Hỏa tiễn sáng rực trên bầu trời Damas, 14/04/2018.
(Le Figaro 14/04/2018)Một tuần sau vụ tấn công hóa học ở
Douma, Hoa Kỳ, Anh, Pháp đã hợp đồng tấn công để trừng phạt chế độ Syria.
● Donald Trump loan báo
đã ra lệnh không kích Syria
Tổng thống Mỹ xuất hiện trên truyền hình vào lúc 21 giờ
Washington (3 giờ sáng Paris, 9 giờ sáng Việt Nam), để thông báo với người dân
Mỹ là ông « vừa ra lệnh tấn công các
mục tiêu cụ thể có liên quan đến vũ khí hóa học của nhà độc tài Syria Bachar Al
Assad. Một chiến dịch phối hợp với lực lượng Pháp, Anh đang diễn ra. Chúng ta
cảm ơn cả hai nước đồng minh ».
Một lính Syria quay lại hình ảnh Trung tâm nghiên cứu khoa học Damas đổ nát, 14/04/2018.
(Huffington Post
15/04/2018)Ba địa
điểm ở Syria đã bị Hoa Kỳ, Pháp, Anh phối hợp tấn công.
« Một phần lớn
kho vũ khí hóa học của Syria đã bị phá hủy » bởi các cuộc không kích của phương
Tây hôm thứ Bảy 14/04/2018, theo ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian. Ông
khẳng định các hỏa tiễn Mỹ, Pháp, Anh đã « đạt
đến các mục tiêu được nhắm tới », và làm giảm hẳn khả năng chế tạo vũ
khí hóa học của chế độ Syria, một tuần lễ sau vụ tấn công hóa học làm trên 40
người chết ở Đông Ghouta.
Chiến đấu cơ Rafale của Pháp cất cánh từ phi trường quân sự Saint-Dizier rạng sáng 14/04/2018.
(L’Express 14/04/2018)Washington, Luân Đôn và Paris trong
đêm 13 rạng sáng 14/04/2018 đã trả đũa vụ tấn công hóa học được cho là do chế
độ Assad tiến hành.
Gần một tuần lễ sau vụ thả bom hóa học hôm 7/4 vào thành phố nổi dậy Douma (50 người
chết) mà chế độ Damas được cho là thủ phạm, Không quân Hoa Kỳ đã ra tay đêm 13
rạng 14/04/2018, với sự yểm trợ của các chiến đấu cơ Pháp và Anh. Đây là các
cuộc không kích hạn chế, tập trung vào việc phá hủy các địa điểm có liên quan
đến chương trình vũ khí hóa học của chế độ Assad.
Tại sao phải tấn công ?
Bởi vì tình trạng tại chỗ đã trở nên không thể chịu đựng nổi,
nếu không hành động sẽ được coi là nhắm mắt làm ngơ để cho chế độ Syria tự tung
tự tác. Washington và Paris không thể ngồi im sau bấy nhiêu tuyên bố trang
trọng là sẽ trừng phạt lập tức nếu vượt qua « lằn
ranh đỏ », tức sử dụng vũ khí hóa học.
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassili Nebenzia trong cuộc họp Hội đồng Bảo an ngày 05/04/2018.
Tổng thống Mỹ hôm qua sau khi hội ý với các cố vấn quân sự vẫn chưa
đưa ra quyết định nào về việc tấn công Syria. Tại Liên Hiệp Quốc, một số
quốc gia thành viên như Thụy Điển tỏ ra lo ngại, còn Nga yêu cầu họp
khẩn hôm nay.
Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau cho biết thêm chi tiết:
Tổng thống Pháp Macron trả lời phỏng vấn tại một lớp học của trường tiểu học làng Berd'huis, 12/04/2018.
Tổng thống Emmanuel Macron
cố gắng làm dịu bớt các quan ngại của người dân Pháp, nhất là những
người về hưu và nông dân, trong buổi nói chuyện trưa nay 12/04/2018 trên
đài truyền hình TF1 và LCI. Đây là lần trả lời phỏng vấn truyền hình
thứ ba của ông Macron, từ khi đắc cử tổng thống cách đây một năm.
Nguyên
thủ nước Pháp cho biết sẽ đi đến cùng trong kế hoạch cải cách tập đoàn
đường sắt SNCF. Nhà nước sẽ gánh một phần trong số nợ 47 tỉ euro của
SNCF, nhưng chỉ tiệm tiến theo với mức độ cải cách. Ông Macron đả kích
việc phong tỏa các trường đại học Pháp để chống lại quy định mới về
tuyển lựa sinh viên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trao đổi với lãnh đạo quân sự cao cấp tại Nhà Trắng, ngày 9/04/2018.
Việc Mỹ tấn công vào Syria
đến nay vẫn chưa rõ ràng, ít nhất là về mặt thông tin. Hôm thứ Hai, tổng
thống Mỹ loan báo sẽ có quyết định "quan trọng" trong vòng 48 giờ liên
quan đến vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Douma. Nhưng đến hôm nay,
12/04/2018, đã ba ngày trôi qua, vẫn chưa có thông báo chính thức nào,
ngoài một tweet của ông Donald Trump hàm ý sẽ sớm có cuộc tấn công.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet gởi về bài tường trình :
Cờ của Hezbollah bên cạnh cờ Syria trên một chiếc quân xa ở vùng Qalamoun phía Tây. Ảnh ngày 28/08/2017.
Quân đội Syria cùng với các
đồng minh từ hôm qua 11/04/2018 đã sơ tán các sân bay và căn cứ quân
sự, cũng như trụ sở bộ Quốc phòng và bộ Tổng tham mưu quân đội ở Damas,
trước mối đe dọa bị Mỹ tấn công.
Trong
số các đồng minh đó có phe Hezbollah Liban, vốn sát cánh với quân chính
phủ từ năm 2013 đến nay. Từ Beyrouth, thông tín viên RFI Paul Khalifeh
cho biết thêm chi tiết :
Khu trục hạm hỏa tiễn dẫn đường USS Porter oanh kích vào Syria từ
Đại Tây Dương, ngày 07/04/2017, theo lệnh tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ngày 31/08/2013, dự định tấn công vào Syria đã bị
bỏ rơi, sau khi Anh không tham gia, Barack Obama vào phút chót quyết
định ngoảnh mặt làm ngơ, trong khi các phi cơ Pháp đã sẵn sàng cất cánh.
Paris cảm thấy hết sức cay đắng trước thái độ của chính quyền Mỹ lúc
ấy.
Nay thì một lần nữa « lằn ranh đỏ »
về vũ khí hóa học đã bị vượt qua, ở Douma, cho đến nỗi phản ứng quân sự
lần này dường như khó thể tránh khỏi. Pháp và Mỹ không còn nghi ngờ gì
về việc sử dụng chất độc thần kinh, và nguồn gốc của vụ tấn công.
Washington hứa hẹn sẽ có « những quyết định quan trọng », điện Elysée nêu ra việc « trả đũa ». Hai tổng thống Emmanuel Macron và Donald Trump đã điện đàm với nhau hai lần từ sau vụ tấn công trên, cả hai hy vọng « cộng đồng quốc tế có phản ứng cứng rắn ».
Đức giáo hoàng Phanxicô đọc thông điệp Urbi Orbi nhân lễ Phục Sinh, Vatican, ngày 01/04/2018.
Đức giáo hoàng Phanxicô hôm nay 01/04/2018 tại Vatican đã kêu gọi chấm dứt « chiến tranh hủy diệt » ở Syria, và « hòa giải trên vùng đất thánh »,
cổ vũ đối thoại trên bán đảo Triều Tiên. Thông điệp lễ Phục Sinh của
ngài được đưa ra trước khi làm thủ tục ban phép lành cho thành phố Roma
và toàn thế giới (Urbi et Orbi).
Trước
hàng chục ngàn tín đồ tại khu vực quảng trường Thánh Phêrô được giữ an
ninh cao độ, người đứng đầu giáo hội Công giáo nêu ra «cuộc chiến tranh bất tận » ở Syria đã làm trên 350.000 người chết và hàng triệu người phải di tản. Giáo hoàng Phanxicô bày tỏ hy vọng « ánh sáng từ Chúa Giêsu phục sinh soi rọi lương tâm các lãnh đạo chính trị và quân sự, để cuộc thảm sát nhanh chóng kết thúc ».
Quân nổi dậy đang chờ được di tản ra khỏi Harasta, ngoại ô Jobar, Syria, ngày 26/03/2018.
Những chiếc xe buýt cuối cùng chở các chiến binh
nổi dậy và thân nhân họ hôm qua 31/03/2018 đã rời khỏi cứ điểm cuối ở phía nam Đông Ghouta, gần Damas. Hãng tin Sana của Nhà nước Syria
loan báo từ nay thành trì này đã « sạch bóng » quân nổi dậy.
Từ Beyrouth, thông tín viên RFI Paul Khalifeh gởi về bài tường trình :
Các chiến binh FDS tại mặt trận Afrin ngày 19/02/2018.
Lực lượng Dân chủ Syria
(FDS) đã quyết định gởi 1.700 quân đến Afrin để yểm trợ cho dân quân
Kurdistan tại đây nhằm đương đầu với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Hôm nay
07/03/2018 Ankara yêu cầu Hoa Kỳ ngăn chận việc này.
Phát ngôn viên tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Ibrahim Kalin hôm nay cho biết « đang chờ đợi Hoa Kỳ can thiệp và ngăn cản viện quân », đồng thời cảnh báo « đã có những sự chuẩn bị cần thiết trên thực địa ».
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vasily Nebenzia thảo luận với đồng nhiệm Syria Bachar Jaafari, ngày 23/02/2018.
Nỗ lực mới của Hội đồng Bảo an tại New York để đưa
ra một nghị quyết ngưng bắn tại Syria, hôm qua đã thất bại. Matxcơva
tiếp tục lần khân để làm chậm lại việc bỏ phiếu dự thảo đòi hỏi ngưng
bắn trong một tháng tại Syria, giúp đưa viện trợ nhân đạo đến vùng đất
bị bao vây và sơ tán những người bị thương. Rốt cuộc việc bỏ phiếu sẽ
được tiến hành vào 17 giờ quốc tế hôm 24/02/2018.
Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau gởi về bài tường trình :
Một bé trai bị thương được đưa ra khỏi khu nhà đổ nát thuộc khu vực nổi dậy ở Đông Ghouta, Syria ngày 21/02/2018.
Cây bút Alain Frachon của Le Monde hôm nay 23/02/2018 nhìn sang Trung Đông, phân tích về « Ba cuộc chiến tranh ở Syria ».
Sau
chiến tranh là hòa bình, và đôi khi còn có hòa giải, nhưng Syria đang
chìm trong chiến cuộc hơn bao giờ hết. Chế độ Bachar Al Assad được Nga
và Iran « bú mớm », có cơ tồn tại. Nhưng hàng ngày, có hàng chục người
Syria bị thiệt mạng, hàng trăm người bị thương, và hàng người phải chạy
loạn. Dưới ngọn lửa luôn rực cháy của cuộc xung đột chính giữa Damas và
phe nổi dậy chủ yếu là Hồi giáo, còn có hai cuộc chiến khác : Thổ Nhĩ
Kỳ-Kurdistan và Iran-Israel.
Là người bảo trợ cho chính quyền
Syria, Nga chẳng ham phải đối đầu nhiều như thế. Sự phức tạp ở đây có
nguy cơ bị vượt quá tầm kiểm soát của Matxcơva.
Bệnh viện Hamouria ở Đông Ghouta bị tàn phá. Ảnh chụp ngày 21/02/2018.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
Antonio Guterres hôm 21/02/2018 đã yêu cầu chấm dứt ngay lập tức các
trận đánh tại Đông Ghouta. Hội đồng Bảo an chuẩn bị bỏ phiếu một dự thảo
nghị quyết đòi hỏi ngưng bắn 30 ngày, để có thể hỗ trợ nhân đạo cho
vùng đất nổi dậy gần thủ đô Damas đang hứng mưa bom của chế độ, làm trên
320 người chết chỉ trong bốn ngày qua.
Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau tường trình :
Phản ứng của các thành phần tham dự Hội nghị Hòa bình về Syria tại Sotchi, Nga ngày 30/01/2018.
Hội nghị Sotchi về đối
thoại giữa các bên ở Syria kết thúc tối qua 30/01/2018 với việc thông
qua một tuyên bố chung, và thiết lập một ủy ban phụ trách soạn thảo một
Hiến pháp mới. Nga cho rằng hội nghị này là một « thành công » dù xảy ra
nhiều sự cố, và thiếu vắng các nhóm đối lập chính ở Syria.
Từ Sotchi, đặc phái viên RFI Daniel Vallot gởi về bài tường trình :
Một mạng lưới quân sự độc đáo cổ đến 4.000 năm gồm
các pháo đài, công sự, tháp canh và lô cốt đã được phát hiện tại Syria
nhờ một ê-kíp hỗn hợp Pháp và Syria phân tích các không ảnh chụp từ vệ
tinh. Phát hiện này được công bố hôm qua 19/12/2017.
Phòng
thí nghiệm Archéorient của Pháp hợp tác với cơ quan khảo cổ và bảo tàng
Syria đã nghiên cứu khu vực rộng đến 7.000 km2 ở phía đông Hama. Việc
phân tích trên mạng bổ sung cho việc đào bới tại chỗ từ năm 1995 đến
2002 và 2010, tức là trước chiến tranh.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (P) trả lời phóng viên France 2 Laurent Delahousse trong chương trình phát sóng tối 17/12/2017.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn
đài truyền hình France 2 tối qua 18/12/2017, tổng thống Pháp Emmanuel
Macron cho rằng một khi kết thúc cuộc chiến trước tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Syria, cần phải đối thoại với tổng thống Bachar Al Assad nhằm tìm
ra một giải pháp chính trị sau sáu năm chiến tranh.
Tổng thống Pháp tuyên bố : «
Chúng ta vừa thắng được cuộc chiến ở Irak cùng với liên minh, và tôi
cho rằng từ đây cho đến giữa hoặc cuối tháng Hai, chúng ta sẽ thắng cuộc
chiến ở Syria.
Các thành viên Hội đồng Bảo an biểu quyết về dự thảo của Mỹ, 16/11/2017.
Số phận của JIM, Cơ chế điều tra chung Liên Hiệp
Quốc về vũ khí hóa học ở Syria dường như đã an bài. Tối qua 17/11/2017,
Nga đã phủ quyết đến lần thứ 11, và là lần thứ hai trong hai ngày liên
tiếp, một dự thảo nghị quyết gia hạn thêm một tháng, theo đề nghị của
Nhật Bản.
Dự thảo mới này đã
được 12/15 thành viên Hội đồng Bảo an đồng ý. Ngoài Nga, chỉ có Bolivia
bỏ phiếu chống, còn Trung Quốc vắng mặt. Nga không chấp nhận việc các
chuyên gia của JIM cáo buộc đồng minh Damas là thủ phạm vụ tấn công bằng
khí độc sarin vào Khan Cheikhoun ngày 04/04 làm trên 80 người thiệt
mạng.
Đại sứ Nga tại LHQ Vasily Nebenzya bỏ phiếu dự thảo nghị quyết
của Nga trong cuộc họp Hội đồng Bảo an về cuộc điều tra các vụ tấn công
hóa học ở Syria, New York, ngày 16/11/2017.
Hai dự thảo nghị quyết khác nhau của Mỹ và Nga về
việc gia hạn thêm một năm cuộc điều tra quốc tế về các vụ tấn công hóa
học ở Syria đều đã bị bác ngày 16/11/2017, trong một cuộc họp gay go ở
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Trước
hết, Nga đã phủ quyết dự thảo của Hoa Kỳ, tuy văn bản này đã được 11
nước ủng hộ - chỉ có hai phiếu chống (Nga, Bolivia) và hai vắng mặt
(Trung Quốc, Ai Cập). Sau đó, đến lượt dự thảo của Nga bị bác bỏ, vì chỉ
được có bốn phiếu thuận. Được biết một dự thảo nghị quyết chỉ có thể
thông qua khi nhận được ít nhất 9 phiếu thuận, và không bị thành viên
thường trực nào phủ quyết.
Chiếc ghế trống của đoàn đại biểu Mỹ tại hội nghị COP23 ở Bonn, Đức ngày 06/10/2017.
Hôm 07/11/2017 tại hội nghị COP23 ở Bonn, Đức,
Syria đã loan báo ý định tham gia thỏa thuận khí hậu Paris. Như vậy nay
chỉ còn lại Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất trên thế giới đứng bên lề hiệp
định toàn cầu chống biến đổi khí hậu.
Thứ
trưởng bộ Môi trường Syria, ông Wadah Katmawi đã tuyên bố ý định trên
trước các nhà thương thuyết. Theo ông, Damas sẽ tiến hành các thủ tục
phê chuẩn tại Liên Hiệp Quốc ở New York. Như vậy Syria sẽ trở thành quốc
gia thứ 197 và là nước cuối cùng tham gia hiệp định khí hậu Paris.