mercredi 28 septembre 2022

Hữu Phú - Tình người trong giông bão

 

Cả đêm hôm qua, tôi gần như mất ngủ, vì sợ cơn bão Noru đổ bộ vào Việt Nam. Dù cơn bão này về mặt lý thuyết thì chẳng hề ảnh hưởng gì tới tôi, bởi tôi ở Sài Gòn từ xưa tới nay, vùng đất lành đối với cả những thiên tai.

Đến sáng, đọc tin tức thấy bão Noru đã giảm cường độ, không thấy liệt kê thiệt hại về nhân mạng, tôi mừng thầm!

Từ bé, tôi đã chú ý đến tin tức về bão lụt miền Trung qua các bản tin trên TV. Ban đầu, là do giai điệu buồn thê thiết của bài nhạc Do Thái “This Land is Mine” lồng trong bản tin, sau đó là nghe giọng đọc trang trọng của xướng ngôn viên, rồi đến những hình ảnh tang thương, lam lũ, rách nát, ngập trong biển nước của những ngôi nhà, con người đau đáu trông chờ cứu trợ…

Bùi Chí Vinh - Bão chưa tới mà phái đoàn hoa hậu đã tới

 

Bão Noru ngưng thi

Bão háo danh thi bù

Gió min Trung mát rượi

Đi chân dài đánh đu

Nguyễn Quốc Tấn Trung - Về tính pháp lý của các cuộc "trưng cầu dân ý" do Nga tổ chức ở Ukraine

 


Nếu có các nhóm cho rằng đây là các cuộc trưng cầu dân ý hợp pháp, hợp lệ, các độc giả ủng hộ Ukraine có thể tham khảo trước hai quan điểm từ các ngành luật khác nhau của Công pháp Quốc tế dưới đây:

A. Pháp luật Nhân đạo Quốc tế (International Humanitarian Law)

Do xung đột giữa Nga và Ukraine là xung đột vũ trang quốc tế (International Armed Conflict - IAC), xung đột này sẽ được điều chỉnh bởi nhóm pháp luật IHL.

Nguyễn Thông - Vết nhơ khó rửa

 

Đó là vụ án bay giải cứu, mà những bị can chính nằm ở Bộ Ngoại giao. Lâu nay cái bộ này được coi là mặt tiền thể chế, nơi nhất cử nhất động đều liên quan đến quốc thể.

Người ta thầm hiểu với nhau, nó không có uy như bộ quốc phòng, không đáng sợ như bộ công an, không giàu như bộ kinh tế… nhưng cao quý, đẳng cấp, trình độ, sự đáng kính nể thì không đứa nào bằng nó.

Giờ thì nó thảm hại, bị khinh rẻ, xem thường, thậm chí không bằng cả những bộ quèn.

Chương trình phát thanh RFI ngày 28.09.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 27.09.2022


 

mardi 27 septembre 2022

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 214 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (25/09/2022)

1. Diễn biến các mặt trận:

Ngày hôm qua tin chiến sự các mặt trận các bác theo dõi trên tường một số bác còn rõ hơn tui, nên xin phép không bình loạn quá nhiều.

Đại khái, Nga vẫn tấn công ở nhiều khu dân cư quanh Bakhmut nhưng đều bị đẩy lùi.

Riêng Lyman thì đã bị quân Ukraine vây, còn một đường có thể rút được nhưng lại nằm trong tầm pháo của Ukraine nên coi như là vây chặt. Được biết ở Lyman có 3.000 quân Nga “không phải dạng vừa đâu.”

Tạ Duy Anh - Nỗi nhục lớn nhất của nước Nga

Năm 2008, hàng đoàn dài xe tăng Nga hùng hổ kéo vào lãnh thổ Gruzia.

Năm 2022 hàng đoàn người Nga bỏ trốn lệnh tổng động viên, trong đó lối sang Gruzia thường xuyên ở mức 10 km ô tô xếp hàng (như bài báo của VnExpress đưa tin).

(Lối vào Phần Lan luôn trong tình trạng bị tắc đường, ô tô cũng xếp hàng dài có lúc tới 6 km).

Phan Châu Thành - Ukraina, những điều tai nghe mắt thấy

 

Những điều mình thấy được từ Ukraina:

1. Cuộc sống đang trở lại bình thường trên những vùng từ Kyiv về phía tây. Các công ty, trung tâm thương mại, cửa hàng, quán xá... đều đã mở trở lại, người dân đi lại tấp nập. "Phải sống cùng với lũ" vậy thôi, dù còi báo động phòng không vẫn rú lên khoảng một tuần một lần, để thấy rằng chiến tranh vẫn đang còn đó.

2. Cầu, cống, đường, các công trình công cộng, siêu thị... bị phá hỏng đang được nhanh chóng xây lại. Nhà dân cũng vậy, họ cố gắng sửa chữa bằng tất cả những gì có thể: ván, nylon.. để đối phó với mùa đông sắp tới. Mọi hạn chế về xăng dầu, nhiên liệu, điện... đã được bãi bỏ, cũng cho thấy nội lực của Ukraina đang được phục hồi.

Tuấn Khanh - Chuyện không có điện cho một tiếng hát

 

Ca sĩ Quang Thành, người đại diện cho ca sĩ Khánh Ly im lặng một chút khi nghe yêu cầu về cuộc phỏng vấn nhanh vào tối 25 Tháng Chín. Sau đó anh nói “Mọi chuyện rất rối, và cô Khánh Ly chỉ có thể nói về chuyện này sau ngày 28 Tháng Chín”.

Đó là ngày mà bà Khánh Ly đi về Mỹ và nghỉ ngơi, chuẩn bị cho tour diễn ở Châu Âu. Ngày 28 là ngày mà bà rời khỏi hẳn Việt Nam, không biết khi nào quay lại.

Chương trình của ca sĩ Khánh Ly có tên là Nhớ mùa thu Hà Nội, ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được viết vào năm 1985. Nhưng số phận ca khúc đó cũng long đong không kém show diễn tổ chức tại Nhà Hát Lớn Hà Nội.

Huy Đức - Nhân trường hợp ca sĩ Khánh Ly

 

Rất muốn làm một công dân lười biếng, tin tưởng vào “nguyên nhân cúp điện” trong quyết định hủy đêm diễn của ca sĩ Khánh Ly. Nhưng rồi, không thể không tự hỏi, dù những người ra quyết định có bất chấp pháp lý và đạo lý tới đâu, không lẽ họ không nghĩ đến những tổn thất của nhà tổ chức.

Đã ba tháng kể từ khi Khánh Ly hát “Dấu Chân Địa Đàng” “Gia Tài Của Mẹ” [xin không bình luật việc cấm những bài hát này là đúng hay sai] nếu chính quyền tin vào tính chính danh của mình, cứ thẳng thừng từ chối cho bà hát.

Việc cấp phép cho bà, để bà bán vé, di chuyển ban nhạc từ Sài Gòn ra, rồi chỉ trước hơn 24 giờ, đơn phương hủy bỏ đêm diễn, nó mang dáng dấp hả hê băng nhóm hơn là tính quang minh nhà nước. 

Lê Nguyễn - Nghĩ về sự tự hủy mình của một cô giáo

Tôi nhớ cách đây 45-46 năm, đọc trong phần cuối bộ truyện Anna Karenine, thấy văn hào Nga Leon Tolstoy có một đoạn dài miêu tả tâm trạng và những diễn biến tâm lý của nhân vật nữ.

Những suy nghĩ, dằn vặt quay cuồng trong đầu cô gái, càng lúc càng dâng cao, càng lúc càng căng thẳng. Cuối cùng cô gái chỉ còn có một chọn lựa cuối cùng là nhảy vào đoàn xe lửa đang chạy.

Dù đã gần nửa thế kỷ không  đọc lại tác phẩm này, song ấn tượng mà tôi có được từ những trang viết của văn hào Tolstoy khiến tôi nhớ mãi. Ông viết tinh tế, sâu sắc đến nỗi khi ấy, tôi tự nhủ rằng nếu mình lâm vào hoàn cảnh như cô gái kia, trong đầu mình cũng quay cuồng những suy nghĩ, những tâm trạng đó, chắc mình cũng lao đầu vào đoàn xe lửa mất!

Chương trình phát thanh RFI ngày 26.09.2022


 

dimanche 25 septembre 2022

Phó Đức An - Putin đạp ga tăng tốc, Nga tiến gần đến đói nghèo

 

Nếu ông cha bạn để lại một tài sản khổng lồ cho bạn, nhưng bạn không biết giữ, không biết làm ăn thận trọng, hợp pháp.

Suốt ngày tung tiền ăn chơi phá phách, cờ bạc rượu chè vô độ không kiềm hãm, trong khi đó bạn bị mọi người ruồng bỏ. Không còn cơ hội làm ăn kiếm thêm tiền, đồ vật quý giá đem bán lấy tiền cũng chẳng ai đoái hoài. Bạn rơi vào tình cảnh ngồi ăn núi lở, nhưng vẫn phải chi nhiều tiền để chữa trị bệnh tật dai dẳng bám trên người.

Thử hỏi, với tình cảnh như vậy, bạn chống cự được bao lâu? Đấy chính là khái niệm rõ nét diễn giải mộc mạc nhất về ý đồ cấm vận, phong tỏa, bầy binh bố trận của mấy cái đầu Do Thái Mỹ hòng bóp chết kinh tế Nga.

Jimmy Nguyen Nguyen - Dòng sông vĩnh biệt

 

Nhờ theo dõi mấy tin chiến sự ở Ukraine mà trình độ... tám chuyện uýnh nhau của tui khá lên thấy rõ. Mà các bác trong mấy trang khác cũng vậy.

Các mưu kế Tôn Tử được đem bình luận. Nào là "giương đông kích tây" để nói quân U Cà làm bộ oánh Kherson mà bí mật oánh Izyum, khi những đạo quân tinh nhuệ ở đây bị rút đi tăng cường cho Kherson.

Bác khác thì nói Nga dùng "không thành kế". Dụ cho quân U Cà tiến vào chỗ... không người vì trước đó quân Nga đã rút lui trật tự rồi. Khi quân U Cà vào thì sẽ..."tổng động viên", đem quân mới qua xơi tái.

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 212 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (23/09/2022)

 

1. Diễn biến các mặt trận

Trong hai ngày qua quân Nga vẫn chỉ tấn công được ở khu vực xung quanh Bakhmut và điều đáng nói ở khu vực Nam Buh (Kherson, một phần Mykolaiv và Zaporizhzia) Bộ chỉ huy Nga cho bắn phá rất nhiều điểm trong ngày hôm qua. Bản tin Bộ Tổng tham mưu Ukraine viết:

• Trong ngày, các đơn vị của Lực lượng Phòng vệ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của kẻ thù trong các khu vực định cư Spirne, Soledar, Bakhmutske, Odradivka, Kurdyumivka, Zaitseve, Mayorsk, Kamianka, Avdiivka và Opytne.

• Hơn 35 khu dân cư đã bị pháo kích ở hướng Nam Buh. Trong số đó có Visokopillya, Myrolyubivka, Ukrainka, Lozove, Blagodativka, Shiroke, Suhy Stavok, Bezymenne, Ternovi Pody, Olgyne, Lymany và Myrne.

Ngô Nhân Dụng - Nếu Putin dùng bom nguyên tử

Nhưng Mỹ và các nước Âu châu không cần phải dùng vũ khí nguyên tử để phản công Nga ở Ukraine. Điều mà họ có thể báo trước cho Putin là các nước đồng minh sẽ không thể ép chính phủ Ukraine tự kiềm chế.

Vladimir Putin có thể sẽ dùng vũ khí nguyên tử ở Ukraine? Ông ta có khoảng 2.000 “bom nguyên tử chiến thuật,” nhiều gấp 10 lần Mỹ. Tuy coi là “loại nhỏ” nhưng các trái bom này tàn phá mạnh bằng 10 đến 100 ngàn tấn chất nổ (kiloton), và có thể dùng những dàn phóng trên mặt đất hoặc từ biển, bất ngờ tiêu diệt cả đạo quân địch. Trái bom Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945 cũng chỉ mạnh 15 kiloton.

Ngoài sức nổ tàn phá, chất phóng xạ nguyên tử sẽ bay xa. Không những quân và dân Ukraine mà cả lính Nga đều có thể bị nhiễm độc. Các nước chung quanh, từ Belarussia, Ba Lan, Đức, đến Hungary cũng sẽ mang họa lâu dài

Bông Lau - Đường cùng

Hồi tháng Bảy vừa qua, pháo binh Ukraine dùng các giàn hỏa tiễn di động M142 và M270 pháo kích tơi bời vào cây cầu chiến lược Antonovskiy và đập Kakhovka ở Kherson. Sau đó du kích Ukraine đánh phá các kho hậu cần và phi trường quân sự ở bán đảo Crimea phía nam Kherson.

Đến tháng Tám, Hoa Kỳ ồn ào công bố viện trợ Ukraine các xe rà mìn, đại bác tầm ngắn 105 mm và súng không giựt 84 mm v.v... cho bộ binh Ukraine sử dụng trong các cuộc tổng phản công tái chiếm những vùng đất bị Nga chiếm.

Trong thời gian ấy báo chí tiên đoán Ukraine đang chuẩn bị tái chiếm thành phố Kherson. Tuy nhiên có một số chuyên gia quân sự Hoa Kỳ nghi ngờ đây là một kế hoạch nghi binh của Ukraine, vì họ không thấy hoạt động chuyển quân rầm rộ của bộ binh Ukraine ở khu vực Kherson. Ngày 30 tháng Tám người viết có tường trình sự nghi ngờ của các chuyên gia Mỹ như sau:

Trương Nhân Tuấn - Thừa thắng xông lên hay hòa bình bằng mọi giá ?

 

Báo chí nước ngoài đăng nhiều bài phỏng vấn các chuyên gia về "ý đồ của Putin là gì", sau các việc "động viên từng phần" (mobilisation partielle) được ban bố (đi kèm với lời lẽ đe dọa sử dụng bom hạt nhân), và các cuộc trưng cầu dân ý ở các vùng đông và đông nam Ukraine.

Nhiều ý kiến đã đưa ra. Theo tôi quan trọng là ý kiến cho rằng Putin muốn làm áp lực với Ukraine (và các quốc gia Mỹ và EU), để các bên đàm phán chấm dứt chiến tranh.

Tôi ủng hộ ý kiến này. Putin với tư thế "chí phèo", đe dọa Mỹ và EU "chén đất đụng chén kiểu coi ai chết ai sống". Nga muốn Mỹ và EU ngưng, hay ít ra hạn chế bớt vũ khí viện trợ cho Ukraine. Chỉ khi nào Mỹ và EU giảm bớt sự ủng hộ thì Zelensky mới ngồi vào bàn đàm phán.

Dương Quốc Chính - Nghệ sĩ ngoan thì mới có quà

Hai sự việc diễn ra gần trùng thời gian, cách nhau có mấy ngày, cho thấy rằng chính quyền nhất định phải nắm tóc được giới nghệ sĩ nói chung và ca sĩ nói riêng.

Mấy hôm trước thì ca sĩ Tuấn Hưng chấp nhận nộp phạt 12,5 triệu vì lỗi rất ngớ ngẩn mà thực ra không có trong luật lệ nào, đó là tự tiện biểu diễn không xin phép trong phạm vi tư gia. Chuyện này mình đã viết status, lỗi không ở Tuấn Hưng mà ở luật (nói chung để chỉ cả luật, nghị định, thông tư...) chưa được chặt chẽ với trường hợp này. Mình đã chỉ ra là áp luật đó vào đây là không đúng.

Thế nhưng chuyện hay ho hơn là ngay sau khi chịu đóng phạt, tức là ngoan, thì Tuấn Hưng được cho làm phó chủ tịch Hội nghệ sĩ trẻ Hà Nội mà không thấy nói tới việc bầu bán gì ! Nó giống như một món quà cho một nghệ sĩ biết nghe lời?