vendredi 14 octobre 2022
lundi 10 octobre 2022
Nóng : Nga bắn 75 hỏa tiễn vào trung tâm thủ đô Ukraina và Lviv, Ternopil, Dnipro
Sáng nay 10/10/2022 có nhiều tiếng nổ lớn tại thủ đô Ukraina vào lúc 8 giờ 15 địa phương (7 giờ 15 Paris). Còi báo động phòng không kéo dài khoảng mấy mươi phút trước khi xảy ra các vụ nổ. (Cập nhật liên tục phía dưới bài)
Một nhà báo BBC đang tường thuật trực tiếp ở Kiev bị bất ngờ vì tiếng nổ.
Rockets hit Kiev live on TV (BBC) pic.twitter.com/zpP7ow5FDl
— Russiаn Market (@runews) October 10, 2022
Những luồng khói đen lớn có thể nhìn thấy ở nhiều nơi trong thành phố.
Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 228, 09-10-2022
1. Tình hình quân Nga ở Kherson ngày càng trở nên khó khăn hơn sau khi phải bỏ chiến trường phía bắc, rút lui co cụm về quanh thành phố Kherson. Tất cả các cây cầu bắc qua sông Dnipr đều đã bị phá hủy, cũng như cầu Kerch nối Nga với Crimea, khiến việc tiếp tế cho toàn bộ chiến trường này bị gián đoạn, khi đường tàu hỏa thứ hai đi qua thành phố Tokmak nằm trong tầm pháo kích của HIMARS:
Chưa hết, quân Ukraina lại quay về chiến thuật cũ, dùng HIMARS phá hủy các kho quân nhu, đạn dược mà họ phát hiện được:
dimanche 9 octobre 2022
Phúc Lai - “Cầu gãy!”, tên lửa hay bom xe ?
Hôm qua tui post một bài ngắn nói về khả năng đánh bom xe từ một chiếc xe tải – chính xác là đầu kéo kéo cái trailer chở container 40 feet. Đây cũng là ý kiến của ông anh Ukraine vốn kín tiếng, cho rằng khả năng cao là phá bằng bom xe chứ không phải tên lửa.
Có một giả thuyết này cũng rất hay mời các bác cùng đọc.
Nếu đọc xong rồi, trước hết chúng ta nói chuyện khác. Tại sao lại là tấn công vào bên đường bộ, trong khi lão xe ôm đường HQV thủ đô Tây Phi cứ lải nhải: phải tấn công bên đường sắt? Về lý thuyết chúng ta đã biết Nga cực kỳ phụ thuộc vào vận tải đường sắt và công suất của nó lớn hơn vận tải đường bộ nhiều, nhiều lần.
Kim Văn Chính - Xem ảnh tư liệu cầu Kerch bị sập, liên hệ cầu Thăng Long do Nga làm để suy ra trình độ công nghệ Nga
1. Người Nga từ lâu đã có xu hướng phát triển nền văn minh có giao lưu quốc tế nhưng rất khép kín do bản chất người Nga vừa thông minh, ngạo mạn, nhưng lại vừa tự ti.
Kết quả là đa số các sản phẩm người Nga làm ra (có khi phải theo đuổi bằng cách ăn cắp công nghệ, ăn cướp công nghệ, hoặc học mót, làm nhái), cũng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Nga có cái mà dùng. Nhưng không thể cạnh tranh quốc tế, bán được ở nước ngoài.
Nga đã áp mô hình này cho Liên Xô trước đây cùng toàn bộ khối SEV gồm 11 thành viên xã hội chủ nghĩa cũ (trong đó có Việt Nam ta). Mô hình này thích hợp khi có một quy mô thị trường, dân số và tài sản đủ lớn cách biệt được với thế giới còn lại bằng bức màn sắt kinh tế chính trị, tài chính và lưu chuyển thương mại.
Lê Hồng Anh - Vũ khí hạt nhân & Cầu Kerch
Lại một tuần trôi qua trong giữa tháng thứ 8 của cuộc chiến Nga-Ukraina, và chỉ Chủ nhật mới có thể nghe lướt các tin tức mới nhất để tập hợp theo kiểu riêng một chút.
Tất nhiên không thể nhắc lại tin chiến sự vì nhiều bác đã liệt kê liên tục rồi. Nhưng có vẻ “pha 3” hiện nay đã đi vào ổn định, nên ở đây chỉ có thể đề cập đến hai nội dung được quan tâm rộng rãi nhất: về khả năng Nga dùng đến vũ khí hạt nhân và về vụ nổ hư hại cầu Kerch vào sáng hôm qua.
Thật ghen tị và thèm muốn cái lịch thời gian của lão xe ôm Phúc Lai, vì lão chỉ cần mỗi ngày vài cuốc xe đủ sở hụi và trách nhiệm đi chợ là lại đi hóng tin bưng bô cho Hòa bình, chả cần hóng tin từ bò đỏ cùng người nuôi luôn sẵn khắp nơi mà lại hóng từ quanh vùng chiến sự!
Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 226 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (07/10/2022)
1. Diễn biến các mặt trận
Mặc dù các bản tin của Bộ Tổng tham mưu Ukraine vẫn ghi nhận hướng Bakhmut quân Nga nỗ lực tấn công, nhưng đều bị đẩy lùi. Sự thật là gì?
– Là nói các bác không tin, nguyên nhân có một điều tui chưa được phép kể nhưng chắc chắn trong tương lai ở khu vực này, quân Nga sẽ không bao giờ tấn công có kết quả và rồi sẽ rút.
Trong một diễn biến khác, Đoàn đại biểu Các lực lượng vũ trang Cộng hòa Litva do Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Cộng hòa Litva, Trung tướng Valdemaras Rupshis dẫn đầu đã đến thăm Ukraine.
Bông Lau - Cây cầu Kerch
Theo nguồn tin Reuters thì Ủy Ban Chống Khủng Bố của Liên Bang Nga cho biết, một xe bom đã làm nổ sập hai nhịp cầu Kerch nối liền giữa bán đảo Cremea với nước Nga. Vụ nổ này đã làm một đoàn xe lửa chở nhiên liệu đi trên cây cầu bên cạnh bốc cháy.
Cầu Kerch là niềm kiêu hãnh của Vladimir Putin vì nó là biểu tượng của sự “thống nhứt”, đem bán đảo Crimea trở về với đất mẹ “Liên Xô”. Putin đã hoan hỉ lái tự tay xe vận tải đi trên cầu để ăn mừng trong lễ khánh thành ngày 15 tháng Năm năm 2018. Hoa Kỳ khi ấy đã lên án việc xây cây cầu này là bất hợp pháp.
Giờ đây cầu sập, nó như con dao đâm lút cán trái tim thổn thức của ngài.
Phúc Lai - Cầu Kerch đã bị đánh như thế nào ?
Cầu Kerch đúng như những lời nhắn nhe từ phía Ukraine, đã bị giật sập và không chỉ thế, trong sự tính toán hết sức tài tình.
Nó được lên kế hoạch để thực hiện bên phần đường bộ từ Nga sang Ukraine, bản thân việc đó đã làm cho người Nga lơ là hơn rồi. Vậy họ làm thế nào để qua được trạm kiểm soát ngặt nghèo của Nga dựng lên?
√ Thứ nhất, chất nổ được đặt trong container cần được ngụy trang để thoát qua khỏi mắt của các thiết bị kiểm tra, thường nhất là máy móc và chi tiết máy là dễ ngụy trang.
Kim Văn Chính - Nổ cháy sập cầu Kerch và hệ lụy
1. Cầu Kerch bị đánh nổ, cháy, sập một phần là sự kiện lớn của cuộc chiến, có thể tạo ra bước ngoặt của chiến tranh Nga-Ukraina.
Cần nhớ, cuộc chiến đã có 3 bước ngoặt:
- Trận thắng của Ukraina tiêu diệt quân Nga, giải phóng sân bay Antonov và vùng phụ cận đã tạo bước ngoặt cuộc chiến. Theo đó, Nga buộc phải rút quân khỏi Kiev, Sumi để tập trung nguồn lực vào các tỉnh miền Đông và Nam Ukraina với tham vọng chiếm hành lang từ Kharkiv đến Odessa.
Ngọc Vinh - Bức tranh tư bản
Những doanh nghiệp lớn đang thi nhau rụng, những doanh nhân nổi tiếng nhất xứ ta đua nhau vào tù.
Công chúng giờ ngao ngán nhìn các doanh nghiệp dẫn đầu đầy nghi ngại: không biết mấy lão ấy, mụ ấy co kéo đến bao giờ, liệu có sụp không ?
Cuộc chiến" to be or not to be"(tồn tại hay ko tồn tại) của doanh nghiệp Việt Nam thật khắc nghiệt: đang trên đỉnh cao đột ngột sụp đổ, chủ nhân vào tù.
Lâm Bình Duy Nhiên - Tài phiệt gốc Hoa
Bấy lâu nay vẫn nghe nói rằng giới tài phiệt người Việt gốc Hoa thao túng xã hội TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Thậm chí có thông tin cho rằng họ có quan hệ mật thiết với cục tình báo Hoa Nam đang hoạt động mạnh tại khắp Việt Nam.
Tuy nhiên, không khó để nhận thấy rằng xã hội Việt Nam bị thao túng bởi giới tài phiệt mafia đỏ, thân chính quyền và cả những tập đoàn tài chính kết nối với những thế lực bên ngoài.
Một xã hội mà nền tảng chính trị bị bưng bít, không minh bạch bởi sự độc tài toàn trị thì chắc hẳn sẽ là một thị trường béo bở để làm giàu một cách bất chính trên xương máu của người dân.
Nguyễn Thông - Hãy làm việc tử tế đi, đừng nói nữa
Ngày 07.10, nhà cai trị cho thu phí trở lại ở BOT trấn lột Cai Lậy, sau 5 năm phải ngừng thu do bị dân phản đối.
Năm năm qua, họ (chính phủ, bộ giao thông, chính quyền địa phương, nhà tư bản đỏ) dùng đủ mọi mưu mẹo, khi dọa dẫm, lúc lý sự cùn, nhưng không đạt được mục đích bảo kê cho bọn bóc lột. Chính ông Nguyễn Xuân Phúc thời đó làm thủ tướng cũng cố lờ vụ này đi, có lẽ do nhận thấy nó quá phi lý, vô lý, sau đó đá trái banh sang người kế nhiệm là ông Phạm Minh Chính.
Ông Phúc không ra tay dẹp BOT Cai Lậy, đó là sự yếu kém của ông ấy, nhưng dẫu sao việc không cho nó hoạt động trấn lột cũng là điều đáng ghi nhận. Nay ông Chính, đã không học được bài của ông Phúc, không phát huy được sự “khôn khéo” đó, lại cho phép bọn dưới làm càn, quả thực rất đáng chê trách. Người ta cười ông một thì cười cái chính phủ của ông, do ông đứng đầu mười.
Putin và nước Nga, ai chịu trách nhiệm về cuộc xâm lăng Ukraina ?
Đăng ngày:
Le Monde hôm nay chạy tựa « Điện : Các kịch bản cảnh báo cho mùa đông ». Le Figaro nói về « Khí đốt, điện: Những lý do thực sự của việc tăng giá ». Les Echos lo âu « Năng lượng : Chi phí nặng thêm cho các gia đình và cho Nhà nước ». Libération chơi chữ « Giá năng lượng, một gáo nước ấm » thay vì dùng chữ « gáo nước lạnh » vì chính phủ đã hạn chế mức tăng tối đa là 15 %. Riêng La Croix đăng ảnh trang nhất các chiến binh Ukraina trên xe tăng và chạy tựa « Hy vọng quay trở lại với Ukraina ». Ở trang trong các báo, bên cạnh vấn đề năng lượng, tình hình Ukraina vẫn là đề tài được chú ý nhất.
Không có Mỹ hỗ trợ, cuộc phản công của Ukraina khó thành công
Matxcơva rúng động, vị thế Putin yếu đi sau khi đại bại ở Kharkov
Đăng ngày:
Tình hình Ukraina chiếm trang nhất nhiều nhật báo Pháp hôm nay. Le Monde đăng ảnh một chiếc xe tăng cắm lá cờ Ukraina với những chiến binh hân hoan, bên cạnh đó là một người lính Nga bị bắt làm tù binh, chạy tựa trang nhất « Ukraina tung chiến dịch tái chiếm lãnh thổ ». Le Figaro giải thích « Ukraina đẩy lùi Nga như thế nào ». Ở trang trong, Libération và La Croix cùng lưu ý đến những bối rối của Matxcơva sau khi quân Nga thua chạy ở Kharkiv. Bên cạnh đó các báo tiếp tục nói về hoàng gia Anh, phe cực hữu đang thắng thế ở Thụy Điển, chuyến thăm Kazakhstan của Đức giáo hoàng Phanxicô.
Chiến thắng Kharkov : Chiến dịch quy mô chưa từng thấy
Bước ngoặt Kharkov, thất bại đau đớn nhất của Nga từ sau trận Kiev
Đôi lời : "Tẩu hỏa nhập ma" vì đọc báo
quá nhiều, đăng trên RFI xong TM lười đăng lại trên blog! Nhìn lại thấy hai
tuần nay chưa cập nhật, thôi thì mời các bạn đọc lại các bài điểm báo, dù sao
cũng có cái nhìn liên tục từ bước ngoặt chiến thắng Kharkov của Ukraina đến
nay. Xin cám ơn sự thông cảm của các bạn.
Đăng ngày:
Đà tiến như vũ bão của quân đội Ukraina, Hoàng gia Anh trong thời gian tang lễ của nữ hoàng Elizabeth II là hai chủ đề nổi bật nhất hôm nay. Le Figaro nói về « Cuộc phản công ngoạn mục của Ukraina ở miền đông bắc ». Tương tự với Les Echos và La Croix « Thất bại nặng nề của quân Nga tại đông bắc », « Ukraina khiến quân đội Nga nhận một loạt cú tát trái». Bài xã luận của La Croix mang tựa đề « Bất ngờ Ukraina », trang bìa Libération chạy tựa « Ukraina, sự đột phá » và dành trọn hồ sơ hôm nay cho chủ đề này.