Affichage des articles dont le libellé est Văn nghệ sĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Văn nghệ sĩ. Afficher tous les articles

lundi 10 juillet 2023

Phúc Lai - Bộ mặt "văn hóa" của nước Nga hiện đại

 

Người Nga tuyệt vọng tìm kiếm sự hỗ trợ cho tội ác của họ chống người dân Ukraine từ bất kỳ quốc gia nào từng gọi Nga là bạn. Ít nhất được hỗ trợ theo một cách nào đó, ít nhất là trong một cái gì đó.

Bộ máy tuyên truyền của Nga đã tìm ra một hình thức thuận tiện cho sự hỗ trợ như vậy, một sự hợp tác được cho là trung lập và một vỏ bọc rất hiệu quả – họ quyết định sử dụng "văn hóa".

Câu hỏi đặt ra là: Văn hóa Nga ngày nay trông như thế nào?

vendredi 2 juin 2023

Hiệu Minh - Nguyễn Đình Toán, người ghi sử bằng ảnh

Trong đời thợ ảnh kiêng nhất là chụp chân dung. Nếu ảnh đẹp là do mẫu đẹp, nếu xấu chắc chắn do thợ ảnh. Chưa kể chụp xong, mất tiền phim, bỏ tiền rửa, mang đến cho người ta. Không may ảnh xấu bị bĩu môi, ảnh đẹp đút túi và ít người nghĩ phải trả tiền mà không biết người chụp ảnh cũng phải ăn.

Chả hiểu sao anh Nguyễn Đình Toán lại chọn cái nghề khốn khổ ấy. Và lại chụp văn nghệ sĩ, hầu hết nghèo.

Nhớ lần về Hà Nội năm 2009, trong một cuộc gặp các blogger Hà Nội do anh Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Quang Lập tổ chức đón Thanh Chung New York, mình được ăn ké. Thấy mình giơ cái máy Canon kỹ thuật số chụp lung tung, dùng chế độ Auto, một anh đầu bạc với nụ cười hiền thân thiện hỏi muốn xem.

dimanche 28 mai 2023

Trần Tiến Dũng - Về các nghệ sĩ gốc Việt phát sáng ở bến bờ sáng tạo tự do

 

Trước tiên xin chúc mừng hai nghệ sĩ Trần Anh Hùng và Phạm Thiện Ân đã nhận được hai giải thưởng danh giá tại Liên hoan phim Cannes 2023.

Cũng cần chúc mừng lần nữa đến nhà văn Dương Thu Hương đoạt giải Cino Del Duca 2023, và tượng vàng Oscar 2023, Quan Kế Huy cũng như các nhà văn nghệ sĩ nhận được các phần thưởng cao quý khác những năm trước.

Từ cách nhìn cá nhân, tôi cho là các nghệ sĩ gốc Việt thuộc thế hệ sau biến cố 1975 đã hiển hiện phẩm chất tài năng ở tầm thế giới văn minh. Trong đó cái phần hồn gốc cội Việt từ xuất xứ đã tìm được, ngôn ngữ nghệ thuật để nói cùng nhịp sống với các giá trị văn hóa-văn minh của nhân loại.

dimanche 9 avril 2023

Phạm Chu Sa - Thanh Tâm Tuyền, người cách tân táo bạo thơ Việt

 

Cùng địa chỉ tòa soạn tạp chí Văn và tòa soạn tuần báo Tuổi Ngọc là “tòa soạn ghi trên manchette” của nguyệt san Vấn Đề - một tạp chí rất uy tín do kịch tác gia - giáo sư Vũ Khắc Khoan chủ biên.

Ban đầu có sự cộng tác của nhà văn Mai Thảo, họa sĩ Thái Tuấn và nhà thơ Thanh Tâm Tuyền. Một thời gian sau Vũ Khắc Khoan giao Vấn Đề cho Thanh Tâm Tuyền. Anh làm công việc một chủ bút kiêm thư ký tòa soạn: Đọc bản thảo, tuyển chọn, biên tập và sắp xếp bài vở.

Mai Thảo cũng chuyển sang làm “công việc của một chủ bút” tạp chí Văn - nhưng không ghi tên trên manchette. Trước khi về làm Tuổi Ngọc, tôi có vài bài thơ đăng trên Vấn Đề, nay lại tình cờ về làm việc cùng địa chỉ, nên có ý tìm hiểu, mới biết địa chỉ tòa soạn 38 Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn ghi trên manchette chỉ là hộp thư liên lạc.

jeudi 29 décembre 2022

Trần Trung Đạo - Bài thơ "cuối năm" hay nhất tôi được đọc

 

Khoảng đầu thập niên 1990, căn nhà của vợ chồng tôi ở Dorchester, Massachusetts, trở thành “trụ sở” không phải của một hội văn bút, mà của cả một thế hệ cầm bút lưu vong đang định cư miền Đông Bắc Mỹ.

Gọi là thế hệ bởi vì đa số nhà văn nhà thơ cùng một tuổi. Họ là Trần Hoài Thư (1942), Lâm Chương (1942), Lê Mai Lĩnh (1942), Phạm Nhã Dự khoảng 1942, Trần Doãn Nho (1945) v.v... Trước 1975, họ biết nhau, chơi với nhau, viết chung một báo và nhiều người trong số họ còn vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức cùng một khóa. Tổng cộng khoảng 30 chục người tính cả chúng tôi, những người cầm bút yêu mến họ thuộc thế hệ sau.

Họ “mượn” căn nhà của vợ chồng tôi để sinh hoạt chứ không phải tôi là một phần của họ. Tôi không biết nhiều về họ nên chỉ ngồi nghe. Những người họ gọi bằng tên, bằng “thằng”, bằng “nó” là những tên tuổi lớn mà tôi đọc và kính trọng từ Văn, Bách Khoa, Khởi Hành thời trước 1975.

dimanche 6 novembre 2022

Vũ Thế Thành - Con dế mèn đã chết

 

Năm 1973, nhà văn Phan Nhật Nam theo phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa Vra Bắc chứng kiến cuộc trao trả tù binh Mỹ. Khi trở lại Sài Gòn nói rằng lúc tới sân bay ngoài Bắc ông không thấy một nhà văn miền Bắc nào có mặt.

Tô Hoài trả lời trong “Cát bụi chân ai?” như sau:

“Rõ hồ đồ, Nguyễn Tuân và ông đây từ sáng sớm đã uống bia Trúc Bạch trong quầy nhìn ra đám tù binh giặc lái áo xanh lá cây, cổ đeo tràng hạt gộc tre, sắp hàng chui vào bụng máy bay. Và xem mày ngọ nguậy lên xuống, giơ máy ảnh" (p.309-310).

vendredi 4 novembre 2022

Nguyễn Quang Thiều - Tôi muốn ngủ một đêm ở phòng 214 khách sạn Continental Sài Gòn

 

Mấy đêm trước tôi ngủ một đêm tại phòng 215, tầng 2 khách sạn Continental Sài Gòn. Một người bạn đã nói chuyện với nhân viên lễ tân của khách sạn muốn thuê phòng 214 cho tôi ngủ một đêm. Nhưng phòng đã có khách.

Vì sao bạn tôi lại muốn thuê phòng 214?

Vì đó là căn phòng mà nhà văn danh tiếng Graham Greene ở một thời gian dài để viết tiểu thuyết "Một Người Mỹ Trầm Lặng". Nhân viên khách sạn cũng cho biết: kiến trúc của khách sạn vẫn như hồi Graham ở nhưng đồ đạc không còn gì như cũ.

vendredi 29 juillet 2022

Nguyễn Thông - Ngượng

 

Nói ra thì lại tự ái, chứ văn nghệ sĩ thủ đô tưởng thế nào !

Hóa ra cũng chả hơn gì anh chị em văn nghệ ao làng, không chuyên vùng sâu vùng xa, thậm chí xa tít mù.

Đại hội văn nghệ gần chục chuyên ngành, gần nghìn đại biểu tinh hoa, rốt cục vẫn chấp nhận để một ông nhạc sĩ ít tiếng tăm (nhắc đến tên ông này có nhẽ rất ít người biết, cứ hỏi một trăm người từ khu 4 trở vào có khi chỉ 0,01 người biết) lên dàn dựng tiết mục ca ngợi đảng, nịnh thối.

Trần Thanh Cảnh - Sự thảm hại của người Hà Nội !

Trước hết, phải xin lỗi những người bạn Hà Nội chân chính của tôi. Tôi đã không thể kìm giữ những cảm xúc của mình mà văng tục khi xác minh, đúng là những hình ảnh, âm thanh kia đã diễn ra ở Đại hội Liên hiệp Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội thật!

Không thể tưởng tượng nổi về mức độ cẩu thả nhơm nhếch của bạn tổ chức cái sự kiện này. Tôi còn chưa hết sốc, chưa biết nói gì thì đọc ngay được stt của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, về cái sự thất bại của người Hà Nội...

Tôi khá đồng tình với ông Thiều ở stt trên. Cơ mà tôi mượn ông cái tiêu đề, sửa đi, từ thất bại thành thảm hại !

vendredi 22 juillet 2022

Nguyễn Văn Tuấn - Ông Tô Văn Lai (1937 - 2022) 'đi mang theo quê hương'


Ông Tô Văn Lai, một trong những người có ảnh hưởng lớn đến đời sống âm nhạc và văn hóa ở hải ngoại, mới qua đời ở tuổi 85. Ông để lại cho đời một sân khấu mang tên 'Thúy Nga Paris by Night' như là một tài sản tinh thần của hàng trăm triệu khán giả trong và ngoài nước.

Kỷ niệm những ngày đầu xa quê

Dạo đó (đầu thập niên 1980), tôi mới định cư ở Úc và quần quật làm lại cuộc đời ở quê hương mới, nên ít khi nào chú ý đến nhu cầu văn nghệ. Bạn bè gặp nhau ngày cuối tuần thì chủ yếu là ăn uống và ca hát theo kiểu 'cây nhà lá vườn'. Người cầm đờn, kẻ nghêu ngao ca hát những ca khúc nổi tiếng thời trước 1975 hay những ca khúc thương nhớ về quê nhà mà chúng tôi nghe được từ bên trại tị nạn. Đời sống âm nhạc và văn hóa của người Việt xa xứ thời đó chỉ có vậy.

Nhưng năm 1983 thì xuất hiện cái video VHS ca nhạc có tựa đề là "Paris by Night" (chữ màu vàng), và không ngờ rằng đó là thởi điểm làm thay đổi sinh hoạt ca nhạc ở hải ngoại một cách vĩnh viễn. 

Tuấn Khanh - Ông Tô Văn Lai, người vinh danh một dòng văn nghệ bị cấm đoán


Ông Tô Văn Lai (1937-2022), người sáng lập trung tâm Thúy Nga Paris vừa qua đời vào ngày 19 tháng Bảy tại California, hưởng thọ 85 tuổi.

Cuộc đời của ông Tô Văn Lai là một câu chuyện độc đáo của một người yêu văn nghệ. Ông mang niềm đam mê dựng lại sân khấu cùng một nền ca nhạc kịch đã có, bên ngoài Việt Nam, và rồi dần góp phần trở thành cột trụ văn hóa của người Việt tự do trên toàn thế giới.

Cũng như Trung tâm Asia, Thúy Nga Paris ở hải ngoại không chỉ đem lại những chương trình giải trí. Mà nó còn là phần vinh danh và xoa dịu vết thương lòng của giới văn nghệ sĩ miền Nam Việt Nam, suốt một thời gian dài bị chìm trong bóng tối bởi định kiến và những sự cấm đoán.

mardi 7 juin 2022

Nguyễn Thông - Cung Tiến và “Hoài cảm”

 

Nhạc sĩ danh tiếng ở miền Nam trước biến cố năm 1975 Cung Tiến, tên đầy đủ là Cung Thúc Tiến, vừa qua đời tại Mỹ. Nhắc tới ông, tôi nhớ ngay mấy câu trong bài hát “Hoài cảm”, nghe bảo ông viết khi mới 14 - 15 tuổi.

Ở tuổi ấy, tôi gần như chửa biết gì ngoài đi học và chăn trâu cắt cỏ, làm ruộng. Khôn chả ra khôn, dại thì đầy dại. Nhưng với Cung Thúc Tiến thì “chờ nhau hoài cố nhân ơi/sương buồn che kín nguồn đời/cố nhân xa rồi có ai về lối xưa”…

Hồi ở miền Bắc, tất nhiên trước năm 1975, đám chúng tôi bị phong tỏa trong vòng kim cô văn nghệ cách mạng, gần như rất ít biết những gì xảy ra trong đời sống văn học nghệ thuật ở miền Nam.

vendredi 8 avril 2022

Trần Văn Thọ - Có hai nước Nga

 

Có hai nước Nga: Một nước Nga của Putin và một nước Nga chính hiệu.

Đó là ý kiến của Boris Akunin, nhà văn người Nga đang sống tại London.

Quân đội đi xâm lược, gieo đau thương cho người dân Ukraine, phá hoại đất nước Ukraine và bị cả thế giới lên án là quân đội của nước Nga Putin, không liên quan gì đến nước Nga chính hiệu.

jeudi 24 mars 2022

Tạ Duy Anh - Trên tất cả là lương tâm

 

Các hội đoàn luôn bị kẹp chặt, dán băng keo, bởi những ban bệ đầy quyền lực, cả nổi cả chìm. Có những việc bé tẹo nhưng họ cũng không được tự ý hành động.

Điều này đôi khi ngoài sức tưởng tượng của bạn và tôi, nhưng đó đang là sự thật.

Tóm lại, trông có vẻ cũng ghê gớm, cũng hội đồng này nọ, cũng tuyên ngôn này kia, cũng hùng hồn khí khái, khí phách...nhưng nhất nhất họ phải làm theo chỉ đạo. Cấp trên ho một tiếng là tất cả phải im re, kể cả biết sai lòi ra cũng không được cãi.

mardi 1 mars 2022

Tạ Duy Anh - Thái độ


Nhà thơ Nguyễn Đỗ từ Hoa Kỳ nhắn hỏi tôi: "Có bao nhiêu nhà văn Việt Nam tỏ thái độ phản đối chiến tranh do Putin phát động chống lại một quốc gia có chủ quyền là Ucraina?"

Và trong khi chờ hồi đáp, ông gửi cho tôi đường link bài viết bên dưới, bằng tiếng Anh. Sau đó cảm thấy chưa yên tâm, ông dịch ra tiếng Việt.

Tôi xin không trả lời câu hỏi của Nguyễn Đỗ.

mercredi 5 mai 2021

Phạm Công Luận - Xóm Gà tan giấc…


Năm 2016, lần về quê hương cuối cùng trước khi mất, nhà văn Nhật Tiến hỏi tôi: “Xóm Gà bây giờ ra sao? Sáu mươi năm trước gia đình tôi sống ở đó!”.

Ông kể, năm 1954, vợ chồng ông còn rất trẻ di cư từ Hà Nội vào miền Nam và sống ở Đà Lạt. Một năm sau, ông về Gia Định, lần đến xóm Gà để cư ngụ. Đó là cái xóm ngoại ô, giá thuê nhà rẻ. Lúc đó vì không quen biết ai nên kiếm việc làm rất khó khăn. Trong gần hai năm liền, gia đình ông sống rất nghèo ở xóm Gà, chui rúc dưới mái nhà lá mà ông gọi là “tồi tàn”.

Ngoài ông và vợ là nhà văn Đỗ Phương Khanh, ở đó còn có nhà thơ Song Hồ và nhà văn Nguyễn Đình Toàn, tác giả tiểu thuyết "Áo mơ phai" và hai bài thơ phổ nhạc rất hay “Anh đến thăm em đêm Ba mươi” “Tình khúc thứ nhất”. Dù khó khăn, mọi người sống vẫn hồn nhiên, Nguyễn Đình Toàn ôm đàn ca hát suốt ngày, khi viết văn chỉ dùng mặt sau của bản tin Việt Tấn Xã làm giấy viết, lấy bút hiệu là Tô Hà Vân.

dimanche 4 avril 2021

Lê Học Lãnh Vân - Tiếng tâm tư


Nhà Việt Nam (Maison du Vietnam) là một địa chỉ tại nơi phồn hoa đô hội của Paris, nơi nhiều người Việt tại Pháp lui tới. Nửa cuối thập niên 1980 nơi đây thường tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa Việt, như hội thảo một đề tài về lịch sử, về văn học, về nghệ thuật.

Lúc đó là vài năm trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ, Việt Nam đang thực thi chính sách mở cửa, có vẻ là nước mở cửa thoáng nhất trong khối các nước xã hội chủ nghĩa thời đó.

Ngày kia, trước khi vào xem thuyết trình và triển lãm một số tranh, ảnh về Huế, bỗng nghe một tiếng hát vừa xa xôi vừa gần gũi. Cảm giác đầu tiên của Vương là phảng phất ý vị liêu trai, dù đang ban ngày và không vắng người. Ngồi góc phòng, giữa vài người lắng tai nghe, cô gái đang thả hồn theo tiếng hát của chính mình…

vendredi 29 janvier 2021

Lưu Trọng Văn - Dịch G...

 

Đặng Hữu Phúc là nhạc sĩ Việt Nam có tác phẩm nhiều dàn nhạc danh tiếng châu Âu, Mỹ, Trung Quốc trình diễn nhất. Phúc chảnh và khó tính.

Tạ Duy Anh còn tự gọi là Lão Ta trong làng văn cũng liệt hàng khó tính với từng con chữ nhất.

Hai tay chơi khó tính chảnh chọe đến lập dị ấy của Hà Thành rủ gã, tay chơi xập xọe dễ tính lúc nào cũng phóng túng vẩy chữ, vãi tình, ăn phở Chiêu, 48 Hàng Đồng.

samedi 16 janvier 2021

Hoàng Nguyên Vũ - Vĩnh biệt Lệ Thu: Giọng ca vàng mười sẽ ở lại mãi mãi


Bà là một trong tứ đại danh ca của tân nhạc Việt Nam (ba người còn lại là Thái Thanh, Bạch Yến, Khánh Ly). Giọng bà hiếm và đặc biệt: cao, rõ, sáng, truyền cảm. Chính giọng ca ấy đã đưa những bản tình ca viết cho Sài Gòn trở nên đẹp hoàn mỹ.

Và bà cũng chính là người hát hay nhất về Sài Gòn.

Từ thời những cuốn băng thu mộc cho đến những đĩa hát được phối khí cẩn thận hôm nay, thì vẫn một Lệ Thu đậm đà, mặn mòi như nhau với những "Tình khúc chiều mưa", "Mùa Thu trong mưa", "Mùa Thu mây ngàn", "Sài Gòn niềm nhớ không tên ", "Xin còn gọi tên nhau", "Mười năm tình cũ"...