Affichage des articles dont le libellé est Nhân vật. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhân vật. Afficher tous les articles

lundi 24 décembre 2018

James Mattis



(Les Echos 24/12/2018) - Được bổ nhiệm làm người đứng đầu một quân đội lớn nhất thế giới, sau bốn mươi phút trao đổi với ông Donald Trump, và nhất là nổi tiếng với biệt danh được đặt cho là « Mad Dog » (Chó Điên) – mà ông rất ghét – bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa thực hiện điều mà ông đã nói : « Nếu tôi nghĩ rằng người ta đòi hỏi tôi một điều gì đó vô đạo đức, ngay hôm sau tôi sẽ quay về câu cá ở bên kia sông Columbia ».

Rút quân khỏi Syria, bỏ rơi những người Kurdistan đã từng chiến đấu để đè bẹp quân khủng bố IS (tổ chức Nhà nước Hồi giáo), đối với vị tướng thủy quân lục chiến – binh chủng mà ông đã phục vụ trong 44 năm trời – không hề phù hợp với giá trị đạo đức của một « người lính – thầy tu » như ông.

vendredi 7 décembre 2018

Nước Mỹ đoàn kết trong dịp vĩnh biệt cựu tổng thống "Bush cha"

Cựu tổng thống George W.Bush (Bush 43) theo sau quan tài cha, cố tổng thống George H.W.Bush trong lễ quốc tang tại Washington ngày 05/12/2018.

Cựu tổng thống George Herbert Walker Bush được an táng hôm nay 06/12/2018 tại Texas. Tang lễ của tổng thống Mỹ thứ 41 được cử hành long trọng hôm qua tại Vương cung thánh đường Washington, với sự hiện diện của năm cựu tổng thống Hoa Kỳ, trong đó có con trai ông là George Walker Bush, và đương kim chủ nhân Nhà Trắng Donald Trump. Một hình ảnh đoàn kết hiếm hoi trong một nước Mỹ đang chia rẽ.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường thuật :

« Trong Vương cung thánh đường đầy nghẹt người, cứ như là nước Mỹ vinh danh một kiểu chính khách ngày nay đã biến mất. Một quân nhân can trường, tự nguyện xung vào Không quân trong thời chiến, một vị nguyên thủ khiêm tốn, luôn tìm kiếm thỏa hiệp, quan tâm đến lợi ích của mỗi bên.

mardi 4 décembre 2018

Người Mỹ tiễn biệt cố tổng thống Bush cha tại điện Capitol



Linh cữu cố tổng thống George W. H. Bush tại tòa nhà Quốc hội Mỹ. Ảnh chụp ngày 03/12/2018.

Quan tài của cố tổng thống George H.W. Bush được đặt dưới mái vòm tòa nhà Quốc hội ở Washington. Tang lễ tổng thống Mỹ thứ 41, qua đời hôm thứ Sáu 30/11, được tổ chức vào ngày 05/12/2018 tại Vương cung thánh đường Washington. Buổi lễ chính thức đầu tiên diễn ra vào tối qua tại Quốc hội, tổng thống Donald Trump và phu nhân đã đến viếng. Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường thuật : 

« Một loạt 21 phát đại bác và hàng quân danh dự chào đón cỗ quan tài của tổng thống Mỹ thứ 41, được đưa đến vào cuối giờ chiều. Những người con của ông, tay đặt lên ngực, nhìn theo chiếc quan tài bao phủ bằng lá cờ sọc trắng đỏ với những ngôi sao. 

dimanche 2 décembre 2018

Nước Mỹ chuẩn bị quốc tang cựu tổng thống Bush cha

Cố tổng thống George H.W. Bush lúc đến thăm quân viễn chinh Mỹ tại Ả Rập Xê Út ngày 22/11/1990.

Nước Mỹ hôm nay 02/12/2018 chuẩn bị tổ chức quốc tang cho ông George Herbert Walker Bush, tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ (1989-1993), qua đời vào hôm 30/11 tại Texas, thọ 94 tuổi. 

Nhà Trắng loan báo tổng thống Donald Trump sẽ dự tang lễ. Sự tham gia này được chú ý, vì mọi người đều nhớ rằng trước đây cổ thượng nghị sĩ John McCain đã cấm đương kim tổng thống đến dự lễ tang của ông.

samedi 10 novembre 2018

Lê Học Lãnh Vân - Nhân vật Nhậm Ngã Hành của Kim Dung



Nhân vật Nhậm Ngã Hành trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung trên phim ảnh.

A)
Năm Mậu Thân 1968, giữa những đợt pháo kích vào Sài Gòn, vài thằng bạn học sinh Petrus Ký chúng tôi chuyền tay nhau đọc TIẾU NGẠO GIANG HỒ đăng hàng ngày trên báo. Lúc đó đang tới đoạn Lệnh Hồ Xung được Hướng Vấn Thiên đưa tới Cô Sơn Mai Trang đánh lừa Giang Nam Tứ Hữu nhằm cứu Nhậm Ngã Hành đang bị giam cầm trong ngục dưới đáy Tây Hồ. Đang chiến tranh, mấy bữa mới có một tờ báo, đọc tới đọc lui tới rách nát mới thôi!

Nhậm Ngã Hành là một anh hùng cái thế, giáo chủ Ma Giáo, tức Triêu Dương Thần Giáo, bị cấp dưới là Động Phương Bất Bại lật đổ, cướp ngôi giáo chủ, giam cầm dưới đáy Tây Hồ. Nhờ sự giúp đỡ tận tâm của Hướng Vấn Thiên, Lệnh Hồ Xung, lão đào thoát ra ngoài, giết được Đông Phương Bất Bại, vừa trả thù xưa, vừa giành lại vị trí giáo chủ.

mercredi 31 octobre 2018

Trung Quốc thương tiếc nhà văn kiếm hiệp Kim Dung

Nhà văn Kim Dung tại văn phòng của ông ở Hồng Kông. Trên tay ông là tác phẩm đầu tay "Thư kiếm ân cừu lục" ông viết năm 1955. Ảnh chụp ngày 29/07/2002.

Kim Dung, (tên thật là Tra Lương Dung), nhà văn nổi tiếng chuyên viết tiểu thuyết kiếm hiệp đã qua đời tối qua 30/10/2018 tại Hồng Kông, thọ 94 tuổi. Các tác phẩm võ hiệp rất hấp dẫn của ông đã bán được hơn 100 triệu bản trên toàn thế giới, vượt qua những hàng rào địa lý và cả chính trị, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ tại châu Á.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :

mardi 30 octobre 2018

Thẩm Tuyên - Kim Dung, Độc Cô Cầu Bại



Tôi đến với Kim Dung khoảng năm 1962 hay 63 gì đó (7-8 tuổi), với bộ khởi đầu là Võ Lâm Ngũ Bá (sau này có ý kiến nói là Kim Dung giả nhưng xét về mạch các tác phẩm tiếp theo: Anh hùng Xạ điêu, Thần điêu Đại hiệp...thì rất hợp logique). Trước đó, tôi chỉ nghiền ngẫm Phong Kiếm Xuân Thu, Xuân Thu Oanh liệt, Thuyết Đường, Tây du ký, Tam quốc chí, Mạnh Lệ Quân.

Và, tôi bắt đầu chạy đua cùng người lớn theo sát feuilleton của ông trên nhật báo. Lúc đó, ba tôi, ký giả Quốc Ấn là chủ bút nhật báo nên mỗi chiều, ông mang cả xấp báo khoảng 30 tờ về, tôi và đứa em kế chia nhau đọc, khỏi tranh giành.

Nguyễn Trung Bảo - Đoàn vương gia đã về bên người đẹp



Nhân vật Đoàn Chính Thuần và những người đẹp trong Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung.

Nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung có vô số, mỗi người một vẻ. Trí tưởng tượng của ông xây dựng không một nhân vật nào giống nhân vật nào. 

Dương Quá chung tình ân oán phân minh suốt đời chỉ sống vì mối tình với Cô Long. Quách Tĩnh thật thà trung hậu. Kiều Phong nghĩa khí siêu quần. Lệnh Hồ Xung kiêu bạc say tình. Vi Tiểu Bảo ranh ma nhưng sống biết nghĩa... Mỗi người có một nhân vật cho mình khi đọc Kim Dung. Nhân vật mà tôi yêu thích nhất khi đọc Kim Dung lại là một nhân vật phụ. Đoàn Chính Thuần - Vương gia Đại Lý, trong bộ Thiên Long Bát Bộ.

vendredi 14 septembre 2018

Trung Quốc « hô biến » ngôi sao Phạm Băng Băng

Nữ diễn viên Trung Quốc Phạm Băng Băng tại Liên hoan điện ảnh Cannes lần thứ 71 ở Pháp, ngày 11/05/2018.

« Trung Quốc ‘hô biến’ ngôi sao Phạm Băng Băng », đó là tựa đề bài viết của thông tín viên Le Figaro tại Bắc Kinh. Ngôi sao màn bạc được thế giới biết đến, bị cáo buộc trốn thuế, đã « mất tích » từ hơn hai tháng qua.

Nữ diễn viên kiêm nhà sản xuất phim nổi tiếng, hai tháng rưỡi qua không hề xuất hiện. Không có lời giải thích chính thức nào được đưa ra, nhưng các fan nghi rằng Phạm Băng Băng đã bị bí mật giam giữ ở một nơi nào đó, tại đất nước mà những vụ « mất tích » như thế vẫn thường xảy ra. Tuần trước Securities Daily, một tờ báo nhà nước khẳng định Phạm Băng Băng đã được đặt « trong vòng kiểm soát », và cô « chấp nhận » các thủ tục tư pháp. Bài báo này đã bị rút xuống hầu như ngay sau khi đăng.

mardi 4 septembre 2018

Huy Phương - John McCain, ‘cái quan luận định!’


Bức phù điêu về TNS John McCain bên hồ Trúc Bạch, Hà Nội.

Đôi lời : Tuy không đồng ý với tác giả ở đoạn gần cuối bài, nói rằng thượng nghị sĩ John McCain « chưa xứng gọi là quân tử », nhưng Thụy My cũng xin đăng lại ở đây.

(NgườiViệt 02/09/2018) -“Tôi đã nỗ lực để tận tình phục vụ quê hương chúng ta. Đôi khi tôi có lầm lẫn, nhưng tôi hy vọng lòng yêu nước của tôi được quý vị coi nặng hơn những lỗi lầm nhỏ.” (Trích thư vĩnh biệt của Thượng Nghị Sĩ John McCain ngày 27 Tháng Tám, 2018)

Người xưa có nói “cái quan luận định” (đậy nắp hòm rồi mới có thể khen chê hay dở!)

Trường hợp Thượng Nghị Sĩ John McCain, không những nắp hòm đã đậy mà quan tài cũng đã đem chôn, nói vài lời về ông cũng là việc phải.

Lê Phan - Đông Âu thương tiếc Thượng Nghị Sĩ John McCain


Thượng nghị sĩ John McCain được chào đón tại Kiev năm 2013.

(NgườiViệt 01/09/2018) Thượng Nghị Sĩ John S. McCain không những được ca ngợi và vinh danh ở Hoa Kỳ mà trên toàn vùng Đông Âu và ở Ukraine cũng như ở Georgia. Điều chắc chắn là ông, tuy vậy, sẽ không được vinh danh ở Nga, nơi mà nhà cầm quyền gọi ông là kẻ thù ngay cả khi ông đã qua đời. Nhưng, sự minh bạch của lập trường của ông về Nga sẽ được mọi người ở những láng giềng của Nga luyến tiếc, và có lẽ ngay cả chính các nhà tuyên truyền của điện Kremlin nữa.

Thủ Tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nhớ đến ông McCain là “một người bạn đã chứng minh lòng thành cho Ba Lan” và một “nhà bảo vệ không ngưng nghỉ cho tự do và dân chủ.” Tổng Thống Ukraine Petro Poroshenko tiếc thương ông như là “người bạn quý nhất của Ukraine” vốn đã có “đóng góp vô giá” cho tự do và dân chủ ở nước ông. Tổng Thống Georgia Giorgi Margvelashvili gọi ông là “một anh hùng quốc gia của Georgia.”

mercredi 29 août 2018

Ngô Nhân Dụng - Tấm gương John McCain



Người dân Mỹ mang hoa và di ảnh Nghị Sĩ John McCain đặt trước văn phòng của ông ở Phoenix, Arizona, hôm 26 Tháng Tám, 2018, bày tỏ lòng tiếc thương, một ngày sau khi John McCain qua đời. (Hình: Getty Images)
(NgườiViệt 28/08/2018) Năm 2000, Nghị Sĩ John McCain muốn được đảng Cộng Hòa đưa ra tranh cử tổng thống. Ông bị George W. Bush đánh bại. Năm 2008, ông McCain được toại nguyện nhưng lại thua Barack Obama. Ông thua một phần cũng vì di sản của ông Bush: Kinh tế Mỹ đang rơi vào cơn “Đại Suy Thoái” và dân Mỹ bắt đầu chán cuộc chiến tranh Iraq bắt đầu 5 năm trước đó.

Nhưng trong tang lễ của cố nghị sĩ McCain, hai đối thủ cũ George W. Bush và Barack Obama được mời tới đọc điếu văn. Họ sẽ bày tỏ lòng kính trọng đối với một con người đặt danh dự và nghĩa vụ lên trên quyền lợi cá nhân mình, trong thời chiến cũng như thời bình.


George W. Bush không quên rằng John McCain đã bỏ qua những đòn tranh cử (nhiều khi không hoàn toàn trong sáng), mà ủng hộ hầu hết các quyết định quan trọng nhất của vị tổng thống cùng đảng trong hai nhiệm kỳ.

lundi 27 août 2018

Huy Đức - John McCain (1936-2018)


Đặt hoa tưởng niệm thượng nghị sĩ John McCain tại địa điểm phi cơ ông bị bắn rơi ở Hà Nội năm 1967.

Cho dù, vào đúng ngày 29-4-2000, John McCain đã gọi Bên Thắng Cuộc là "wrong guys", chưa có chính trị gia nước ngoài nào tận tình với Hà Nội như ông (và John Kerry). Không biết có ai cật vấn "động cơ" của ông ấy. Chỉ biết, bằng cách kéo Hà Nội lại gần với Washington hơn, ông đã giúp được rất nhiều cho cả những người Việt Nam Cộng Hòa và những thường dân Việt Nam (được coi là) Cộng sản. 

Nếu không xếp súng đạn và cả huân chương vào quá khứ thì ông đã ở mãi trong chiến tranh; nếu cứ nuôi thù hận thì ông suốt đời chỉ có kẻ thù. Và, ông chỉ là "War Hero" chứ không thể trở thành một "Political Hero" như ông đã. 

Nguyễn Ngọc Chu - Một người bạn lớn đã ra đi



1. Lúc đang bị giam cầm tại Hỏa Lò Hà Nội, vì ông nội và bố đều là Đô đốc Hải Quân 4 sao, John McCain được đề nghị phóng thích sớm nhưng ông đã từ chối. Ông nói rằng người nào bị bắt trước thì phải được thả trước. Đó là một nhân cách lớn của con người John McCain.

2. Vứt nỗi nhục tù binh và nỗi thù hận hai chiến tuyến, John McCain khi trở thành Thượng nghị sĩ bang Arizona vào năm 1987 đã có bước ngoặt bản lề, khởi động một chiến dịch bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Cùng với John Kerry và sau này là Bob Kerrey, John McCain là đầu tàu cho chính sách bình thường hóa quan hệ Mỹ- Việt. 

samedi 25 août 2018

Thượng nghị sĩ John McCain quyết định ngưng điều trị ung thư não

Mặc dù đang điều trị trọng bệnh, thượng nghĩ sĩ John McCain vẫn đến Thượng viện để bỏ phiếu ngày 6/12/2017.

Từ một năm qua, nghị sĩ Cộng Hòa của bang Arizona - cựu phi công, người hùng trong chiến tranh Việt Nam - John McCain phải chống chọi với một dạng ung thư não nguy hiểm nhất. Ngay sau khi loan báo ngưng điều trị, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa khuôn mặt rất được tôn trọng trên chính trường Hoa Kỳ sẽ qua đời, đã có vô số những lời vinh danh ông từ cả hai phía Cộng Hòa lẫn Dân Chủ.

Từ San Francisco, thông tín viên RFI Eric de Salve ghi nhận :

« Từ một năm qua, John đã vượt quá mọi tiên lượng sống, những tiến triển của căn bệnh đã làm nên quyết định cuối cùng ». Gia đình thượng nghị sĩ John McCain đã viết như trên, khi loan báo việc ngưng điều trị.

lundi 13 août 2018

Phạm Xuân Nguyên - Tôi « liên lụy » Bùi Tín



Nhân ông Bùi Tín mất (1927 – 2018) tôi nhớ lại chuyện này. Tôi không gặp ông trong đời. Nhưng cuốn sách “60 ngày ở Sài Gòn” ông viết (với bút danh Thành Tín) về thời gian tham gia ủy ban quân sự liên hợp bốn bên sau hiệp định Paris 1973, tôi đã đọc từ hồi học phổ thông. 

Tôi cũng đã đọc các cuốn “Mặt thật”, “Hoa xuyên tuyết” ông viết khi đã đi khỏi nước. Sau ngày ông sang Pháp và quyết định ở lại làm một “dissident” (người ly khai, bất đồng chính kiến) ông đã có nhiều bài viết và bài trả lời phỏng vấn trên các báo chí hải ngoại. Và một trong những bài đó đã khiến tôi bị “liên lụy”.

Vũ Thư Hiên - Tô Hải đã đi xa




Nhạc sĩ Tô Hải thời trẻ.

Tô Hải đã giã biệt chúng ta!

Chúng ta mất một chiến sĩ can trường đấu tranh không mệt mỏi cho tương lai đất nước tự do và dân chủ. Tôi mất người bạn già với những kỷ niệm không bao giờ quên – những chiều hành quân qua những đồi tím hoa sim: Kim Bôi, Kim Tân, Kiểu, Nho Quan … trong những vần thơ chan chứa buồn đau một thời chinh chiến của Hữu Loan. Nhắc tới anh lại nhớ đến những nụ cười thơ ngây của các nàng sơn nữ bên đường, trong tình yêu trong mơ của người lính Tô Hải.

mercredi 8 août 2018

Nguyễn Công Khế - Chuyện nhạc sĩ Phạm Duy về nước



Cố nhạc sĩ Phạm Duy
Thật ra ít có buổi sáng nào thanh thản lạ lùng như thế này.


Ngủ một giấc đầy đêm qua, sáng thức dậy đọc lại mấy chương lịch sử của vài nhân vật chính trị thời mình còn rất nhỏ. Nghe một số bản nhạc thời đó. Lòng nhẹ nhõm. Mình từng viết một câu thế này: không ai có thể làm lại được quá khứ, nhưng tương lai phải được rút ra bài học từ quá khứ.

Có những điều quá khứ mình nghĩ chỉ có nó là duy nhất đúng. Bây giờ mình nghĩ, nếu như được làm lại, thì mình sẽ như thế nào đây? Thật là khó khăn cho mỗi con người! Mình không quá khích và cũng không hoàn toàn sống bằng hoài niệm.

Hoàng Hải Vân - Phạm Duy thoát hiểm ở tuổi 80



Từ nhỏ tôi đã thích nhạc Phạm Duy, dù trước năm 1975 tôi không thích con người ông. Tôi có đọc hai cuốn sách viết về ông : “Phạm Duy còn đó nỗi buồn” của Tạ Tỵ và “Phạm Duy đã chết như thế nào ?” của Nguyễn Trọng Văn. 

Trước 1975, tôi đứng về “phe” Nguyễn Trọng Văn, sau 1975 tôi thích cách viết của Tạ Tỵ. Dù đứng về “phe” nào thì tôi vẫn thích nhạc Phạm Duy. Nói rõ hơn, tôi thích nhất là tình ca của ông, còn đạo ca và tục ca thì không thích. Có một bài không phải tình ca nhưng tôi rất thích, đó là bài “Kỷ vật cho em”.

dimanche 15 juillet 2018

Lãnh đạo nhiều nước và các ngôi sao đến Nga xem trận chung kết

Tổng thống Pháp, Nga và Croatia trên khán đài trong trận chung kết ngày 15/07/2018.

Tổng thống nước Nga chủ nhà, Vladimir Putin cùng với nhiều nhà lãnh đạo các nước có mặt trên sân vận động Loujniki tại Matxcơva hôm nay 15/07/2018 dự trận chung kết Cúp bóng đá thế giới giữa hai đội tuyển Pháp và Croatia. Bên cạnh đó còn có các nhân vật tên tuổi khác.
Thông báo của điện Kremlin cho biết tổng thống Putin dự lễ bế mạc World Cup 2018 và dự kiến trận chung kết. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đồng nhiệm Croatia, bà Kolinda Grabar-Kitarovic cũng hiện diện để cổ vũ đội tuyển nước mình. Bên cạnh đó quốc vương Qatar, Tamim Ben Hamad Al Thani, nước chủ nhà World Cup 2022 cũng có mặt.