Affichage des articles dont le libellé est Nhà văn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhà văn. Afficher tous les articles

lundi 13 février 2023

Phan Thúy Hà - Quản giáo và tù cải tạo

 

Mình đến thăm bác Vũ Thư Hiên. Khi mình đến thấy một người trước đây là quản giáo của bác ở trại Tân Lập đã đến trước đó.

Bác Hiên nói, cháu Hà được chứng kiến “một sự kiện lịch sử”. Quản giáo đến nhà thăm tù.

Chú từng công tác tại trại Tân Lập.

Trại Tân Lập, một cái tên quen thuộc với mình sau khi đọc nhiều cuốn hồi ký cải tạo của các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa.

Mai Thanh Sơn - Bi kịch con người chính trị Vũ Hoàng Chương

 

Trên mạng xã hội, và cả một số tờ báo “lề phải”, hôm qua đưa tin: nhà thơ Vũ Hoàng Chương từng được đề cử giải Nobel văn học năm 1972. Rồi sau đó, nhiều người viết về Ông, về thơ Ông. Vũ Hoàng Chương là một tài năng trác tuyệt.

Bàn về cái hay của thơ Ông hiển nhiên không khó. Đọc ai, tôi cũng thấy hay, thấy có lý, thấy mình thật là ngớ ngẩn trước thơ ca. Nhưng báo chí trong nước tuyệt nhiên không thấy nhắc đến bi kịch mà Ông phải gánh chịu sau tháng Tư 1975.

Tôi cũng là người yêu thơ Vũ Hoàng Chương. Thời còn ngồi nghe các thầy bát ngát trên giảng đường, tôi thích những câu thơ kiểu như: “Do dự mãi, đêm nay rời xứ Mộng/Ta chiều em, bỏ cánh lại cung Trăng/Lén bước xuống thuyền mây chờ cửa động/Vội vàng đi, quên giã biệt cô Hằng... Hai xác thịt lẫn vào nhau mê mải/Chút thơ ngây còn lại cũng vừa chôn/Khi tỉnh dậy bùn nhơ nơi hạ giới/Đã dâng lên ngập quá nửa linh hồn”.

dimanche 12 février 2023

Mạnh Kim - Vũ Hoàng Chương

 

Theo danh sách được Ủy ban Nobel vừa được công bố sau 50 năm giữ kín do quy định, thi bá Vũ Hoàng Chương là một trong 100 nhân vật được đề cử giải Nobel Văn chương năm 1972. Viện Hàn lâm Thụy Điển ghi rõ rằng Vũ Hoàng Chương là Chủ tịch Hội Văn bút Việt Nam và người giới thiệu là Thanh Lãng.

Kể về những ngày cuối đời của Vũ Hoàng Chương, nhà văn Mai Thảo thuật lại trong bài “Mấy tháng cuối cùng với Vũ Hoàng Chương”:

Vượt qua cây cầu Calmette soi bóng trên một con kinh tù đọng, con kinh chạy dọc theo vùng ngoại vi tràn lan náo nhiệt nhất của Sài Gòn là khu Chương Dương, Ông Lãnh, chiếc xe đạp lọc cọc chở tôi đi trên một mặt nhựa lồi lõm, đụng tới tòa nhà xám bẩn của hãng làm phân bón thì rẽ trái và lăn vào một con đường trải đá xanh.

Võ Khánh Tuyên - Bắc kỳ xứ Nam kỳ

 

Viện Hàn lâm Thụy Điển vừa công bố toàn bộ danh sách nhà thơ, nhà văn được đề cử giải Nobel Văn học từ năm 1901 đến 1972. Bất ngờ là thi sĩ Vũ Hoàng Chương có tên trong danh sách đề cử năm 1972.

VŨ HOÀNG CHƯƠNG (1915-1976) là một nhà thơ. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Năm 1954, Vũ Hoàng Chương di cư vào Nam ở Sài Gòn, tiếp tục sáng tác và dạy học ở các trường trung học và Đại học Văn khoa Sài Gòn.

Ngày 13 tháng 4 năm 1976, Vũ Hoàng Chương bị Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bắt giam tại khám Chí Hòa. Bệnh nặng đưa về nhà được 5 ngày thì ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.

Lê Nguyễn - Nghĩ lan man về sự phân biệt vùng miền

 

Loài ngạ quỷ có tàn phá nhân gian cũng chỉ đến một lúc nào đó thì chuyển hướng hành động, để còn tu tập và tái sinh qua cõi khác.

Riêng có một loại hình ma, bóng quỷ vẫn tồn tại, chập chờn đây đó suốt gần năm chục năm qua trên đất nước này, tàn phá sự thống nhất, đoàn kết dân tộc và đe dọa những tâm hồn thơ trẻ đang cần được nuôi dạy trong tình tự dân tộc, trong nghĩa lớn đồng bào.

Đó là bóng ma của sự phân biệt vùng miền.

mercredi 4 janvier 2023

Trần Thanh Cảnh - Thực tế cuộc đời tàn khốc hơn mọi tưởng tượng của nhà văn

 

Trong truyện mới nhất của mình "Hồn Ma Lưu Lạc", tôi tưởng tượng ra nhân vật nữ là một cô bé nghèo khốn khổ miền núi.

Cô bé Mỉ lạc về thành phố, bị bọn người xấu hành hạ đến chết, rồi phi tang dưới hố móng sâu hàng chục mét của ngôi nhà cao tầng. Bị chôn vùi vĩnh viễn, mất tích trong khối bê tông lạnh lẽo. Tôi chỉ dám viết đến thế...

Nhưng mấy ngày hôm nay, đọc tin về bé Hạo Nam rớt xuống hố móng sâu 35 mét, tôi sốc thực sự. Đau đớn. Choáng váng. Cái hình ảnh tôi đã tưởng tượng trong đầu, định viết ra, sau đó phải lắc đầu xua đi vì nghĩ nó tàn ác, thảm khốc quá, nay hầu như là hiện thực! Bé Hạo Nam đã phải chết trong âm u cô lạnh!

jeudi 29 décembre 2022

Huy Đức - Bình thường cho những điều bình thường

 

Mặc dù vẫn có những truyện ngắn, thơ và phỏng vấn rất đặc sắc, tôi không điểm Viết & Đọc số Mùa Đông 2022 như thường kỳ.

Cách đây vài tuần, một giáo sư nói chuyện với tôi với tâm trạng rất bức xúc khi "tổ văn" của chị không thể đấu tranh để giữ trong sách giáo khoa tác phẩm của một số nhà văn nhà thơ [nằm trong một danh sách nào đó].

Và, hôm nay, tôi nhìn thấy tên 3 trong số họ trong Viết & Đọc [Nguyên Ngọc, Hoàng Hưng & Nguyễn Quang Lập]. Không thể không lặng đi trong giây lát khi đọc một bài nghiên cứu đầy tính học thuật với tựa đề: Nguyên Ngọc Vẫn Đang Trên Đường Chúng Ta Đi.

mardi 27 décembre 2022

Nguyễn Tấn Cứ - Văn chương hội hè và những con cá chết

 

(Qua scandal của bà “nhà thơ của thế giới“ và một số nhà thơ nhà văn “cò mồi“ của Hội Nhà văn Việt Nam được cùng tiến cử để nhận “giải thưởng văn chương quốc tế“ mới thấy sự “đàn đúm“ vô nghĩa của cái “hội hè“ mồi màng tào lao xịt bọp nầy).

Ở trong một xã hội với một chế độ độc tài toàn trị thì văn chương trở nên một trò chơi cực kỳ nguy hiểm  Giống như một tay xiếc trên dây không có lưới bảo vệ. Không thể lường trước được một điều gì một khi bạn sơ sẩy.

Với những người hoạt động dân chủ thì lá chắn của họ có thể là đồng chí, đồng đội bạn bè, và họ luôn tự hào về sự gắn kết tương thân tương ái vì họ có cùng chung một con đường, chung một mục đích. Nhưng với văn chương thì không, không có một ai ngoài chính mình.

samedi 17 décembre 2022

Ngô Nhân Dụng - Doãn Quốc Sỹ: Thế Đấy! (*)

 

Doãn Quốc Sỹ là người “đối cảnh vô tâm.” Đó là một tuyệt đỉnh của công phu tu tập mà chúng tôi không dám thẩm định. Nhưng được gần gũi Doãn Quốc Sỹ ít lâu nay, tôi biết mình có thể học cách sống của ông, qua hai chữ “Thế Đấy!”

Hồi đầu 1970 một nhóm sinh viên văn nghệ ở Sài Gòn mời nhà văn Doãn Quốc Sỹ tới nói chuyện. Tiễn ông ra về rồi, mấy phút sau thấy ông quay trở lại. Ông cười hề hề, hỏi có ai dùng xe gắn máy đưa ông về nhà được không. Tại sao? Ông cười khà khà: “Mất xe rồi! Ai nó lấy mất rồi!”

Cái xe “nội hóa” La Dalat ông vẫn lái đi giao những tác phẩm của ông và nhà xuất bản Sáng Tạo cho các tiệm bán sách. Cả một tài sản, và phương tiện mưu sinh cần thiết. Nó biến mất. Mà hồi đó ở Sài Gòn chắc không ai mua bảo hiểm để mất xe sẽ được đền! Mất xe, ông vẫn cười khà khà, như thể mới nghe ai kể một chuyện hài hước!

Đỗ Duy Ngọc - Truyện ngắn Linh Nghiệm của Trần Huy Quang

 

Đỗ Duy Ngọc : Tôi không quen nhà văn Trần Huy Quang. Một thời tôi làm nhiều bìa sách cho nhiều nhà văn Trung, Nam, Bắc nhưng cũng chưa bao giờ vẽ bìa sách cho nhà văn này.

Hôm nay nghe tin ông mất, chợt nhớ hình như năm 1992 trên báo Văn Nghệ số kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Nhà văn, tôi có đọc một truyện ngắn nhan đề Linh Nghiệm của ông. Hồi đó tôi đọc truyện này mà toát mồ hôi hột, lạnh sống lưng. Không ngờ lại có nhà văn to gan lớn mật như thế.

Một câu truyện ngắn nhưng chứa đựng nhiều điều về thời đại. Hay thì chưa thể gọi là hay nhưng thâm thúy quá. Nghe nói vì truyện ngắn này mà nhà văn Trần Huy Quang gặp nhiều khổ nạn, bị treo bút ba năm. Tờ báo bị thu hồi và tiêu hủy sau khi đã phát hành nhưng rất nhiều người đã mua, đã đọc và giữ nó nên số đem tiêu hủy chẳng bao nhiêu.

Nguyễn Thông - Bác đi nhé

 

Tối qua 15.12, nhà văn Phan Thúy Hà (có thể coi là hiện tượng của văn học xứ này những năm qua) nhắn cho tôi ngắn gọn "Bác Quang mất rồi, chú ạ".

Bác Quang mà Hà nói, là nhà văn Trần Huy Quang, người Quỳnh Lưu xứ Nghệ, từng nổi tiếng một thời, cái đận được người ta gọi là "văn học thời đổi mới", với những "Chuyện về ông vua lốp", "Lời khai của một bị can"... và nhất là "Linh nghiệm".

Đời văn, chỉ cần viết được cái "Linh nghiệm" như bác Trần Huy Quang là đủ, thể hiện được cả tài năng, đức độ, bản lĩnh, hay nói theo kiểu xưa là tài - đức - dũng.

Lưu Trọng Văn - Đi nhé Trần Huy Quang ơi!

 

Gã đi thăm Khu tưởng niệm Hồ Xuân Hương ở Quỳnh Lưu, xứ Nghệ. Ngô Thục Khuyên con dâu nhà thơ Thạch Quỳ bảo, nhà của nhà văn Trần Huy Quang gần đây.

Gã rất quý phẩm chất và tài năng của Trần Huy Quang, tuy chưa một lần gặp mặt nhưng thỉnh thoảng trao đổi qua Facebook, gã bèn liên hệ với Trần Huy Quang. Trần Huy Quang bảo, mình đang ở quê, đến ngay nhé.

Dáng cao, gầy, đầu vuông to, tóc dầy rẽ giữa, hơi giống nhạc sĩ Dương Thụ, Trần Huy Quang ôm gã thân tình như bạn thân lâu ngày mới gặp.

Tạ Duy Anh - Trần Huy Quang, vụ "Linh Nghiệm" và tôi


Năm 1992, sau khi tốt nghiệp khóa Viết văn thứ tư, tôi đến gõ cửa một số tờ báo xin việc nhưng đa số đều từ chối hoặc vẽ ra những khó khăn đủ kiểu để chính tôi nản lòng.

Cuối cùng chỉ có Hữu Thỉnh, lúc ấy giữ chức Tổng biên tập báo Văn Nghệ là cho tôi hy vọng.

Thậm chí ông đã “thử việc” tôi bằng cách cử lên Cao Bằng viết phóng sự về tệ nạn nghiện hút. Nguyên văn lời ông: “Không ai nghi ngờ khả năng viết lách của chú, nhưng người ta mới chỉ biết chú viết truyện, viết tiểu thuyết, chứ viết báo họ chưa phục đâu. Chú hãy giúp anh Thỉnh bằng việc khiến họ phải phục nốt”.

dimanche 11 décembre 2022

Dạ Ngân - Thương sách

 

Thập niên tám mươi của thế kỷ trước, mỗi đầu sách ra đời, ấn bản hàng vạn. Hồi ấy các nhà văn tỉnh bơ, mừng bản thân cuốn sách ấy chứ không mừng số lượng.

Dân nghèo thê thảm, nghịch lý thay, mỗi đầu sách là số lượng trong mơ vậy đó. Nước Mỹ thiên đường có lẽ cũng in chừng ấy với những cuốn sách vừa vừa.

Vì sao? Không ai nghĩ sách rơi vào hư vô. Không. Đường đi của mỗi cuốn sách rõ ràng nhờ hệ thống thư viện. Thư viện như mao mạch, tỉnh, huyện và các cơ quan văn hóa, cùng với người đọc ở hai nơi đông người đọc nhất là môi trường của ngành giáo dục và quân đội. Hàng vạn bản sách ra, nói theo ngày nay là “trong vòng một nốt nhạc!”

dimanche 4 décembre 2022

Nguyễn Quang Thiều - Tôi không chờ đợi Messi hay Ronaldo

 

Hồi còn biên tập thơ ở báo Văn nghệ, sáng đến cơ quan tôi thích xem đống thư gửi bản thảo. Lúc nào tôi cũng mở những thư có tên người gửi mà tôi chưa nghe đến. Tôi đợi những nhà thơ mới xuất hiện. Tôi đợi những vẻ đẹp mới của thơ ca xuất hiện.

Còn thư ghi tên những nhà thơ có tên tuổi thì để sau.

Theo cá nhân tôi, một nền văn học không xuất hiện những tên tuổi mới với những vẻ đẹp mới là một nền văn học thất bại. Bạn không thể cả đời chỉ đọc Shakespeare, James Joy, Cervantes, Dostoevsky, Tagore hay Nguyễn Du...cho dù đó là những nhà văn, nhà thơ mà không biết bao giờ nhân loại mới lại có.

vendredi 2 décembre 2022

Tạ Duy Anh - Biên tập sách của Nguyễn Huy Thiệp

 

(Nhân việc Nguyễn Huy Thiệp được trao giải thưởng Nhà nước. Trích hồi ký “Lách Qua Luật Ngầm”, có lược bớt so với nguyên bản).

Tôi không nhiều kỷ niệm với Nguyễn Huy Thiệp. Có thể là do số phận.

Khi ông nổi danh như cồn, thì tôi đang nằm chết dí ở thị xã Lào Cai hoang tàn (...). Tôi biết đến ông lần đầu qua truyện ngắn "Muối của rừng", đọc ngay trên chốt canh địch. Tờ báo Văn nghệ đã bị tôi làm cho nhàu nát, chỉ vì truyện của ông. Thực sự tôi đã bị sốc, bởi lần đầu tiên được đọc một thứ văn đẹp và sâu sắc như vậy do người Việt viết.

Kỷ niệm thật sự, cực kỳ hiếm hoi giữa Nguyễn Huy Thiệp và tôi, thì lại dậy lên chút mùi cay đắng. Đó là khi tôi nhận được bản thảo tiểu thuyết "Tuổi hai mươi yêu dấu" của ông.

Trần Thanh Cảnh - Tôi chỉ thấy buồn !

 

Tôi và ông Bảo Sinh Nguyễn nhiều lần ngồi nói chuyện với nhau, văn của Nguyễn Huy Thiệp đã vượt khỏi tầm của nước Việt và của những người có quyền thẩm định hay trao giải thưởng gì đó cho anh ấy ở thể chế này.

Tử tế, ngay từ lúc anh Thiệp còn sống, họ đã phải trao mọi giải thưởng về Văn học cho anh ấy. Nhưng cho đến tận lúc từ trần, không có bất cứ một giải thưởng nào tầm quốc gia được trao cho một văn tài lừng lẫy như vậy!

Với anh Thiệp, tôi là một bạn đọc: tôi đọc tất cả những gì anh viết, kể cả những cái mà anh bảo viết để kiếm tiền như "Tiểu long nữ" hay "Tuổi hai mươi yêu dấu". Về mặt nghề nghiệp, tôi chỉ là một kẻ hậu sinh, thỉnh thoảng ngồi trò chuyện và được anh động viên đôi lời. Nhưng tôi biết, anh không mặn mà, thích thú gì với các thể loại giải thưởng của nhà nước này mà người ta thỉnh thoảng lại dền dứ đâu đó.

Phạm Xuân Nguyên - Giải thưởng cho Nguyễn Huy Thiệp

 

Vừa hay tin nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2021) được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2022.

Theo tôi, xét về tài năng văn chương và tác phẩm thì Nguyễn Huy Thiệp xứng đáng chắc chắn Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật ngay khi ông còn sống.

Nhưng ở thời kỳ đỉnh cao văn chương của mình Nguyễn Huy Thiệp đã không được giải gì của Nhà nước và của Hội Nhà văn Việt Nam. Đã thế, ông còn bị phê phán kịch liệt.

vendredi 11 novembre 2022

Trần Mạnh Hảo - Nhà văn Lê Lựu đã bán linh hồn cho ai?

(Bài viết năm 2012)

Vừa rồi, tôi, kẻ viết bài này gọi điện thoại thăm nhà văn Lê Lựu, sau khi báo chí phỏng vấn ông, hỏi vì sao một nhà văn lớn như ông mà bị trượt giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học năm 2012 mới công bố.

Ông cười với nhà báo và cả cười với tôi: “Chuyện nhỏ, ông quan tâm làm gì, ở đâu, đến ngay làm vài ly với tớ”. Khi biết tôi đang ở Sài Gòn, Lê Lựu bồn chồn, rằng “Thời trẻ tụi mình nghèo kiết xác, cà lơ phất phơ cả với nhau mà vui quá ông nhỉ? “

Tôi biết Lê Lựu đang buồn, không phải buồn vì bệnh tật hay không được giải thưởng to cỡ 300.000.000 đ, mà buồn vì nhân tình thế thái, buồn vì đời nay tệ quá, tàn quá, xuống cấp quá, tha hóa quá, phi nhân quá. Hãy xem ông trả lời tờ báo An Ninh Thế giới số 1093 ra ngày 10-9-2011 của ông trung tướng công an Hữu Ước theo blog Nguyễn Thông:

Phan Thế Hải - Lê Lựu, cuộc đời không đẹp như điếu văn

 

Vừa chạy từ Bình Dương về Sài Gòn, qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết tin Nhà văn Lê Lựu đã ra đi.

Trên các trang cá nhân, có nhiều bài viết về ông. Có hàng triệu người yêu văn chương nhớ đến ông với những tác phẩm văn học để đời: Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông; Mở rừng, Đại tá không biết đùa, Chuyện làng Cuội

Cũng chỉ vì đọc những tác phẩm đó mà tôi thần tượng ông, coi ông là vĩ nhân, ít nhất là trong giới văn chương. Rồi tôi cũng có cơ hội được gặp ông, con người thực, trong đời thực khi ông đã ở tuổi xế chiều. Một buổi chiều cách đây ngót hai chục niên, anh bạn Tuan Tran gọi tôi, rủ cùng đi đến Trung tâm Văn hóa Doanh nhân của Nhà văn Lê Lựu để tìm hiểu cơ hội hợp tác.