn khác với vụ Ngọc Trinh.

Thứ nhất là họ có bảo hiểm đầy đủ, có dây cáp treo cái ông bên trên. Cuối video còn có đoạn ông này trượt đầu rơi xuống, không có cáp treo khéo tai nạn rồi.

Thứ hai là họ biểu diễn ở đường nội bộ đã được thuê của chủ đầu tư dự án và chặn hai đầu để không có xe qua lại. Lưu ý là đường nội bộ chưa bàn giao cho nhà nước quản lý thì chưa được tính là đường giao thông, để xử lý theo luật giao thông đường bộ.

Tuấn Khanh - “Lưỡng” và “Chôm”

 

Trong ngôn ngữ bình dân của miền Nam, hay còn gọi là tiếng lóng của nhiều thập niên trước – lưỡng và chôm – thường được biết đến với cách định nghĩa khác nhau.

“Chôm” là một hành động trộm cắp, một cách qua mặt và lấy đi trong một bối cảnh nào đó có tính thủ thuật. Còn “lưỡng”, được mô tả như một hành động gian trá trộm cắp, nhưng có tính toán và thủ đoạn. Và thậm chí là có vẻ “điếm đàng” trong đó.

Câu chuyện bộ phim Đất Rừng Phương Nam gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam về nội dung là một chuyện. Nhưng bên cạnh đó, một nội dung khác cần phải được nhắc tới. Đó là chuyện giới trí thức lãnh đạo học đường nhiều nơi, lại tìm cách “lưỡng” tiền của phụ huynh, bằng chuyện ra công văn tổ chức cho học sinh phải đi coi bộ phim này, mà theo ngôn từ của các công văn thông báo là chuyện học tập quan trọng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 22.10.2023


 

samedi 21 octobre 2023

Bông Lau - Phe Trục

 

Hơn nửa năm qua xạ thủ viết liên tục nhiều bài, báo động thùng thuốc súng Trung Đông âm ỉ cháy và sẽ bùng nổ. Trận chiến giữa Do Thái và Hamas nổ tung trong mấy tuần lễ qua có thể nằm trong kế hoạch của phe Trục.

Mặc dù chưa có bằng chứng rõ rệt là Hamas nằm trong quỹ đạo của liên minh phe Trục gồm có Liên Bang Nga – Trung Cộng – Bắc Hàn – Iran. Nhưng trong quá khứ thủ lãnh của Hamas đã tiếp xúc với viên chức cao cấp của Nga nhiều lần.

Bằng chứng là hồi tháng Ba năm nay Saleh al-Arouri, Phó giám đốc văn phòng chính trị của Hamas đã gặp Ngoại trưởng của Liên Bang Nga là Sergey Lavrov ở Moscow. Một cấp lãnh đạo của Hamas cũng đã tiếp xúc với viên chức cao cấp của Nga hồi tháng Chín năm ngoái.

Đặng Sơn Duân - Vụ bắt Ngọc Trinh : Pháp luật không thể là mối đe dọa mơ hồ

 

Khác với vụ Phương Hằng, vụ bắt giữ Ngọc Trinh có tiềm năng trở thành tiền lệ, khi mà hành vi gây rối trật tự công cộng của cô bị cho là xảy ra trên không gian mạng.

Việc Ngọc Trinh biểu diễn mô tô rõ ràng là vi phạm pháp luật, nhưng điều gây tranh cãi ở đây là việc bắt giữ và truy tố hình sự liệu có tương xứng với hành vi?

Tất nhiên, có thể đây là một vụ án điểm để phục vụ mục đích răn đe hay hồi chuông cảnh tỉnh nào đó. Nhưng ở đây chỉ xem xét dưới khía cạnh pháp lý, và chúng ta cũng không tranh luận về chuyện cô ấy có khinh suất, vô trách nhiệm hay có đáng lên án hay không.

Đặng Bá Kỹ - Viết cho Trinh

Việc Trinh bị khởi tố và bắt tạm giam, khiến cho rất rất nhiều người bất ngờ. Trong số đó không ít người hả hê, càng không hiếm người lấy hình ảnh Trinh ra mỉa mai, châm biếm, đùa cợt!

Cũng không thể trách, bởi cuộc sống này, ai cũng có người thương/kẻ ghét, thì Trinh không phải là ngoại lệ. Cho nên, đối với những người không thích Trinh, thậm chí ghét Trinh, thì đây là dịp để họ thể hiện mọi cung bậc cảm xúc của Mình, là điều dễ hiểu.

Với tôi, xưa nay luôn có một nguyên tắc, là không bao giờ “tấn công” một người khi họ đang “bị thương”. Tất nhiên, tôi cũng không ý kiến trước những người có quan điểm và hành xử ngược lại, bởi đó là nhận thức riêng, không thể áp đặt. Trước mỗi sự việc, hiện tượng xã hội, luôn có những nhận định khác nhau, là điều hết sức bình thường, xuất phát từ sự cá nhân hóa trong lý tính của mỗi thể nhân.

Nguyễn Văn Tuấn - Vài kỷ niệm ở Little Sài Gòn

 

Năm nay là lần đầu tiên tôi ghé Sài Gòn Nhỏ sau đại dịch. Có dịp đi đây đó, gặp bạn bè và bà con, và quan sát, nên ghi lại vài cảm nghĩ như là một kỷ niệm.

Phố xá Sài Gòn Nhỏ có vẻ mở rộng hơn so với mấy năm trước. Từ xa lộ 405 (?), quẹo vào đại lộ Brookhurst đi vào trung tâm Sài Gòn Nhỏ, dễ dàng thấy dấu hiệu của người Việt khắp nơi. Hàng quán và phố xá tràn ngập các đại lộ chung quanh khu Phước Lộc Thọ. Tôi thấy hình như hàng quán nhiều hơn so với thời trước đại dịch. Có vài quán phở mới rất ngon, các chuỗi quán bánh mì, quán cà phê Trung Nguyên và nhiều tiệm chuyển hàng hóa về Việt Nam.

Có lẽ một phần là nhờ đầu tư từ các ‘đại gia’ ở Việt Nam sang, một phần là tăng trưởng tự nhiên của một cộng đồng năng động. Một số thương hiệu nổi tiếng ở Sài Gòn đã sang tận nơi đây, và phong cách Việt sau này không thể lầm lẫn được. Họ (những người Việt định cư gần đây) đem lại một sinh khí mới cho thành phố được mệnh danh là “Thủ đô của người Việt tị nạn.”

Mai Quốc Ấn - Đà Lạt

 

Mình đến nơi này khi nó còn chưa quá ồn ào, cũng chưa nhà cửa san sát như bây giờ. Và rất nhiều thông…

Đà Lạt bị thừa rác, cháy rác và ngập lụt khiến cho du khách ít đến hơn, theo mình chỉ là một phần lý do.

Lý do chính là quy hoạch và làm sóng kinh doanh bất động sản. Rất rất nhiều khách sạn lớn nhỏ mọc lên và cũng rất rất nhiều cây thông bị đốn hạ.

Nguyễn Thông - Đỗ Nam Cao không hề thấp (3)

Thi sĩ Đỗ Nam Cao có bản sơ yếu lý lịch đậm màu chiến tranh. Ông học khóa 11 Khoa Văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (ngôi trường danh giá nhất miền Bắc thập niên 50 - 70). Đó là cái nôi nuôi dưỡng rất nhiều nhà văn nhà thơ, văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, thậm chí cả nhà chính trị lừng danh xứ này.

Tôi không “nghe hơi bắc nồi chõ”, không nghe qua trung gian nào, mà trực tiếp từ bác Cao kể, trò chuyện, nhiều lần chứ không chỉ một lần. Đơn giản bởi tôi là đàn em đồng môn của bác, học khóa 17, khi vào thì bác đã ra trường. Nhưng sau 1975 thì hai anh em có nhiều dịp gần gũi. Cái tình đồng môn thuở ấy nó sâu đậm và cụ thể lắm. Chuyện này tới cuối bài tôi sẽ nhắc.

Đỗ Nam Cao tốt nghiệp tháng 11.1970. Khi bản luận văn viết tay, được bảo vệ trong lán học giữa rừng Đại Từ (Thái Nguyên), nói theo cách văn vẻ là chưa ráo mực, thì cử nhân văn chương Đỗ Nam Cao đã xung phong lên đường vào Nam, cùng với các bạn Nguyễn Thế Khoa, Bế Kiến Quốc, Vũ Ân Thi, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Kim Cúc…

Nguyễn Thông - Đỗ Nam Cao không hề thấp (2)

 

Thật đáng khen Hội Nhà văn TP.HCM và tạp chí Văn Hiến đã tổ chức trang trọng, quy mô chương trình tưởng nhớ thi sĩ Đỗ Nam Cao. Giống như một lễ tưởng niệm thành kính con người thơ rất thơ mà rất đời ấy, sau 12 năm bác Đỗ vào cõi vô cùng.

Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn kể rằng nhẽ ra chị Hồng và hội và tạp chí Văn Hiến định tổ chức năm 2021 cơ, đúng 10 năm ngày mất, tròn 10 năm vừa ý nghĩa vừa thiêng lắm, nhưng gặp cái nạn dịch Covid phải gió, nên phải chùng chình nấn ná tới lúc này.

Nhơn bảo, gì thì gì, cứ phải ghi nhận sự kiên trì của chị Hồng, quyết làm cho bằng được. Thực ra, với một người vợ tài giỏi, đảm đang, yêu chồng hiểu chồng hết mực, thì dẫu (phỉ phui cái miệng) dịch có kéo dài 5 năm 10 năm 20 năm hoặc lâu hơn nữa thì cuối cùng vẫn sẽ có buổi tưởng nhớ sang trọng hoành tráng như này.

Nguyễn Thông - Đỗ Nam Cao không hề thấp (1)

 

Từ hôm hăm mấy tháng Chín, chị Hồng đã nhắn cho tôi, em à, chị mời em tới dự chương trình về anh Cao nhé. Tôi phúc đáp ngay, cảm ơn chị, em phải tới chứ, anh đi xa đã 12 năm rồi.

Hình như sợ một đứa tính đểnh đoảng hay quên, gần tới ngày tổ chức, chị nhắn thêm nhắc lại. Trong khi tôi đã đặt tờ giấy biên chữ mực tàu rõ to ngay trước màn hình máy tính “Nhớ ngày 12 tới đến chỗ bác Cao. Quên thì chết đòn”. Cứ phải cẩn thận thế mới được.

Chị Hồng tức Trần Thu Hồng. Anh Cao đương nhiên là Đỗ Nam Cao. Đám chúng tôi, những đứa được bên thắng cuộc lùa vào miền Nam công tác theo lệnh của nhà nước hồi sau năm 1975, những kẻ đói ăn, thiếu gạo, thèm cơm suốt nửa cuối thập niên 70 và dằng dặc thập niên 80 không mấy đứa không biết tới chị Hồng. Chị là đệ tử ruột của bà Ba Thi Nguyễn Thị Ráo, anh hùng lao động.

Nguyễn Gia Việt - Hà Nội không vội được đâu

 

Một nam shipper chạy trên lề đường lọt cái tủm xuống hố ga không có nắp đậy trên vỉa hè đường Tố Hữu (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Chiếc xe máy lọt dưới cống đầy nước, còn shipper máu me trầy rướm máu, hên là chưa gãy cổ.

Trên khúc này có ba cái hố ga không có nắp.

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.10.2023