Affichage des articles dont le libellé est Phản kháng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phản kháng. Afficher tous les articles

vendredi 27 décembre 2019

Lê Mạnh Hùng - 2019: Năm của những cuộc xuống đường


Bất chấp đàn áp, các cuộc xuống đường ở Hồng Kông diễn ra liên tục trong nhiều tháng và dự đoán sẽ tiếp tục trong năm 2020. (Hình: Getty Images)
(Người Việt 25/12/2019) Có một số năm trong lịch sử như 1848, 1917, 1968, 1989, mà khi nhắc đến gợi cho người ta hình ảnh của những cuộc xuống đuờng, biểu tình phản đối và nổi dậy cách mạng.

Khi các sử gia nhìn lại năm 2019 này, có thể rằng họ cũng công nhận năm nay cũng là một năm của những cuộc xuống đường.

Trên phương diện bao quát về địa lý, khó có thể tìm ra một năm nào có thể so sánh với năm nay. Xuống đường phản đối lớn đủ để làm xáo trộn đời sống hàng ngày và tạo ra hốt hoảng trong các chính quyền đã xảy ra tại Hồng Kông, Ấn Độ, Chile, Ecuador, Colombia, Pháp, Cộng Hòa Czech, Nga, Malta, Algeria, Iraq, Iran, Lebanon và Sudan. Và danh sách này còn chưa đầy đủ.

Thế nhưng tất cả những xáo trộn này cho đến nay vẫn không có được một giải thích nào bao quát đủ.

lundi 23 décembre 2019

Hồng Kông biểu tình lớn trong dịp Noël và Tết dương lịch

mardi 17 décembre 2019

Mạnh Kim - Hồng Kông và bài học cho giới dân chủ : Đoàn kết !


Hồng Kông  tiếp tục làm bất ngờ đối với Bắc Kinh lẫn những người theo dõi, bởi “human chain” của họ không chỉ là hành động biểu thị đoàn kết mà nó đã biến thành tinh thần, một ý chí gắn kết như những mắt xích không thể bẻ gãy.

Người Hồng Kông  tiếp tục nghĩ ra hết cách này đến cách khác để cho thấy họ không cúi đầu. Và họ vẫn là một tập thể với sức đề kháng mạnh đến mức có thể ngăn chặn được gần như mọi thứ “bệnh tâm lý” cố hữu của con người, từ đố kỵ, ích kỷ, sùng bái chủ nghĩa cá nhân đến hoang tưởng ảnh hưởng cá nhân.

Một trong những hành động đẹp mới đây nhất là sự hưởng ứng lời kêu gọi viết thư và gửi thiệp Giáng sinh cho những người bị bắt hoặc những người bị thương đang nằm bệnh viện. South China Morning Post (16-12-2019) cho biết, cho đến nay, sau hơn nửa năm, hơn 6.100 người – từ 11 đến 84 tuổi – đã bị bắt; và hơn 2.600 người nhập viện. The Guardian (15-12-2019) cho biết thêm, trong số 2.383 sinh viên bị bắt, có 939 thiếu niên dưới 18 tuổi.

lundi 16 décembre 2019

Tập Cận Bình tuyên bố luôn « ủng hộ mạnh mẽ » chính quyền Hồng Kông

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) và lãnh đạo đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga tại Thượng Hải, ngày 04/11/2019.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong cuộc gặp trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga tại Bắc Kinh hôm nay 16/12/2019, tuyên bố Bắc Kinh luôn « ủng hộ mạnh mẽ », và hoan nghênh « sự can đảm » cũng như « ý thức trách nhiệm » của bà Lâm.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đến Bắc Kinh để trao đổi với chủ tịch Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường, sau thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử cấp quận vừa qua. Báo chí Hồng Kông cho là bà Lâm đến để nhận các chỉ thị mới từ ông Tập, kể cả việc cải tổ lại bộ máy cầm quyền. 

Trước đó, Reuters và AP dẫn lời thủ tướng Lý Khắc Cường nói với bà Lâm là trung tâm tài chính châu Á vẫn chưa thoát khỏi tình trạng tiến thoái lưỡng nan, sau nhiều tháng biểu tình dữ dội. Chính quyền Hồng Kông phải tiếp tục « nỗ lực tối đa để duy trì ổn định xã hội », trong tình hình « phức tạp chưa từng thấy » từ trước đến nay, gây thiệt hại cho xã hội Hồng Kông về mọi mặt.

lundi 9 décembre 2019

Một triệu người biểu tình ở Hồng Kông, báo chí Trung Quốc im lặng

Cả triệu người biểu tình rầm rộ ở Hồng Kông ngày 08/12/2019.

Cả một biển người biểu tình hôm qua 08/12/2019 trên các đường phố Hồng Kông, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của phong trào đòi dân chủ, sau sáu tháng liên tục xuống đường chống chính quyền thân Trung Quốc. Tuy nhiên báo chí Hoa lục giữ im lặng không đưa tin về cuộc biểu tình ở đặc khu.

Thông tín Stéphane Lagarde tại Hồng Kông tường thuật :

« Chỉ có những chiếc mặt nạ, năm ngón tay giơ lên kèm theo khẩu hiệu « Năm yêu sách, không thiếu một điều nào », là khác với các cuộc biểu tình lớn hồi tháng Sáu ; còn thì những hình ảnh đều giống nhau. Đó là một đám đông khổng lồ, diễu hành ôn hòa trên những con đường ở khu trung tâm Hồng Kông. Cả phía cảnh sát và người biểu tình đều tỏ ra kềm chế. Những gia đình với xe đẩy em bé, những người biểu tình đi xe lăn hòa lẫn trong biển người. 

mardi 22 octobre 2019

Nguyễn Trọng Chức - Hồng Kông : Nghệ thuật trong đấu tranh chính trị



Những ngày Hồng Kông sôi sục những cuộc biểu tình quy mô lớn, khởi đầu từ đòi hủy bỏ dự luật dẫn độ theo lệnh của Bắc Kinh cho đến yêu cầu đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải từ chức, lên án bạo quyền của cảnh sát… Người biểu tình đã có sự hỗ trợ đắc lực của nghệ thuật đường phố, nghệ thuật của sự phản kháng, nghệ thuật gắn liền với đấu tranh chính trị, vì quyền tự do tối thượng cho người dân lãnh thổ Hồng Kông.

Nghệ thuật của sự phản kháng ở Hồng Kông được thể hiện hết sức đa dạng và thông minh; bằng nhiều phương cách, thủ pháp, từ khâu thiết kế cho tới phổ biến đến hàng triệu người dân.

lundi 21 octobre 2019

Lãnh đạo Hồng Kông xin lỗi vì vụ xịt vòi rồng vào đền thờ Hồi giáo

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (G) gặp gỡ để xin lỗi các chức sắc Hồi giáo tại đền thờ ở Cửu Long ngày 21/10/2019.

Trưởng đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hôm nay 21/10/2019 đến thăm một đền thờ Hồi giáo và ngỏ lời xin lỗi về việc cảnh sát đã dùng vòi rồng tấn công hôm qua.

Lối vào đền thờ Hồi giáo lớn nhất Hồng Kông nằm ở bán đảo Cửu Long (Kowloon), hôm Chủ nhật đã bị xe cảnh sát xịt nước màu xanh pha lẫn với một hóa chất làm phỏng da. Thứ nước này nhằm nhận diện người biểu tình, nhưng khiến cho đường phố và các tòa nhà bị nhuộm màu xanh da trời. 

Các hình ảnh video cho thấy một xe cảnh sát dừng lại bên ngoài đền thờ vào lúc lực lượng an ninh đang xung đột với người biểu tình. Vòi rồng được phun vào năm, sáu nhà báo và những người đang tập hợp trước đền thờ này đến hai lần, và lối vào cũng như các bậc thềm bị nước vòi rồng nhuộm thành màu xanh.

dimanche 20 octobre 2019

Bắc Kinh không thể hiểu được khát vọng dân chủ của người Hồng Kông

Biểu tình ở Kowloon ngày 02/10/2019 phản đối việc bắt giữ 96 người tham gia xuống đường tại Hồng Kông.

Theo Le Monde hôm nay 18/10/2019, đảng Cộng Sản Trung Quốc không hề có ý định nhượng bộ trước các đòi hỏi dân chủ của người Hồng Kông, và không chịu nhận ra bản chất của cuộc khủng hoảng. Trong bài « Hồng Kông : Điều mà Bắc Kinh không thể hiểu », được Courrier International dịch lại từ báo The Initium tuần này, nhà nghiên cứu Ray Yep Kinman phân tích về ngõ cụt của chính quyền Trung Quốc.

Thủ phạm của khủng hoảng Hồng Kông chỉ là vấn đề nhà ở ?

Bắc Kinh muốn diễn dịch các sự kiện ở Hồng Kông như một cuộc khủng hoảng xã hội, đặc biệt là khủng hoảng nhà ở, trong một thành phố có giá một mét vuông nhà thuộc loại đắt đỏ nhất thế giới. Và nếu phải tìm ra các thủ phạm cho chủ đề này, thì đó là bốn đại gia địa ốc – có nghĩa là giới địa chủ mà Mao từng cho đấu tố vào thời trước.

Tại Hồng Kông, bốn gia tộc lớn sở hữu đa số các bất động sản nhà ở và thương mại là gia đình Quách Đắc Thắng (Kwok Takseng) với tập đoàn Tân Hồng Cơ (Sun Hung Kai), tỉ phú Lý Gia Thành (Li Kashing) với CK Hutchinson, tập đoàn Henderson của Lý Triệu Cơ (Lee Shaukee) và tập đoàn New World của gia đình Trịnh Dụ Đồng (Cheng Yutung). Trong khi đó phân nửa dân số Hồng Kông ở nhà thuê. Các tỉ phú này giờ đây phải chống chọi với những chỉ trích của báo chí Hoa lục và dư luận viên, dù họ đã cố thu mình lại ngay từ đầu phong trào phản kháng.

mercredi 16 octobre 2019

Người dân Hồng Kông được đề nghị Nobel Hòa bình 2020


Biển người Hồng Kông biểu tình chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, tháng 6/2019.
Một dân biểu Na Uy hôm nay 16/10/2019 loan báo đã đề nghị tặng cho « người dân Hồng Kông » giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2020, cho dù một lần nữa có thể gây rắc rối trong quan hệ với Trung Quốc.

Dân biểu Guri Melby thuộc đảng Tự Do trong liên minh cầm quyền ở Na Uy thông báo trên Twitter : « Tôi đã đề nghị tặng thưởng Nobel hòa bình 2020 cho nhân dân Hồng Kông, những người đã bất chẩp nguy hiểm đến tính mạng để đấu tranh từng ngày cho tự do ngôn luận và các quyền dân chủ căn bản ».

Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên nhật báo Aftenposten hôm nay, bà Melby giải thích « Những gì mà người Hồng Kông đã làm tạo nên tiếng vang lớn bên ngoài đặc khu, vừa tại khu vực vừa cả phần còn lại của thế giới ».

Bị phản đối dữ dội, trưởng đặc khu Hồng Kông phải rời Nghị viện

Các dân biểu mang mặt nạ Tập Cận Bình và giơ hình bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga với đôi tay đẫm máu tại Nghị viện Hồng Kông ngày 16/10/2019.

Trưởng đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hôm nay 16/10/2019 không thể đọc được bài diễn văn quan trọng thường niên trước Nghị viện vì bị các dân biểu la ó phản đối. Bà được các cận vệ hộ tống ra khỏi Nghị viện.

Sau sáu tháng người dân biểu tình liên miên, bà Lâm đang có mức tín nhiệm thấp hơn bao giờ hết. Chính quyền Hồng Kông dường như sẽ loan báo một loạt các biện pháp kinh tế xã hội nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng trước Bắc Kinh, nhưng không nhượng bộ những yêu sách chính trị của người biểu tình. Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy tường thuật :

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga rất trông cậy vào bài diễn văn về đường hướng chung này để có bước khởi động mới sau mùa hè đen tối vừa qua ở Hồng Kông, nhưng bà thậm chí không thể đọc được những câu đầu tiên.

mardi 17 septembre 2019

Trưởng đặc khu Hồng Kông mở đối thoại, hy vọng làm dịu tình hình

Trưởng đặc khu Hồng Kông, Lâm Trịnh Nguyệt Nga họp báo vào sáng ngày 17/092019 kêu gọi đối thoại.

Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hôm nay 17/09/2019 loan báo sẽ mở ra các phiên đối thoại với người dân ngay từ tuần tới, đồng thời nhắc nhở cần chấm dứt bạo lực.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói với báo chí : « Xã hội Hồng Kông đang chồng chất nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và cả chính trị », và bà hy vọng các hình thức đối thoại khác nhau sẽ làm dịu bớt tình hình. Trưởng đặc khu đề cập đến vấn đề nhà ở tại Hồng Kông, một trong những thành phố có mật độ dân cư đông nhất thế giới. Đặc biệt lớp trẻ vô cùng bất mãn trước giá địa ốc cao ngất ngưởng tại đây. Tuy nhiên bà Lâm nhấn mạnh « đối thoại không có nghĩa là không trấn áp, diệt trừ bạo lực luôn là ưu tiên ».

Hôm qua 16/9, cảnh sát Hồng Kông thông báo câu lưu 89 người vào cuối tuần, sau vụ tấn công bằng bom xăng và gạch vào hai cảnh sát tối Chủ nhật. Kể từ khi khởi đầu phong trào phản kháng, đã có gần 1.500 người bị câu lưu, theo Reuters.

dimanche 15 septembre 2019

Hồng Kông : Thêm một Chủ nhật với hơi cay, vòi rồng và gạch đá



(Le Figaro, AFP 15/09/2019) Những màn bạo lực lại diễn ra trong các cuộc biểu tình bị cấm đoán ở Hồng Kông ngày Chủ nhật 15/9. Cảnh sát bắn hơi cay, xịt vào rồng vào những người đấu tranh đòi dân chủ, còn người biểu tình ném đá và bom xăng.


mardi 10 septembre 2019

Hồng Kông và những « ông già đi chiến đấu »

"Papy Wong" (G), 85 tuổi, dùng gậy che chắn người biểu tình trước cảnh sát, cùng với đội quân "tóc bạc" ở quận Đông Dũng (Tung Chung), Hồng Kông ngày 07/09/2019.

« Papy Wong » giơ cao chiếc gậy lên khỏi đầu, năn nỉ các cảnh sát chống bạo động Hồng Kông đừng bắn hơi cay nữa. Ở tuổi 85, ông luôn trên tuyến đầu để bảo vệ những người biểu tình đòi dân chủ.
Ông khập khiễng đi về phía hàng rào cảnh sát để cố làm dịu đi tình hình, tránh các vụ đụng độ nhiều khi rất dữ dội, thường xuyên xảy ra trong các cuộc biểu tình đang làm rung chuyển Hồng Kông từ ba tháng qua.

« Papy Wong » với chiếc mặt nạ phòng hơi cay đeo trễ xuống cằm giải thích với AFP : « Thà họ giết người già chúng tôi còn hơn đánh đập đám trẻ » trong các vụ bạo lực đặc biệt thô bạo tại khu thương mại Đồng La Loan (Causeway Bay). Người biểu tình đặc biệt này nhấn mạnh : « Chúng tôi già cả rồi, nhưng lớp trẻ là tương lai của Hồng Kông ».

vendredi 6 septembre 2019

Mạnh Kim - Người không sợ « bể nồi cơm » !


Khoảng 1 giờ sáng 5-9-2019, hai tên bịt mặt đã ném bom xăng vào cổng nhà tỉ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai). Đây không phải lần đầu tiên. 

Năm 2015, một tên bịt mặt đã thực hiện tương tự; và trước đó, 2013, cũng chính cái cổng ấy, một chiếc xe hơi đã đâm thẳng vào, trước khi một cái rìu và một mã tấu được cắm “dằn mặt” ở lối đi vào cổng. Năm 2008, một cây bên ngoài nhà tỉ phú Lê bị đốt, bằng ba chai xăng… Ai “chơi” những trò bẩn này, nếu không phải là những người thù ghét ông. Mà ai thù ghét ông Lê?

Tỉ phú Lê Trí Anh đang bị báo chí Trung Quốc miệt thị hết lời. Cùng Martin Lee (Lý Trụ Minh – người sáng lập đảng Dân chủ Hồng Kông); Anson Chan (Trần Phương An Sinh - cựu chánh thư ký đặc khu); và Albert Ho (Hà Tuấn Nhân, cựu nghị viên), Lê Trí Anh là “đối tượng” mà báo chí Trung Quốc đặt vào nhóm “bè lũ bốn tên” (tứ nhân bang) đang “ngày đêm phá hoại” Hồng Kông. 

mercredi 4 septembre 2019

Trưởng đặc khu Hồng Kông loan báo chính thức rút lại dự luật dẫn độ

Người dân đang xem truyền hình đưa tin bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) thông báo rút dự luật dẫn độ, Hồng Kông, ngày 04/09/2019.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hôm nay 04/09/2019 tuyên bố rút lại dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc, để cố gắng chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài đã ba tháng qua. Đây là một nhượng bộ lớn đối với người biểu tình đòi dân chủ.

Trưởng đặc khu Hồng Kông loan báo như trên, sau cuộc họp với các dân biểu thân Bắc Kinh và các đại biểu Quốc hội Trung Quốc. Reuters dẫn lời nhà lãnh đạo do Bắc Kinh áp đặt năm 2017 tuyên bố : « Tôi hy vọng thông báo này sẽ giúp xã hội tiến lên. Chúng ta cần phải tìm ra phương cách đáp ứng trước những bất bình ». 

Bà Lâm cũng tỏ ý tiếc là bạo lực những tháng gần đây đã « làm rung chuyển những nền tảng » của xã hội Hồng Kông, đặt cựu thuộc địa Anh « vào tình trạng nguy hiểm và dễ tổn thương ».

mardi 3 septembre 2019

Hồng Kông : Bắc Kinh siết chặt gọng kềm với doanh nghiệp

Những người đấu tranh dân chủ Hồng Kông biểu tình ủng hộ các nhân viên của hãng hàng không Cathay Pacific, ngày 28/08/2019.

"Chủ nhân một công ty quốc tế lớn tại Hồng Kông từ 50 năm qua xác nhận, hiện nay giới chủ phải vô cùng thận trọng. Một nhận định, thậm chí một câu nói đùa nhiều nghĩa cũng đủ để trở thành mục tiêu bị Bắc Kinh tấn công".
Tình hình Hồng Kông vẫn chưa thấy lối ra, cuộc đối đầu giữa thủ tướng Boris Johnson và Nghị Viện Anh, cực hữu thắng thế tại khu vực Đông Đức cũ, nạn bạo hành gia đình ở Pháp, bão Dorian hoành hành ở Bahamas, đó là những chủ đề chính trên các báo Pháp hôm nay.

Đồng nghiệp bắt đầu nghi ngờ nhau như thời Cách mạng văn hóa

Mùa nhập trường khởi đầu với các cuộc bãi khóa, đình công : những hỗn loạn trong mùa hè vừa qua lại tiếp diễn. Trong bối cảnh căng thẳng này, và từ khi hãng hàng không Cathay Pacific bị Bắc Kinh cưỡng ép, nhiều công ty lớn ở Hồng Kông lo sợ rằng những sơ suất có thể làm cho báo chí nhà nước, blogger Hoa lục tức giận, thậm chí trực tiếp từ chính quyền trung ương, như trường hợp Cathay.

jeudi 22 août 2019

Nguyễn Quang Duy - Chúng tôi không muốn Thiên An Môn xảy ra ở Hồng Kông


Tối thứ Sáu 16/8/2019, tại hai thành phố Melbourne và Sydney, Úc, những người ủng hộ Bắc Kinh đã tấn công người ủng hộ tự do cho Hồng Kông. Những hình ảnh bạo động được nhanh chóng thông tin, giúp dư luận Úc nhận rõ bản chất của cộng sản Bắc Kinh, tạo sự quan tâm đến tình hình đấu tranh tại Hồng Kông. 

Cảnh sát Melbourne cho biết hai người ủng hộ Bắc Kinh đã bị lập biên bản vì bạo hành người biểu tình, cả hai sẽ bị truy tố vì vi phạm luật Úc.

Sáng hôm sau, thứ Bảy 17/8/2019, tại Melbourne hằng trăm người người Hoa, Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam và Úc tập họp trước Thư viện tiểu bang và sau đó tuần hành quanh thành phố Melbourne, vừa lên án hành vi bạo hành của phía ủng hộ Bắc Kinh, vừa lên tiếng ủng hộ người biểu tình Hồng Kông (We love Hong Kong).

mardi 20 août 2019

Hồng Kông : Trưởng đặc khu mở kênh đối thoại, phe phản kháng bác bỏ

Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), trong cuộc họp báo ngày 20/08/2019.

Trưởng đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hôm nay 20/08/2019 bày tỏ hy vọng cuộc biểu tình hôm Chủ nhật là khởi đầu cho khuynh hướng ôn hòa, đồng thời tuyên bố sẽ mở ra một kênh đối thoại nhằm ra khỏi khủng hoảng. Nhưng những người tổ chức cuộc biểu tình tập hợp 1,7 triệu người vừa qua cho rằng tuyên bố của bà Lâm chỉ là một cái bẫy nhằm câu giờ.

Với giọng điệu hòa dịu hơn, bà Lâm cho biết đã có 174 đơn kiện cảnh sát vì sử dụng bạo lực, cam kết sẽ điều tra nghiêm túc. Bà cũng tái khẳng định dự luật dẫn độ « đã chết ».

Ông Hoàng Diệc Vũ (Wong Yik Mo), phó chủ tịch Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền nói rằng bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga « hoàn toàn không đáp ứng bất kỳ một yêu sách nào » của phong trào phản kháng, và bà « biết rõ rằng đây là một phong trào không có lãnh đạo ». 

lundi 19 août 2019

Ngô Nhân Dụng - Bài học Hương Cảng cho Bắc Kinh




Hôm Thứ Sáu, 16 Tháng Tám, 2019, người dân Hồng Kông tiếp tục xuống đường biểu tình ủng hộ dân chủ, bất chấp sự răn đe của Bắc Kinh. (Hình: Manan Vatsyayana/AFP/Getty Images)

(Người Việt 16/08/2019) Gần hai tháng biểu tình ở Hồng Kông khiến đảng Cộng Sản Trung Hoa bối rối. Không những họ chịu bó tay không can thiệp, họ còn thực sự không hiểu chuyện gì đang xảy ra, cho nên Bắc Kinh chưa biết phải đối phó cách nào.

Trong khi dân Hồng Kông đi biểu tình ở tòa nhà nghị viện, ở trụ sở cảnh sát và ở phi trường, thì Trung Cộng cho chiếu hình lính tráng kéo về túc trực, với những xe nhà binh xếp hàng chờ ở Thẩm Quyến, bên kia biên giới. Dương oai diễu võ đe dọa.

Nhưng cùng trong thời gian đó, Trung Cộng cũng đưa hàng ngàn “nhà nghiên cứu” vô Hồng Kông tìm gặp những người dân địa phương thuộc đủ các thành phần. Họ gặp các giáo sư đại học, các thương gia xưa nay không bao giờ bày tỏ ý kiến chính trị, các sinh viên, nhà báo, vân vân, để hỏi những câu giản dị, như: Dân Hồng Kông muốn cái gì? Tại sao người ta lại nổi giận dữ vậy?

dimanche 18 août 2019

1,7 triệu người Hồng Kông lại xuống đường bất chấp mưa gió

Rừng dù với 1,7 triệu người xuống đường tại Hồng Kông ngày 18/08/2019.

Mặc cho cơn mưa tầm tã, trên 1 triệu người Hồng Kông hôm nay 18/08/2019 lại xuống đường. Những người tổ chức mong muốn cuộc biểu tình ôn hòa này sẽ chứng minh rằng phong trào đòi dân chủ đã kéo dài 11 tuần lễ luôn được ủng hộ, cho dù bị đàn áp và Trung Quốc đe dọa can thiệp quân sự.

Để đập tan cáo buộc « khủng bố » của Bắc Kinh, Mặt trận Dân sự Nhân quyền (FCDH), vốn đã tập hợp được hàng triệu người trong hai cuộc biểu tình đại quy mô hồi tháng Sáu và tháng Bảy, kêu gọi xuống đường « không bạo lực ». Cô Lương Dĩnh Mẫn (Bonnie Leung), một phát ngôn viên của FCDH tuyên bố : « Nếu chiến thuật của Bắc Kinh là để cho phong trào lụi tàn dần, thì họ đã lầm. Chúng tôi đấu tranh không ngơi nghỉ ».

Theo các nhà tổ chức, có ít nhất 1,7 triệu người xuống đường hôm nay, còn cảnh sát không cung cấp con số. Đây là một thành công mới của phong trào.