Affichage des articles dont le libellé est Văn minh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Văn minh. Afficher tous les articles

mardi 15 décembre 2020

Nguyễn Đình Bổn - Đò dọc !


Thủ Đức đã thành một "thành phố trong thành phố" khi mà tổng dân số Sài Gòn đã vượt qua 10 triệu. Nằm nghĩ về những thăng trầm thế cuộc, chợt nhớ truyện dài Đò Dọc của nhà văn Nam kỳ nguyên bản Bình Nguyên Lộc.

Tác phẩm này được giải thưởng văn chương toàn quốc của Việt Nam Cộng Hòa năm 1960. Chỉ nghe cái tên Đò dọc, ai không chịu đọc sẽ nghĩ là một chuyện gì đó trên vùng sông nước phương nam. Nhưng thực ra không hề có chiếc đò nào, mà đó là những chuyến đò đời trôi nổi từ những biến động của quê hương.

Bức tranh xã hội ngày đó giờ đã vĩnh viễn không còn nhưng đọc lại nó, chúng ta sẽ ngậm ngùi thấy những giá trị tinh thần mất đi còn đáng tiếc ngàn lần hơn nữa.

lundi 14 décembre 2020

Đỗ Cao Cường - Ý thức không bằng loài lợn


Cuối năm, vườn táo thuộc Học viện Nông Nghiệp Hà Nội mở cửa đón khách tham quan. Khách mua vé với giá 15.000 đồng/người nhưng được hái quả ăn mái thoải tại vườn, chụp ảnh đến mệt thì thôi.

Ấy vậy mà vẫn có một đám giả người đến cắn nham nhở, mỗi quả một nửa. Chúng còn để lại tờ giấy với nội dung "cây này bọn tớ liếm hết rồi" như để khoe chiến tích.

Ý thức quả không bằng loài lợn, lưỡi lợn cũng không bẩn như não bộ của chúng. Lần sau nên đặt camera giám sát vạch mặt.

dimanche 11 octobre 2020

Đặng Hoàng Hải Anh - Quyền lực mềm

 


(VnExpress 09/10/2020)
Ở Việt Nam, đi nhậu với sếp, nhân viên hay trả tiền. Nhưng khi tôi qua Mỹ, người trả tiền thường là sếp.

Hồi mới đi làm ở Mỹ, tôi gặp tình huống khó quên. Hôm đó sếp rủ tôi đi ăn trưa bàn thêm công việc. Lúc ăn xong, theo thói quen, tôi rút ví ra trả tiền mời sếp giống như ở Việt Nam, song ông đã đứng dậy thanh toán cho cả hai nhanh hơn. Và sau khi việc này diễn ra vài lần, cộng thêm giải thích của người quen, tôi mới hiểu, ở Mỹ, người trả tiền cho các bữa ăn bàn công việc thường là người có vai vế hay thu nhập cao hơn.

Không chỉ thế, ngoài giờ làm việc, sếp và nhân viên cư xử khá bình đẳng, giống như bạn bè. Những lần sếp rủ tôi và đồng nghiệp đi uống bia, chúng tôi bàn luận thoải mái về nhiều chủ đề.

dimanche 4 octobre 2020

Bông Lau - Tất cả chúng ta là người Mỹ


Tối thứ Sáu vừa qua, mục quảng cáo trên TV dài mấy chục giây nói về chính sách cầm quyền của ông Trump bốn năm tới nếu đắc cử, nghe rất lạ, vì ngôn ngữ khuôn phép lịch sự không chỉ trích phe Joe Biden nữa. Cuối phần quảng cáo nói “Tôi là Donald Trump và tôi phê duyệt thông điệp này”.

Biến cố Tổng Thống Donald Trump bị nhiễm coronavirrus phải nhập viện bỗng gây một tác dụng tích cực không ngờ. Phe Joe Biden cũng tuyên bố sẽ tháo gỡ tất cả những quảng cáo vận động kiểu “ném bùn” tiêu cực (negative campaigning, mudslinging).

Phe Cộng Hòa than phiền vẫn còn một chút tiêu cực bôi bác ở phần so sánh chương trình xã hội v.v. Nhưng dù sao các quảng cáo mới không còn láo toét kinh hoàng như “Trump giết 200 ngàn người, Trump gọi tử sĩ là “đồ ăn hại” (losers), Trump là nguyên nhân của cháy rừng bên California” v.v…

mercredi 19 août 2020

Tạ Duy Anh - Ai xin lỗi, xin lỗi ai ?



Thủ tướng Nhật xin lỗi người dân.

-Trong vòng hai năm, 2018 và 2019, thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo phải bốn lần lên truyền hình, cúi gập người xin lỗi người dân Nhật vì những việc mà ông thấy trách nhiệm thuộc về mình, trong đó có việc dẫn sai số liệu do nhân viên (Ở Việt Nam gọi chung là Thằng đánh máy) chuẩn bị.

-Hầu như đời Tổng thống Hàn Quốc nào cũng vài lần tay ấp lên ngực, đầu cúi gập, xin lỗi người dân Hàn, đôi khi chỉ là tiến cử sai một quan chức vào chính phủ. Mới đây nhất ông Tổng thống đã phải xin lỗi vì cấp phát khẩu trang chậm chễ trong chống dịch Covid Tầu.

-Năm 2018, tổng thống Pháp lên truyền hình xin lỗi người dân Pháp vì để xảy ra tình trạng lộn xộn (biểu tình của những người áo vàng).

samedi 30 mai 2020

Thiếu văn minh với loài vật, Trung Quốc khó bước lên hàng đại cường

Tê tê, món ăn mà người Trung Quốc cho là bổ dưỡng, được buôn lậu từ Miến Điện.
Đăng ngày:


Như vậy những động vật nào có thể bị ăn thịt?Một danh sách năm 2014 kê ra 159 loài sống trên cạn thuộc 7 hạng, trong đó phổ biến là heo, bò, cừu, gà vịt… có cả nai, nhưng không có bồ câu và chim cút ! Danh sách này cần phải điều chỉnh lại vì gồm cả những động vật hiếm phải bảo vệ. Còn đối với động vật sống dưới nước, đa số vật nuôi đều được phép ăn thịt kể cả cá sấu và cá tầm.

Trong khi những người nuôi thú hoang để giết thịt bán đấu tranh cho một « danh sách trắng », thì giới bảo vệ động vật tung ra chiến dịch vì một « danh sách đen » những loài vật không nên ăn thịt, còn Liên minh Trung Quốc bảo vệ các loài thú họ Mèo (CFCA) lập ra « danh sách đỏ ». Trong danh sách đỏ này có cả những loại thường được tiêu thụ trong các nhà hàng như cá chuột mũi dài để ăn lẩu, hãi mã để nấu súp…

« Văn hóa hạ cấp »

mercredi 12 février 2020

Trương Nhân Tuấn - Bảy định luật về « không gian sinh tồn » của Trung Quốc


Bắc Kinh thò vòi bạch tuộc bao trùm Biển Đông và gọi đó là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.

Chiến lược về “không gian sinh tồn” của Trung Quốc đã có từ rất sớm so với các quốc gia Châu Á, do Tưởng Giới Thạch khởi xướng. Dĩ nhiên chiến lược này “lấy hứng” từ các học thuyết “địa chính trị” của các học giả Tây phương, cũng như các mô hình “đế quốc” trong lịch sử. 

Tập sách “Không gian sinh tồn” (L’Espace Vital, Lebensraum), tác phẩm nghiên cứu về “địa lý chính trị” (géopolitique) nổi tiếng của Friedrich Ratzel xuất bản năm 1902 là một thí dụ điển hình. Cốt lõi tập sách này đề cập đến sự thành hình của một đại cường quốc, đặt nền tảng trên 7 định luật:

1. Không gian (sinh tồn) của một dân tộc được mở rộng đồng thời với văn minh của dân tộc đó. Một dân tộc có nền văn minh tiến bộ sẽ đồng hóa các dân tộc kém văn minh hơn.

mercredi 25 décembre 2019

Huy Đức - Một éo le lịch sử & hai lựa chọn khác nhau của hai dân tộc



Gần như tình cờ. Tôi vừa kết thúc cuốn "Đời Tổng Giám Mục Puginier", Nguyễn Cảnh Bình cho, trên chuyến bay ra. Thì, lại có cuốn "Bàn Về Văn Minh" của Fukuzawa Yukichi cho chuyến bay vào (Nhật Anh – Nhã Nam tặng). 

Hai cuốn sách đều nói tới tình huống lịch sử gần giống nhau vào nửa cuối thế kỷ 19 của cả Việt Nam và Nhật. Hai cuốn sách cũng cho thấy cách ứng xử rất khách nhau thời bấy giờ của hai nước.

Fukuzawa Yukichi "Bàn Về Văn Minh" vào năm thứ 7 của Minh Trị Thiên Hoàng. Kỷ nguyên này bắt đầu từ khi nước Nhật chấm dứt bế quan tỏa cảng và Fukuzawa, một nhà tư tưởng được người Nhật tôn vinh, gọi sự kiện Phó đề đốc Perry mang "tối hậu thư" của Tổng thống Mỹ đòi Nhật mở cửa là một điều "may"(1853). 

jeudi 19 décembre 2019

Tuấn Khanh - Thịt chó đóng hộp và thể diện quốc gia



Việt Nam đã xuất hiện thịt chó đóng hộp, do một công ty ở Ninh Bình sản xuất (Ninh Bình Apexco, địa chỉ 12, đường Phạm Văn Nghị, Phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình, Ninh Bình, Việt Nam).

Cũng như chính trị, tôn giáo hay quan điểm đạo đức... ăn hay không ăn thịt chó cũng đã có thời gian là chuyện tranh cãi đến cực điểm là tấn công nhau về khác biệt vùng miền.

Những câu hỏi được đặt ra là "Dog meat" sẽ đi vào thị trường của quốc gia nào, hay chỉ phục vụ cho một lớp người ở Việt Nam? Và có hay không sẽ bắt đầu xuất hiện các trại chó nuôi để giết thịt đóng hộp? 

lundi 16 décembre 2019

Chu Mộng Long - Tào lao Cao Xuân Hạo : Về ưu thế của chữ Hán ?


Thì ra, nhóm những người biết Hán - Nôm một mực cho rằng, việc chuyển từ dùng chữ Hán - Nôm sang chữ Quốc ngữ là sai lầm, không chỉ đứt đoạn với văn hóa truyền thống mà còn làm cho người Việt không thể hóa rồng, là do ảnh hưởng từ nhà ngữ học Cao Xuân Hạo.

Khá khen cho tư tưởng "thuật nhi bất tác" của cụ Khổng mà trí thức Việt sau cả mấy ngàn năm vẫn chưa dứt bỏ được bệnh ăn theo nói leo.

Tiếc là ông Cao Xuân Hạo mất rồi, nên bài này đối thoại với những ai tin vào Cao Xuân Hạo vậy.

Một là, ngay trong luận đề chung của toàn bài viết, một người chăn bò cũng có thể bác bỏ toàn bộ lý thuyết Cao Xuân Hạo.

vendredi 29 novembre 2019

Khôi Nguyễn - Alexandre de Rhodes và sự tưởng tượng về lịch sử cận đại của nền sử học Việt Nam



Gần đây, thành phố Đà Nẵng muốn lấy tên Alexandre de Rhodes để đặt tên đường phố. Một số trí thức, trong đó có nhiều người giảng dạy lịch sử trong môi trường đại học, viết thư phản đối, cho rằng Alexandre de Rhodes là một nhà truyền giáo mang tư tưởng thực dân, là kẻ có tội với Việt Nam. Lá thư của họ khiến cho thành phố Đà Nẵng rút lại ý định. 

Tuy vậy, những người phản đối ấy hoàn toàn dựa theo những niềm tin có tính tưởng tượng về Alexandre de Rhodes nói riêng và hình ảnh “Tây phương” nói chung, được kiến tạo từ trước 1975 ở miền Bắc

Bài viết này nhắc lại một cách ngắn gọn những tưởng tượng về lịch sử ấy để gợi mở cho chúng ta suy nghĩ về sử học, giáo dục và chính trị đương đại. 

jeudi 28 novembre 2019

Lưu Trọng Văn – Công lao trời bể



Cuốn sách đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ của linh mục Alexandre de Rhodes (cha Đắc Lộ), in năm 1651, được lưu giữ ở nhà thờ Mằng Lăng. Ảnh của nhà báo Đoàn Khắc Xuyên.

Bản kiến nghị của 12 nhà khoa học xã hội, chính trị, lịch sử chống việc đặt tên đường Alexandre de Rhodes và Francesco de Pina ở Đà Nẵng, đã gặp những phản ứng quyết liệt của đa số người Việt với đủ thành phần xã hội.

Có thể khẳng định trên không gian mạng và báo chí chính thống ý kiến ủng hộ việc Đà Nẵng đặt tên đường là tuyệt đại đa số. Lý do quá rõ.

1.

-Cha Francesco de Pina người Bồ Đào Nha, từ năm 1617 đã nghĩ ra công thức dùng khuôn nhạc và 6 dấu (huyền, hỏi, sắc, nặng, ngã, không), trong đó sáng tạo thêm dấu hỏi và dấu nặng mà hầu như không có ngôn ngữ nào trên thế giới có, để phiên âm chính xác âm Việt và hồn của tiếng Việt ra chữ viết theo hệ La Tinh.

dimanche 28 avril 2019

Mạnh Kim - Di sản VNCH : Nền văn minh đã thắng « chế độ man rợ » !


Mô hình Sài Gòn của Jaume Torruella (từ trang “Modelismo BCN”)

Những ai sống ở miền Nam giai đoạn sau 30-4-1975 không thể nào quên những gì từng trải qua. Đó là những chuỗi ngày không chỉ khốn khổ về vật chất. Biết bao người không thể cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh hàng đống sách vở và băng đĩa nhạc bị đốt. Một cuộc thảm sát văn hóa đã xảy ra. Không chỉ sản phẩm văn hóa, con người của văn hóa cũng bị tận diệt. Nhà văn bị bỏ tù. Nhà báo bị “học tập cải tạo”. Nhà thơ đi đạp xích lô… Bất luận bị “tra tấn” và “truy diệt” tàn bạo như vậy, văn hóa VNCH vẫn không chết!

Trong "Hồi ký dang dở", cựu đại tá VNCH Dương Hiếu Nghĩa (từ trần ngày 14-4-2019) kể:

“Ngày mồng 3 tháng 5/1975. Không có chuyện gì làm, tôi lang thang tản bộ quanh khu chợ Sài Gòn, và đi lần về Thư Viện Quốc Gia, trong thâm tâm chỉ muốn gặp lại một người bạn của tôi là anh Hữu, quản thủ Thư viện Quốc Gia (ông Phan Văn Hữu – chú thích của MK). Có đến nơi mới thấy được cảnh mà cộng sản Bắc Việt gọi là bài trừ “văn hóa đồi trụy”: Sau ngày 30/4/75, một ủy ban gọi là “Ủy ban bài trừ văn hóa đồi trụy” ra đời. Thành phần gồm một cán bộ Đảng CSVN và sinh viên học sinh chít khăn đỏ trên tay (mà người dân Sài Gòn gọi là mấy con “cọp 30”)…