Nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi trước Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ) tại La Haye ngày 10/12/2019 vì vụ kiện diệt chủng người Rohingya. |
Le Monde số đề ngày hôm nay 13/12/2019 chú ý đến việc « Aung San Suu Kyi chối bỏ nạn diệt chủng người Rohingya », còn Le Figaro nhận định « Ở La Haye, cuộc chiến đấu cuối cùng của bà Aung San Suu Kyi ».
Giải Nobel hòa bình 1991 không nối gót Mandela và Gandhi
Khi
bước vào phòng xử án của Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ theo tiếng Pháp,
ICJ theo tiếng Anh), bà Aung San Suu Kyi phải đi ngang qua bức tượng bán
thân bằng cẩm thạch của Nelson Mandela và Gandhi. Nhưng giải Nobel Hòa
bình 1991 chừng như không đi theo con đường của hai vĩ nhân này.
Le Figaro
mô tả nhà lãnh đạo Miến Điện trong trang phục và phong cách quý phái,
như đi dự một buổi tiệc trà. Tuy nhiên tại Cung Hòa Bình, bà lại ngồi ở
hàng ghế bị cáo, và bên ngoài, một đám đông tò mò đến xem mặt thần tượng
dân chủ mất ngôi. « Điều duy nhất khiến cái ác lên ngôi là sự bất động của những người thiện lành »
- Abubacar Tambadou, bộ trưởng tư pháp Gambia nhấn mạnh trước tòa. Được
sự ủy nhiệm của 57 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OCI),
Gambia tố cáo Miến Điện vi phạm công ước về diệt chủng năm 1948.