mardi 13 décembre 2016

Khái niệm « Một nước Trung Hoa » từ đâu ra ?



Donald Trump trên báo chí Trung Quốc.

(Le Monde 12/12/2016) Từ năm 1972, Hoa Kỳ đã nối lại quan hệ với Trung Quốc, trong lúc vẫn duy trì sự hỗ trợ quân sự cho Đài Loan. Một sự thăng bằng mà nay Donald Trump tuyên bố sẵn sàng xét lại.

Tháng 7/1971, sau khi ghé qua Pakistan, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger đã bí mật sang Bắc Kinh, một chuyến đi sẽ làm thay đổi cục diện quan hệ quốc tế. nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài nơi ông được đón tiếp, câu khẩu hiệu « Lật đổ đế quốc Mỹ và những con chó hoang của chúng ! » vẫn hiện diện tại đó.

lundi 12 décembre 2016

Tổng thống- doanh nhân Donald Trump: Hại nước, lợi nhà ?



Các đơn vị kinh doanh của tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump trên thế giới.

(Libération 12/12/2016) Đế chế tài chính và địa ốc được tổng thống tương lai đầu tư trên toàn thế giới, có nguy cơ cao độ sẽ định hướng các hành động chính trị, kinh tế và ngoại giao.

Trong một phòng khách, dưới trần nhà tráng lệ cao năm mét điểm xuyết bằng những chùm đèn mạ vàng, khoảng một trăm nhà ngoại giao từ khắp nơi trên thế giới nhấm nháp loại rượu vang trắng hiệu Trump được cất năm 2009 từ loại nho Chardonnay có mùi lê và chanh, sản xuất từ đồn điền trồng nho của Donald Trump ở Virginia. Hoạt cảnh - được Washington Post kể lại - diễn ra một tuần sau cuộc bầu cử tổng thống tại Trump Hotel, khách sạn sang trọng mới khai trương ở Washington nằm cách Nhà Trắng chỉ vài trăm mét.

samedi 10 décembre 2016

Tập Cận Bình sẽ nhịn Trump



(Ngô Nhân Dụng) - Ông Donald Trump chắc không vui: Vì ông hô hoán tăng thuế nhập cảng hàng Tàu, số hàng Trung Quốc bán sang Mỹ đã tăng thêm gần hai tỉ Mỹ kim trong Tháng Mười Một vừa qua, tăng 5.4% so với Tháng Mười và hơn 8% so với Tháng Mười Một năm ngoái. Các công ty Mỹ như Wal-Mart, với hơn 90% hàng là “ma dze in China,” đã đặt mua gấp. Bây giờ một chiếc tàu thủy của công ty Ðan Mạch Emma Maersk mà Wal-Mart thuê bao có thể đi từ Trung Quốc sang tới Mỹ chỉ mất năm ngày, chở theo 15.000 thùng chứa lớn (công, container). Mỗi chiếc Emma Maersk có 11 cái cần cẩu; hoạt động cùng một lúc sẽ bốc gỡ hàng trong 2 tiếng đồng hồ là xong. Trong Tháng Mười Hai và Tháng Giêng sang năm, hàng hóa Tàu sẽ còn ào ạt qua Mỹ. Vì không ai biết sau khi ông Trump nhậm chức thuế sẽ tăng lên bao nhiêu!

Nhất quốc lưỡng chế… diễu


Nữ tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói chuyện điện thoại với Donald Trump từ văn phòng ở Đài Bắc ngày 03/12/2016.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Donald Trump vẽ lại trận đồ Mỹ-Hoa

Giới bình luận mắc bệnh sợ Tầu thấy tái nhợt khi tổng thống tân cử Donald Trump điện đàm với bà Thái Anh Văn – mà ông gọi là tổng thống Ðài Loan. Họ phê phán đó là hành động ngoại giao dại dột – “blunder” vì ngu xuẩn, bất cẩn hoặc dốt nát. Họ càng đả kích và cảnh báo rằng coi chừng Bắc Kinh trả đũa khi ông Trump phóng lên trương mục Twitter của ông cho mười mấy triệu người đọc, rằng “Trung Quốc có hỏi ý chúng ta khi họ phá giá đồng bạc (làm doanh nghiệp Mỹ khó cạnh tranh), khi họ đánh thuế trên hàng của chúng ta bán vào thị trường của họ (mà ta lại chẳng đánh thuế), và khi họ thiết lập hệ thống quân sự giữa vùng biển Hoa Nam không? Tôi nghĩ rằng không.”
Từ vụ này, nhiều người lo sợ là sau khi đắc cử, Donald Trump sẽ áp dụng phong thái tranh cử bất thường của ông vào lãnh vực ngoại giao nên có thể gây khủng hoảng quốc tế. Nhưng chính nỗi lo sợ ấy mới bất thường vì phong thái ngoại giao cổ điển này lại gây vấn đề cho Hoa Kỳ và các nước. Xin đi lại từ đầu để hiểu tại sao…

lundi 5 décembre 2016

Biển Đông: Donald Trump thành "đồng minh" của diều hâu Trung Quốc?

Tàu Trung Quốc đào đắp tại Đá Vành Khăn (Mischief Reef). Ảnh do một phi cơ trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ chụp ngày 21/05/2015.


Theo The Diplomat, giới diều hâu Trung Quốc, lâu nay vẫn tranh luận về chính sách tại Biển Đông, có thể vồ lấy cơ hội qua các tweet của Donald Trump. « Đấy, tổng thống tân cử Mỹ nói rằng Bắc Kinh phải xin ý kiến của Washington nếu muốn tiến hành các hoạt động tại Biển Đông » – nơi mà Trung Quốc coi là lãnh thổ thuộc chủ quyền của họ.
Tối Chủ nhật 05/12/2016, tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump, lần đầu tiên kể từ khi thắng cử vào tháng 11 đã công khai bình luận về Biển Đông trên Twitter. Ông Trump viết như sau :

Fidel Castro ở Cuba: Không tượng đài, nhưng huyền thoại còn nguyên

Người dân Cuba tại Las Tunas mang chân dung Fidel Castro chờ đón đoàn xe tang mang tro cốt lãnh tụ. Ảnh chụp ngày 02/12/2016.


Raul Castro đã khẳng định như đinh đóng cột : sẽ không có tượng đài nào dành cho Fidel. Nhưng từ khi qua đời ở tuổi 90 đến nay, chưa bao giờ khuôn mặt huyền thoại của cha đẻ cách mạng Cuba lại được vinh danh đến thế.
Tối thứ Bảy 03/12/2016, một hôm trước lễ tang người anh từ trần ngày 25/11, Raul Castro loan báo sẽ tôn trọng ý nguyện của Fidel Castro, rằng « nhà lãnh đạo cách mạng, cho đến giờ phút cuối cùng, không muốn bất kỳ hình thức sùng bái cá nhân nào ». Tên và ảnh của ông cũng không được sử dụng để đặt cho các định chế, quảng trường, đại lộ hay các địa điểm công cộng khác ; không có bất kỳ đài kỷ niệm, tượng bán thân hay toàn thân được dựng lên.

Fidel Castro : Xác ướp đã chết


Trang bìa Courrier International tuần này về Fidel Castro: "Cuba giải phóng" 
(Xã luận của Courrier International 30/11/2016) Bạn nghĩ gì về một đất nước mà giết một con bò có thể lãnh án tử hình? Một quốc gia vốn là « vựa đường của thế giới » nhưng gần đây buộc phải nhập khẩu đường ?

Năm 2006, khi nhường ngôi lại cho ông em Raul, bốn mươi bảy năm sau cách mạng, Fidel Castro đã thành công trong việc giết chết nền kinh tế Cuba, với cớ xây dựng « con người mới ». Và đông đảo những con người từ chối trở thành « mới » này đã bị tống vào các trại cải tạo hoặc bị hành quyết.

dimanche 4 décembre 2016

Người tình cũ Fidel: Castro ghét cả Mác lẫn Lênin



Fidel Castro và Evelyne Pisier tại Cuba năm 1964. Ảnh tư liệu cá nhân.

« Một hôm Fidel đã cười thú nhận với tôi là chưa bao giờ ưa cả Lênin lẫn Mác với câu chuyện đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản ngu xuẩn, nhưng ông buộc lòng phải tiếp tục chấp nhận trợ giúp của Liên Xô ».

 

Evelyne Pisier sinh năm 1941 tại Hà Nội, hiện là nhà văn nữ và giáo sư đại học Pháp. Cha là Georges Pisier, quan chức cao cấp Pháp đóng tại Hà Nội thời Pháp thuộc. Sau khi Nhật chiếm Đông Dương, bà bị nhốt vào trại cải tạo bốn năm. Thiên tả và đấu tranh cho nữ quyền, năm 1964 bà có mặt trong đoàn sinh viên Pháp đến Cuba, và sau đó trở thành người yêu của Fidel Castro. Sau đây là bài viết của bà đăng trên Huffington Post ngày 27/11/2016 với tựa đề « Tôi 23 tuổi và bắt đầu cuộc tình kéo dài bốn năm với Fidel Castro ».

mercredi 30 novembre 2016

Giấc mơ bơ sữa của Fidel Castro



Fidel Castro bên cạnh siêu bò Ubre Blanca.

(Lược dịch từ Libération29/11/2016) Lãnh tụ tối cao Cuba trong vòng năm mươi năm đã chú trọng đến các sản phẩm sữa nhằm cải thiện số phận các thần dân, nhưng đó chỉ là hoang tưởng.

mardi 29 novembre 2016

Fidel Castro từng bán máu tù nhân Cuba cho Việt Nam



Fidel Castro và Che Guevara tại trại Cabana. Ảnh panoramio.com

« Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình ». Câu nói đầy cảm động của Fidel Castro lâu nay vẫn được lưu truyền, và báo chí Việt Nam thường xuyên nhắc lại.

Sự thật có lẽ phũ phàng hơn nhiều: Cuba đã từng chuyển giao máu cho Việt Nam, nhưng máu không phải được hiến mà được bán!

lundi 28 novembre 2016

Fidel Castro để lại Cuba trong tình trạng khốn cùng



Trẻ em chơi đùa trên đường phố luôn thiếu điện ban đêm.

(Le Figaro 28/11/2016) Một thời kỳ vô cùng bất định mở ra tại hòn đảo trên vịnh Caribê, sau khi nhà độc tài già nua qua đời.

« Chẳng có gì thực sự thay đổi tại Cuba một khi Fidel còn sống » - một nhà kinh tế phương Tây làm việc tại La Habana gần đây đã thổ lộ. Một thanh niên gia đình khá giả ở La Habana nói thêm : « Trước cách mạng, chúng tôi có các trang trại và nhà cửa, tất cả đều bị Fidel tịch biên. Nhiều người trong gia đình không thể chịu đựng nổi. Họ đã chết ». Những phát biểu như thế cách đây một thập niên là không thể hình dung nổi.

Cuba và Castro, nỗi hy vọng và niềm cay đắng


Sinh viên trường đại học Havana tưởng niệm cố chủ tịch Fidel Castro, 28/11/2016.

Còn lại gì trong di sản của « Fidel »? Một cuộc cách mạng đã tàn bạo xơi thịt những đứa con của mình, nhưng không đưa được nhân dân ra khỏi lầm than? Hình ảnh một nhà độc tài nhẫn tâm sống trong xa hoa? Lịch sử sẽ lưu giữ lại tất cả, mà không rơi vào chiếc bẫy của thi vị hóa và huyễn hoặc.

dimanche 27 novembre 2016

Fidel Castro, nhà cách mạng cuối cùng



Fidel Castro năm  1959.

(Tổng hợp Le Figaro và Libération 26/11/2016) Những năm tháng Fidel được ghi dấu với vô số vụ vi phạm nhân quyền. Nhưng trên trường quốc tế, Fidel Castro với bộ quân phục giản dị, râu quai nón lại chiếm được cảm tình, nhất là cánh tả phương Tây. Người dân Cuba không biết gì về đời tư lãnh tụ tối cao. Tại Matxcơva, báo chí tiết lộ cuộc sống xa hoa của Fidel Castro với ba du thuyền, 32 dinh thự và 9.700 cận vệ riêng.

Huyền thoại Fidel Castro, người thách thức chủ nghĩa tư bản đã qua đời hôm thứ Sáu 25/11/2016 tại La Habana ở tuổi 90. Chính người em ông là Raul, đương kim chủ tịch nước đã loan báo trên truyền hình quốc gia.

samedi 26 novembre 2016

Chiến lược gia, Don Juan…Sáu khuôn mặt của Fidel Castro



Tin Fidel Castro qua đời trên báo chí Mehico ngày 26/11/2016.
(AFP 26/11/2016) Fidel Castro, nhân vật độc đáo của lịch sử thế kỷ 20, cha đẻ của cách mạng Cuba đã qua đời hôm 25/11/2016 ở tuổi 90. Ông được hỏa thiêu hôm nay theo di nguyện, quốc tang kéo dài 9 ngày.

Sống sót sau hơn 600 âm mưu ám sát, thách thức 11 đời tổng thống Mỹ và khuấy động suốt một nửa thế kỷ lịch sử: sau đây là sáu khuôn mặt khác nhau của Fidel Castro. Vừa được tôn sùng như thánh sống vừa bị căm ghét, kẻ thù không khoan nhượng và là người đàn ông đào hoa, « Lider Maximo » là một trong những chính khách lớn của thế kỷ 20.

mercredi 23 novembre 2016

Đức Giáo hoàng tiếp chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang



Đức Giáo hoàng Phanxicô tiếp chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Vatican ngày 23/11/2016.

(AFP 23/11/2016) Đức Giáo hoàng Phanxicô ôm nay 23/11/2016 đã tiếp chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại Vatican. Theo thông cáo của Tòa Thánh, đây là bước mới xích gần lại với nhau giữa hai Nhà nước.

Thông cáo cho biết trong cuộc hội đàm hữu nghị kéo dài khoảng mười lăm phút, hai bên đã nêu ra mối quan hệ tốt đẹp hiện nay giữa Tòa Thánh và Việt nam, được tăng cường bởi tinh thần đối thoại. Hai Nhà nước cũng thường xuyên tìm kiếm các công cụ giúp cho mối quan hệ này tiến triển tốt đẹp hơn. Tuy nhiên không thấy Vatican đề cập đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao.

dimanche 20 novembre 2016

Biển Đông : Tập Cận Bình thúc giục Việt Nam, Philippines đàm phán song phương


Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang (ngoài cùng bên phải) chuẩn bị chụp ảnh kỷ niệm với các nguyên thủ tại APEC, 20/11/2016).

(Reuters 20/11/2016) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong những cuộc tiếp xúc riêng với các lãnh đạo Việt Nam và Philippines đã nói rằng tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết song phương. Tân Hoa Xã hôm nay 20/11/2016 loan báo như trên.

Trung Quốc nhấn mạnh rằng Bắc Kinh phản đối sự can dự của các nước khác hay các tổ chức quốc tế vào tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, trong đó Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng đòi hỏi chủ quyền. Theo các chuyên gia, Trung Quốc muốn dùng chiến thuật « chia để trị », không để các đối thủ kết hợp lại với nhau.

samedi 19 novembre 2016

Donald Trump, chế độ gia đình trị ???



Con gái và con rể ông Trump có mặt trong buổi tiếp thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày 17/11/2016 tại Trump Tower.
(AFP 18/11/2016) Cô con gái Ivanka Trump nghiễm nhiên có mặt trong buổi tiếp thủ tướng Nhật Shinzo Abe, người chồng cô là Jared Kushner muốn được tham dự buổi báo cáo về an ninh hàng ngày tại Nhà Trắng…Gia đình Donald Trump vốn rất tích cực trong chiến dịch tranh cử, nay hiện diện cùng khắp, gây thêm lo ngại về xung đột lợi ích và sự thiếu kinh nghiệm nơi đội ngũ của tổng thống tân cử.

Mỹ không thể rút lui để Trung Quốc thống trị châu Á



Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hy vọng duy trì quan hệ đồng minh thân thiết với Mỹ dưới thời ông Trump.

(Le Monde 19/11/2016) Đối với Philip Golub, giáo sư trường đại học Mỹ ở Paris, Hoa Kỳ không thể bỏ rơi các đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương.

Là chuyên gia về quan hệ quốc tế, ông Philip Golub là một trong các tổng biên tập tại Bangkok của nhật báo Asia Times. Ông là giáo sư trường đại học Mỹ ở Paris, và đặc biệt đã viết cuốn Một câu chuyện khác của sức mạnh Mỹ (NXB Le Seuil, 2011) và East Asia’s Reemergence (Sự trỗi dậy trở lại của Đông Á - NXB Policy).

vendredi 18 novembre 2016

Tổng thống-tỉ phú Trump : Vô số xung đột lợi ích



Donald Trump và vợ con cùng cắt băng khánh thành Trump International Hotel tại Washington DC ngày 26/10/2016.

(LesEchos 15/11/2016) Donald Trump có liên quan đến 500 công ty. Ông sẽ giao quyền quản lý cho các con, nhưng việc này không giải quyết được gì.

Xưa nay chưa bao giờ có việc một tỉ phú trở thành ông chủ Nhà Trắng, và giờ thì phải đối mặt với vấn đề xung đột lợi ích nghiêm trọng. Ông Donald Trump có dính líu đến 500 công ty, theo như khai báo tài sản của ông, trong đó có một số tại Trung Quốc, Nga, Ả Rập Xê Út - là những nước mà quan hệ với Mỹ khá phức tạp. Các khách sạn của ông được chính phủ trợ giá, có thể gia hạn hoặc hủy bỏ theo quyết định của Nhà Trắng hay Quốc hội.

mercredi 16 novembre 2016

Vợ cũ Trump đòi làm đại sứ Mỹ tại CH Sec



(Huffington Post 14/11/2016) Bà Ivana, vợ đầu của ông Donald Trump hy vọng trở thành đại sứ Mỹ tại Cộng hòa Sec, nguyên quán của bà. Bà vợ cũ của tổng thống tân cử Hoa Kỳ đã thổ lộ như trên với New York Post, tờ báo luôn ủng hộ ông Trump. Theo Huffington Post, bà ta đã bất chấp các nguyên tắc về nghi thức, vốn đòi hỏi sự kín đáo.

Có lẽ Ivana Trump biết rằng tổng thống cũng đồng thời là người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ - tiếp đón các nguyên thủ ngoại quốc và bổ nhiệm các đại sứ. Thượng viện có thể phản đối, nhưng việc này rất hiếm.