Affichage des articles dont le libellé est Nhạc sĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhạc sĩ. Afficher tous les articles

vendredi 10 mars 2023

Huỳnh Duy Lộc - Lam Phương và “Tình bơ vơ”

 

Hai ngày nay trên mạng rộ lên thông tin và những lời bình luận về việc ca sĩ Tuấn Ngọc đã đổi lời một câu trong ca khúc “Tình bơ vơ” của nhạc sĩ Lam Phương: “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” thành “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi”.

“Tình bơ vơ” là ca khúc Lam Phương viết về mối tình không thành với ca sĩ Bạch Yến và “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” là tâm tình của ông khi Bạch Yến từ giã ông để trở về Mỹ, tiếp tục lưu diễn trong chương trình Ed Sullivan Show của Bob Hope.

Tác giả Nguyễn Thanh Nhã đã viết về mối tình này và ca khúc “Tình bơ vơ” ở chương “Dự cảm chia lìa…” của tác phẩm “Lam Phương - Trăm nhớ ngàn thương” (Phanbook ấn hành năm 2019):

Nguyễn Văn Tuấn - Mùa thu "nhạy cảm"

 

Có vẻ như một số người quá nhạy cảm với mùa thu.

Cách đây 17 năm, khi nhạc sĩ Phạm Duy về Việt Nam, có người viết báo cáo buộc rằng ca khúc ‘Mùa thu chết’ của ông là “Ðỉnh cao sự nghiệp chống Cộng của Phạm Duy”!

Nhưng cáo buộc đó là do kém kiến văn mà thôi. Điều đáng nói là ngày nay ông con rể của nhạc sĩ Phạm Duy tránh câu “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi.”

Nguyễn Chiêu Anh - Nói chút về chuyện sửa lời

 

Nếu ai bị nhạy cảm với từ ngữ như tôi sẽ nhận ra một điều cực kỳ khó chịu khi bài hát mình yêu thích, hoặc nghe quen thuộc, quen tai bị sửa lời một cách vô tình hay hữu ý.

Tôi từ bé đã nghe và thuộc lời nhạc một cách kỳ lạ. Ngoài nhạc tôi còn thuộc thơ. Những bài thơ của những tác giả tôi yêu, hầu như tôi thuộc kiểu sinh vào thế giới này chỉ vì kiếp trước tui lỡ chê bai thơ ca mà kiếp này buộc phải thuộc tụi nó, dù không cố ý vậy.

Thế nên việc nghe một bài hát quen bị sửa lời lập tức tôi dị ứng. Và dị ứng luôn với ca sĩ bắt đầu từ phút đó.

Lâm Bình Duy Nhiên - Nhạy cảm chính trị

 

Ca sĩ Tuấn Ngọc, từ Mỹ về Sài Gòn hát bài “Tình bơ vơ” của cố nhạc sĩ Lam Phương. Nếu chỉ trình diễn bài hát thôi thì không có gì đáng bàn. Ở đây, ông đã sửa lời ca khúc nổi tiếng trên nên đã khiến dư luận bất bình.

Tuấn Ngọc đã thay “Việt Nam” bằng “chiều nay”, trong bối cảnh “mùa Thu” tại Việt Nam.

Nhưng “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi” sao hay, thấm, đớn đau, nhức nhối và lãng mạn bằng “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi”!

mardi 7 juin 2022

Nguyễn Thông - Cung Tiến và “Hoài cảm”

 

Nhạc sĩ danh tiếng ở miền Nam trước biến cố năm 1975 Cung Tiến, tên đầy đủ là Cung Thúc Tiến, vừa qua đời tại Mỹ. Nhắc tới ông, tôi nhớ ngay mấy câu trong bài hát “Hoài cảm”, nghe bảo ông viết khi mới 14 - 15 tuổi.

Ở tuổi ấy, tôi gần như chửa biết gì ngoài đi học và chăn trâu cắt cỏ, làm ruộng. Khôn chả ra khôn, dại thì đầy dại. Nhưng với Cung Thúc Tiến thì “chờ nhau hoài cố nhân ơi/sương buồn che kín nguồn đời/cố nhân xa rồi có ai về lối xưa”…

Hồi ở miền Bắc, tất nhiên trước năm 1975, đám chúng tôi bị phong tỏa trong vòng kim cô văn nghệ cách mạng, gần như rất ít biết những gì xảy ra trong đời sống văn học nghệ thuật ở miền Nam.

dimanche 5 juin 2022

Bùi Chí Vinh - Một nén nhang cho nhạc sĩ Cung Tiến

 

Nhạc sĩ Cung Tiến sinh năm 1938 tại Hà Nội vừa qua đời tại Mỹ. Năm 1953 lúc mới 15 tuổi ông đã gây chấn động giới âm nhạc với hai ca khúc Thu Vàng Hoài Cảm.

Ông chính là ước mơ sang trọng suốt thời trai trẻ của một thằng con trai giang hồ Xóm Lách như tôi.

Tôi chỉ biết tiễn ông bằng bài thơ được ghép lại từ 10 tựa bài hát mà ông sáng tác, trong đó có các bài phổ thơ Thôi Hiệu, Quang Dũng, Nguyễn Đình Tiên, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Thiên Thư…

Tuấn Khanh - Nhạc sĩ Cung Tiến: Cây đại thụ trút lá lặng lẽ

 

Những người thân cận với gia đình của nhạc sĩ Cung Tiến đều biết ông đã qua đời ngày 10 Tháng Năm, nhưng đến ngày 4 Tháng Sáu, sau khi hậu sự hoàn tất, gia đình mới đăng cáo phó.

Những người thân biết ngày qua đời của nhạc sĩ cũng được dặn dò là xin hãy giữ yên lặng cho đến khi hoàn tất tang lễ. Khi mất, nhạc sĩ Cung Tiến hưởng thọ 83 tuổi, và lễ hỏa táng thực hiện vào ngày 2 Tháng Sáu, ở Nam California.

Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm cao quý như bài học mở đường của tân nhạc Việt Nam. Đồng thời đóng góp nhiều công sức của mình cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nơi ông giữ chức Tổng Giám đốc Kế hoạch và Dự án, hoạt động như kinh tế gia, giúp cho Bộ tài nguyên và Thiên Nhiên Minesota nhiều năm, sau khi tị  nạn từ 1975.

Nguyễn Đình Bổn - Cung Tiến, một cung đàn đã đứt!

 

Tất cả những ai yêu nhạc miền Nam đều biết các bài hát Thu Vàng, Hoài Cảm, Hương Xưa của ông. Lạ lùng thay, ba ca khúc đó đều viết khi ông còn ở tuổi thiếu niên (14 đến 16 tuổi).

Sau này ông có nói là do bị ảnh hưởng Đường thi và các nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến, chớ không phải được chắt lọc từ những ký ức thật trong cuộc sống của mình.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, ông cho biết:

Lê Nguyễn - Thương tiếc nhạc sĩ Cung Tiến

 

Hình như sau sự ra đi của nhà thơ Tô Thùy Yên, sự ra đi lần này của nhạc sĩ Cung Tiến mới lại gây ra một làn sóng cảm xúc ngập tràn như thế.

Nhất là với những người sinh ra và trưởng thành tại miền Nam từ những thập niên 1940-1950 trở đi, những người đang sống với bao hoài niệm cuối đời.

Ít có nhạc sĩ nào viết nhạc ở tuổi 16-17 mà tác phẩm lại khắc sâu vào lòng người, âm vang mãi trong những tâm hồn đa cảm, yêu nghệ thuật như Cung Tiến. Cũng không  có nghệ sĩ nào chỉ sáng tác một số nhạc phẩm ít ỏi mà tầm vóc và tiếng vang lại vút cao và lan rộng như thế.

vendredi 18 février 2022

Trần Văn Thọ - « Chiều mưa biên giới » ở hai đầu Tổ quốc


(NĐT 01/02/2021) Có lẽ không tác phẩm nghệ thuật nào có một cuộc đời, một số mệnh hi hữu như nhạc phẩm "Chiều mưa biên giới" của Nguyễn Văn Đông (1932-2018).

Tác phẩm được sáng tác năm 1956 khi nhạc sĩ là trung úy Quân đội Việt Nam Cộng Hòa dưới thời Ngô Đình Diệm, đang đóng quân tại biên giới Việt - Miên.

Ít ai biết rằng qua bao thăng trầm của cả nhạc phẩm và nhạc sĩ, Chiều mưa biên giới ra đời ở miền Tây Nam của đất nước đã làm ấm lòng người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam ở chiến hào lạnh lẽo miền cực Bắc, đang anh dũng chống quân xâm lược Trung Quốc tháng 2.1979.

samedi 25 décembre 2021

Cù Mai Công - « Rồi những đêm thế trần đón Noel »


Nhạc sĩ Nguyễn Vũ, “ông giáo làng” dạy nhạc hiền lành, giáo dân xứ Nghĩa Hòa – Ông Tạ thỉnh thoảng có trách nhẹ chuyện nhiều ca sĩ, bản in nhạc hát, ghi sai lời “Bài Thánh ca buồn” của ông khi đổi “thế trần” thành “thánh đường”: “Rồi những đêm thánh đường đón Noel”.

Trách nhẹ thôi, vì ông bảo: “Với tôi, Noel từ lâu đã không còn là một lễ hội tôn giáo dành riêng người theo đạo nữa. Noel trở thành một lễ hội chung của mọi người. Đó là ngày hội lớn được đón nhận bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội”.

Một lỗi thứ hai mà ông nhắc tới: “Rồi một chiều áo trắng thay màu, em qua cầu xác pháo theo sau” bị các ca sĩ cũng như bản in đổi thành “Rồi một chiều áo trắng phai màu”. Ông giải thích: “Áo trắng thay màu” có nghĩa chiếc áo trắng thơ ngây của cô nữ sinh ngày nào giờ đổi thay sang một màu áo nào khác, cụ thể ở đây từ chiếc áo nữ sinh thay qua màu áo cưới.

mardi 14 décembre 2021

Nguyễn Đình Bổn - Ca khúc của nhạc sĩ Phú Quang và... phở!

 

Bạn có hình dung ra được những ca từ mượt mà mà ông mượn từ thơ để trở thành nổi tiếng như "Ta còn em mùi hoàng lan/Ta còn em mùi hoa sữa".

Hay "Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ/Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân".

Hoặc:

"Làm sao về được mùa đông

Dòng sông đôi bờ cát trắng

Làm sao về được mùa đông

Mùa thu cây cầu đã gãy...", dính dáng gì đến... phở hay không?

vendredi 10 décembre 2021

Nguyễn Văn Tuấn - "Đá núi tật nguyền, vết sẹo thời gian"


Tôi biết đến Nhạc sĩ Phú Quang (1949 - 2021) lần đầu tiên qua một video ca nhạc của Trung tâm Thúy Nga phát hành [1]. Nghe xong ca khúc là thấy 'ấn tượng' ngay. Ấn tượng từ giai điệu du dương đến lời ca ý nhị.

Anh ấy đã về cõi vĩnh hằng, nhưng những ru khúc tình tự và dạt dào của anh thì sẽ ở lại với chúng ta rất lâu. Nhạc sĩ Phú Quang có lẽ là một trong những trường hợp hiếm hoi [ở thế hệ anh ngoài Bắc] không có những bài ca 'nhạc đỏ'.

Theo một bài trả lời phỏng vấn, anh bắt đầu sự nghiệp sáng tác vào năm 1969 tuổi (lúc đó mới 20 tuổi), trong thời chiến tranh ác liệt. Anh đã chứng kiến những cái chết bi thảm, những mất mát lớn. Thế nhưng khác với những người khác cùng thời cho ra những bài ca mang sắc màu thù hận, anh sáng tác những tác phẩm tình tự, giàu tính nhân văn và triết lý. Những ca khúc của Phú Quang thời đó cũng giống như nhiều ca khúc trữ tình của các nhạc sĩ trong Nam cùng thời.

lundi 7 juin 2021

Vũ Thư Hiên - « Đường Về », một kỷ niệm với Văn Cao


Đêm Việt Bắc vào mùa đông rất lạnh. Cái lạnh của rừng nguyên sinh không giống bất cứ cái lạnh nào khác. Trời hanh, mái nứa nổ tí tách.

Đã vận vào người tất tần tật quần áo có trong hành trang rồi, đắp lên mình cả chăn trấn thủ lẫn chăn sui rồi, thế mà tôi vẫn run cầm cập.

Không ngủ được thì đốt lửa mà sưởi. Chỉ cần ra khỏi nhà nhặt cành gãy ở chung quanh là có cả đống. Củi khô nỏ, nhóm dễ. Chẳng mấy chốc lửa đã phừng phừng. Chúng tôi quây vòng chung quanh đống lửa trại. Mặt chúng tôi bỏng rát, nhưng lưng lạnh như băng. Từ tán lá rừng già những giọt sương tí tách rơi xuống. Sương rơi xuống lửa than kêu xèo xèo. Xác sương bay lên cuồn cuộn, ấm và ấm.

dimanche 4 avril 2021

Lê Học Lãnh Vân - Tiếng tâm tư


Nhà Việt Nam (Maison du Vietnam) là một địa chỉ tại nơi phồn hoa đô hội của Paris, nơi nhiều người Việt tại Pháp lui tới. Nửa cuối thập niên 1980 nơi đây thường tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa Việt, như hội thảo một đề tài về lịch sử, về văn học, về nghệ thuật.

Lúc đó là vài năm trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ, Việt Nam đang thực thi chính sách mở cửa, có vẻ là nước mở cửa thoáng nhất trong khối các nước xã hội chủ nghĩa thời đó.

Ngày kia, trước khi vào xem thuyết trình và triển lãm một số tranh, ảnh về Huế, bỗng nghe một tiếng hát vừa xa xôi vừa gần gũi. Cảm giác đầu tiên của Vương là phảng phất ý vị liêu trai, dù đang ban ngày và không vắng người. Ngồi góc phòng, giữa vài người lắng tai nghe, cô gái đang thả hồn theo tiếng hát của chính mình…

dimanche 17 janvier 2021

Huỳnh Duy Lộc - Lệ Thu và “Rồi mai tôi đưa em”


Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh ngày 16 tháng 7 năm 1943 tại Hải Phòng, nhưng trải qua thời thơ ấu ở Hà Đông.

Cô đã kể về gia thế của mình: “Cha tôi trước Cách mạng Tháng Tám làm một chức quan nhỏ ở Hải Phòng. Mẹ tôi là vợ lẽ, sống dưới quyền của bà vợ cả, phải chịu đựng đủ điều. Bà bắt mẹ tôi làm đủ thứ việc. Năm 1953, khi mẹ tôi vào Nam, bố tôi nói không đi vì ông tiếc của cải. Năm 1954, một ngày nọ tôi đi học về, mẹ gọi tôi vào và chỉ nói một câu ngắn gọn: “Thầy con mất rồi!”. Ông bị xử tử trong đợt cải cách ruộng đất…".

Lệ Thu đến với nghề ca hát hết sức tình cờ vào năm 1959: trong một lần đến phòng trà Bồng Lai nghe nhạc, được sự khuyến khích của bạn bè, cô đã bước lên sân khấu hát ca khúc “Dang dở” (tức “Tà áo xanh”) của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – Từ Linh.

samedi 16 janvier 2021

Những tuyệt phẩm gắn liền với tên tuổi cố danh ca Lệ Thu



(LĐO 16/01/2021) Trong suốt sự nghiệp ca hát của mình, cố danh ca Lệ Thu đã khiến khán giả mê mẩn khi thể hiện hàng loạt tuyệt khúc. Trong đó, có không ít sáng tác của các tác giả như: Trường Sa, Ngô Thụy Miên, Phạm Duy...

Vào những năm thập niên 60, danh ca Lệ Thu đã trở thành một trong những "nữ hoàng phòng trà" với tiếng hát giàu cảm xúc, giọng ca thổn thức người nghe.

Bà cũng là một trong những danh ca hàng đầu thể hiện rất thành công các tuyệt khúc của Phạm Duy, Trường Sa, Cung Tiến, Ngô Thụy Miên, Vũ Đức Sao Biển…

jeudi 24 décembre 2020

Bùi Đình Thăng - Lam Phương


Tango là một thể loại rất khó viết nhạc. Nên các nhạc sĩ sau khi thành danh thường sẽ dành thời gian và tâm huyết để viết cho ra một bài tango để chứng tỏ tài nghệ.

Một trong những bản tango nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam - « Kiếp nghèo » - được Lam Phương viết năm 17 tuổi.

Ngày ấy, chàng trai mang tên Lâm Đình Phùng sống với người mẹ đơn thân trong căn nhà xập xệ ở Đa Kao. Nửa đêm mưa lớn, từ mấy lỗ dột nước tuôn xuống như suối, chàng cảm tác viết ra luôn bản “Kiếp nghèo”. Giai điệu tango vui tươi dìu dặt, nhưng lời ca thì buồn tả tơi. Và từ đó, huyền thoại Lam Phương bắt đầu.

Jimmy Nguyen Nguyen - Lam Phương


Năm nay tui có bài viết về những người nổi tiếng đã qua đời khá nhiều. Phải dùng từ "đắt hàng" mới chuẩn. Hầu như tháng nào cũng có, không Việt Nam thì thế giới. Định gác bút nghỉ lễ thì bác Lam Phương mất. Bác ráng thêm mấy ngày nữa để đón Noel và Tết mà không được. Tội nghiệp.

Phải nói mấy người già như tui, nghe tin ai mất là "run" lắm. Cái tuổi này bạn bè cứ lai rai, năm nào cũng vài em. Khác với mấy chục năm trước, năm nào cũng dự đám cưới.

Tui về Việt Nam, trước tiên đi thăm người thân và bạn bè. Nhiều khi không liên lạc nên đâu biết, hỏi đứa cháu ông nội đâu rồi, nó chỉ lên bàn thờ. Tui năm nay 66, bạn bè có đứa mất từ 50, 55. Bây giờ y tế tiến bộ, vậy mà nghe Chí Tài mới 62 mà ra đi, tui cũng "ớn càng" quá xá. Thôi cứ nói tại số cho rồi.

Đỗ Trung Quân - Vẫn lại là Lam Phương


Đấy là một hiện tượng, không chỉ là vấn đề tiền bạc mà có lẽ trong lịch sử âm nhạc miền Nam hiếm có lần thứ hai.

Nhân vật tạo thành hiện tượng có một không hai ấy từ một nhạc sĩ có tên Lam Phương.

Chỉ riêng ca khúc “Thành phố buồn“ (1970)  đã mang về cho ông số tiền bản quyền chưa tùng có với mọi nhạc sĩ kể cả Phạm Duy [nếu chỉ nói riêng của một ca khúc]. Hãy hình dung dễ hiểu, năm 1970 một chiếc Hoda Dame Nhật mới toanh nhập về Việt Nam nguyên thùng giá 30.000 đ /VNCH thì bản quyền của Lam Phương thu về với băng, dĩa ghi âm của “Thành phố buồn“ là 12 triệu đ/VNCH.