lundi 31 janvier 2022

Nguyễn Quang Thiều - Những bí mật của Tết


Từ cách đây mấy năm và cho tới bây giờ, có một số người đã đặt vấn đề bỏ ăn Tết truyền thống và dùng tết dương lịch thay vào.

Lý do của họ thật đơn giản. Họ cho rằng Tết truyền thống hiện nay gây ra một số phiền lụy như lãng phí thời gian và vật chất, sinh ra một số thói xấu trong việc biếu xén quà cáp... và làm cho con người mệt mỏi.

Những hiện tượng mà họ đưa ra là đúng. Nhưng hình như họ mắc sai lầm đâu đó trong cách nhìn nhận bản chất của Tết truyền thống của người Việt. Thực chất, những phiền lụy ấy là sinh ra từ thái độ sống của những người lấy Tết như là một lý do để thực hiện những ''kế hoạch'' cá nhân của họ chứ không phải là một sự kiện của văn hóa.

Lê Nguyễn Duy Hậu - Nói tiếp về các chuyến bay hồi hương mùa dịch

Thị trường các chuyến bay hồi hương mùa dịch là một thị trường cực kỳ sôi động. Nhìn chung, sẽ có hai loại chuyến bay về nước tại thời điểm này: (1) Chuyến bay thương mại đặc biệt hoặc charter (tạm gọi chung là charter) (2) Chuyến bay "giải cứu".

Vậy nó khác nhau thế nào? Theo tìm hiểu của mình thì như thế này.

1. Chuyến bay giải cứu (hay chuyến bay "nhân đạo"): Đây là loại hình bay phổ biến và nhiều người Việt trong nước biết nhất. Chuyến bay này thay thế cho việc Việt Nam dừng các chuyến bay thông lệ từ quốc tế vào (scheduled inbound international flights) và chỉ dành cho các đối tượng có "nhu cầu đặc biệt" theo quy định.

Lê Nguyễn Duy Hậu - Vụ « bay giải cứu » : Công lý chưa được thực thi trọn vẹn

Ai quen mình đều biết rằng mình thường không bày tỏ nhiều sự ủng hộ khi một ai đó bị bắt, nhưng lần này mình không thể giấu được cảm xúc "hả hê" khi biết tin này.

Trước khi đi nước ngoài vào giữa mùa dịch, mình thường không để ý lắm về các chuyến bay mang danh "giải cứu". Tuy biết rằng chắc chắn phải có ăn hối lộ trong đó, nhưng chỉ đến khi sang Mỹ và chứng kiến một thị trường sôi nổi suất máy bay "giải cứu", mình mới thấy mắc nghẹn với các hành động này.

Một suất máy bay "giải cứu" lúc đó đều có giá của nó, và thường là trên trời, chỉ để được vào danh sách. Sau đó, người về phải trả thêm các chi phí của hãng bay. Các "chuyến bay giải cứu" vốn dĩ mang màu sắc nhân đạo, "ngạo nghễ Việt Nam" lúc đầu, dần trở thành những cơ hội cho nhiều cán bộ làm ăn, buôn bán, nhiều lúc công khai.

Mạnh Quân - Sau vụ tóm cả cụm ở Cục Lãnh sự, có sờ đến các Đại sứ quán VN ở nước ngoài?

Vụ Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an tóm cả ban lãnh đạo Cục Lãnh sự hôm qua vì tội nhận hối lộ, thực sự là một vụ lớn cho dù về chức vụ, những người bị khởi tố, bắt tạm giam hôm 27/1 không "to" bằng nhiều ông, bà bị bắt vào thời điểm cận Tết mấy năm trước.

Tuy nhiên, vụ này tính chất rất đặc biệt bởi không chỉ là vấn đề tham nhũng, "tranh thủ" mùa dịch. Mà trong lĩnh vực này, nhiều năm qua, có thể nói ít nhất là trong khoảng 20 năm nay, tình trạng nhũng nhiễu, tham tàn của cán bộ lãnh sự Việt Nam ở nhiều nước đã được lên tiếng, phản ánh nhiều nhưng chưa có vụ nào được điều tra, xử lý đến nơi đến chốn.

Đột nhiên, một vụ việc được khởi tố tại Cục Lãnh sự và cơ quan điều tra khởi tố từ Cục trưởng, Cục phó, Chánh văn phòng cho tới nhân viên, nó cho thấy tính chất nghiêm trọng của câu chuyện.

Đỗ Duy Ngọc - Tội ác khó tha thứ


Giúp đỡ người đang hoạn nạn, đang gặp cảnh khó khăn vốn là đạo lý làm người. Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn xử sự như vậy.

Thế nhưng, đến thời nay, người ta quên mất đạo ấy, người ta quên mất câu "Lá lành đùm lá rách", người ta ngoảnh mặt đi khi "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ", " Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng".

Khốn nạn nhất những người đó là kẻ có đủ phương tiện để giúp người, có trách nhiệm để giải quyết công việc, có quyền hành để thực hiện. Nhưng họ đã biến quyền lực để hút máu và khai thác trên nỗi đau của đồng bào. Thế thì gọi cái thời ta đang sống đây là thời kỳ gì nhỉ?

Đoàn Bảo Châu - Người Việt Nam đương đại có lý tưởng gì?

Tôi biết, từ “lý tưởng” có vẻ xa vời, mơ mộng và cao siêu với người Việt Nam đương đại.

Với tầng lớp lao động thì càng xa vời, bởi điều họ ao ước là xây được nhà, con cái được học hành, xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái để rồi mỗi dịp giỗ tết, chúng sẽ thắp nén hương cho tổ tiên. Đời chỉ có vậy. Nghĩ xa xôi làm gì? Viển vông vô ích! Chính vì vậy mà ở nông thôn Việt Nam, con cái được vào ngành công an là tự hào ghê lắm. Vừa oai, vừa có tiền, ai chẳng thích?

Nhưng còn mấy triệu đảng viên thì sao?

Lê Hồng Hiệp - Bộ Ngoại giao cần cải cách mạnh công tác lãnh sự


Dân cư mạng đang rần rần về vụ 4 cán bộ của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao bị khởi tố. Từng làm trong Bộ một thời gian, mình cũng thấy có chút liên quan, xin được chia sẻ một vài quan sát bên lề thế này:

- Cán bộ ngoại giao đa phần có trình độ, học thức, biết đối nhân xử thế, nhưng môi trường công tác đôi khi làm họ bị ảnh hưởng. Trong Bộ, nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất có lẽ là Cục Lãnh sự và các bộ phận lãnh sự ở các đại sứ quán ở nước ngoài. Đây là bộ phận có “quyền lực” khi là nơi tiếp xúc trực tiếp nhiều với người dân, đồng thời tạo ra nhiều thu nhập nhất cho Bộ.

Trước đây (giờ nghe bảo không còn?), ngoài lương chính thức thì cán bộ, nhân viên trong nước của Bộ mỗi tháng được hưởng một khoản thu nhập từ quỹ phúc lợi mà theo mình hiểu là được trích từ các khoản thu lãnh sự (như phí visa ở các đại sứ quán) mà Bộ được giữ lại một phần. Cũng chính vì thế, ở trong Bộ, Cục Lãnh sự là bộ phận “hot”, không dễ để xin vào.

Lưu Trọng Văn - Sâu chúa là ai, hay là cái gì khác ?


Báo Quốc tế của Bộ Ngoại giao ca ngợi lãnh đạo Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, đã tổ chức tốt 183 chuyến bay đưa 42.205 công dân gặp khó khăn trong đại dịch từ 60 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước.

Báo Quốc tế đánh giá : Các chuyến bay trên thể hiện công tác bảo hộ công dân thường xuyên, được triển khai một cách đồng bộ, tiếp tục là trụ cột, là chỗ dựa tin cậy của người dân.

Cũng trên báo ngành ngoại giao này, bà cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan nói:

Phạm Xuân Cần - Nên bỏ tục đốt vàng mã


Hôm 23 tháng chạp vừa rồi, xem VTV1 có chương trình nói về nguy cơ hỏa hoạn do tục đốt vàng mã gây ra. Trong đó VTV khẳng định đốt vàng mã là "không thể thiếu" và chỉ khuyến cáo người dân cẩn thận. Cuối chương trình một sĩ quan cảnh sát Phòng cháy chữa cháy hướng dẫn cách đốt vàng mã sao cho không gây hậu quả.

Theo mình, thì không hẳn như vậy.

Lần xem trong sách vở thì đốt vàng mã có nguồn gốc từ xa xưa ở Trung Quốc, sau đó lan đến các nước, nhất là các nước Đông Á.

Nguyễn Thông - Thời sự dịch 2021 (14)


Bọ Lập (nhà văn Nguyễn Quang Lập) từ đất thép Củ Chi kêu vọng trên phây búc, than thở tình trạng ngăn sông cấm chợ kiểu mới đang hại chính ổng.

Chả là mấy năm trước, bọ chuyển nhà lên Củ Chi ở để nuôi chim yến (chắc lại do lão Võ Đắc Danh hay ai đó mách nước chỉ đường). Yến thấy có vẻ triển vọng, nhưng sức bọ thì xuống dần. Gặp lúc dịch, chính phủ ban lệnh cấm đi lại, vận chuyển, síp pơ (shipper) bị cấm hành nghề, nên thuốc men cũng khó, không sao đem từ nội đô lên.

Bọ Lập than: “Các ông không mở cửa, cấm dân ra đường, thì ít nhất cũng phải cho shipper hoạt động liên quận huyện, thông thương một chút chứ. Nếu không, thì chết mất, Sài Gòn ơi”.

Nguyễn Thông - Thời sự dịch 2021 (13)

 

5.9

Mấy hôm trước, ngày lễ trọng quốc khánh buồn hiu hắt. Cờ cũng chả muốn treo. Phố phường tinh những trạm gác, hàng rào, dây thép gai, áo công an dân phòng.

Thành phố như ma, ảm đạm, chỉ nghe xe cứu thương hú còi chở người dính dịch tới các bệnh viện, xe chở xác đi thiêu ở Bình Hưng Hòa hoặc Đa Phước. Cũng không thấy ca hát nhảy nhót trên tivi giống mọi năm.

Bà Phiêu bảo nó cứ kéo dài tới hết tháng Chín thì chết mất. Cô Vân chen vào, hết tháng Chín thì còn may, lại chả leo sang năm 2022 chứ đùa. Nghe xong, ai cũng cười méo xẹo.

vendredi 28 janvier 2022

Mạnh Quân - Đặc sản...tù Tết


Vậy là ngành Công an đã duy trì được truyền thống là bắt một số cộm cán trước đêm giao thừa !

Sáng nay còn nghĩ, năm nay Bộ Công an không cho bà con thưởng thức đặc sản là bắt vài ông to trước 30 Tết rồi. Ấy thế mà hóa ra bắt từ hôm qua.


Mọi năm thường bắt toàn cỡ Bộ trưởng, Thứ trưởng, Ủy viên trung ương. Năm nay bắt bé hơn, chỉ là Cục trưởng, Cục phó, Chánh văn phòng, nhưng được cái cũng là một Cục khá quan trọng.

Cù Mai Công - « Ôi nhớ xuân nào thuở trời yên vui »…


Chỉ dăm ngày nữa Tết Nhâm Dần 2022.

Năm 2020 nhen nhúm Covid-19. Năm 2021 cũng Covid, trong và ngoài nước lảo đảo. Ông Tạ cũng vậy, lao đao. Việc giải tỏa nhà dọc đường Cách Mạng Tháng Tám để mở tuyến métro tạm dừng, để lại những ngổn ngang.

Nhưng đã là một thói quen của gần 70 năm (từ 1954) trên vùng đất mới, trên quê hương mới của bao thế hệ Ông Tạ. Từ trung tuần tháng Chạp, những sạp lá dong, khuôn gỗ gói bánh chưng lại thấy xung quanh trường Tân Bình (trước 1975 là Thánh Tâm).

Hoàng Hải Vân - Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm !


Cọp Sài Gòn xuất hiện muộn hơn những nơi khác, nhưng được báo chí ca ngợi là oai vệ đầy khí chất, không ngại thách thức. Anh cọp này muốn chấp hết đàn cọp cả nước đang thi đua khoe nhan sắc, dù ảnh chỉ còn có 4 cái răng.

Đứng về mặt răng cỏ thì Cọp Thanh Hóa đáng sợ nhất, ảnh nhe bộ răng trắng hếu như muốn xé xác đồng loại. Nhưng nhìn kỹ hình dạng thì ảnh giống heo hơn là giống cọp, không nên sợ.

Cọp Vũng Tàu nhất định không chịu kém cạnh. Ảnh thể hiện đẳng cấp khác biệt vừa dài vừa mập, quyết đứng trên cơ Cọp đói Phú Thọ.

Hương Nguyễn - Cuộc thi cọp ưu tú 2022

 


Số 1: Cọp Cà Mau

- Nhìn cũng mập mạp, nhưng không đẹp mã, cọp ăn gì mà bị răng hô. Nghe đồn cũng có gặm kit test Việt Á chung với 63 tỉnh thành. Giờ nhìn thẫn thờ, âu lo...Chưa đạt !


Số 2: Cọp Thanh Hóa

Lưu Trọng Văn - Sống để dân thương nào khó gì ?


Nguyễn Thiện, tác giả cuốn sách tự trào "Ta tự cười mình", những ngày đại dịch ở Sài Gòn đã viết thư cho bí thư Nguyễn Văn Nên để hiến kế chống dịch. Vài giờ sau bí thư Nên trả lời thư rồi điện thoại trao đổi với công dân hiến kế, và hẹn café để trực tiếp trao đổi thêm.

Nguyễn Thiện, một dân thường nghe vậy, biết vậy chứ không tin một ủy viên Bộ Chính trị, bí thư thành phố lớn nhất nước sẽ giữ lời hẹn với mình.

Nguyễn Thiện viết:

Nguyễn Thông - Xanh kia thăm thẳm từng trên, vì ai gây dựng cho nên nỗi này


Ông bạn tôi, Bùi Trọng Cường, một cựu chiến binh, người có tên trong danh sách sinh viên Trường đại học Tổng hợp Hà Nội vào lính, một nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa (tôi chịu khó liệt kê nhiều thế để nói rằng đây là con người đạo đức và trí tuệ) nhắn cho tôi dòng tin vỏn vẹn "Thông ơi, càng sống những ngày này càng thấy buồn chán, thất vọng, em ạ".

Tôi là lớp đàn em nhưng sống với nhau lâu nên rất hiểu tâm trạng ấy.

Dồn dập trong thời gian gần đây, trên báo chí truyền thông và mạng xã hội (thời nay đừng bao giờ bỏ qua mạng xã hội bởi đó là kênh thông tin thời sự nhất, phong phú và khách quan nhất) có quá nhiều tin tức về những vụ việc đau lòng xảy ra trong gia đình, giữa những người chung một mái nhà.

Tạ Duy Anh - Chống « chuyển lửa » về quê hương


Chính sách này xuất hiện từ sau năm 1975, nhằm loại bỏ những cuốn sách bị chế độ xem là độc hại, được chuyển về từ nước ngoài. Khi đó Internet là điều không tưởng. Người sáng lập Facebook có lẽ chưa ra đời.

Tôi còn nhớ, một phóng viên da mầu người Pháp sang Việt Nam chụp ảnh văn nghệ sĩ (trong đó có tôi). Khi trở về, dù anh ta đã cẩn thận chuyển thành micro film, lận vào sâu trong cạp quần, nhưng vẫn không qua khỏi hải quan của sân bay Nội Bài.

Giờ đây, chỉ cần một cú kích chuột, cả một thư viện sách, (mà nếu quy ra theo cách của chính thể, thì ngang với một mặt trời lửa) có thể đến bất cứ ngóc ngách nào trên thế giới. Tuy thế, chính sách "chống chuyển lửa về quê hương" thì vẫn y nguyên.