vendredi 24 juillet 2020

Virus corona : Thủ đô Bolivia bị quá tải, nhiều bệnh viện đóng cửa


Cảnh bệnh nhân tuyệt vọng trước cổng bệnh viện El Norte ở thủ đô La Paz phải đóng cửa, ngày 06/07/2020. REUTERS/David Mercado
Đăng ngày:


Từ La Paz, thông tín viên Alice Campaignolle cho biết thêm chi tiết :

« Lâu nay các trường hợp Covid-19 ở Bolivia chủ yếu tập trung tại miền đông, ở thành phố Santa Cruz và vùng Béni, tuy nhiên giờ đây đã lan rộng trên toàn bộ lãnh thổ.

Tin vắn 22.07.2020



(AFP)Cảnh sát Hồng Kông rầm rộ ra quân ngăn kỷ niệm vụ Nguyên Lãng

Có ít nhất 5 người bị bắt và 79 người bị phạt vạ ngày 22/07/2020 trong đợt ra quân rầm rộ của cảnh sát Hồng Kông nhằm ngăn cản kỷ niệm một năm bọn xã hội đen tấn công người biểu tình tại trạm métro Nguyên Lãng (Yuen Long) gần biên giới Trung Quốc. Hơi cay được dùng để giải tán những người đấu tranh và nhà báo tại một trung tâm thương mại, cảnh sát truy lùng, khám xét suốt đêm.

Ngày 21/07/2019, những băng đảng xuất hiện tại Nguyên Lãng, cầm gậy gộc, thanh sắt đã tấn công dã man các thanh niên biểu tình đang trên đường về nhà và cả người qua đường, làm trên 50 người bị thương. Vụ này gây phẫn nộ rất lớn, khiến phong trào dân chủ chuyển sang cứng rắn.

Nghị viện Anh đòi điều tra việc Nga can thiệp vào Brexit

Nhà hoạt động chống Brexit nổi tiếng ở Anh Steve Bray mang biểu ngữ chế nhạo " Cảm ơn nước Nga vì Brexit", Luân Đôn, ngày 21/07/2020. REUTERS/Hannah McKay
Đăng ngày:

Anh quốc đã đánh giá quá thấp mối đe dọa từ Nga, đó là một trong những điểm chính trong bản báo cáo của Ủy ban Tình báo và An ninh Nghị viện Anh, được công bố hôm qua 21/07/2020. Báo cáo cũng chỉ trích chính quyền đương nhiệm đã không điều tra về những can thiệp này, và kêu gọi thủ tướng Boris Johnson xem xét ảnh hưởng của Matxcơva trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit năm 2016. 

Thông tín viên Muriel Delcroix, từ Luân Đôn:

« Điểm chính mà bản báo cáo 55 trang này phê phán, là các chính quyền liên tiếp từ David Cameron, Theresa May cho đến Boris Johnson đều không có phản ứng gì trước việc Nga can thiệp vào chính trường nước Anh. Một sự can thiệp đã lộ rõ trong cuộc trưng cầu dân ý về Scotland độc lập năm 2014.

Diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, Trung Quốc có nguy cơ ra tòa án quốc tế

Người biểu tình Duy Ngô Nhĩ trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) dẫm lên ảnh bí thư Tân Cương, Trần Toàn Quốc. Ảnh tư liệu chụp ngày 01/10/2019. © REUTERS/Huseyin Aldemir/File Photo
Đăng ngày:


Le Monde hôm nay chạy tựa « Châu Âu : Hậu trường một cuộc đàm phán ngoại hạng ». Le Figaro  đặt câu hỏi « Có nên lo ngại Covid-19 dấy lên trở lại ? », Les Echos lo lắng với « Cú sốc của một mùa hè không khách du lịch ». La Croix quan tâm đến « Nguy cơ tân quốc xã tại Đức ». Riêng Libération dành trọn trang bìa và 7 trang báo khổ lớn bên trong để tố cáo nạn diệt chủng đang diễn ra đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Sau khi một báo cáo về việc Trung Quốc cưỡng bức triệt sản được công bố, nhật báo thiên tả đã gặp một nữ giáo viên Duy Ngô Nhĩ lưu vong ở châu Âu. Nhân chứng này đã kể lại những điều tai nghe mắt thấy trong trại cải tạo ở Tân Cương : bắt giam hàng loạt, tra tấn, hãm hiếp, lao động khổ sai…chứng tỏ chính sách đồng hóa của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã ngả sang hướng diệt chủng.

Việt Nam quyết đoán hơn về Biển Đông, Trung Quốc cho vay tiền

Ảnh minh họa: Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung (T) tiếp xúc với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 27/11/2020. AP/Florence Lo
Đăng ngày:


Bộ Ngoại giao Trung Quốc loan báo thứ trưởng La Chiếu Huy (Luo Zhaohui) đã gặp gỡ đồng nhiệm Việt Nam Lê Hoài Trung hôm thứ Năm 16/07, nhưng không cho biết chi tiết cụ thể. Đến thứ Sáu 17/07, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc tài trợ thông báo sẽ cho VPBank (Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng) vay 100 triệu đô la để mở rộng tín dụng cho các cơ sở tư nhân bị thiệt hại vì đại dịch virus corona.

Tờ báo có trụ sở ở Hồng Kông ghi nhận cuộc gặp trên đây diễn ra sau khi ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đầu tuần trước tuyên bố đường lưỡi bò tự vẽ của Bắc Kinh là « bất hợp pháp », theo phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016.

Covid -19: Tổng thống Trump bị bắt bẻ trên đài Fox News

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 16/07/2020. REUTERS/Jonathan Ernst
Đăng ngày:


Thông tín viên Loubna Anaki tường trình từ Washington:

« Trước các nhà báo của Fox News, ông Donald Trump vẫn cố chấp : tuy Hoa Kỳ lại đạt những con số kỷ lục về các ca dương tính với virus corona, nhưng theo ông tình hình vẫn chưa có gì là nguy cấp.
Ông Trump nói : « Các ca dương tính tăng lên vì chúng ta xét nghiệm tốt nhất trên thế giới. Đa số các trường hợp này là người trẻ tuổi, họ sẽ khỏi bệnh trong vòng một ngày ; họ chỉ bị sổ mũi thôi mà đã bị coi là lây nhiễm ». Tổng thống Mỹ vẫn giữ ý định mở cửa lại các trường học, và theo ông, việc mang khẩu trang không phải là thiết yếu.

Virus corona : Đợt dịch thứ ba dữ dội hơn tại Hồng Kông

Quét dọn và tẩy trùng một chợ sau khi một ổ dịch Covid-19 bùng phát tại quận Sham Shui Po, Hồng Kông. Ảnh chụp ngày 17/07/2020. REUTERS/Tyrone Siu
Đăng ngày:


Các ổ dịch xuất hiện tại nhiều địa điểm khác nhau. Cho dù Hồng Kông chưa bao giờ bị phong tỏa, chính quyền đã phải áp dụng các biện pháp mới nghiêm ngặt hơn.

Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy cho biết thêm chi tiết :

Tin vắn 20.07.2020



(AFP) - Anh tố cáo Trung Quốc vi phạm trầm trọng quyền của người Duy Ngô Nhĩ
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm qua 19/07/2020 tố cáo Trung Quốc có những « vi phạm trầm trọng về nhân quyền gây sốc », qua việc tống giam một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo ở Tân Cương với cớ chống khủng bố, cưỡng bức triệt sản.
Đại sứ Trung Quốc Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming) khi trả lời BBC đã bác bỏ những cáo buộc này. Tuy nhiên khi được chiếu cho xem hình ảnh hàng trăm người tù Duy Ngô Nhĩ quỳ gối, tay bị trói sau lưng và bị cưỡng bức lên tàu, ông Lưu tìm cách chống chế, dù video này đã được nhiều nhà nghiên cứu và cơ quan tình báo phương Tây công nhận tính xác thực. Tại Anh, kiến nghị yêu cầu trừng phạt Trung Quốc về Tân Cương đã thu thập được trên 100.000 chữ ký, đủ để vấn đề phải được đưa ra Nghị Viện thảo luận.

dimanche 19 juillet 2020

Phạm Đoan Trang – Nghề kinh doanh dân chủ



Tôi chưa bao giờ phải viết bài nào khó như bài này, bởi lý do: Từ trước đến nay, tôi luôn quan niệm rằng mình chỉ có một kẻ thù, đó là chế độ độc tài (độc đảng, công an trị) ở Việt Nam, mà đại diện là bè lũ độc tài và những kẻ ủng hộ chúng vì tư lợi. Ngoài việc vạch trần những cái xấu, cái ác của chế độ, tôi không động đến cá nhân/ tổ chức/ thế lực nào khác.

Phía công an rất khó chịu với quan niệm này của tôi. Vài nhân viên an ninh từng nói với tôi: “Chị chỉ chửi đảng và nhà nước thôi, còn dân, còn phe dân chủ của chị, sai trái đầy ra đấy, vô đạo đức, tham nhũng đầy ra đấy, thì chị lờ đi, bao che, không nhắc đến”.

Quả thật đúng như vậy. Từ trước đến nay, tôi chọn lối viết như vậy. 

Lưu Trọng Văn - Đắk Lắk mặc áo giáp hơi dày...



Ngã Sáu, trung tâm thị xã Ban Mê Thuột. Ảnh Đào Tuấn Sơn.
Tây Nguyên được coi là trọng điểm an ninh quốc gia do vấn đề đặc thù tôn giáo, dân tộc. Chính vì vậy có thời phụ trách Tây Nguyên không phải nhà kinh tế, xã hội mà là tướng an ninh Trần Đại Quang.

Nhưng khổ nỗi những vấn đề phức tạp của Tây Nguyên không phải từ tôn giáo, sắc tộc và cái gọi là "các thế lực thù địch" mà lại xuất phát từ chính quyền quản lý, điều hành kinh tế quá tệ:

-Tham nhũng nặng nề dẫn đến rừng bị tàn phá,

San sẻ nợ công, viên gạch cho một liên bang châu Âu tương lai ?


Các nhà lãnh đạo 27 nước Liên hiệp Châu Âu lần đầu tiên gặp gỡ sau đại dịch, tại hội nghị thượng đỉnh ở Bruxelles ngày 17/07/2020. © REUTERS/Francois Lenoir/Pool
Đăng ngày:


Figaro chạy tựa trang nhất « Một hội nghị thượng đỉnh thiết yếu châu Âu để tái thúc đẩy kinh tế ». Nhật báo La Croix đặt câu hỏi « Nợ : Liên hiệp châu Âu, một bước nhảy lớn ? » Việc chia sẻ nợ nần giữa các nước châu Âu được bàn bạc tại hội nghị thượng đỉnh khai mạc hôm nay ở Bruxelles, liệu sẽ là bước đột phá tiến tới một liên bang hay không ?

samedi 18 juillet 2020

Từ Thức - Quỷ Núi đã bị đóng cửa



Đã đóng cửa khu giải trí Quỷ Núi. Nghĩa là việc gào thét, phẫn nộ trên mạng đôi khi cũng có ích, ngay cả trong một chế độ độc tài.

Không phải họ tôn trọng dư luận, biết nghe lẽ phải. Họ chỉ sợ bứt dây động rừng, sợ hình ảnh thô bỉ của quỷ núi sẽ khiến thiên hạ chú ý đến chuyện họ tàn phá cả một thành phố thơ mộng của người Pháp để lại, để làm doanh thương địa ốc kiếm tiền một cách thô bạo

Không còn quỷ núi, nhưng quỷ rừng, quỷ thành phố, quỷ hồ ao, bãi biển, ở Đà Lạt hay khắp nơi trên toàn quốc, vẫn tiếp tục hoành hành. Quá trễ, quá mạnh để trừ yểm.

Trương Nhân Tuấn - Trung Quốc có thèm khát dầu khí đến mức phải ép Việt Nam ?



BBC có các bài viết liên quan tình trạng "bi đát" trong lãnh vực khai thác dầu khí của Việt Nam. 

Hôm trước Bill Hayton có bài nói là Việt Nam phải bồi thường một tỉ đô la cho các công ty khai thác dầu khí Repsol (Tây Ban Nha) và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Tác giả nói rằng do "sức ép" của Trung Quốc mà Việt Nam phải hủy hợp đồng với các đối tác này và chấp nhận bồi thường (một tỉ đô) cho họ. 

Hôm qua lại thêm tin "bi đát" khác là công ty hợp doanh Ấn Độ-Nga-VN Rosneft cũng hủy hợp đồng với giàn khoan Noble Corporation. Lý do, từ miệng đại diện ngành dầu khí và năng lượng Việt Nam, ông Nguyễn Lê Minh: "Không phủ nhận việc Trung Quốc gây sức ép". 

Trung Quốc thèm khát dầu khí đến mức (phải ép Việt Nam) như vậy hay sao ?

Nguyễn Anh Tuấn - Việt Nam làm gì trước cuộc so găng Trung-Mỹ ?



Tàu chiến Mỹ áp sát khu vực có tàu hải dương Trung Quốc (1) và tàu kiểm ngư Việt Nam (2) ở Biển Đông hồi đầu tháng 7/2020.

NAT : Nhân dịp mối quan hệ Việt-Mỹ-Trung có nhiều diễn biến mới, mình đăng lại bài viết ngày cuối năm 2018 để ai quan tâm có thể tham khảo. 


Ngoài ra, cũng đang có tin ComCom và các trang tin chống Mỹ quốc doanh tương tự đồng loạt dừng hoạt động. Nếu đúng vậy mình xin gửi bài viết này đến các bạn admin, chúc các bạn mau hết bàng hoàng, sớm ổn định tinh thần nhận công tác mới. 

VIỆT NAM LÀM GÌ TRƯỚC CUỘC SO GĂNG TRUNG-MỸ?

BẢN CHẤT CUỘC SO GĂNG

Không giống như sự nổi lên của Nhật Bản thập niên 70s-80s cuối cùng đã biến nước này thành một hội viên được đón chào của câu lạc bộ phương Tây, sự trỗi dậy của Trung Quốc mang dáng dấp của Nga Sô sau Thế Chiến II ở chỗ đều thách thức trật tự quốc tế hiện hành do phương Tây kiểm soát với sự tự tin rằng họ đang vận hành một mô hình phát triển ưu việt hơn.

Hoàng Hải Vân - 20 năm hiệp định thương mại Việt-Mỹ : Vui nói rồi, còn buồn thì bỏ qua đi !



Ngày này 20 năm trước, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được ký kết, tạo một bước ngoặt lịch sử trong quan hệ giữa nước ta và Hoa Kỳ sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao. 

Hiệp định có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng thúc đẩy cải cách luật pháp theo hướng thị trường, là “cú hích” tăng tốc xóa đói giảm nghèo và phát triển đất nước. Không có hiệp định này, Việt Nam không thể gia nhập WTO và các hiệp định tự do thương mại sau này, khó có thể hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. 

Khi Hiệp định được ký kết, có lẽ người sung sướng nhất là Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam Nguyễn Đình Lương. Với thành công của cuộc đàm phán kéo dài thiên nan vạn nan này, ông Lương và các cộng sự đã không làm nhục sứ mệnh mà đất nước giao phó.

Người đàm phán, cú lăn xuống sàn mà không tỉnh và hai ước mơ không thành


Hai trưởng đoàn đàm phán ký tắt Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 14/7/2000 tại Nhà Trắng.

(Cafef.vn 13/07/2020) Căn nhà có cổng hẹp xây kiểu cũ trên một con phố khuất ở Hà Nội, dưới tán cây trước cửa có mấy chị bán rau quả đang úp nón ngủ trưa, là nhà của ông Nguyễn Đình Lương, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA).

Năm 2000, vị trí của ông Lương là ở ngay chính trung tâm mối bang giao giữa Việt Nam và Mỹ. Khi đó, giới doanh nhân Việt Nam có lẽ ít ai không biết tên ông. Có người còn hứa: "Mai kia ông chết, tôi sẽ lập bàn thờ".

Lời hứa không phải điều gì quá đáng, vì bản BTA mà ông Lương đàm phán và ký kết với nước Mỹ đã mở ra cho Việt Nam, từ thế bị vây tứ bề, cánh cửa hội nhập kinh tế thế giới - điều mà ngày nay chúng ta tưởng rằng hiển nhiên phải như vậy.

Ngô Nguyệt Hữu - Khi quan làm quốc gia suy yếu



Các anh chị làm quan ở quốc gia này, cái gì các anh chị cũng có.


Thế nhưng, các anh chị lại bao che cho cái sai, sợ người khác nhắc đến cái sai từ các anh chị cho đến cánh hẩu của các anh chị.

Mà cái sai nào cũng khiến ngân sách thâm thụt, đất công mất đi, nền tảng thượng tôn pháp luật bị bào mòn.

Nguyễn Anh Huy - Nhân cách con người được thấy qua điều giản dị nhứt !



Hôm nay, nhân chuyện Hoa Kỳ dự định cấm toàn bộ đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc nhập cảnh Hoa Kỳ, tui muốn kể câu chuyện về Châu Nhuận Phát và Thành Long. Cả hai đều là ngôi sao màn bạc nhưng nhân cách một trời một vực. Một bên cao thượng còn một bên ti tiện. 

Trước tiên tui muốn nói đến Châu Nhuận Phát. Anh là một ảnh đế hàng đầu của làng điện ảnh Hoa Ngữ. Người đẹp vây quanh như kiến, nhưng anh chỉ chung tình với một người vợ. Vợ không sanh được con, anh vẫn sống hạnh phúc đến giờ. 

Anh và vợ thuộc nhóm siêu giàu. Anh góp 700 triệu USD cho từ thiện. Bản thân sống vô cùng giản dị. Đi xe buýt, mang dép lê giống tui vậy. 

vendredi 17 juillet 2020

Greg Poling : Chính sách mới về Biển Đông của Mỹ có ý nghĩa thế nào ?

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Nimitz được tiếp liệu trên Biển Đông ngày 07/07/2020. © U.S. Navy/Christopher Bosch/Handout via REUTERS
Đăng ngày:


Ngày 13/07/2020, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo loan báo một thay đổi quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ về Biển Đông. Hôm sau, trợ lý ngoại trưởng David Stilwell trong cuộc hội thảo thường niên về Biển Đông của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã làm rõ thêm vấn đề.
RFI Việt ngữ lược dịch bài viết của chuyên gia Gregory B.Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington D.C.
Thông cáo báo chí của ông Pompeo nêu cụ thể các yêu sách trên biển của Trung Quốc mà Hoa Kỳ coi là bất hợp pháp. Tuyên bố này nói rất rõ quan điểm của Mỹ, nhưng không hẳn là trái ngược với chính sách trong quá khứ.

mercredi 15 juillet 2020

Biển Đông: Mỹ có thể trừng phạt các quan chức Trung Quốc

Khu trục hạm Mỹ USS Decatur trong một đợt tuần tra trên Biển Đông. Ảnh tư liệu do Hải quân Mỹ cung cấp ngày 13/10/2016. AP - PO2 Diana Quinlan
Đăng ngày:


Theo kênh truyền hình Mỹ CNBC, ông David Stilwell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về Đông Á và Thái Bình Dương, đã tuyên bố như trên trong cuộc hội thảo thường niên về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS). Ông nhận định Bắc Kinh ngày càng tăng cường yêu sách và cưỡng bức bất kỳ ở đâu.

Theo ông Stilwell, bản chất Trung Quốc không thể chấp nhận một thế giới đa phương với các quyền tự do căn bản và sự chọn lựa của lương tâm. Quan chức Mỹ nhấn mạnh « việc Hoa Kỳ can dự vào khu vực chỉ đơn giản nhằm thực thi pháp luật hiện hành, và lẽ ra việc này đã phải được làm từ lâu ».