Affichage des articles dont le libellé est Thủ Thiêm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thủ Thiêm. Afficher tous les articles

dimanche 13 janvier 2019

Ngọc Vinh - Chuyện thầy dùi



Như vậy là nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng tu Mến Thánh giá Thủ Thiêm đã được Thành ủy TP HCM bỏ phiếu tán thành giữ lại. Đây là một tin vui không chỉ với riêng hai cơ sở tôn giáo này, mà còn cho những ai quan tâm đến số phận của vùng đất Thủ Thiêm cùng những đồng bào của nó.

Tin vui này cũng cho thấy sự biết lắng nghe của chính quyền TPHCM trước sự góp ý của cộng đồng- nhất là cộng đồng mạng xã hội. Lần quy hoạch trước đó, cũng chính Thành ủy TPHCM giơ tay đồng ý phá bỏ hai cơ sở tôn giáo này. Theo tôi cũng là do các thầy dùi chuyên môn đưa ra lý do xác đáng thường nghe quen tai: "Chúng không có giá trị kiến trúc."

dimanche 24 juin 2018

Trương Châu Hữu Danh - Ông Nhân đơn độc



Đến hôm nay, nhiều cư dân ở Thủ Thiêm nói với tôi rằng, sau buổi tiếp xúc với ông Nguyễn Thiện Nhân, họ đang có hy vọng là công bằng - dù không thể nào đầy đủ, cuối cùng cũng đã thấp thoáng cuối đường hầm Thủ Thiêm.

Nhưng cũng trong hôm nay, hàng chục dân oan Thủ Thiêm khác ở Hà Nội lại kéo về. 

Lưu Trọng Văn - Gạt...



Bí thư thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đến tiếp xúc với người dân Thủ Thiêm ngày 20/06/2018. Ảnh Soha

Gã cảm tình với ông Nguyễn Thiện Nhân khi ông đến với dân tìm hiểu cuộc sống của họ, rớt nước mắt trước tình cảnh khốn khó của họ khi bị cướp đoạt đất đai tại Thủ Thiêm.

Sao có ai đó vẫn giọng mai mỉa ông? Với vụ Thủ Thiêm này có lãnh đạo Sài Gòn nào thực sự đến nhà dân, nghe dân như ông chưa?

dimanche 20 mai 2018

Nguyễn Tiến Tường - Không được phép lãng quên Thủ Thiêm



Nước mắt người dân Thủ Thiêm trong cuộc tiếp xúc với cử tri quận 2 ngày 09/05/2018.
Trong dòng chảy thời sự xã hội, người dân bình thường có thể quên, nhưng những người chịu trách nhiệm điều hành chính thể không được phép lãng quên Thủ Thiêm. Vì Thủ Thiêm, là dòng chảy của bất công ngang trái, dòng chảy thân phận và dòng chảy thời cuộc. 

Thủ Thiêm được nhắc đến gần nhất ngày 15.5 với thông điệp "cần nhìn thẳng vào thực trạng". Thủ tướng đã chỉ đạo rà soát lại quy hoạch, từng khiếu nại của dân, báo cáo trước ngày 15.7.

Theo tôi, đây mới chỉ là một vế của "hồi tố". Điều mà dư luận mong chờ nhất là xử lý những cá nhân đã làm biến dạng quy hoạch Thủ Thiêm, đã "xé" quy hoạch của thủ tướng để lấy đất của dân. 

mardi 15 mai 2018

Tâm Chánh - Ai cướp Thủ Thiêm ?



Phát triển Thủ Thiêm thành một trung tâm mới của Sài Gòn là một chính sách quốc gia.

Bản quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ, khi ấy là ông Võ Văn Kiệt, một nhà lãnh đạo am hiểu và tâm huyết với sự phát triển của Sài Gòn, phê duyệt. 

Vì sao quy  hoạch ấy của Thủ tướng lại bị Ủy ban Nhân dân Thành phố táo bạo điều chỉnh, thay đổi?

lundi 14 mai 2018

Huy Đức - Thủ Thiêm & Nhiêu Lộc: Không ai xứng đáng hy sinh cho người khác



Đừng trách báo chí hai hôm nay không nói một lời về Thủ Thiêm. Họ đã đưa được những tiếng nói oan khiên lên mặt báo và giờ đây là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta đã có dữ liệu để "share" và lên tiếng. 

“Tôi phải nói ! Anh biết không, tôi phải nói bởi tôi già sắp chết rồi” - nhiều bạn bị ám ảnh bởi câu nói này của cụ bà Trần Thị Mỹ, 77 tuổi. 

Chuyên gia từ ĐH Yale: 'Dân Thủ Thiêm bị đối xử như không tồn tại'



(Zing.vn 10.05.2018) "Phát triển là dành cho người dân, không phải cho dự án. Tuy vậy tại Thủ Thiêm, dự án đã trở nên quan trọng hơn người dân", PGS.TS. Erik Harms, Đại học Yale (Mỹ), viết cho Zing.vn.

Trong suốt tuần qua, Thủ Thiêm đã trở thành từ khóa nóng và đang tràn ngập các trang báo Việt Nam. Tuy nhiên, với những hộ dân thuộc diện di dời để nhường chỗ cho các dự án Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, vấn đề này đã thực sự “nóng” từ lâu.

Nguyễn Tiến Tường - Hồi tố cho Thủ Thiêm!



“Còn làm đại biểu, tôi sẽ giải quyết bằng được vấn đề Thủ Thiêm”, đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. Cá nhân tôi nghe câu nói này, tột đỉnh chán chường.

Chán chường, vì câu nói “vuốt đuôi” của bà chủ tịch hội đồng thành phố, có hội sở chỉ cách Thủ Thiêm 1,5 km. Mà miên mãi 20 năm người dân sống trong cay cực lầm than, sống trong điều kiện sống không dành cho con người và bị đối xử như không tồn tại (lời của chuyên gia ĐH Yale). 

Đặng Thanh Hằng - Về Thủ Thiêm: Cần sự hy sinh cho phát triển đô thị?



Khu tái định cư Liede, tòa nhà bên phải là khách sạn của công ty Liede đang được xây. Khi xây dựng xong, nguồn thu từ khách sạn sẽ được chia đều cho người dân tại làng.

Tôi tìm hiểu về câu chuyện Thủ Thiêm cách đây gần hai năm, cho bài luận cuối kỳ môn Đô thị hóa. Câu chuyện như dư luận hiện đang quan tâm: người dân cảm thấy đền bù không thỏa đáng, mất đất, mất nhà, mất kế sinh nhai. 

Khi đô thị mở rộng, thành phố cần có đất, và phần đất này đến từ sự “hy sinh“ của những cư dân ở vùng ven, để đổi lấy phát triển cho thành phố. Nhà nghiên cứu Erik Hamm, khi phỏng vấn người dân Thủ Thiêm để viết cuốn Luxury and Rubble, ghi nhận, người dân Thủ Thiêm không phản đối sự phát triển của thành phố. Họ cũng muốn một hình ảnh Saigon văn minh, hiện đại, nhưng lời hứa của sự chuyển mình của thành phố lại khiến họ phải trả một cái giá quá đắt. Không chỉ mất mảnh đất sống bao đời mà còn cảm giác của sự bất công, tham nhũng, không minh bạch từ phía chính quyền khi trả lời thắc mắc của họ.

Nỗi niềm 'cựu' cư dân Thủ Thiêm



Chị Hường nhận quyết định đền bù đất ở diện tích gần 39m2 của gia đình với mức giá đền bù hơn 7,7 triệu đồng.

(TP 10/05/2018) Chị Nguyễn Thị Hường, năm nay 64 tuổi đã có 10 năm rơi vào cảnh không nhà, sống trong khu định cư tạm với một căn phòng hơn 40m2 cùng 13 người. Chị vẫn nhớ như in vùng đất quê yêu dấu của mình với người thân chòm xóm và màu xanh của dừa nước, nay đã thành khu đô thị.

Chị bảo: “Khi chúng tôi mua đất làm nhà, chẳng ai nói với chúng tôi là nơi này rồi sẽ được quy hoạch xây dựng đô thị. Rồi chúng tôi được xét bồi thường 200.000 đồng cho một mét vuông đất, và giờ trở thành kẻ trắng tay”.

Đền bù đất ở cho một gia đình  là… 7,7 triệu đồng

Huy Đức - Tái định cư cho dân Thủ Thiêm trước đã

Nếu tỉ lệ đất có thể xây dựng ở Thủ Thiêm (sau khi làm hạ tầng và các công trình công cộng khác) là 10%, thì cứ một hộ dân trước đây có 1.000 mét vuông, cho dù là "đất nông nghiệp", cũng xứng đáng có một căn hộ 100 mét vuông ở trung tâm đô thị mới. Vì sao? Vì các cao ốc căn hộ có thể xây 5-7 tầng thậm chí hàng chục tầng. Phần bán những căn hộ khác dư để xây nhà, công viên, đường sá. 

Lãnh đạo Thành phố nên nhóm họp khẩn cấp; đừng để những oan khuất mất đất của người dân Thủ Thiêm kéo dài nữa. Ngoài phần "đền bù" họ đã nhận trước đây, Thành phố nên: hoặc dành hẳn một khu để xây nhà tái định cư đạt tiêu chuẩn Thủ Thiêm [chứ không phải là những cao ốc ổ chuột như các khu tái định cư hiện nay]; hoặc, yêu cầu các nhà đầu tư dành một lượng căn hộ nhất định trong các khu nhà kinh doanh của mình để hoàn trả cho người dân mất đất [theo tỉ lệ ở trên đã nói]. 

dimanche 13 mai 2018

5 dấu hỏi lớn về Thủ Thiêm chờ lời đáp



Đôi lời : Hàng loạt bài viết đã tràn ngập trên báo chí Việt Nam về nỗi oan của người dân Thủ Thiêm mất đất 20 năm qua. Nhưng « đèn xanh » chỉ bật được một thời gian ngắn, nay có tin là Ban Tuyên giáo Trung ương đã nhắn cho các tổng biên tập : « Từ phản ánh dư luận, báo chí về Dự án Khu đô thị Thủ Thiêm, TPHCM, các cơ quan chức năng đang xem xét, xử lý theo quy định. Yêu cầu các cơ quan báo chí tạm dừng thông tin về vấn đề này. Cám ơn các anh chị ».


Thụy My xin lần lượt đăng lại một số bài phòng khi bị « mất tích ». Bài « 5 dấu hỏi lớn về Thủ Thiêm chờ lời đáp » đã đăng trên báo Pháp Luật, nhưng nay khi click vào lại thấy hiện ra bài « Vi phạm về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi bị phạt đến 200 triệu » ??? Dưới đây là nội dung bài viết đã được một trang web khác đăng.
 
(PLO 12/05/2018) Với những gì đã xảy ra, buổi tiếp xúc với cử tri quận 2 vào chiều 9-5 của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM (gồm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm; ông Phan Nguyễn Như Khuê - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP.HCM và bà Trịnh Ngọc Thúy - Phó Chánh án TAND TP.HCM) được xem là chưa từng có trong “lịch sử” hoạt động của ĐBQH.

Rất đông người tham dự với xấp tài liệu, bản đồ… cùng nhiều ý kiến, lý lẽ rành rọt, sắc sảo đến không ngờ. Bắt đầu 14 giờ nhưng thực ra mọi người đã có mặt trước cả tiếng và thời gian làm việc kéo dài hơn 20 giờ. Có đến 50 phiếu xin được phát biểu, nhiều gấp 3-4 lần so với bình thường. Chủ tịch, phó chủ tịch quận cùng có mặt để trả lời các chất vấn...

mercredi 9 mai 2018

Cù Mai Công - Lẽ nào ký ức đô thị mới Thủ Thiêm chỉ là ma quái, oan khiên ?




Bên trong Nhà thờ và Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm hiện nay - Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM

Là vùng đất sóng đôi, như anh em sinh đôi với Sài Gòn - Quận 1 ở hai bờ sông Sài Gòn nhưng Sài Gòn - Thủ Thiêm lại nghèo rớt mấy trăm năm từ khi những người dân miền ngoài đến đây khai phá.

Đất bưng trũng, nước lợ, cư dân nghèo Thủ Thiêm cặm cụi sống lặng lẽ và gầy dựng cho mình một ít vốn liếng ký ức văn hóa - rất ít ỏi. Đó là những mảnh gốm, súng cổ, đại bác... của một trong hai tiền đồn bảo vệ thành Gia Định xưa: đồn Cá Trê; là Lăng Thành hoàng làng An Khánh trong khuôn viên đình An Khánh - cách phà Thủ Thiêm xưa hơn 100m; là Nhà thờ và Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm có từ 1840... 

Ngô Nguyệt Hữu - Bí ẩn Đại Quang Minh!



Đại Quang Minh là đơn vị đầu tư chủ chốt tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm - với biểu tượng là Khu đô thị cao cấp Sala - công ty này được lãnh đạo TP.HCM ưu ái rất đặc biệt thông qua hình thức BT (Xây dựng – Chuyển giao), hiểu đơn giản hơn là đổi đất lấy hạ tầng. 

Năm 2010, UBND TP.HCM giao cho Tổng công ty Phát triển Hạ tầng & Đầu tư Tài chính Việt Nam – Công ty Cổ phần (viết tắt là VIDIFI) thực hiện 4 tuyến đường chính tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức BT.

Năm 2011, VIDIFI cùng Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Ngân Bình, cùng ông Trần Đăng Khoa và Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh thành lập nên công ty Đại Quang Minh.

lundi 7 mai 2018

Cựu chủ tịch TP.HCM Võ Viết Thanh nói về quy hoạch Thủ Thiêm



Bình luận của nhà báo Huy Đức : Nếu ông Võ Viết Thanh là người không quá trực tính, ông sẽ làm Chủ tịch TP HCM cho tới 2006 chứ không phải là 2001; không phải là Lê Thanh Hải. Và, quan trọng hơn, ông Vũ Hùng Việt - một người được đào tạo chính quy ở Nga về kiến trúc, xây dựng - sẽ tiếp tục làm phó chủ tịch phụ trách phát triển đô thị chứ không phải là Nguyễn Văn Đua [rồi đây chúng ta sẽ biết rõ "anh Ba Đua" là ai].

(TTO 07/05/2018) "Chuyện ở Thủ Thiêm nóng cả tuần nay nhưng với tôi, nỗi đau không chịu nổi nằm trong lòng từ lâu, từ ngày tôi đích thân sang Thủ Thiêm nhìn cảnh giải tỏa các hộ dân ở đường Lương Định Của...".

Ông Võ Viết Thanh, nguyên chủ tịch UBND TP.HCM, nói như vậy với Tuổi Trẻ.

Ông Võ Viết Thanh chính là người ký tờ trình gửi Thủ tướng xin phê duyệt quy hoạch xây dựng (1/5.000) khu đô thị mới Thủ Thiêm, cũng chính ông trình bày trước Chính phủ về nội dung quy hoạch.

dimanche 6 mai 2018

Mai Bá Kiếm - Chính cán bộ cao cấp đầu cơ đất Thủ Thiêm !



Một góc đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh Tuổi Trẻ

Khoảng năm 2000, trong cuộc họp Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi phê phán gay gắt lãnh đạo quận 2 chậm trễ trong công tác giải tỏa đền bù, chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) TP Võ Viết Thanh gút lại: “Anh Chín Lực (Đỗ Tiến Lực – chủ tịch UBND quận 2), tôi đã chỉ đạo, nhắc nhở anh nhiều lần phải tiến hành cắm mốc đường dẫn từ hầm Thủ Thiêm lên (đường Mai Chí Thọ bây giờ), để bàn giao cho đơn vị thi công. Tôi cho anh hứa lần cuối, chừng nào cắm xong?”

Anh Chín Lực ngửa bài: “Thưa anh Bảy, anh làm ơn nói với các ông lớn, bà lớn cho tôi biết đất chỗ nào của ông nào hay của bà nào, để tôi biết đường mà cắm”.

Trương Châu Hữu Danh - Luật rừng sợ luật quốc tế



Căn nhà của vợ chồng ông Paul Kevin Losey ở Thủ Thiêm sau khi bị giải tỏa.

Được sự đồng ý của ông Paul Kevin Losey, tui xin trình quý bà con cách mà vợ chồng ông đòi được quyền lợi tại Thủ Thiêm.

Ông đã viết lá đơn dài 8 trang tố cáo các cán bộ quá tàn nhẫn và hay lừa đảo dân. Ông dọa sẽ kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài không đầu tư vào Thủ Thiêm; đồng thời gửi đơn khởi kiện ra tòa án quốc tế để lấy tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp...

Đàm Hà Phú - Quy hoạch Thủ Thiêm của Việt Nam Cộng Hòa



Đây là bản đồ quy hoạch phát triển Thủ Thiêm lần hai, hoàn thành năm 1972, do một nhóm công ty tư vấn dẫn đầu bởi Wurster, Bernadi and Emmons Architects and Planners (WBE) đóng tại San Francisco (Mỹ) được thuê bởi chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa, thực hiện.

Phía sau sự xa hoa của các đại dự án tỉ đô ở Thủ Thiêm



(Zing.vn 06/05/2018) Ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm còn nhiều nhà cấp 4, nhà tạm với tôn, bạt xập xệ. Người dân ở đây khổ, hơn chục người chen chúc trong 30 m2 giữa những đại công trình tỉ đô.

Giữa Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM), nơi diện mạo đang khởi sắc với những đại dự án tỉ đô của các đại gia bất động sản, nhiều khu nhà tạm bợ, thiếu điều kiện sinh hoạt vẫn tồn tại. Nhường lại đất cho những đại dự án, những biệt thự, chung cư cao cấp, người dân ở đây được gom vào những khu tạm cư, nơi họ sống cô lập hơn chục năm nay từ khi Thủ Thiêm được giải tỏa trắng. Mảnh đất cũ của họ giờ hàng loạt biệt thự, chung cư cao cấp bắt đầu thi công, và đã có những công trình đưa vào sử dụng, rao bán giá trên trời, còn cuộc sống của họ vẫn khốn khó vậy.

Khu tạm cư bên "đường đá xanh"

Nguyễn Tiến Tường - Bản đồ Thủ Thiêm, tiếng súng Tây Nguyên


Ảnh Dân Làm Báo

1. Không có bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm, tức kẻ chủ mưu đã đẻ ra một quy hoạch ảo để “cướp” trắng đất của dân. Một tội ác có hệ thống đã được bưng đậy, che chắn đến bây giờ mới vỡ toác kinh khủng. 

Sự xảo trá cổ cồn đã trở thành điểm tựa cho lâu la bên dưới, làm nên những cuộc trấn áp kinh động ở Thủ Thiêm. Nơi có người chết tức vì đất, có người á khẩu vì oan trái. Có những bàn thờ lập vội đêm trước, sáng hôm sau đã bị phá nát. Nơi có những nhà báo dấn thân vì dân cũng chịu lây những uất ức đè nặng, cho đến tận bây giờ.