Affichage des articles dont le libellé est Sinh viên. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Sinh viên. Afficher tous les articles

lundi 3 juin 2019

30 năm sau thảm sát Thiên An Môn, Bắc Kinh nói đã « quyết định đúng »




Hàng trăm ngàn người biểu tình tràn ngập quảng trưởng Thiên An Môn ngày 17/05/1989. Ảnh tư liệu của Ed Nachtrieb.

(LeMonde & AFP 02/06/2019) Đó là một trong những phát biểu hiếm hoi của chính quyền Trung Quốc về vụ đàn áp đẫm máu đã làm ít nhất hàng trăm người chết hồi tháng 6/1989.

 

Đó là một quyết định « đúng đắn » : Trung Quốc hôm Chủ nhật 02/06/2019 đã biện minh cuộc thảm sát đẫm máu những người biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn cách đây 30 năm. Đây là nhận định chính thức hiếm hoi về sự kiện này, trong lúc chỉ vài ngày nữa là đến dịp kỷ niệm vụ đàn áp « Mùa Xuân Bắc Kinh ».

 

Đầu tháng 6/1989, quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh đã bảy tuần qua là tâm chấn các cuộc biểu tình vô tiền khoáng hậu của các sinh viên và công nhân, đòi hỏi cải cách dân chủ và kết thúc nạn tham nhũng. Trong đêm 3 rạng sáng 4 tháng Sáu, quân đội đàn áp phong trào, làm hàng trăm người chết. Ba mươi năm sau, thời kỳ này vẫn là giai đoạn cấm kỵ trong lịch sử Trung Quốc, nhưng mỗi lần hiếm hoi chính quyền phải nhắc đến sự kiện này, nhất là với công chúng nước ngoài, Bắc Kinh đều biện minh cho quyết định của mình.

lundi 20 mai 2019

Thảm sát Thiên An Môn : 30 năm sau đêm đất trời đảo lộn


Ngày 19 tháng Năm năm 1989, thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng quyết định huy động quân đội để đàn áp các sinh viên biểu tình. Đây là khởi đầu cho biển máu ngày 4 tháng Sáu. Tác giả Arnaud Vaulerin trên Libération hôm nay 20/05/2019 trong bài viết «Thiên An Môn : 30 năm sau đêm đất trời đảo lộn », thuật lại chi tiết theo lời kể của một giáo sư triết Trung Quốc đang tị nạn tại Pháp.

…Một tia sáng lóe lên trong ánh nhìn, như một thoáng cười từ thẳm sâu kỷ niệm, sau hai tiếng đồng hồ tâm sự trước ly cà phê đen và một chai Orangina, trong một quán cà phê ở quảng trường Denfert-Rochereau, Paris. Mùa xuân đã đến rồi. Nó gợi lại những hình ảnh luôn bền bỉ về một mùa xuân khác, vào năm 1989, tại Trung Quốc.

Thái Sùng Quốc (Cai Chongguo) nhớ lại : « Bạn không thể tưởng tượng được sự sôi nổi vào thời đó, với hàng triệu người tham gia vào thời điểm đặc biệt ấy. Trong suốt nhiều tuần lễ, chúng tôi đã sống qua thời khắc tự do duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, dưới cái nhìn của toàn thế giới. Lần đầu tiên phương Tây nhận ra rằng người Trung Quốc có thể biểu tình và chỉ trích các nhà lãnh đạo ».

samedi 16 mars 2019

Giới trẻ toàn thế giới xuống đường chống biến đổi khí hậu

Cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu của học sinh sinh viên Paris ngày 15/03/2019.


Ở Pháp, có khoảng thanh niên xuống đường ; riêng tại Paris có 50.000 sinh viên học sinh tham gia. Hôm nay 16/3những người biểu tình tiếp tục duy trì áp lực với cuộc « Tuần hành thế kỷ », có sự tiếp sức của 140 tổ chức xã hội dân sự.Tại Ý, hơn một triệu thanh niên tham gia bãi khóa, trong đó Milano và Roma biểu tình đông đảo nhất. Từ Roma, thông tín viên Anne Le Nir gởi về bài phóng sự :

Clara năm nay 10 tuổi, và đây là lần đầu tiên cô bé đi biểu tình. Cả lớp cô, có phụ huynh đi kèm, hiện diện trong số hàng ngàn thanh niên tràn ngập đường phố. Cô bé nói : « Chúng em muốn thay đổi thế giới, biết rằng tương lai đang nằm trong tay lớp trẻ. Cần tái chế nhiều hơn, ít ô nhiễm hơn, ưu tiên cho giao thông công cộng ». 

jeudi 27 décembre 2018

Trung Quốc : Lãnh tụ sinh viên mác-xít bị bắt trong ngày sinh nhật Mao

Sinh viên Khưu Chiêm Huyên trong ảnh do nhóm Jasic Workers Solidarity đăng ngày 17/12/2018. Ảnh CNN

Khưu Chiêm Huyên (Qiu Zhanxuan), lãnh tụ sinh viên mác-xít nổi tiếng hôm nay 26/12/2018 bị công an Trung Quốc bắt giữ trước cổng trường, ngay trong ngày kỷ niệm 125 năm sinh nhật Mao Trạch Đông. 

Một sinh viên chứng kiến cho AFP biết, Khưu Chiêm Huyên, chủ tịch hội sinh viên mác-xít của trường đại học Bắc Kinh đã bị bảy, tám người đẩy vào một chiếc xe hơi màu đen. Anh phản đối kịch liệt, nói rằng không hề phạm luật. Nhóm người bắt sinh viên này đã chìa cho xem giấy tờ của công an khi bị những người xung quanh chất vấn.

lundi 19 novembre 2018

Hy Lạp: Hơn 12.000 người biểu tình kỷ niệm cuộc nổi dậy sinh viên 1973

Sinh viên đại học bách khoa Athens biểu tình ngày 17/11/2018 biểu tình kỷ niệm vụ đàn áp cách đây 45 năm.

Tại Athens, người dân Hy Lạp xuống đường hôm 17/11/2018 để kỷ niệm 45 năm vụ đàn áp cuộc biểu tình của sinh viên đại học Bách khoa chống lại chế độ độc tài vào năm 1973. Hơn 12.000 người đã biểu tình một cách ôn hòa, nhưng sau đó đã xảy ra xung đột giữa các thanh niên với cảnh sát.

Từ Athens, thông tín viên Charlotte Stiévenard tường thuật :

mardi 13 novembre 2018

Trung Quốc: Một nhóm sinh viên mác-xít bị bắt vì ủng hộ công nhân tranh đấu

Biểu tình tại Thâm Quyến ngày 06/08/2018 ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Jasic Technology ở Quảng Đông.

Một nhóm sinh viên mác-xít loan báo, hơn một chục thành viên đã bị bắt vào ngày thứ Sáu tuần trước, vì tranh đấu cho quyền lợi công nhân ở miền nam Trung Quốc. Hôm nay 13/11/2018, có thêm ba thành viên khác bị bắt giữ thô bạo tại Vũ Hán. Khi đàn áp những người tố cáo bất bình đẳng xã hội, Bắc Kinh muốn chận đứng hiện tượng sinh viên tham gia tranh đấu cùng với công nhân trong những năm gần đây.

Thông tín viên Angélique Forget tại Thượng Hải tường trình :

« Trong số hơn một chục sinh viên bị bắt, có năm người vừa mới tốt nghiệp trường đại học Bắc Kinh danh giá. Trong đó có một sinh viên bị bắt ngay trong trường vào nửa đêm, bị đánh đập và tống vào một chiếc xe hơi.

dimanche 15 juillet 2018

Nicaragua : Tiếp tục biểu tình đòi tổng thống từ chức

Cảnh sát phong tỏa lối vào nhà thờ nơi các sinh viên bị bao vây,14/07/2018.

Theo AFP, khoảng 200 sinh viên trốn trong một giáo đường đã bị lực lượng dân quân che mặt bao vây, xả súng AK 47 và tung lựu đạn, thậm chí hai lần toan đốt nhà thờ. Hai sinh viên bị bắn chết và 14 sinh viên khác bị thương.

Thông tín viên Patrick-John Buffe trong khu vực cho biết thêm chi tiết :

mercredi 4 juillet 2018

Hoàng Dũng - Ở một nơi an toàn tuyệt đối



Ông Hạ Đình Nguyên trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông. Ảnh Trần Bang.
Nhớ có lần trò chuyện với anh Hạ Đình Nguyên về cuốn Giai cấp mới của Milovan Djilas, tôi ngạc nhiên thấy anh tỏ ra rất rành rẽ, hỏi mới biết anh đã đọc trước 1975 rất lâu. Càng ngạc nhiên tôi hỏi: “Thế tại sao anh còn là một Việt cộng thứ thiệt? Mặt anh nhăn nhúm: “Thì do mình không tin. Đã chống cộng, thì ai chẳng chửi cộng. Mình nghĩ vậy!”

Không chỉ một mình anh nghĩ vậy. Mà cả những trí thức lừng lẫy tiếng tăm như Jean-Paul Sartre, tuy không phải cộng sản, cũng từng nghĩ vậy. Xin nhắc một câu của Sartre: “Tous les anti-communistes sont des chiens” (Bọn chống cộng đều là chó cả).

Lê Phú Khải - Hạ Đình Nguyên, Jean-Paul Sartre của Việt Nam


Ông Hạ Đình Nguyên. Ảnh Trần Bang.

(Bauxite Việt Nam 04/07/2018) Hạ Đình Nguyên sinh năm 1943 tại Quảng Nam. Trước 1975, anh là sinh viên Ban Triết của Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tuổi trẻ căng tràn nhựa sống, đầy ước mơ và lãng mạn, như một tổ chức sinh viên thời ấy có tên là “Bừng sống”.
 
Hạ Đình Nguyên đã đi theo tiếng gọi của lý tưởng yêu nước, mơ đến ngày đất nước thống nhất, đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam, xóa bỏ đi chế độ Sài Gòn tham nhũng, xóa bỏ chế độ bầu cử độc diễn không sòng phẳng của các chính khách Sài Gòn... Nguyên cùng những bạn sinh viên thời ấy hòa mình vào đoàn quân náo nhiệt bãi khóa, tuyệt thực, xuống đường biểu tình, tấn công vào hàng rào kẽm gai và cảnh sát... 

mercredi 25 octobre 2017

Sinh viên Phan Kim Khánh bị sáu năm tù

Sinh viên Phan Kim Khánh. Ảnh HRW

Sinh viên Phan Kim Khánh hôm nay 25/10/2017 đã bị tòa án tỉnh Thái Nguyên kết án sáu năm tù giam vì tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước » theo điều 88 Luật Hình sự, do đã sử dụng mạng xã hội để cổ vũ cho đa đảng và tự do báo chí. 
Các hãng tin AFP, Reuters và AP cho biết Phan Kim Khánh, 24 tuổi, còn bị thêm bốn năm quản chế. Luật sư Hà Huy Sơn nói rằng các bằng chứng dùng để buộc tội cho Khánh trong phiên tòa sơ thẩm hôm nay là thiếu cơ sở, nhưng không rõ anh có muốn kháng cáo hay không. Trên trang Facebook cá nhân, luật sư nói thêm, tuy cáo trạng khẳng định không có tình tiết tăng nặng, nhưng tại tòa Viện Kiểm sát nại ra việc « phạm tội nhiều lần » để Phan Kim Khánh không được giảm nhẹ bản án.

samedi 2 septembre 2017

Gọng kềm Trung Quốc siết chặt quanh Hồng Kông

Lãnh tụ sinh viên Hồng Kông Hoàng Chi Phong trong xe chở tù nhân, ngày 24/08/2017.

Le Monde Diplomatique tuần này có bài viết nói về « Gọng kềm Trung Quốc siết chặt quanh Hồng Kông ». Hai thập kỷ sau khi trao trả cho Bắc Kinh, quyền tự trị của Hồng Kông bị giảm bớt, còn trấn áp lại tăng lên. Bằng chứng mới nhất là việc bỏ tù ba lãnh đạo phong trào đòi phổ thông đầu phiếu năm 2014. Tuy vậy, một phong trào chính trị đòi độc lập bắt đầu ươm mầm trong xã hội.

Tờ báo nhắc lại việc tân trưởng đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã nhậm chức trong buổi lễ tưng bừng hôm 01/07/2017, trong một Hồng Kông được giữ an ninh chặt chẽ với 20 đại đội Giải phóng quân đến từ Hoa lục. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu bế mạc đã khẳng định với Hồng Kông, chính ông ta mới là ông chủ : « Tất cả những hoạt động thách thức chính quyền trung ương, sử dụng Hồng Kông làm căn cứ để chống lại Hoa lục là hoàn toàn không thể chấp nhận được ». 

vendredi 5 mai 2017

Nếu Trung Quốc có đại biến, hãy đứng về phía chính nghĩa



Giáo sư Tùng Nhật Vân và bài phát biểu được nhiều người tâm đắc.

(DKNInspired 27/04/2017) Gần đây, bài diễn văn trong lễ tốt nghiệp khóa 2013 của giáo sư Tùng Nhật Vân, giảng viên của trường Đại học Chính trị và Pháp luật Trung Quốc đã dấy lên một cơn sóng lớn và được truyền tải mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội.

Bài diễn văn của ông cũng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều xí nghiệp gia, cũng như các chuyên gia học giả.

samedi 14 janvier 2017

Trung Quốc : Những hậu duệ Thiên An Môn trên mạng

Thắp nến tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn tại Hồng Kông.

Le Courrier International tuần này trích dịch bài viết trên trang Duanchuanmei (Đoan Truyện Môi) mang tựa đề « Những hậu duệ của Thiên An Môn ». Bài báo nhận định, trong khi ông Tập Cận Bình siết chặt gọng kềm tại Trung Quốc, những hạt giống nổi loạn lại xuất hiện nhiều thêm. Đã hình thành một lực lượng chính trị mới gồm các cựu sinh viên những trường đại học tên tuổi, đại diện cho giai cấp trung lưu đấu tranh chống bất công xã hội, trong đó thế hệ Thiên An Môn đóng vai trò cố vấn.
Đây là trang mạng thông tin độc lập do một số công dân Hoa lục từng sống ở ngoại quốc lâu năm thành lập vào tháng 8/2015 tại Hồng Kông nhằm tránh né lưỡi kéo kiểm duyệt của Bắc Kinh. Mạng chú trọng đến các bài điều tra và tư liệu. Tác giả bài viết là Lôi Cường (Wu Qiang), tiến sĩ khoa học chính trị chuyên nghiên cứu về các phong trào xã hội tại trường đại học Duisburg-Essen, Đức.

Bài báo nhận định, trong khi ông Tập Cận Bình siết chặt gọng kềm tại Trung Quốc, những hạt giống nổi loạn lại xuất hiện nhiều thêm. Sự kiện Lôi Dương (Lei Yang), một thanh niên tốt nghiệp một trường đại học lớn « tự chết » ở đồn công an, đã gây phẫn nộ trên mạng xã hội. Cũng giống như phong trào Thiên An Môn năm 1989, các sinh viên đã tổ chức phản kháng, nhưng lần này chỉ trên internet.

jeudi 6 octobre 2016

Thái Lan kỷ niệm 40 năm vụ thảm sát sinh viên đấu tranh dân chủ

Sinh viên Thái Lan đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân bị thảm sát ngày 06/10/1976.

Các nhà sư Thái Lan hôm nay 06/10/2016 đã làm lễ tưởng niệm các sinh viên đấu tranh dân chủ, bị giết hại cách đây đúng 40 năm tại một trường đại học ở Bangkok. Sự kiện này ngày nay đã trở thành biểu tượng đối với những người phản kháng tập đoàn quân sự cầm quyền.
Ngày 06/10/1976, lực lượng an ninh với sự trợ giúp của dân quân cực đoan ủng hộ Hoàng gia, đã xông vào khu học xá Thammasat, đánh đập đến chết, treo lên cây, thiêu sống nhiều sinh viên, mà các hình ảnh tư liệu được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội hôm nay đã chứng minh.

mercredi 12 octobre 2011

Thiên An Môn qua Hồi ký của Triệu Tử Dương (3)


LND : Đây là phần cuối của bài tóm lược Hồi ký Triệu Tử Dương trên báo Le Monde. Từ ngày mai, xin mời quý vị theo dõi bản dịch chi tiết chương đầu mang tên « Vụ thảm sát Thiên An Môn » của cuốn hồi ký bí mật này.

Hồi ký Triệu Tử Dương được phát hiện sau khi ông qua đời, nhờ con trai ông Bào Đồng tìm ra 30 cuốn băng cassette nằm lẫn lộn trong đống đồ chơi trẻ em, và ông Bào Đồng xác nhận đúng là của cựu Tổng bí thư Trung Quốc. 

Bản tiếng Anh được xuất bản lần đầu tiên năm 2009 với tên « Tù nhân của nhà nước – Hồi ký bí mật của Triệu Tử Dương ». Bản tiếng Hoa tại Hồng Kông mang tên « Cải cách lịch trình ». Chúng tôi dịch theo bản tiếng Pháp vừa ra mắt ngày 06/10/2011 tại Paris, có giữ lại một số chú thích của bản tiếng Anh.

jeudi 6 octobre 2011

Thiên An Môn qua Hồi ký của Triệu Tử Dương (1)


Ông Triệu Tử Dương cố gắng thuyết phục sinh viên ở Thiên An Môn.
Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang) vốn là lãnh đạo số một Trung Quốc vào thời điểm cuộc nổi dậy của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Ông chống lại việc đàn áp sinh viên, và sau đó đã bị thanh trừng. Cuốn hồi ký riêng của ông là một bằng chứng lịch sử quý giá. Nhân ngày ra mắt bản dịch tiếng Pháp cuốn sách này tại Paris hôm nay (06/10/2011), tờ Le Monde đã giới thiệu tác phẩm trên trong bài viết mang tựa đề “Tháng 5/1989: Các xe tăng cày nát Thiên An Môn”.

Tại Trung Quốc, báo chí và sách sử luôn tránh nêu tên ông Triệu Tử Dương, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, người đã từ chối áp dụng lệnh thiết quân luật để đàn áp các sinh viên biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn vào tháng 5/1989. Và vì vậy mà ông đã bị phe chủ trương cứng rắn của đảng thanh trừng, qua bàn tay của Đặng Tiểu Bình, người đã từng cất nhắc ông và là cha đẻ của đổi mới kinh tế.