Affichage des articles dont le libellé est Việt Nam Cộng Hòa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Việt Nam Cộng Hòa. Afficher tous les articles

samedi 24 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (5)

Tôi (và chắc nhiều người lứa tôi) còn nhớ, sau “chiến công” Mậu Thân 1968, bộ máy tuyên truyền ở miền Bắc ca tụng dữ lắm.

Cứ như đài Tiếng nói Việt Nam, như các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân (hồi thập niên 60 chủ yếu là hai tờ này, chứ báo địa phương hoặc báo của các tổ chức, đoàn thể khác đều không đáng kể) thì đây là đòn đánh bất ngờ, choáng váng, kỳ diệu, khiến kẻ thù (Mỹ và ngụy, hồi đó chính quyền Sài Gòn bị chết tên là ngụy) trở tay không kịp.

Đài hát suốt ngày, nào là “Tiến về Sài Gòn/ta quét sạch giặc thù/tiến về Sài Gòn/ta tiến về thành đô” (lời bài hát Tiến về Sài Gòn của Huỳnh Minh Siêng (Lưu Hữu Phước). Đoạn này về sau được dân chúng cải lời thành “Tiến về Sài Gòn/ta chiếm nhà mặt tiền/tiến về Sài Gòn/ta chiếm nhà thật toooo”.

lundi 19 février 2024

Lê Học Lãnh Vân - Nỗi oan thế kỷ

 

Giữa những ngày mùng Tết, đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) đã loại bỏ hai tập phim về tuổi thơ của Trương Vĩnh Ký trong loạt phim hoạt hình “Khát vọng non sông”. Truớc đó, hai tập phim này cũng bị loại bỏ bởi đài truyền hình Cần Thơ.

Sự loại bỏ này, nhìn từ bên ngoài, giống như sự tiếp nối của hành động cấm ra mắt sách “Trương Vĩnh Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ” của nhà biên soạn uy tín Nguyễn Đình Đầu!

Cuộc đời và sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký thật có những điều khiến nhiều người thảo luận. Nhìn chung người đời sau xét ông trên hai phương diện: phương diện học thuật và phương diện chính trị. Dù có quan điểm của riêng mình, bài viết này không chủ ý trình bày quan điểm đó mà tìm hiểu về thái độ của xã hội đối với các quan điểm khác nhau về ông.

vendredi 16 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (3)

 

Theo chính sử của nhà nước, cuộc tổng tấn công nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là cuộc tấn công chiến lược nhằm mục đích “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, xóa bỏ hoàn toàn chính quyền Sài Gòn, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, mục đích này đã không đạt, cả hai bên đều chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Thủ đô Sài Gòn cũng như nhiều đô thị khác ở miền Nam, nhất là Huế, bị tàn phá cực kỳ nghiêm trọng, đổ nát, hoang tàn, người dân bị tai bay vạ gió chết chóc thảm thương. Phe “cách mạng” hao người tốn của tới mức phải mấy năm sau mới dần hồi phục. Nhà văn Nguyên Ngọc có kể lại trên báo Nông nghiệp Việt Nam: “Nên nhớ thời đen tối nhất của chiến tranh miền Nam là thời sau Mậu Thân. Bị chúng nó đánh chạy dạt sang tận Campuchia. Đói, chết, rách nát, tan rã, tháo chạy”.

Nói gì thì nói, cuộc cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt, anh em một nhà giết nhau thì chả bên nào thắng, như bác Nguyễn Duy viết “phe nào thắng thì nhân dân đều bại”.

jeudi 15 février 2024

Lê Học Lãnh Vân - Việt Nam của tôi

 

Trang Phây của anh Trần Thiện Công (ngày 04/01/2024) đăng hình một trang trong sách Quốc sử lớp Nhì, xuất bản năm 1965 ở miền Nam Việt Nam. Sách dành cho học trò lớp Nhì (tức lớp 4 ngày nay).

Là người cùng thời với anh Công, tôi nhớ liền bài Quốc sử từng được thầy cho học thuộc lòng thời đó. Bài học toát lên niềm tự hào là người Việt, tình yêu nồng nàn với tổ tiên và đồng bào, lòng quả cảm và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng.

Lúc đó Miền Nam có dân số ít hơn Miền Bắc và có GDP tổng cao gấp hai lần, nhưng bài học dạy học trò tính khiêm tốn. Khiêm tốn thật lòng mới có thể tiến xa!

Thanh Thảo - Ngày Tết, đọc thơ Tô Thùy Yên

Tạ Duy Anh giới thiệu : Sau Tết nhà thơ Thanh Thảo gửi cho tôi bài này và nói thêm: "Đ. có báo nào nó dám in chú ạ, khốn nạn thế chứ". Tôi bảo ông : Thông cảm cho họ đi, để chú nó đăng.

Thơ Tô Thùy Yên lặng lẽ. Dù ông viết dài hay viết ngắn, thì thơ ấy vẫn lặng lẽ. Người đọc đồng cảm với thơ ấy, cũng trong lặng lẽ. Đó là thơ của Chim kêu bãi quạnh, hắt hiu và đau đớn:

“Cởi đôi giày vẹt, tấm áo tã

Xót xa như lột một lần da” (Chim kêu bãi quạnh)

Đỗ Duy Ngọc - Khoảng sân tuổi nhỏ

Hồi nhỏ, nhà tôi có một khoảng sân lớn trước nhà. Ba tôi xây một cái hồ nổi khá rộng, chủ yếu ban đầu là để hứng nước mưa. Ba tôi nghiện trà nhưng lại không thích pha trà bằng nước giếng. Hồi đó làm như không khí, môi trường tốt hơn bây giờ, nước mưa trong veo, để lâu cũng không thấy lắng cặn.

Một thời gian sau không hiểu lý do gì, Ba tôi lại không pha trà bằng nước mưa nữa, tôi bèn dùng hồ để để nuôi cá cảnh. Những con cá đuôi cờ đẻ cả bầy, cá Hắc ma lị đen thui, cá Hồng kiếm, cá đầu lân, cá mắt lồi đuôi phướng uốn éo rất đẹp.

Tới giờ tôi không nhớ cho chúng ăn bằng thức ăn gì vì hồi ấy hình như chưa có những gói thức ăn cho cá sẵn như bây giờ, chỉ có rong rêu, thế mà chúng vẫn sinh sôi nẩy nở đầy đặc. Tôi còn thả bèo và mấy cây sen, nhìn thanh cảnh lắm. Chỉ sợ mùa mưa. Mưa miền Trung mỗi tháng có hai lần, mỗi lần dầm dề cả chục ngày. Nước tràn, cá bơi theo. Cứ mỗi lần mưa, tôi lại chạy lấy bạt che, lúng túng nên lần nào cũng ướt nhem, bị ba tôi đánh đòn te tua vì dầm mưa.

Dương Quốc Chính - Đầu năm nói chuyện cầu cúng

 

Tết nhất, đầu năm, mọi người hay cầu cúng khấn vái. Ở đây chỉ bàn về đám đông thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu (bao gồm cả thánh thần, chó mèo, cây cối, đại khái bạ gì cũng thờ cúng cắm hương...) và thờ Phật. Các tôn giáo, niềm tin khác không bàn.

Những ai không tin có ma, không tin vào bất cứ tôn giáo nào, không tin vào việc có thế giới song song, cõi âm thì có thể dừng đọc ở đây, Tây gọi là next!

Thường 90 % đồng bào khấn vái sẽ dùng văn mẫu đại khái: Xin abc phù hộ độ trì để con/chúng con được xyz, được mạnh khỏe, bình an...Đa phần sẽ xin được ăn nên làm ra, phát tài, phát lộc, vạn sự hanh thông...là hệ xôi thịt! Còn đỡ xôi thịt nhất thì cầu bình an, mạnh khỏe. Nhưng mà vẫn là cầu xin, những cái mình không tự làm ra được hoặc biến khó thành đạt được dễ kiểu trúng lô đề, thăng tiến.

mercredi 14 février 2024

Dương Công Quan - Valentine’s Day và những người muôn năm cũ

 

Ngày Valentine năm nay 14/02/2024 trúng vào ngày mồng 5 Tết Giáp Thìn. Ngày mồng 5 Tết cũng là ngày kỷ niệm 235 năm vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng quân Thanh trong trận Ngọc Hồi Đống Đa.

Cũng mồng 5 Tết Ất Mão năm 1975 cách đây 49 năm, hai vợ chồng tôi là cặp tình nhân thời chinh chiến đứng bên bờ sông Côn thuộc Phú Phong Bình Khê, Bình Định để vui chơicùng lễ hội. Đó là Tết cuối cùng trên người tôi còn mặc bộ quân phục của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Trong tấm hình có thể thấy phia sau lưng hai vợ chồng tôi là dân chúng đang vô tư vui chơi trong ngày kỷ niệm chiến thắng Đống Đa của Quang Trung Nguyễn Huệ. Nhìn kỹ thêm một chút sẽ thấy chiếc cầu bắc qua con sông Côn. Người dân địa phương ở đây gọi tên cầu là cầu Kiên Mỹ vì bên kia sông là ấp Kiên Mỹ của xã Bình Thành. Đó cũng là nơi ba anh em nhà Tây Sơn khởi nghiệp dấy binh khởi nghĩa. Tính tới ngày hôm nay thì tấm hình đã được 49 năm.

mardi 13 février 2024

Nguyễn Đình Bổn - Chúng tôi đã từng yêu Hà Nội

Tôi tin rằng những người miền Nam lứa tuổi sinh từ 5x, 6x đều đã từng yêu Hà Nội khi học tại nhà trường và đọc văn chương những người gốc Bắc.

Hà Nội trong văn Thạch Lam rất nhân bản và hiền lành. Hà Nội trong Vũ Bằng, Khái Hưng, Huy Cận, Thâm Tâm, Tô Hoài... hồn hậu và lãng mạn, Hà Nội, Hà Nam trong hồi tưởng Duyên Anh tràn đầy kỷ niệm yêu thương.

Và do văn chương miền Nam không phân biệt chính trị, Hà Nội trong thơ Quang Dũng thật hào sảng.

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (2)

Như thường lệ, đón xuân Mậu Thân 1968, với trọng trách chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quốc gia ở miền Bắc (còn nửa kia là miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, cũng là một nước độc lập tự chủ, có tên Việt Nam Cộng Hòa), cụ Hồ lại chúc Tết.

Như đã nói, ông cụ chúc Tết bằng thơ, dù thơ không hay. Cần gì hay, cốt yếu là truyền đạt được mệnh lệnh, mục đích, chỉ tiêu để dân chúng, chiến sĩ thực hiện. Hầu như bài nào cũng vậy.

Cho tới nay, cụ qua đời đã gần 55 năm nhưng chưa thấy nghiên cứu sinh nào làm luận án tiến sĩ về thơ chúc Tết của cụ Hồ, tinh dững lạc sang đề tài cầu lông, bóng bàn, hoạt động của hội phụ nữ… Tôi mà là giám đốc học viện quốc gia nào đó, tôi cho 5 - 7 người đồng loạt làm đề tài này luôn, đặc cách thành công luôn, khỏi cần người hướng dẫn, tổ chức bảo vệ.

lundi 12 février 2024

Cù Mai Công - “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt ”

 

(Phát mệt khi đang giữa ngày tư ngày tết)

Sau 1975, các cấp học gọi là phổ thông cấp I, II, III một thời, rồi cũng quay về với tiểu học, trung học. Bằng tốt nghiệp đại học mấy chục năm rồi cũng quay lại bằng cử nhân. Máy bay lên thẳng một hồi trả nó về trực thăng… Kể không sao xiết.

Năm rồi, Bộ Giáo dục - Đào tạo ra quyết định: Thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025: bắt buộc Toán + Văn và 2 môn tự chọn. Như 30 năm trước.

Cứ dắt dân đi loanh quanh như vầy mệt và tội dân lắm quý vị à.

mercredi 7 février 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Nghe lại những khúc ca xuân

 

Những ngày này ở Việt Nam những ca khúc xuân vang lên khắp hang cùng ngõ hẻm, làm cho mình dù đang rất bận việc mà lòng cũng rộn ràng. 

Mùa xuân. Chỉ hai chữ đó cũng đủ gợi cho chúng ta một sự mới mẻ và tươi trẻ. Ba ngày Tết đánh dấu một sự khởi đầu mới, một trang sử mới, một tuổi mới. Có lẽ chính vì vậy mà mùa xuân và ngày Tết là cảm hứng của biết bao sáng tác thơ, văn và nhạc.

Nhưng tôi có cảm giác những sáng tác về xuân thời trước 1975 có sức sống rất mãnh liệt so với những ca khúc sau này. Có những ca khúc đã được viết ra từ những 60-70 năm trước mà tới nay vẫn còn được yêu chuộng khi mỗi dịp xuân về.

mardi 6 février 2024

Mai Bá Kiếm - "Bạn trai tin đồn": Danh từ ghép nghe chói tai

 

Đọc bài "Bạn trai tin đồn của Ngọc Trinh: Em cũng ăn năn và xin lỗi tại tòa... cảm ơn mọi người đã mở lòng", tôi thấy chủ ngữ của tựa bài ẩn danh.

Đọc hết "sapô" mới biết chủ ngữ là "bạn trai tin đồn của Ngọc Trinh". Đọc đoạn thứ ba, mới hay "bạn trai tin đồn" của Ngọc Trinh là bác sĩ Cao Hữu Thịnh!

"Bạn trai tin đồn" là danh từ ghép giữa hai danh từ: "bạn trai" (boyfriend) và "tin đồn" (rumour), vừa tối nghĩa vừa chói tai. "Bạn trai tin đồn" là kiểu dịch tiếng bồi, bắt chước cách ghép hai danh từ như: nam cảnh sát (policeman), người đưa thư (postman), tài xế taxi (taxi-driver), nước trái cây (fruit juice)...

lundi 5 février 2024

Nguyễn Đông Thức - Những tấm hình kỷ niệm phim “Ngọc trong đá”

 

Truyện dài “Ngọc trong đá” được Nhà xuất bản Trẻ xuất bản Tháng 3-1986, kỷ niệm 10 năm thành lập Lực lượng Thanh niên Xung phong Thành phố. Đây cũng là truyện dài đầu tiên Nhà xuất bản này làm, khi được tách ra từ Nhà xuất bản Măng Non.

Truyện tạo được tiếng vang nên đã lọt vào tầm ngắm của vài hãng phim. Hãng phim Nguyễn Đinh Chiểu với đạo diễn Lê Mộng Hoàng tới đặt vấn đề đầu tiên. Dĩ nhiên là tôi rất hoan hỉ.

Lúc đó thủ tục làm phim rất khó khăn. Kịch bản phải được đưa ra Bộ Văn hóa duyệt. Ông Thứ trường Nguyễn Đình Quang (ông này học vị giáo sư tiến sĩ, học bên Tàu rồi bên Đông Đức về, từng là đạo diễn sân khấu, nhà viết kịch, nhà nghiên cứu lý luận sân khấu…). Đọc xong, trong đợt vào Nam công tác ông cho gọi tôi và ông đạo diễn tới Văn phòng 2 của Bộ:

lundi 29 janvier 2024

Trần Thanh Cảnh - Đọc "Một khoảng nối dài Việt Nam Cộng Hòa"

 

Phải nói luôn là tôi mất khoảng hai tháng, vật vã mới đọc xong cuốn sách này.

Một cuốn hoàn toàn khác phong cách hấp dẫn của Tạ Chí Đại Trường trong "Lịch sử nội chiến Việt Nam" "Chuyện phiếm Sử học", những cuốn mà tôi thích.

Đọc "Một khoảng nối dài Việt Nam Cộng Hòa", có lúc cảm thấy như đang đọc "Bất khuất" xưa của Nguyễn Đức Thuận: những mô tả về trại cải tạo không khác gì mấy những trang về "địa ngục trần gian Côn Đảo" khi xưa. Lại nữa, đọc sách ông Trường, thấy có cả tuổi trẻ của mình bị bỏ đói, rét khốn khổ vật lộn kiếm miếng ăn thêm trên miền biên viễn để mà tồn tại.

Võ Khánh Tuyên - Ngày tàn cuộc

 

Nhà thơ Trần Dzạ Lữ ( tên thật Trần Văn Duận, sinh năm 1949 tại Huế). Như bao thanh niên trai tráng thời tao loạn, ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngành Truyền tin với cấp bậc Chuẩn úy. Nhiều bài thơ của ông trước 1975 đã được xuất bản và được nhiều người yêu mến.

Năm 1974, ông viết bài thơ tặng thi sĩ Vũ Hữu Định Ngày tàn cuộc:

NGÀY TÀN CUỘC

*Gửi hương hồn Vũ Hữu Định

Ngày tàn cuc người v thăm quê quán

đng c mng đón vó nga hng xưa

chuyn chiến tranh coi như là dĩ vãng

sông Thanh Bình tp np bến đò đưa

samedi 27 janvier 2024

Nguyễn Đình Bổn - Nhà thơ Trần Dzạ Lữ đã đi xa !

Có lần vì một việc gì đó tôi gọi anh muốn gặp, anh nói "Bổn đến trước cổng chợ Trần Hữu Trang, mình giữ xe ở đó".

Tôi đến, nắng giữa chiều Sài Gòn bạo liệt, anh mặc cái áo cũ màu chàm, đội nón lá, cười với tôi nhưng tay quệt mồ hôi. Hình như anh có vài chục năm giữ xe ở đây. Trong hàng trăm ngàn người đến ngôi chợ thuộc Phú Nhuận đó, có ai biết người đàn ông dong dỏng cao, có nụ cười tươi, dắt xe cho khách kia là một nhà thơ đã nổi tiếng tại miền Nam từ trước biến cố 1975 !

"Mười năm ch không tri k

Ta đng thu thân mt ni bun

Sáng bnh mt ra ngi đc m

Chiu v tra vn ly lương tâm

lundi 22 janvier 2024

Bông Lau - Khi cuộc chiến tàn

 

Nhìn những tấm hình xưa mà lòng thấy nao nao.

Sau khi ông Tổng Thống chủ bại Dương Văn Minh lên đài phát thanh kêu gọi binh sĩ miền Nam bỏ súng để đầu hàng, thì những người lính thiết giáp của chiếc xe M113 này bỏ đi.

Xe còn rất mới và súng đạn đầy đủ để tác chiến vài ngày hay vài tháng, nhưng rồi cũng sẽ thua vì cán cân quân sự lúc ấy đã nghiêng về phe Cộng Sản. Nhứt là Quốc Hội Mỹ coi như đã cúp viện trợ thì súng đạn xăng dầu đâu nữa mà quánh.

dimanche 21 janvier 2024

Đỗ Duy Ngọc - Mùi của Tết

 

Hồi còn bé, tôi rất mong ngày Tết. Không phải vì Tết có nhiều món ăn ngon, cũng không phải vì những bộ áo quần mới, cũng chẳng phải Tết có được thêm tiền lì xì.

Tôi mong Tết vì cái mùi của Tết. Cái mùi mà bây giờ lên hàng lão tôi khó tìm thấy đủ như những ngày xưa.

Trời đất, thiên nhiên bốn mùa đều có mùi của mùa. Mùa xuân có mùi của cây non trổ lộc, mùi của hương hoa. Mùa hạ có mùi của nắng, mùi của mồ hôi, mùi gió biển và mùi cá khô phơi tràn bãi cát. Mùa thu có mùi của lá vàng, của gió thu lướt trong không khí, mùi của nắng vàng mật ngọt. Mùa đông có mùi của bếp lửa, của bắp nướng, của chén khoai khô ngào đường và mùi của những cơn gió cắt da. Nó còn cái mùi của những chiếc áo ấm cất lâu trong tủ mang ra còn vương mùi long não.

samedi 20 janvier 2024

Đào Dân - Bài nói chuyện trong buổi ra mắt sách ‘’Sự thật Hải chiến Hoàng Sa" của Thềm Sơn Hà ngày 11 tháng 1 năm 2015

 

Kính thưa ông cựu thứ trưởng, kính thưa quý liệt vị quan khách, kính thưa quý niên trưởng, kính thưa quý chiến hữu và kính thưa tất cả các bạn.

Tôi là một cựu sĩ quan Hải Quân, xuất thân khóa 18 của Hải Quân Nha trang, là khóa đàn em của Niên trưởng Thềm Sơn Hà, là tác giả của tập sách “Sự thật Hải chiến Hoàng Sa 19 tháng 1 năm 1974 ”mà một số quý vị đang cầm trên tay.

Sở dĩ mà tôi có được cái vinh dự hôm nay đứng đây nói chuyện với quý vị là vì tôi đã tham dự vào trận hải chiến này, dù một cách tình cờ. Tình cờ bởi vì chỉ chưa đầy hai tháng trước trận chiến, Sau khi tốt nghiệp khóa 2/73 Trung cấp Hải Quân ở Trung Tâm huấn luyện Hải Quân Sài gòn thì đáng lẽ theo thứ tự ưu tiên, tôi được quyền chọn một đơn vị khác, không tác chiến, và ở gần Sài Gòn.