Affichage des articles dont le libellé est Tài nguyên. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tài nguyên. Afficher tous les articles

mardi 6 septembre 2022

Lê Hồng Anh - Những con mắt thần của chiến tranh

 

Ngày 22/08, tờ Washington Post có bài phân tích về bản chất cuộc xâm lược Nga vào Ukraina là để xâm chiếm tài nguyên.

Tất nhiên Mỹ và EU đứng bên đối diện ngăn cản Nga cũng không hẳn để chiếm tài nguyên đó cho riêng mình, mà vì giữ lại cho Ukraina thì họ cũng sẽ hưởng lợi: thay vì mua khí đốt từ Nga với giá cao thì mua từ Ukraina với giá rẻ hơn (tất nhiên đó là tương lai 3-4 năm sau với điều kiện Ukraina giữ được chủ quyền).

Dĩ nhiên sẽ chẳng bao giờ Nga công nhận điều này, mà mục đích của họ theo công bố chỉ đơn giản là diệt phát xít ở Ukraina và bảo vệ tiếng Nga ở Ukraina - một nước có chủ quyền khác: tức là vì một điều tưởng tượng và một điều dư thừa.

mardi 28 juin 2022

Liên Hiệp Quốc : Các đại dương đang trong « tình trạng lâm nguy »


Đăng ngày:

Các chính khách, chuyên gia và tổ chức phi chính phủ họp lại trong năm ngày tại thủ đô Bồ Đào Nha nhằm tìm ra giải pháp tránh những « tác động dây chuyền » đang đe dọa môi trường và nhân loại.

Ông Guterres báo động : « Hành tinh bị hâm nóng khiến nhiệt độ đại dương lên đến mức kỷ lục, dẫn đến những cơn bão ngày càng mãnh liệt hơn và xảy ra thường xuyên hơn. Mực nước biển dâng lên. Các đảo quốc có độ cao thấp bị đe dọa ngập lụt, cũng như nhiều thành phố lớn ở vùng duyên hải trên thế giới ».

mardi 14 décembre 2021

Nguyen Khan - Ăn hết phần con cháu trong tương lai


Thành phố Hồ Chí Minh bán đấu giá đất Thủ Thiêm thành công ngoài mong đợi, giá đất Thủ Thiêm cao gấp hai lần giá đất kim cương quận 1 (Lê Lợi, Đồng Khởi).

Qua kết quả đấu giá :

* Chưa nói đến sự bất công kinh khủng trong chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất…

vendredi 3 septembre 2021

Các dự án « thực dân » của Trung Quốc bị tấn công ở Pakistan


Đăng ngày:

 

Mặc cho những tuyên bố ca ngợi tình hữu nghị không gì lay chuyển được giữa hai nước, vấn đề an ninh ở Pakistan là thách thức thực sự cho Bắc Kinh, trong bối cảnh vụ khủng bố ở phi trường Kabul gây lo lắng cho toàn khu vực.

Liên tục xảy ra những vụ tấn công vào người Trung Quốc

Vụ mới nhất nhắm vào người Trung Quốc xảy ra hôm 20/08 ở Gwadar, thuộc tỉnh Baloutchistan, nơi Bắc Kinh cho xây một cảng nước sâu khổng lồ. Đoàn xe ba chiếc chở công nhân Trung Quốc phụ trách xây xa lộ East-Bay - con đường chính vào cảng - trở về khu nhà nghỉ thì bị tấn công tự sát. Hai trẻ em chơi gần đó thiệt mạng, một người Trung Quốc bị thương. Quân giải phóng Baloutchistan, tổ chức đấu tranh đòi độc lập cho vùng này, lên tiếng nhận trách nhiệm.

jeudi 17 juin 2021

Trung Quốc và cuộc chiến tranh cát tại châu Á


Đăng ngày:

Bài viết mô tả khung cảnh những xà lan, máy xúc cát lớn ngang dọc khu vực quanh quần đảo Mã Tổ (Matsu) do Đài Loan kiểm soát nhưng nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc, chỉ cách Phúc Kiến hơn một chục cây số. Những xà lan quy mô này hút đi nhiều tấn cát biển, cả ở quần đảo Kim Môn (Kinmen) và Bành Hồ (Penghu), nhưng trầm trọng nhất là Mã Tổ.

Từ một năm qua, Trung Quốc liên tục xâm nhập đôi khi vào cả trong lãnh hải Đài Loan. Từ tháng 6 đến tháng 12/2020, tuần duyên Đài Loan - thường xuyên trong tình trạng báo động và thiếu trang bị - đã trục xuất 240 xà lan Trung Quốc trộm cát, có khi là những con quái vật nặng nhiều ngàn tấn. Đây là loại vũ khí mới của Bắc Kinh, vừa có được nguyên liệu rất cần cho xây dựng, lại vừa dọa nạt Đài Bắc mà không tốn kém. Bên cạnh « chiến tranh cân não », việc hút cát bất hợp pháp còn gây lo sợ cho cư dân, đe dọa đến du lịch và ngư nghiệp, gây thiệt hại cho môi trường và mạng cáp ngầm thông tin.

lundi 19 avril 2021

Đỗ Duy Ngọc - Chuyện nghĩ cũng lạ, và đằng sau đó là mục đích gì ?


(Cát là tài nguyên không tái tạo, không chỉ đơn giản là vấn đề kinh tế - TM)

Nguyên tắc cơ bản khi làm kinh tế là phải tính chuyện lời lỗ. Không ai bỏ tiền ra để gánh lấy phá sản cả.

Thế mà vừa qua, dư luận xôn xao về chuyện tỉnh An Giang đưa ra đấu thầu quyền khai thác cát đối với mỏ cát trên sông Tiền có trữ lượng hơn 3 triệu m3 là 7,2 tỉ đồng và mỏ cát trên sông Hậu với 1,5 triệu m3 là 4,4 tỉ đồng. Sau nhiều vòng, Công ty TNHH Phúc Thành Tân Châu đã giành quyền khai thác đối với mỏ cát trên sông Hậu với giá 273 tỉ đồng. Nhưng với mỏ cát sông Tiền, Công ty TNHH Dịch vụ T.S Home đã trả quyền khai thác với giá 2.811 tỉ đồng.

Một con số không tưởng, bởi nếu làm một bài toán đơn giản thì với số tiền trả thầu như thế một mét khối (m3) cát sẽ lên đến giá 1,1 triệu đồng, cao hơn rất nhiều giá bán ra.

mercredi 17 mars 2021

Nguyễn Đình Bổn - Ai tiếp tay làm cho dân ngu, chùa giả?

Một cái... hơi giống cái chùa, và rất giống Tử cấm thành của Trung Quốc.

Trong cái hình hài lai tạp này, có nhiều cái tượng bị gọi là tượng Phật. Và một cái tượng đồng rất to, đặt chính diện để thờ ở tầng hai, là tượng bà Lan (đã mất), vợ của ông xây cái khu này, cùng "bảng ghi danh công trạng" của bà.

Đã không phải chùa, đã không phải tượng Phật, lại thờ chung đụng với một phụ nữ không ai biết là ai, thì những ai đến đây vái lạy, cúng kiếng là những kẻ ngu muội. Còn nếu thuần túy đi chơi thì cũng không... thông minh lắm, chen nhau toát mồ hôi như vậy thì du lịch cái chi đây?

dimanche 24 janvier 2021

Khoa Minh - Tự đập nồi cơm của con cháu mình


Dạo quanh một vòng một bến cá ở Lagi, Bình Thuận, nơi ngư thuyền cập bến và bán sỉ cho thương lái mà không khỏi giật mình.

Các thuyền cá cỡ nhỏ cập bờ liên tục, và những thúng hải sản các loại được mua bán tại chỗ. Lại gần và nhìn kỹ thì thấy 95% các loại cá, cua ghẹ, tôm biển... đều rất nhỏ.


Thương lái mua từng thúng, từng sọt rồi đổ ra nền vỉa hè, chỉ chọn lọc lấy 4-5% có thể bán được, còn lại đổ hết như một loại rác thải.

samedi 26 décembre 2020

Võ Xuân Sơn - Miền Tây trù phú


TV đưa tin về một hội nghị nào đó về miền Tây, rằng GDP trên đầu người của Miền Tây thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình của cả nước. Miền Tây rõ ràng là nghèo.

Đến tối xem một clip du lịch trên sông Nho Quế, Hà giang. Thấy anh gì đó đặt 60 cái bẫy bắt cá tôm trên sông Nho Quế. Sau một ngày đi thăm bẫy, được một dĩa nhỏ tép (ngoài đó gọi là tôm) và khoảng hai, ba con cá bằng hai ngón tay (được gọi là cá to). Sau đó xem mấy clip đi bắt cá ăn chơi ở miền Tây. Thật là một trời một vực. Chỉ một cái đìa thôi, là vài chục ký cá, mà con nhỏ nhỏ, cỡ ba ngón tay là vứt trở lại, cho nó lớn.

Thiên nhiên ban tặng quá nhiều cho miền Tây, vậy mà sao miền Tây lại nghèo?

dimanche 29 novembre 2020

Bùi Văn Thuận - Tiềm lực quốc gia


Một quốc gia, như Việt Nam, có những tiềm lực nào? Động lực cho sự "phát triển" của Việt Nam mà đảng đang rêu rao tuyên truyền và nhận "thành tích" là gì? Tương lai của các tiềm lực/ động lực đó sẽ ra sao ?

Dưới đây tôi sẽ thử trả lời các câu hỏi trên. Dĩ nhiên, đây là cái nhìn chưa đầy đủ, có thể sai, của một người không chuyên. Mong được bổ sung và chỉ dẫn thêm.

Tiềm lực quốc gia/ động lực cho sự "phát triển" của Việt Nam có ba yếu tố tạo thành: Tài nguyên, con người, xã hội.

samedi 31 octobre 2020

Chu Mộng Long - Sụt lún, sạt lở : Viện Địa chất giải thích như trẻ con

VTV phỏng vấn các chuyên gia thuộc Viện Địa chất Việt Nam về hiện tượng sạt lở vừa qua ở Quảng Nam. Các chuyên gia đều giải thích: mưa to, lớp đất trên bề mặt nặng hơn, với độ dốc của núi đồi, lớp đất đó sẽ đổ ập xuống.

Giải thích như vậy mà cũng học đến giáo sư tiến sĩ!

Tôi xem hình ảnh trên VTV, nơi sạt lở là nơi trồng toàn bạch đàn. Rễ cây bạch đàn chỉ bám trên bề mặt. Theo lời người dân, mưa mới chỉ có một ngày chứ không phải dài ngày. Tôi khẳng định, chính rừng cây bạch đàn đã làm cho lớp đất trên bề mặt núi đồi bị oằn nặng và trượt nhào xuống. Nó giống như trò chơi cầu tuột của trẻ em vậy!

samedi 24 octobre 2020

Hoàng Hải Vân - Sau lũ lụt, nước ngầm sẽ cạn kiệt


Ấy là do rừng bị phá. Nhưng đạo lý đó của thiên nhiên vẫn bị các bề trên Tài nguyên và Nông nghiệp cố tình tung hỏa mù để chạy tội.

Lũ lụt hay hạn hán giờ đã có con ma để đổ tội : Biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu diễn ra từ khi trái đất mới hình thành, chưa có lúc nào là không biến đổi, nay tự nhiên dựng lên thành một con ma cho tội ác núp bóng. Cái chương trình chống biến đổi khí hậu mỹ miều gì đó đã bị chính phủ Mỹ “bái bai” là có lý do của họ.

jeudi 26 décembre 2019

Cá Biển Hồ giảm mạnh, hồi kết được báo trước của làng nổi Cam Bốt


Ngư dân ở Biển Hồ (Tonlé Sap), Cam Bốt, đối mặt với mực nước thấp nhất từ trước đến nay trong năm 2019. RFI/Juliette Buchez
Đăng ngày:


Nước cạn, cá không vào Biển Hồ

Một người buôn cá từ 20 năm qua nói với đặc phái viên của Libération tại Phat Sanday, là trước đây mỗi ngày bà mua được một đến hai tấn cá từ sáu ngư dân quen, nhưng nay chỉ còn 200 ký. Trưởng xóm chài có 400 gia đình, ông Ly Kimsring cho biết thường thì nước dâng vào tháng Năm, tháng Sáu, đó là lúc các loài cá từ sông Mê Kông đến sinh sản. Nhưng năm nay đến tháng Bảy, tháng Tám nước mới ngập, và ngư dân biết rằng thu hoạch sẽ thất bát vì nước cạn, cá sẽ không vào Biển Hồ.

Những người đánh cá hy vọng nước sẽ dâng lên từ tháng 12 đến tháng Hai, nhưng mọi người đều bi quan. Biển Hồ cung cấp đến phân nửa lượng tôm cá cho cả nước Cam Bốt, gồm cá nước ngọt, nước mặn và cá nuôi. Hệ sinh thái ở đây dựa vào một sự thăng bằng mong manh, và là hiện tượng độc nhất trên thế giới. Vừa là hồ vừa là sông, nước Biển Hồ đổ vào sông Mê Kông trong mùa khô và vào mùa mưa, nước từ Mê Kông lại tràn vào Biển Hồ. Đây là nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, chiếm 7% diện tích Cam Bốt. 

dimanche 21 juillet 2019

Mạnh Quân - "Băng cháy" và sự điên cuồng của Trung Quốc trên Biển Đông



Hôm nay (21/07/2019), trên Tuần Việt Nam có một bài báo ghi lại ý kiến rất đáng chú ý của ông Nguyễn Trường Giang, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Brunei, nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao. Bài này có tựa: "Mưu đồ chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông".

Trong bài có đoạn viết: "Thứ nhất, lợi ích của Biển Đông là về vấn đề kinh tế, đầu bảng là tài nguyên dầu khí, sau đó là băng cháy. Khu vực Đông Nam Á có lượng băng cháy cực lớn. Đây là nguồn năng lượng của tương lai, có thể sử dụng trong nhiều thế kỷ, theo tính toán sơ bộ là khoảng 800 năm tới.

Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu lượng băng cháy tương đối lớn. Chúng ta có khoảng 2.400 tỈ mét khối băng cháy, là quốc gia có thứ hạng ở Châu Á về loại tài nguyên này. Đây là nguồn năng lượng tuyệt vời. Do đó, Trung Quốc nhìn vào nguồn băng cháy như một loại tài nguyên thay thế cho dầu khí đang dần trở nên cạn kiệt".

lundi 15 juillet 2019

Maracaibo, thành phố tiêu biểu cho sự xuống dốc của Venezuela

Xếp hàng mua nhu yếu phẩm, cơn ác mộng của người dân Venezuela.


Người dân thành phố Maracaibo nay không còn gì cả : không có an toàn thực phẩm, không điện, không xăng dầu, ngay cả một tờ báo in để xem tin tức cũng không, vì tờ cuối cùng là Panorama đã đình bản từ hôm 15/05/2019. Dân Venezuela không còn tin vào chính quyền, và cảm thấy bị đặt dưới sự đe dọa thường trực của dân quân và vệ binh quốc gia dưới quyền tổng thống Nicolas Maduro.

Khi bước vào sảnh khách sạn Kristoff để trả lời phỏng vấn báo Pháp Le Figaro, người giảng viên đại học vẫn phải nhìn quanh quất mọi nơi, và đòi hỏi được ẩn danh. Bà lo sợ bị FAES trông thấy. Đó là lực lượng đặc biệt chống tội phạm do Maduro thành lập, có hành tung đáng ngờ, có quyền bắn chết một nghi phạm không thông qua xét xử, nhân danh  chống mafia. Ngay trước khách sạn, FAES trang bị vũ khí hạng nặng lẫn lộn với « colectivo » tức dân quân ; và cả nguyên một tầng lầu của Kristoff đang được các thành viên của Sebin, tức an ninh, chiếm ngụ.

samedi 6 juillet 2019

Hạ nguồn Mêkông trong cơn khát vô tận của Bắc Kinh



(VnExpress 04/07/2019) Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mêkông. Nhưng thượng nguồn bị kiểm soát bởi một quốc gia có cơn khát vô tận.

"Chúng không chết nhưng cũng không lớn nổi", Hủ nói, ném lại những con tôm bé hơn ngón tay út xuống hồ. Đó là lần thả lưới thứ ba trong ngày, mới có vài con tôm vướng lưới.

Như nhiều nông dân khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, Trần Văn Hủ đã từng chuyển đổi từ hai vụ lúa sang một vụ lúa một vụ tôm, rồi cuối cùng chuyển hẳn sang quảng canh tôm. Đất nhiễm mặn, cây lúa cho năng suất thấp. Nước ngọt ngày càng khan hiếm mà cây lúa lại tiêu tốn nhiều nước.

Hủ vay ngân hàng, đổ tiền vào thiết bị, con giống; mua chịu thức ăn công nghiệp. Nhưng anh chỉ có lãi hai năm đầu. Những mùa tiếp theo, sau vài tháng xuống giống, tôm chết nổi kín mặt hồ, con còn sống thì quá bé, không bán được.

Càng nuôi càng lỗ, hai vợ chồng Hủ bỏ ruộng lên Bình Dương tìm việc. Họ bỏ lại sau lưng khoản nợ hai trăm triệu và đứa con 2 tuổi.

jeudi 4 juillet 2019

Lưu Trọng Văn - Cuộc chiến tranh cướp... nước, cướp đất... phù sa



VN Express hôm nay có một bài rất xuất sắc với những phân tích, tổng hợp, các chứng cứ đã mạnh mẽ vạch trần cuộc xâm lược không thể chối cãi của Trung Quốc cộng sản đối với Việt Nam.

Cuộc chiến tranh hơn 20 năm nay và đang từng ngày tiếp diễn không tiếng súng, không chết chóc ngay lập tức nhưng là một cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt gây cho Việt Nam những tổn thất khủng khiếp như một cuộc diệt chủng.

Trung Quốc với sự tham lam độc ác của mình đã độc chiếm nguồn nước sông Mêkông bắt nguồn từ Tây Tạng đổ về Việt Nam. Mêkông - người Khmer gọi là sông Mẹ, người Việt gọi là Nguồn sống. Mêkông vào Việt Nam tạo nên sông Tiền, sông Hậu cùng chín nhánh - Cửu Long – chín con rồng đổ ra Biển Đông làm nên vùng đất trù phú Nam bộ nuôi sống 20 triệu dân Nam bộ.

mardi 2 juillet 2019

Chu Mộng Long - Rừng cháy, sao không chửi mà khóc?


Cháy rừng thông ở núi Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh.

Thấy ngứa thì viết cho đã ngứa. Về chuyện rừng Ngàn Hống cháy.

Không ít người, trong đó có hàng giáo sư tiến sĩ, viết mỉa mai: Sao rừng miền Trung cháy mà các Sao không khóc, lại đi khóc Nhà thờ Đức Bà Paris?

Lãng nhách! Hạng dân đen vô học viết ra câu ấy không chấp. Nhưng hàng giáo sư tiến sĩ mà viết câu ấy thì đẳng cấp thấp hơn váy của các sao khoe hàng.

Nhà thờ Đức Bà Paris hay thậm chí rừng Tây Ban Nha cháy là đáng khóc. Bởi Nhà thờ Đức Bà là di sản văn hóa nhân loại, rừng Tây Ban Nha là rừng nguyên sinh, tất cả đều được người ta bảo tồn gìn giữ hàng ngàn năm. Bao nhiêu công sức người ta bỏ ra để bảo tồn từng milimet. Di sản người ta quý trọng như vậy mà rủi ro bị tàn phá thì đáng khóc, dù tôi chẳng ưa gì cái trò khóc lóc của các sao.

jeudi 7 février 2019

Nguyễn Quang Dy - Tết Kỷ Hợi và bài học Venezuela



Thuốc tây được rao bán cho người Venezuela tại biên giới Columbia, 05/02/2019.
Nhận xét của TM : Một bài viết quá mạnh dạn trên báo nhà nước, đề cập thẳng đến « thoát Trung »

(GDVN 06/02/19) - Trung Quốc đã chi phối Venezuela bằng "xuất khẩu cách mạng" và “bẫy nợ". “Thoát Trung” không có nghĩa là phải chống Trung Quốc, mà phải hợp tác bình đẳng hơn.

Đầu năm Kỷ Hợi có nhiều chuyện đáng nói, trong đó Venezuela là nỗi ám ảnh làm nhiều người giật mình.

Tại sao một đất nước giàu đẹp, hầu như đứng đầu thế giới về “dầu hỏa và hoa hậu”, nay suy sụp biến thành một thảm họa quốc gia? Bi kịch đó đáng lẽ đã không xảy ra nếu không ngộ nhận và lường trước được nguyên nhân và hậu quả.

Một nguyên nhân chính không thể phủ nhận là do mô hình chính trị và vai trò của Trung Quốc tại Venezuela, cũng như tại các nước khác không chỉ tại Châu Á mà còn tận châu Mỹ La-tinh.

samedi 7 juillet 2018

Trung Quốc, đại cường Bắc Cực và Nam Cực ?

Một nhà hoạt động Greenpeace giơ cao lá cờ mang dòng chữ « Hãy cứu Bắc Cực ».

Bắc Kinh tự xưng là « quốc gia gần Bắc Cực », trong khi Trung Quốc thực ra ở gần đường xích đạo hơn. Bắc Cực và Nam Cực được xác định là « viễn cảnh chiến lược mới » trong luật an ninh quốc gia năm 2015 của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc là nước chi tiền nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác cho cơ sở hạ tầng ở địa cực.