jeudi 7 octobre 2021

Đặng Đình Mạnh - Vượt đèo Hải Vân


Những ngày cuối của năm 1996, vợ chồng tôi có chuyến về Huế thăm ông bà nhạc. Một buổi sau bữa cơm trưa, người bạn của nhà tôi từ trong Đà Nẵng gọi phone rủ vào chơi. Thoạt nghe, chúng tôi cao hứng muốn đi ngay xe gắn máy vào đấy, vì khoảng cách giữa Huế và Đà Nẵng chỉ tròm trèm trăm cây số.

Ông anh đồng hao (cột chèo) nghe thất kinh, vội chạy theo thêm một xe gắn máy nữa để hộ tống.

Khoảng 4 giờ chiều thì ba anh em chúng tôi chạy đến Lăng Cô. Đến đoạn chuẩn bị lên đèo Hải Vân, ngang chỗ có tấm bia xây bằng bê tông sơn khẩu hiệu gì đấy, thì ông anh đồng hao của tôi ra hiệu tấp xe vào đấy nghỉ chốc lát.

Lưu Trọng Văn - Khi sự thật phơi bày…

 

Đại dịch sẽ là cơ hội để những đầu óc lớn của quốc gia nhìn lại con đường đã đi qua và sắp tới sẽ cần phải đi.

Tiếc rằng nhiều đầu óc lớn của quốc gia ở Việt Nam lại chưa có điều kiện tụ hội chốn cung đình.

Chính vì vậy Con đường quốc gia đã đi qua gặp không ít rủi ro, giông tố mà hướng và đích lại chập chờn hư ảo…

Đoàn Bảo Châu - Vẫn không làm gì sao?


Cái sai nghiêm trọng đầu tiên là bắt buộc F0, F1 vào những khu cách ly tồi tàn, gọi là “cách ly” nhưng tạo điều kiện để vi-rút lây nhiễm chéo.

Tiếp theo là xét nghiệm diện rộng tràn lan, người lao động chen lấn để lấy giấy xét nghiệm, xếp hàng dài dằng dặc để xét nghiệm, cũng tạo ra lây nhiễm chéo.

Ngăn sống cấm chợ, rào chắn khắp nơi, khiến người lao động rơi vào sự cùng quẫn, sức cùng lực kiệt, không có cái ăn, tiền thuê nhà không thể trả, bắt buộc họ phải về quê.

Mai Bá Kiếm - Cách chức giám đốc HCDC Nguyễn Trí Dũng vì đòi « sống chung với lũ » ?

 

Bộ Chính trị đã ban hành kết luận “Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung”. Có lẽ Bộ Chính trị Bộ Chính trị đã biết cán bộ dám nghĩ dám làm thường bị “lãnh đạo chỉ nghĩ, chỉ làm vì lợi ích nhóm” trù dập lên bờ xuống ruộng.

Nói cách khác, “cán bộ dám nghĩ dám làm vì lợi ích chung” là đối tượng dễ bị tổn thương, nhóm nguy cơ cần được bảo vệ như người trên 65 và người mắc bệnh nền!

Từ đợt 4 dịch cúm Vũ Hán đến giờ tôi thấy đa số lãnh đạo địa phương chỉ nghĩ, chỉ làm vì lợi ích cục bộ, như Thừa Thiên-Huế từ chối đón tiếp đồng bào của mình trở về.

Thượng viện Pháp: Chống Trung Quốc thao túng đại học phải là "ưu tiên chính trị"


Đăng ngày:

Theo báo cáo, Bắc Kinh ngày càng tiến hành « chiến lược thao túng toàn cầu có hệ thống ». Các nhà nghiên cứu Pháp phải chịu áp lực và phải tự kiểm duyệt, các viện nghiên cứu lệ thuộc vào tài chính của Trung Quốc, gây nguy hiểm cho tính độc lập của họ. Báo cáo viên, thượng nghị sĩ André Gattolin kêu gọi lập ra một quy tắc ứng xử và tăng tính minh bạch, « chấm dứt sự ngây thơ ».

Văn bản 240 trang nêu ra sự « thô bạo hóa» quan hệ quốc tế, các « mưu toan lũng đoạn không còn giới hạn ở tình báo kinh tế mà trải rộng sang lĩnh vực các quyền tự do trong giáo dục đại học và hội nhập khoa học ». Không chỉ gây ảnh hưởng về văn hóa như ngôn ngữ, văn minh, người Trung Quốc còn làm áp lực đối với những phát biểu, ngăn trở mở hội thảo về tình hình người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, về Tây Tạng, Đài Loan, Hồng Kông.

Joe Biden và Tập Cận Bình sẽ họp qua video trước cuối năm


Đăng ngày:

Loan báo trên đây được đưa ra sau khi cố vấn an ninh Nhà Trắng Jake Sullivan và người đứng đầu về ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, họp kín tại Zurich (Thụy Sĩ), lần đầu tiên lãnh đạo ngoại giao hai bên đối thoại sau hội nghị đầy sóng gió hồi tháng Ba ở Alaska.

Joe Biden và Tập Cận Bình đã điện đàm hôm 09/09 sau bảy tháng không liên lạc, đôi bên hứa tạo điều kiện cho đối thoại, trong bối cảnh đối đầu chiến lược và bất đồng trên nhiều vấn đề.

Đài Loan tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế sau các vụ xâm nhập của Trung Quốc


Đăng ngày:

Chuyến thăm của phái đoàn bốn thượng nghị sĩ Pháp và cựu thủ tướng Úc Tony Abbott diễn ra sau khi Đài Loan đã phải chịu đựng suốt bốn ngày liên tiếp, kể từ thứ Sáu tuần trước, chiến đấu cơ Trung Quốc ồ ạt xâm nhập vùng nhận diện phòng không với số lượng lên đến 148 chiếc, gây lo ngại cho Washington và các đồng minh.

Bà Thái Anh Văn ngỏ lời cảm ơn Pháp đã tỏ ra lo lắng trước tình hình eo biển Đài Loan, và ủng hộ Đài Bắc tham gia vào cộng đồng quốc tế. Thượng nghị sĩ Alain Richard, cựu bộ trưởng Quốc phòng Pháp dẫn đầu phái đoàn, nêu ra « đóng góp quan trọng của Đài Loan trong lãnh vực quan trọng cho tiến bộ nhân loại », nhưng không nhắc đến căng thẳng quân sự với Bắc Kinh.

Tin vắn 07.10.2021

 


(Tổng hợp) –
Việt Nam nhận thêm vaccin, dự kiến mở cửa du lịch vào giữa năm 2022

Việt Nam dự kiến mở cửa lại hoàn toàn với khách quốc tế, và ngành du lịch đang chuẩn bị tái khởi động với phương châm « An toàn đến đâu mở cửa đến đó ».

Kể từ tháng 11/2021, sẽ đón khách nội địa tại các địa phương đã kiểm soát được dịch, cộng với quy trình chống dịch (vaccin, xét nghiệm…). Phú Quốc sẽ là nơi thí điểm đón khách quốc tế từ các thị trường trọng điểm đã tiêm chủng cho đa số công dân, từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022. Về vaccin, Việt Nam đã nhận được 300.000 liều AstraZeneca từ Úc và chuẩn bị nhận 400.000 liều từ Hungary.

Chương trình phát thanh RFI ngày 07.10.2021


 

mercredi 6 octobre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Vaccin và xét nghiệm: 10 câu hỏi và trả lời

 

Báo Tuổi Trẻ chạy cái tít "Tiêm đủ 2 mũi vaccin vẫn phải xét nghiệm, cách ly làm khó doanh nghiệp" [1]. Đúng là khó hiểu. Nếu đã tiêm đủ 2 liều vaccin thì có lý do gì để xét nghiệm người ta?

Cái note này chia sẻ lại một số câu hỏi và trả lời chung quanh vấn đề xét nghiệm và vaccin. Tôi diễn giải lại từ một bài viết trên mạng [2] và thêm vài câu hỏi mang tính thời sự để các bạn có thể hiểu rõ hơn.

Câu hỏi 1: Thông tin về xét nghiệm quá lẫn lộn. Hãy giải thích các phương pháp xét nghiệm và mục tiêu là gì?

Đỗ Duy Ngọc - Ăn mà không chơi sau cơn đại dịch (1)


Cách đây gần 18 tháng, khi đó Sài Gòn lần đầu tiên giãn cách xã hội mấy chục ngày, trên mạng có câu hỏi như là một trò chơi KHI NÀO HẾT DỊCH, BẠN SẼ LÀM GÌ? Lúc đó tui có một bài viết về mấy quán ăn và món ăn ở thành phố này mà tui dự trù sẽ ghé đến khi hết dịch.

Con mắt lớn hơn cái bụng, thèm mà ăn chẳng được bao nhiêu. Có nhiều bạn lại bảo mấy quán đó giá hơi cao. Ừ thì cao một tí mà ngon là được, ráng chút đi cưng! Nhiều bạn xin địa chỉ khi nào có dịp sẽ ghé thử.

Rồi đến cơn đại dịch cuốn qua thành phố, 4 tháng cách ly, 120 ngày giãn cách rồi phong tỏa. Lại thêm lắm thứ để thèm. Nằm nhà, đi ra đi vào, đi lên đi xuống. Người bệnh nhiều quá, người chết cũng nhiều quá. Sài Gòn bi thương, Sài Gòn xác xơ. 120 ngày tù hãm với những thứ thèm.

Hoàng Dũng - Nike rời Việt Nam như thế nào ?

 

Nike không đặt nhà máy nào tại Việt Nam. Tất cả các sản phẩm của Nike sản xuất tại Việt Nam đều do họ thuê các nhà máy khác gia công.

Tổng số nhà máy gia công cho Nike tại Việt Nam là 138, với số lượng công nhân khoảng nửa triệu người, tập trung chủ yếu tại khu vực. Khu vực là cụm từ chỉ 4 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề vì cách chống dịch ngu dốt của Chính phủ: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An.

Nike rời Việt Nam giai đoạn này, tức là các đơn hàng gia công với 138 công ty kia đa số sẽ dừng lại, và chuyển nó sang các công ty khác ở nước ngoài để tiếp tục thực hiện.

Mai Bá Kiếm - « FDI không rời khỏi Việt Nam » : Lạc quan tếu hay hồ hởi sảng ?


Trước tháng Chín, báo chí hay dẫn ước tính khá dè dặt của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) là “18% số thành viên đã chuyển một số hoạt động sản xuất sang các nước khác để bảo vệ chuỗi cung ứng của mình, trong khi 16% khác cũng đang xem xét các động thái tương tự, dù chưa có doanh nghiệp nào rời khỏi Việt Nam”.

Nhưng ngày 27/9, Tạp chí Tài chính đăng tin rất phấn khởi: “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 9 tháng đầu năm của VN bất ngờ bật tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020 với tổng lượng vốn đạt 22,15 tỉ USD. Điều này cho thấy, những thông tin doanh nghiệp FDI rời khỏi Việt Nam "là chưa chính xác".

Ngày 29/9, báo Hải Quan hồ hởi khẳng định bằng tựa bài: “Không có chuyện các doanh nghiệp FDI rời khỏi thị trường Việt Nam”.

Nguyễn Thông - Thời sự dịch 2021 (7)


30.8

Chỗ nào cũng chốt chặn, nơi nào cũng công an dân phòng. Chính phủ yêu cầu, thực ra là ban lệnh, “ai ở đâu ở yên đó”.

Đứa cháu bên hàng xóm sáng nay khoe mới lẻn ra được chỗ bán rau chui ở đường số 9 gần đó. Họ bán trong nhà, thấy dân phòng công an đi tuần thì đóng cửa lại, mua vội được mấy bó rau muống, bí xanh, bầu, mướp, hành… nó bảo có thể trụ thêm được tuần nữa.

Hỏi chỗ ấy có bán thịt bán cá không, nó gật nhưng thè lưỡi, thịt ba rọi 270 nghìn/ký, thèm mấy cũng chịu, không tiền nào đu nổi. Tôi cười bảo mày lên tivi, hay tới tòa soạn báo Sài Gòn Giải Phóng, báo Nhân Dân mà mua, đầy mà lại rẻ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 06.10.2021

mardi 5 octobre 2021

Lê Học Lãnh Vân - Chạy về hướng ngược chiều phát triển

 

Khi nhìn dòng người ào ạt tuôn khỏi thành phố chạy về quê, người có chút quan tâm tới kinh tế tự nói thành phố đã mất đi vĩnh viễn một số lớn người lao động. Đa số họ chạy về quê trong tâm thế sẽ không trở lại nơi này.

Họ chỉ là một phần nhỏ, còn rất nhiều người tạm cư khốn khó dù chưa tới đường cùng như họ. Những người này đợi khi hoàn cảnh ra đi dễ dàng hơn, có thì giờ thu xếp hơn, họ sẽ đi cũng với tâm thế không trở lại!

Ba tháng trước, đã một đợt người tháo chạy khỏi Sài Gòn. Lần đó, dù rất buồn tiếc, vẫn còn hy vọng sự phục hồi khi dịch được kiểm soát. Lần này, tâm tư ngập tràn thất vọng!

Nguyễn Văn Tuấn - Nỗi lòng người đi

 

Tôi và có lẽ các bạn đang thắc mắc tại sao có làn sóng công nhân từ Bình Dương và Sài Gòn tìm cách về quê sau ngày tạm gọi là hết phong tỏa.

Đọc báo 'chánh thống' thấy khó tin với loại ngôn từ uốn éo và đổ thừa ('tự phát rời TPHCM', 'tự ý về quê gây ùn tắc'). Nhưng người trong cuộc (qua các youtuber) cho thấy họ ra đi là do sự thất bại về chánh sách của chánh phủ.

Mấy ngày qua, có lẽ đa số chúng ta đều thấy cảnh người lao động lũ lượt kéo nhau rởi bỏ Sài Gòn và Bình Dương. Người thì đi bằng xe gắn máy, người đi xe đạp, thậm chí có không ít người đi bộ (vì xe của họ bị giam giữ?) Nhìn cảnh hai vợ chồng đạp xe về Sóc Trăng tôi đã sốc. Nhưng càng khó tưởng tượng nổi trong thế kỷ 21, mà người dân Việt phải lội bộ đến 250 km để về quê (Sóc Trăng, Cần Thơ, Dak Lak, và còn nơi nào nữa). Phải có lý do chánh đáng làm cho người ta ra đi như thế. Người ra đi chắc chắn phải có nỗi lòng.

Trịnh Hồng Thọ - Anh Nơi đã được “bảo vệ”

 

Hôm nay, 05/10/2021, đồng loạt nhiều báo đưa tin “Triệu tập nghi can / Xác định được đối tượng cắt ghép file ghi âm đại tá Đinh Văn Nơi”.

Cách đưa tin gây tò mò cao độ. Nghi can là ai, làm sao anh ta/chị ta có được những đoạn ghi âm để cắt ghép và cắt ghép thế nào, mục đích gì... là những câu hỏi mà người đọc muốn biết hoặc tưởng là sẽ được bản tin cho biết. 

Tuy vậy, bỏ công đọc hết tất cả các báo cũng chỉ biết chung chung: công an An Giang đã triệu tập nghi can cắt ghép file ghi âm và việc cắt ghép được thực hiện với ý đồ xấu.

Nguyễn Anh Huy - Hiện tượng Đinh Văn Nơi !

 

Qua nay, mạng xã hội dậy sóng về nội dung ghi âm cuộc điện đàm của đại tá - giám đốc công an An Giang Đinh Văn Nơi và thiếu tướng - cựu giám đốc công an An Giang Bùi Bé Tư.

Người ta thích ông Nơi vì dám trái ý cấp trên, đón người An Giang mưu sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh về quê.

Chính điều này làm tui muốn viết đôi điều.

Tàu ngầm : Úc phải thủ thế trước sự hiếp đáp của Trung Quốc


Đăng ngày:

Anh chồng phản bội chỉ dám thú nhận vào phút chót

Tác giả nhìn nhận trong việc hủy hợp đồng mua tàu ngầm Pháp, Úc đã xử trí một cách vụng về, thậm chí thô bạo. Chính phủ của thủ tướng Scott Morrison cứ như một anh chồng ngoại tình, không dám nói với vợ rằng sẽ chia tay, cho đến lúc xách vali ra đến tận ngưỡng cửa mới thú thật. Dứt tình như vậy hết sức phũ phàng, và người vợ còn cảm thấy bị phản bội nặng nề hơn khi khám phá ra rằng người chồng đã chuẩn bị cú đòn này từ nhiều tháng qua, bỏ rơi mình để đi theo cô bạn thân !