lundi 5 septembre 2016

Nhiều ứng viên đòi độc lập đắc cử Quốc hội Hồng Kông: Thông điệp mạnh mẽ cho Bắc Kinh

Lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong (G) và các bạn chúc mừng La Quán Thông (thứ 2 từ phải) đắc cử vào Hội đồng lập pháp Hồng Kông, ngày 05/09/2016.
Nhiều nhà đấu tranh trẻ tuổi chủ trương dứt khoát chia tay với Bắc Kinh, lần đầu tiên được bầu vào « Quốc hội » Hồng Kông hôm nay 05/09/2016, hai năm sau phong trào biểu tình đòi dân chủ quy mô đã gây tiếng vang lớn năm 2014.
Cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp (LegCo), tức Quốc hội Hồng Kông diễn ra hôm Chủ nhật 4/9, vào lúc nhiều cư dân cựu thuộc địa Anh cảm thấy Bắc Kinh muốn tăng cường kiểm soát thành phố bán tự trị này trên các lãnh vực từ chính trị, văn hóa cho đến giáo dục.

Đoàn kết chống lại đảng Cộng sản Trung Quốc

dimanche 4 septembre 2016

Từ Huy : Đối thoại và lòng tin (II)



Bà Aung San Suu Kyi tại hội nghị Panglong ngày 31.08.2016.
Chúng ta đã nói nhiều đến việc người dân Việt Nam đánh mất lòng tin vào lãnh đạo. Đó là một thực tế dễ nhận thấy. Nhưng còn một thực tế khác, quan trọng hơn và mang tính quyết định hơn nhiều trong sự thất bại của việc giải quyết các khủng hoảng xã hội ở Việt Nam, thực tế đó là: người Việt đánh mất lòng tin đối với nhau.
Việt Nam suy yếu không chỉ là vì người dân đánh mất lòng tin vào đảng cầm quyền. Nếu người dân đánh mất lòng tin vào lãnh đạo nhưng họ vẫn còn tin tưởng lẫn nhau thì họ có thể kết hợp lại với nhau để tạo nên sức mạnh chung. Dân Việt Nam có chín mươi triệu người, đảng chỉ có hơn bốn triệu năm trăm ngàn đảng viên mà thôi. Chín mươi triệu người mà phải chịu bó tay là bởi vì người Việt đánh mất lòng tin lẫn nhau. Người Việt không thể tin nhau, chính điều này làm cho cộng đồng người Việt suy yếu.

Từ Huy : Đối thoại và lòng tin (I)

Lech Walesa nói chuyện với công nhân đình công ở Gdansk ngày 30/08/1980. Hôm sau, Công đoàn Đoàn Kết ra đời.
Tôi dự định, trước khi tiếp tục các phần tiếp theo của chủ đề « bộ phận nào trong xã hội có thể đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa ? », sẽ viết một số bài giới thiệu về hoạt động bầu cử tổng thống đang diễn ra ở Pháp, làm cơ sở cho diễn giải của tôi về các vấn đề của Việt Nam.
Tuy nhiên, vài ngày gần đây, sau khi đọc hai bài viết, bài « Đã đến lúc cần phải đối thoại » của ông Chu Hảo và bài « Người Việt và xu hướng khen ngợi nồngnhiệt hay thất vọng thái quá » của bà Song Chi, tôi thấy trước mắt cần tiếp tục phát triển thêm những chủ đề được nêu ra trong hai bài viết này, trong mạch suy nghĩ chung có thể đã được gợi lên ở nhiều người trong cộng đồng.

vendredi 2 septembre 2016

Ba Lan rà soát lại việc trao trả nhà đất bị chế độ cộng sản tịch thu


Viện Kiểm sát Ba Lan hôm qua 01/09/2016 loan báo thụ lý nhiều trường hợp trao trả lại cho chủ cũ các tài sản địa ốc bị chế độ cộng sản tịch thu trước đây, mà quyết định của tư pháp thường gây tranh cãi. Ba Lan chưa bao giờ giải quyết dứt khoát được vấn đề phức tạp này. Theo ước tính, tổng giá trị số nhà đất bị chính quyền cộng sản Ba Lan, và trước đó là Đức quốc xã trưng thu, lên đến khoảng 17 tỉ đô la.
Hiện nay tòa án xem xét từng trường hợp cụ thể. Các tổ chức phi chính phủ và báo chí Ba Lan lâu nay tố cáo việc vận động hậu trường của các chủ cũ, văn phòng luật sư và công ty xây dựng ; cũng như nghi ngờ có tham nhũng hay gian lận về nguồn gốc tài sản.

Thủ tướng Malaysia chính là ''viên chức số 1'' trong vụ tham nhũng 1MDB ?

Một sinh viên Malaysia tự giam mình sau chấn song giả trong cuộc biểu tình tại Kuala Lumpur (Malaysia) kêu gọi bắt giữ "Viên chức Malaysia số 1", ngày 27/08/2016.

AFP hôm nay 02/09/2016 đưa tin một bộ trưởng Malaysia đã nhìn nhận thủ tướng Najib Razak chính là viên chức bí ẩn mà bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho rằng có liên can trong xì-căng-đan biển thủ quỹ đầu tư công 1MDB. Lâu nay dư luận vẫn nghi ngờ ông Najib là « viên chức Malaysia số 1 » mà báo cáo của bộ Tư pháp Mỹ hồi tháng Bảy đã nêu ra, theo đó viên chức này đã âm mưu biển thủ một số tiền khổng lồ của quỹ đầu tư công 1MDB.
Thủ tướng Malaysia, người đã tung ra chiến dịch trấn áp nhằm chận đứng việc lan truyền thông tin trên, cho đến nay chưa hề bình luận về viên chức ẩn danh trên.

Putin bác bỏ việc đổi chác với Nhật về quần đảo Kuril

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và tổng thống Nga Vladimir Putin tại Vladivostok, 02/09/2016.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay 02/09/2016 đã bác bỏ ý tưởng nhượng một hòn đảo thuộc quần đảo Kuril cho Nhật Bản, để đổi lấy việc tăng cường hợp tác kinh tế với Tokyo. Tuyên bố trên được đưa ra vài giờ trước cuộc hội đàm với thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Trả lời hãng tin Bloomberg, tổng thống Nga nói : « Chúng tôi không bán đi lãnh thổ của mình, cho dù vấn đề hiệp ước hòa bình với Nhật Bản là rất quan trọng, và chúng tôi mong cùng với các bạn Nhật tìm ra được giải pháp ».

Mỹ trừng phạt Nga về « chiếc cầu của Putin » ở Crimée

Thành phố cảng Yevpatoriya thuộc Crimée, 03/02/2016.
Phát thanh RFI ngày 02.09.2016


Các công ty và cá nhân có liên quan đến việc xây dựng một cây cầu nối liền bán đảo Crimée với miền nam nước Nga, dự án tâm đắc của tổng thống Vladimir Putin, hôm qua 01/08/2016 đã bị ghi thêm vào danh sách trừng phạt của Mỹ.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã cho thêm 37 cá nhân và doanh nghiệp vào danh sách đen. Danh sách này được công bố lần đầu tiên khi Nga dùng vũ lực sáp nhập bán đảo Crimée hồi tháng 3/2014, và được nối dài thêm do Matxcơva hỗ trợ phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraina.

Không quân Trung Quốc sắp có oanh tạc cơ chiến lược tầm xa


Không quân Trung Quốc đang chế tạo một loại phi cơ ném bom chiến lược mới. Báo chí Trung Quốc hôm 02/09/2016 loan báo như trên, nhấn mạnh đến các tiến bộ mới đây trong việc sản xuất máy bay cỡ lớn, và các loại thiết bị quân sự tối tân.
Tư lệnh không quân Trung Quốc Mã Hiểu Thiên (Ma Xiaotian) nói rằng oanh tạc cơ này sẽ gia tăng năng lực tấn công tầm xa của Trung Quốc một cách đáng kể. Ông không cho biết thêm chi tiết nào về loại máy bay ném bom mới, cũng như bao giờ sẽ được đưa vào sử dụng, chỉ nói rằng « Các vị sẽ thấy phi cơ này trong tương lai ».

Hơn 100 người bị nhiễm virus Zika ở Singapore

Hành khách đi máy bay từ Singapore sang Jakarta qua máy kiểm tra nhiệt độ, 30/08/2016.
Phát thanh RFI ngày 02.09.2016


Theo AFP hôm qua 01/08/2016, trên 100 trường hợp nhiễm virus Zika đã được phát hiện ở Singapore, và ca nghi ngờ lây nhiễm đầu tiên đã xuất hiện ở Malaysia.

Chính quyền Singapore loan báo 115 người đã bị kiểm tra dương tính với Zika, trong đó có một phụ nữ mang thai, và 57 người ngoại quốc sống và làm việc tại nước này, mang các quốc tịch Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia, Miến Điện, Indonesia và Đài Loan. 

Thổ Nhĩ Kỳ: Thêm 10.000 cảnh sát và giảng viên bị thanh trừng

Nhân viên quân sự tình nghi can dự vào âm mưu đảo chánh bị đưa ra tòa tại Mugla (Thổ Nhĩ Kỳ), ngày 17/08/2016.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã đình chỉ công tác thêm 8.000 nhân viên của lực lượng an ninh và trên 2.000 giảng viên đại học. AFP và Reuters hôm nay 02/09/2016 cho biết quyết định này đã được đăng trên Công báo.
Từ sau vụ đảo chính hụt vào giữa tháng Bảy, đã có gần 80.000 công chức bị đuổi việc, hàng ngàn người khác bị bắt vì nghi ngờ có liên hệ với phe đảo chính.

Irak : Pháp đã sẵn sàng cho trận chiến Mossoul

Quân đội Irak tiến vào thành phố Qayyarah vừa tái chiếm, 29/08/2016.
Phát thanh RFI ngày 02.09.2016


Bộ tổng tham mưu quân đội Pháp hôm qua 01/08/2016 khẳng định trong những tuần lễ gần đây đã tập trung không kích vào Mossoul, thành phố lớn của Irak đang bị quân thánh chiến của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech) chiếm giữ.

Không quân Pháp đã thực hiện 61 vụ oanh kích, trong đó 80% xung quanh Mossoul, nhờ đó quân đội Irak có thể tiến về thành phố này. Các đơn vị pháo binh sẽ được triển khai tại đây, theo như lời hứa của tổng thống Pháp hồi tháng Bảy, và sẽ bắt đầu tham chiến trong những tuần tới. 

jeudi 1 septembre 2016

Bắc Triều Tiên tăng cường lực lượng tàu ngầm

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sau vụ bắn thử hỏa tiễn từ tàu ngầm. Ảnh của KCNA ngày 25/08/2016.

Hôm thứ Tư 24/08/2016, Bắc Triều Tiên đã cho bắn một hỏa tiễn đạn đạo KN-11 từ căn cứ hải quân Mayangdo ở vùng Sinpo, ở bờ biển phương đông bán đảo. Đây là lần bắn thử thứ 6 hoặc thứ 7 từ một tàu ngầm. Lần thử nghiệm trước vào tháng Bảy dường như đã thất bại, còn lần này hỏa tiễn đã bay được 480 km trước khi rớt xuống Biển Nhật Bản.
Le Figaro nhận xét, vụ bắn thử này chứng tỏ tiến bộ của công nghệ SLBM (submarine-launched ballistic missile) của Bắc Triều Tiên. Theo nhiều chuyên gia, Bình Nhưỡng cũng có những tiến triển trong nỗ lực hoàn chỉnh một hỏa tiễn liên lục địa (ICBM) có thể mang ngọn lửa nguyên tử đến lục địa Mỹ. Năm nay, Bắc Triều Tiên đã tung ra một số hỏa tiễn gồm nhiều loại và hồi tháng Giêng đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ tư kể từ năm 2006.

mardi 30 août 2016

Tokyo khẳng định Senkaku là lãnh thổ lịch sử của Nhật Bản


Quần đảo Senkaku là lãnh thổ lịch sử của Nhật Bản. Trước yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga hôm nay 30/08/2016 khẳng định với hãng tin Reuters như trên.
Ông Suga cũng cho biết là Tokyo muốn giải quyết bất đồng về lãnh thổ một cách hòa bình.

Philippines : Trung Quốc sẽ thiệt nếu bác bỏ phán quyết về Biển Đông


Trung Quốc sẽ « thiệt thòi » nếu không công nhận phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh tại Biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay hôm nay 30/08/2016 tuyên bố như trên.
Điều trần trước Quốc hội Philippines, ông Yasay nói : « Chúng ta cố gắng làm cho Trung Quốc đặc biệt hiểu rằng, khi tình hình yên ắng lại, rốt cuộc họ sẽ là người thua thiệt trong vấn đề này, trừ phi họ tôn trọng và công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài ».

Bình Nhưỡng xử tử 2 quan chức cao cấp bằng súng phòng không?

Kim Jong Un và các chỉ huy quân sự Bắc Triều Tiên, 25/08/2016.

Bắc Triều Tiên đã hành quyết công khai hai quan chức vào đầu tháng Tám, vì bất tuân phục lãnh đạo Kim Jong Un. Reuters dẫn nguồn tin từ một tờ báo Hàn Quốc hôm nay 30/08/2016 cho biết như trên.
Nhật báo Joong Ang Ilbo trích một nguồn tin ẩn danh thông thạo tin tức miền Bắc, nói rằng cựu bộ trưởng Nông nghiệp Hwang Min và một quan chức cao cấp của bộ Giáo dục là Ri Yong Jin, đã bị hành quyết bằng súng phòng không tại một học viện quân sự ở Bình Nhưỡng.

Quỹ đầu tư nhà nước Singapore mua cổ phần Vietcombank

Phát thanh RFI ngày 30.08.2016


Quỹ đầu tư nhà nước Singapore GIC sẽ mua 7,7% vốn của ngân hàng lớn nhất Việt Nam là Vietcombank. Tin này được cả hai đối tác loan báo hôm qua 29/08/2016 trong một thông cáo chung.

GIC đã ký hợp đồng sơ bộ để mua 305,8 triệu cổ phần mới phát hành của Vietcombank, ngân hàng tín dụng lớn nhất Việt Nam tính theo giá trị trên thị trường chứng khoán – khoảng 6,9 tỉ đô la. Theo Bloomberg News, số cổ phần này trị giá khoảng 400 triệu đô la.

Libya : Trận chiến cuối cùng với quân thánh chiến ở Syrte

Lực lượng Syria chiếm lĩnh vị trí mới ở Syrte ngày 29/08/2016.
Phát thanh RFI ngày 30.08.2016


Lực lượng Libya từ ba tháng qua cố gắng đánh đuổi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech) khỏi thành phố Syrte tối qua 29/08/2016 loan báo đã tái chiếm một trong hai khu phố cuối cùng bị quân thánh chiến chiếm giữ, sau những trận đánh đẫm máu.

Phát ngôn viên Rida Issa tuyên bố khu phố « Số Một » ở trung tâm thành phố duyên hải này đã « hoàn toàn giải phóng », và dân quân Libya đang truy lùng những quân Hồi giáo còn sót lại, với sự yểm trợ của Không quân Mỹ. Quân thánh chiến hiện nay phải cố thủ tại khu phố « Số Ba » của thành phố Syrte chiếm được hồi tháng 6/2015.

Pháp đòi dừng đàm phán về hiệp ước tự do mậu dịch xuyên Đại Tây Dương

Áp-phích phản đối TTIP tại Đức, 21/07/2016.

Khả năng đạt được thỏa thuận về TTIP (tức TAFTA, Hiệp định tự do mậu dịch xuyên Đại Tây Dương) ngày càng xa dần : hôm nay 30/08/2016 Pháp loan báo sẽ yêu cầu Ủy ban Châu Âu « ngưng » thương lượng về dự án quy mô giữa Liên hiệp Châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. Paris cho rằng hiệp định dành nhiều thuận lợi cho phía Mỹ, và muốn bắt đầu lại « trên cơ sở đúng đắn ».
Tổng thống Pháp François Hollande hôm nay khẳng định Pháp không muốn « nuôi ảo tưởng » về một hiệp định « trước cuối năm nay », « vào cuối nhiệm kỳ » của ông Barack Obama.

lundi 29 août 2016

Người Việt tại Pháp kiến nghị đòi Trung Quốc tôn trọng phán quyết Biển Đông

Người Việt và Philippines biểu tình chống Trung Quốc tại Manila ngày 06/08/2016.

Trên trang web change.org dành riêng cho những kiến nghị trên mạng, đã xuất hiện một bản kiến nghị đòi hỏi « Tôn trọng phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12/07/2016 liên quan đến tranh chấp Biển Đông ». Kiến nghị viết bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Việt do CRAFV (Hội đồng đại diện các hội Pháp-Việt) đề xướng.
Bản kiến nghị tố cáo những hành động quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông từ nhiều thập kỷ qua. Trước hết là việc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974. Đến năm 1988, đến lượt Đá Gạc Ma (Johnson Reef) thuộc Trường Sa, năm 1995 Trung Quốc chiếm giữ Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và xây lên một căn cứ hải quân. Năm 2012 bãi cạn Scarborough của Philippines lọt vào tay Bắc Kinh.

Nguyễn Tiến Trung : Để loại bỏ « nhóm lợi ích bán nước hại dân »



Các bị cáo trong vụ án Vinashin trước tòa.
Theo dõi báo chí chính thống « lề phải » những ngày vừa qua, tôi thấy rất thú vị vì báo chí trong nước phê phán rất mạnh mẽ những hiện tượng tiêu cực, bất công xã hội, tấn công cả những nhân vật quyền cao chức trọng, đề cập cả những vấn đề đụng chạm đến thể chế chính trị. Ngôn từ sử dụng thậm chí giống như báo chí « lề dân » ở hải ngoại hoặc trên các mạng xã hội.
Trong số những bài đó, có một bài nổi bật khiến tôi chú ý, đó là bài « Nhận diện nhóm lợi ích bán nước, hại dân » của tác giả Xuân Dương trên báo Giáo Dục ngày 26/7/2016. Tác giả đã thẳng thắn chỉ ra « nhóm lợi ích » quyền lực cao nhất nước đang « bán nước », « hại dân », « biến Nhà nước thành công cụ trấn áp nhân dân »…