jeudi 3 février 2022
mercredi 2 février 2022
Đỗ Duy Ngọc - Tết
Qua đến mồng một, ngày Tết chỉ còn chút hương vị, vì thực tế đón Giao thừa xong có cảm giác Tết đã vừa đi qua hết một nửa đường. Ngày ba mươi, đêm ba mươi rộn ràng không khí Tết đầy ắp trong mỗi căn nhà, làng xóm.
Người ta bảo ba mươi chưa phải là Tết, nhưng với tôi, ba mươi mới gọi là Tết. Đó là ngày nhà nhà lo nấu nướng, chuẩn bị rước ông bà về vui Tết với cháu con.
Nhà đã thoảng mùi nhang trầm, bàn thờ đã chưng hoa trái. Bàn thờ ngày thường đôi khi lạnh lẽo giờ bừng sáng với những sắc màu. Bát nhang tươi mới, hoa trái đủ đầy, những tấm ảnh không còn phủ bụi, tất cả nhìn về với lòng thành kính.
Nguyễn Ngọc Tư - Cầu dư và cầu an
Tết nhứt, người miệt miền Tây xưa rày hay chưng mâm trái cây mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài mà đọc trại âm là một ước mơ: cầu vừa đủ xài. Mua được giống đu đủ vàng thì coi như cầu đủ vàng. Thay dừa bằng chùm sung, một bước lên cầu xài sung.
Năm nay người ta bày bán trái gọi là dư, nói gọi là vì những cây có tên rất rủng rỉnh là phát tài hay kim ngân lượng, đều không phải mớ tên sơ khai của chúng. Trái dư này, biết đâu tụi con nít quê xó nào kêu bằng trái chọi (không ăn được thì để chọi nhau chứ biết làm gì) nhưng thứ chỉ bày chơi đó thay đổi chắc nụi mâm quả Tết. Ước vọng trên đó giờ gọn lỏn như vầy: Cầu Dư.
Nó làm cho cái thế cầu vừa đủ xài cả trăm năm nay trở nên khiêm tốn, dù khái niệm “đủ xài” cũng đã là vô cùng. Mâm trái cầu dư trên bàn thờ mờ nhạt lòng thành, lẩn khuất sự tham lam, sự bất kính với vong linh người khuất mặt.
Dân mạng say men chiến thắng sau trận Việt Nam-Trung Quốc mùng 1 Tết
Nguyễn Hữu Thao :
Chúc mừng đội Việt Nam ta
Hôm nay thắng đội Trung Hoa (giặc Tàu) !
Tuấn Lưu : Chiến thắng xuân Nhâm Dần gợi nhớ chiến thắng xuân Kỷ Dậu.
Khuyết danh : Mùng 1 tết Nhâm Dần niên hiệu Xuân Phúc năm thứ 2.
Nhà Hán xua quân qua Mỹ Đình hòng đánh phá nước ta lần nữa.
Chiều tối cùng ngày sau khi biết tin quân Hán tập trung hết ở Từ Liêm quận, nhiếp chính Minh Chính Vương hỏi quân sư Bác Hang Seo "Năm nay đánh giặc thế nào?"
Putin chơi ván bài tẩy với phương Tây, nhưng dân Ukraina không sợ Nga
Đăng ngày:
Le Figaro hôm 31/01/2022 dành hai trang báo để nói về « Ván bài tẩy của Putin trước phương Tây ». Tờ báo dẫn nhận định của Wall Street Journal : nắm quyền từ 1999, Vladimir Putin giờ đây đối mặt với rủi ro lớn nhất trong sự nghiệp, khi cố tìm lại hào quang đã đánh mất của Nga, xóa bỏ những gì ông ta cho là bất công trong quá khứ.
Lưu Trọng Văn - Tuyển Việt Nam thắng Trung Quốc : Chọn đúng thủ lĩnh
Một thủ quân là tiền vệ giữ nhịp và điều phối tấn công, đồng thời chỉ huy đánh chặn giữa sân sẽ là nhân tố thành công.
Hùng Dũng là mẫu thủ quân đó.
Nước cờ sáng của Park Hang Seo là đây. Từ trước không phải Park không thấy nước cờ quan trọng này, xui cho ông là Hùng Dũng bị đá xấu què chân.
Ukraina : Putin cáo buộc Mỹ lôi kéo Nga tham chiến, nhưng để ngỏ cho đối thoại
Đăng ngày:
Reuters cho biết, trong tuyên bố đầu tiên về cuộc khủng hoảng đã bắt đầu từ sáu tuần qua, Putin tỏ ra thách thức. Trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Hungary Viktor Orban, một trong nhiều lãnh đạo các nước NATO cố gắng can thiệp, Putin khẳng định « những quan ngại căn bản của Nga đã bị phớt lờ ». Ông nêu ra khả năng Ukraina được gia nhập NATO và sau đó toan chiếm lại Crimée - lãnh thổ đã bị Nga sáp nhập năm 2014.
Vladimir Putin tố cáo Mỹ sử dụng Ukraina như một công cụ để khống chế Nga, tuy nhiên ông cũng mở đường cho đối thoại. Từ Matxcơva, thông tín viên Anissa El Jabri cho biết thêm chi tiết :
Báo chí Nga được yêu cầu xóa toàn bộ các bài viết liên quan đến Navalny
Đăng ngày:
Không còn dấu vết nào của Quỹ chống tham nhũng do Navalny thành lập, tất cả những điều tra của nhóm Navalny từ nay bị cấm đăng tải tại Nga.
Có ít nhất 9 cơ quan truyền thông, trong đó có nhiều cơ quan độc lập và bị xếp loại « tổ chức nước ngoài », hôm qua loan báo đã nhận được lệnh và chấp hành yêu cầu xóa khoảng vài chục bài viết bằng tiếng Nga. Đó là những bài báo nói về các cuộc điều tra nhắm vào những quan chức cao cấp ở điện Kremlin, và nhất là « cung điện » của Vladimir Putin bên bờ Hắc Hải. Video về dinh cơ này trên YouTube đã thu hút trên 121 triệu lượt xem, nay không truy cập được.
Covid : Pháp tiếp tục dỡ bỏ hạn chế trong bối cảnh vẫn căng thẳng
Đăng ngày:
Sau Anh và Đan Mạch, đến lượt Pháp giảm nhẹ những biện pháp chống dịch, theo lịch trình gồm hai giai đoạn đã loan báo vào cuối tháng Giêng. Kể từ hôm nay, thứ Tư, không còn bắt buộc mang khẩu trang ở ngoài trời, không giới hạn số người tụ tập tại các sân vận động, cơ sở văn hóa…và làm việc từ xa không còn bị áp đặt, chỉ là khuyến cáo.
Trong hai tuần nữa, tức đến ngày 16/02, các sàn nhảy bị đóng cửa từ ngày 10/12/2021 được phép mở lại, và các buổi trình diễn âm nhạc lại được tổ chức. Khách hàng lại được phép dùng thức uống tại quầy bar, cũng như được ăn uống tại các sân vận động, rạp xi-nê, trong các phương tiện giao thông.
Tin vắn 02.02.2022
(AFP) – Afghanistan : Mở lại đại học công, với vài nữ sinh viên
Các trường đại học công ở Afghanistan hôm nay 02/02/2022 lần đầu tiên đã mở cửa kể từ phe Taliban lên nắm quyền vào tháng 8/2021, tại sáu tỉnh Laghman, Nangarhar, Helmand, Nimroz, Farah và Kandahar. Có vài nữ sinh viên được phép đến nghe giảng, nhưng ngồi tách biệt với nam giới.
Cho đến nay chỉ có những trường đại học tư được mở lại, cũng tách riêng nam nữ. Nhà cầm quyền cho biết sẽ mở tiếp tại các tỉnh khác vào ngày 26/02. Đây là kết quả cuộc đàm phán cuối tháng Giêng giữa Taliban và các nhà ngoại giao phương Tây tại Genève. Phương Tây đặt điều kiện chỉ giải ngân hàng tỉ đô la viện trợ quốc tế nếu Taliban tôn trọng nhân quyền, đặc biệt là nữ quyền.
Miến Điện : Hai người chết trong vụ tấn công nhân một năm đảo chánh
Đăng ngày:
Hai quả lựu đạn trưa qua đã được ném vào đám đông đang quay về sau cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, phản đối « Lực lượng Phòng vệ Nhân dân » - các dân quân thường xuyên có những hoạt động du kích nhắm vào quân đội.
Vụ tấn công xảy ra vào lúc nhiều người Miến Điện âm thầm ngưng hoạt động để phản đối chính quyền. AFP ghi nhận vào lúc 16 giờ (9 giờ rưỡi giờ quốc tế), những tràng pháo tay nổ vang khắp Rangoon để kết thúc cuộc « đình công lặng lẽ », với nhiều cửa hàng đóng cửa, thành phố vắng lặng suốt ngày.
mardi 1 février 2022
Mặc cảm học vấn thấp khiến Tập Cận Bình trở nên thô bạo ?
Đăng ngày:
Le Point tuần này quan tâm đến « Lạm phát, mối đe dọa lớn lao ». L’Obs dành hồ sơ cho chủ đề « Từ cánh trung đến cực hữu, trò bắt cá hai tay của Valérie Pécresse ». Không hẹn mà nên, nếu L’Express chạy tựa trang nhất « Trong tư tưởng Macron », thì chuyên đề của Courrier International nhằm tìm hiểu những ý nghĩ « Trong đầu Vladimir Putin », còn trang bìa The Economist là hình vẽ một khẩu súng với ổ đạn sáu viên, với tựa đề « Trò ru-lét Nga ». Hai nhà lãnh đạo Vladimir Putin của Nga và Tập Cận Bình của Trung Quốc là chủ đề được các tuần báo phân tích nhiều nhất.
Tập Cận Bình muốn là « trời muốn » !
Tuấn Khanh - Đọc Phạm Quỳnh, nghĩ về ngày Tết Việt Nam
Những thời khắc quan trọng nhất đón năm mới đã đến. Cái Tết thật sự của người Việt bùng lên vào trước giờ phút đón giao thừa làm ấm lòng người, dù mọi thứ có phôi phai bởi những khó khăn của đời sống, hiểm nguy của dịch bệnh và những câu chuyện xã hội đầy chê chán.
Nhìn Huế, Sài Gòn, Hà Nội tựa nhau gượng đón xuân về, chợt nhớ đến bài tiểu luận “Tâm Lý Ngày Tết” của học giả Phạm Quỳnh viết vào năm 1930 mà ngậm ngùi.
“Tết, cái từ ma thuật dường như chứa đựng niềm vui mênh mông của cả một dân tộc vô tư và vui vẻ, mỗi lần một năm mới bắt đầu, lại quên bẵng đi tất cả mọi tai ương và khó khăn của họ đã phải chịu đựng suốt năm qua, và sẵn sàng khởi đầu lại cuộc sống trong hy vọng và niềm vui!”, bài viết có đoạn ghi như vậy.
Tôn Nữ Thu Dung - Những bài nguyên đán
ĐÊM LƯU XỨ
Đêm khói tỏa đêm trầm hương mê hoặc
Đêm tàn canh qua vội rất vô tình
Con dế nhỏ gọi hoài âm thưa, nhặt
Cũng như Người thao thức với đêm thanh.
Bờ huyễn ngạn còn vang lời hư ảo
Đưa tôi về nồng ấm những khuya mưa
Và hoài niệm vẫn xanh màu phương thảo
Màu chiêm bao lẫn khuất bụi xa mờ.
Một chút Tết xưa
Trần Thắng : Bài thơ này chẳng biết của tác giả nào, nhặt được tháng 12-1972 của máy bay quân đội cộng hòa miền nam rải truyền đơn trên quê mình, lúc đó còn nhỏ đang học lớp 5. Mình nhặt được và đọc thuộc, nhớ đến bây giờ. Xin đăng lại mong tìm ra tên của tác giả.
Tiếng pháo nổ, rồi từng tràng pháo nổ
Trên bàn thờ mâm cỗ đã bày xong
Mẹ tôi đang châm dở nén hương vòng
Và sắp lại trái hương bồng ngũ quả
Nguyễn Ngọc Tư - Khúc ba mươi
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực không mà hôm đó cả nhà đều phải làm công chuyện tối mắt tối mũi. Đến nỗi, nhắc tới Tết là thấy chữ “Ba Mươi” chình ình, choán chật cả ký ức.
Đó là cái ngày duy nhất trong năm cả nhà sum họp mà không sum họp. Ai nấy túi bụi với chuyện của mình.
Cánh đàn ông con trai (nói cánh cho ham vậy, chỉ hai người thôi, chứ mấy), cánh này quan trọng, lãnh phần dọn dẹp, lau chùi, làm đẹp nhà. Nào là quét mạng nhện trên trần, lau cửa kính, tủ bàn, kỳ cọ mấy cái lư đồng, đem phơi nắng. Mệt phờ. Lúc dọn dẹp, bày biện bàn thờ thì mùi chiên xào dưới bếp bay lên, trời, lại phải bỏ ngang công việc đang làm dở, chuẩn bị mâm bàn cúng rước ông bà. Xế chiều rồi, chớ giỡn…
Lê Nguyễn - Tết của người xưa
Có thể nói Tết là một trong những phong tục tồn tại lâu nhất trong xã hội ta. Nó hiện diện ngay trong bộ sử đầu tiên của ta là bộ An Nam Chí Lược do Lê Tắc soạn thảo vào khoàng cuối thế kỷ XIII hoặc nửa đầu thế kỷ XIV. Và chúng ta cũng không ngờ rằng cách đây bảy tám trăm năm, dưới thời Trần, cổ nhân từng có những cái Tết linh đình như thế.
Sách chép rằng “Thường năm, trước lễ Tết hai ngày, vua đi xe ngự dụng, các quan tùy tùng đều mặc triều phục hầu đạo tiền, tế điện Đế Thích. Ngày 30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan Củng, các bề tôi đều làm lễ, lễ rồi, xem các con hát múa trăm lối. Tối lại qua cung Động nhân, bái yết tiên vương.
“Đêm ấy, đoàn thầy tu vào nội làm lễ “Khu Na” (nghĩa là đánh đuổi tà ma quỷ mị). Dân gian thì mở cửa đốt pháo tre, cỗ bàn trà rượu cúng tổ. Con trai, con gái nhà nghèo không có người mai dong để làm hôn lễ, thì tự mình phối hợp với nhau. Ngày Nguyên đán, vào khoảng canh năm, vua ngồi trên điện Vĩnh Thọ, các tôn tử (con cháu nhà vua), các quan cận thần làm lễ hạ trước, rồi vào cung Trường Xuân, vọng bái các lăng tổ….
Tiểu Vũ - Tại sao đòi bỏ Tết cổ truyền ?
Không hiểu vì nguyên nhân gì mà một số người đề ra ý tưởng bỏ hẳn Tết cổ truyền để gộp lại chung với Tết dương lịch. Đó là cách suy nghĩ có thể nói là điên rồ.
Chắc ai cũng biết, từ mấy ngàn năm nay người Việt chọn ăn Tết theo âm lịch và biến thành lễ hội văn hóa lớn nhất trong năm. Lựa chọn vừa mang tính khoa học vừa mang tính văn hóa đó là có lý do rất rõ ràng.
Tết cổ truyền dù có nguồn gốc Trung Hoa, nhưng tổ tiên của chúng ta đã biến nó thành một cái Tết đậm đà văn hóa Việt, sau đó được lưu truyền qua nhiểu thế hệ.
Nguyễn Tuấn Khoa - Đón xuân này, nhớ xuân xưa
Thời còn nhỏ tôi ở Cư Xá Đô Thành. Khu này có nhiều người nổi tiếng cư ngụ như nhạc sĩ Văn Phụng, ông Lê Văn Khoa, ca sĩ Thanh Thúy, ông Hoàng Mai đóng kịch, ông Tòng Sơn thổi kèn, ông Tam Lang đá banh, cải lương thì có chị em Hoài Dung- Hoài Mỹ...
Giới học thức cao cũng nhiều, gia đình quân nhân cũng nhiều nhưng nhiều nhất vẫn là giới lao động. Do vậy ngày Tết ở Cư Xá Đô Thành là hình ảnh thu nhỏ của miền Nam VN ngày đó.
Đối với con nít ở xóm lao động, không có ngày nào trong năm vui bằng những ngày trước Tết Nguyên Đán.