Affichage des articles dont le libellé est Nghiên cứu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nghiên cứu. Afficher tous les articles

mardi 24 août 2021

Tiểu Vũ - Té ra ông Vũ Thành Tự Anh chỉ là…bên B

 

Liên quan đến thông tin nhóm chuyên gia của Fulbright từng dự báo Thành phố Hồ Chí Minh dịch đang đạt đỉnh và sẽ kết thúc vào tháng 8. Trưa 23/8, trên trang cá nhân, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý - Đại học Fulbright tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức có lời trần tình như sau:

"Cải chính về "dự báo Fulbright"

Nhân việc bác sĩ Trương Hữu Khanh và một số facebooker khác bình luận về "Dự báo Fulbright", tôi xin giải thích rõ để các bạn hiểu đúng sự việc.

vendredi 20 août 2021

Lê Công Trứ - Vaccine Covid-19, cần bao nhiêu liều?

TỔNG QUÁT

1.    Vaccine Moderna:

Ngày Thứ Năm 05/08/2021. Tổng giám đốc của công ty Moderna, Tiến sĩ Stephan Hoge thông báo liều thứ 3 tăng cường (của thuốc Moderna) có thể sẽ cần thiết để giữ an toàn cho chúng ta trong mùa đông ở Bắc bán cầu (nguyên văn: We believe a dose three of a booster will likely be necessary to keep us as safe as possible through the winter season in the Northern Hemisphere”).

Theo dữ liệu chính thức do công ty Moderna công bố, sau khi tiêm chích vaccine Moderna liều thứ 2, hiệu quả bảo vệ đạt được 93% và kéo dài ít nhất trong 6 tháng.

2.    Vaccine Pfizer:

samedi 7 août 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Dịch Vũ Hán và vấn đề dữ liệu

 

Không nói ra thì ai cũng biết rằng dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định chánh sách kiểm soát dịch. Thế nhưng, đó lại là khía cạnh yếu nhứt ở Việt Nam.

Hôm qua, khi tò mò làm vài thao tác phân tích dữ liệu tôi mới biết rằng ở Việt Nam rất thiếu dữ liệu mà tôi gọi là 'actionable' về dịch. Giới chức y tế và các tổ cố vấn có cung cấp dữ liệu, nhưng ở dưới dạng tóm tắt (summary) và do đó không thể xem là actionable data được. Những dữ liệu đó chỉ có ích cho giới báo chí, chớ không có ích cho giới khoa học.

Chẳng hạn như biểu đồ về số ca nhiễm của Việt Nam (xem hình) nó không có ý nghĩa gì cả, nhưng hình bên phải thì cung cấp thông tin có nội dung hơn. Chẳng hạn như cung cấp con số tử vong theo từng độ tuổi, mà không biết bao nhiêu ca nhiễm theo từng độ tuổi thì ... cũng như không. 'Actionable data' là những dữ liệu giúp cho các chuyên gia có thể phân tích chuyên sâu để hiểu tình hình dịch bệnh, để dự báo chính xác hơn, và để cố vấn cho giới lãnh đạo.

samedi 24 juillet 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Hạ chuẩn tiến sĩ và những tác hại

 

1. ĐỘ KHÓ CÔNG BỐ QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÀNH

Khoa học không có biên giới. Một cách tổng quát, không thể so sánh độ khó công bố quốc tế của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Lĩnh vực nào cũng khó công bố quốc tế vì chuẩn quốc tế thường cao hơn chuẩn quốc gia.

Ở các tạp chí đòi hỏi hàm lượng khoa học cao thì càng khó công bố. Cũng không thể nhận định là quốc gia này dễ công bố quốc tế hơn quốc gia khác. Các tạp chí khoa học không có tiêu chí chủng tộc, tôn giáo.

Cho nên, nhận định nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam khó công bố quốc tế hơn khoa học tự nhiên của một số người là một nhận định phi khoa học và sai lầm. Nhận định này không xuất phát từ những người nghiên cứu khoa học xã hội chân chính. Nhận định này là của những người “giả nghiên cứu” khoa học xã hội.

samedi 17 juillet 2021

Từ giả thiết virus rò rỉ ở Vũ Hán Trung Quốc đến một quy định quốc tế về P4


Đăng ngày:


Là nhà nghiên cứu của King’s College ở Luân Đôn và Viện nghiên cứu quốc tế về hòa bình ở Stockholm, bà Lentzos hồi tháng Năm đã công bố bản đồ các phòng thí nghiệm P4 trên thế giới. Có 60 cơ sở được gọi là P4 (mầm bệnh loại 4) hay BSL-4 (biosafety level/mức độ an toàn sinh học) là nơi nghiên cứu về các virus gây những bệnh nguy hiểm như Ebola, đậu mùa…nằm tại 23 nước (25 tại châu Âu, 14 ở Bắc Mỹ, 13 tại châu Á), nhưng đến 3/4 không tôn trọng các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn.

mercredi 14 juillet 2021

Cù Mai Công - Covid-19 đang diễn biến rất nhanh và nhiều bất ngờ


Covid rõ ràng là sự kiện "long trời lở đất" và đang diễn biến rất nhanh về mức độ, thực trạng lẫn chính sách, chiến lược, khó ai ngờ trước.

Những bãi, lò thiêu người chết vì Covid-19 ở Vũ Hán, Ấn Độ…Những con số bệnh nhân Covid chết ở Mỹ, châu Âu… dội về Việt Nam suốt hơn năm qua, dễ dàng khiến chúng ta lo ngại sẽ diễn ra ở Việt Nam. Số ca bệnh dịch đợt 4 hơn hai tháng nay, từ 27-4 ở Bắc Giang và đặc biệt, tháng rưỡi nay ở TP.HCM, đô thị lớn nhất nước về số dân lẫn kinh tế tăng vọt từng ngày càng tăng thêm nỗi lo ấy.

Vậy nên, tôi nghĩ ai làm lãnh đạo thành phố, ai chịu trách nhiệm phòng chống Covid cho TP.HCM cũng sẽ lần lượt áp dụng các Chỉ thị 15, 10, 16… Nên chia sẻ và đồng cảm với họ. Thời điểm đó, thực tế chưa diễn ra, cảnh giác trước vẫn hơn.

Nguyễn Ngọc Chu - Tiêu chuẩn mới về đào tạo tiến sĩ đi ngược chủ trương « nhân tài thật » của thủ tướng


1. NÓI THẬT, THẦY THẬT VÀ DẠY THẬT

Khi nghe Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành Giáo dục phải “học thật, thi thật, nhân tài thật”, thì biết đó là nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với tân Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn.

Tại sao vậy? Là bởi vì - chưa nói đến vấn đề bao trùm là cơ chế, muốn học thật thì trước tiên phải được dạy thật. Mà muốn dạy thật thì phải có thầy thật. Có thầy thật phải được nói thật thì mới có thể dạy thật. Thầy thậtnói thật là hai bài toán vô cùng nan giải của ngành Giáo dục hiện nay.

dimanche 11 juillet 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Có nên nhập viện người bị nhiễm Covid-19 nhẹ?


Hiện nay, giới chức y tế TPHCM chủ trương rằng tất cả ai bị nhiễm nhẹ hay nặng đều phải nhập viện, vì có ý kiến cho rằng người nhiễm virus Vũ Hán dù nhẹ cũng có thể trở thành nặng sau vài ngày. Tôi không thấy thuyết phục bởi lý giải này. Tôi đã tìm ra chứng cớ, và nghĩ rằng cần xem xét lại chủ trương trên.

Chủ trương nhập viện tất cả ca nhiễm nhẹ, nặng

Hiện nay, TPHCM chủ trương đưa tất cả những người bị nhiễm, bất kể nhẹ nặng, vào bệnh viện (kể cả dã chiến) để điều trị. Nhiều bác sĩ thấy ngạc nhiên với chủ trương này, vì nó sẽ dẫn đến tăng gánh nặng cho ngành y tế vốn phải đối phó với nhiều bệnh khác.

vendredi 2 juillet 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Tâm lý chờ vaccin 'xịn'?


Một số bạn (và có lẽ nhiều người trong cộng đồng) nghĩ rằng vaccin Pfizer và Moderna có hiệu quả cao hơn vaccin AstraZeneca (AZ), và từ đó, họ chờ 'vaccin xịn'.

Tôi muốn thuyết phục các bạn rằng cách so sánh đó và niềm tin đó sai. Các bạn nên tiêm vaccin (1 trong 3 loại vaccin hiện nay) khi có cơ hội. Đừng chần chờ vaccin 'xịn', vì không có khái niệm vaccin xịn.

Không thể so sánh hiệu quả giữa các vaccin.

samedi 19 juin 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nguồn gốc nhân tạo của virus Vũ Hán có cơ sở khoa học


Hiện nay, có hai giả thuyết về nguồn gốc của virus Vũ Hán [1]: từ thiên nhiên (gọi tắt là 'giả thuyết tự nhiên') và từ phòng thí nghiệm Vũ Hán (gọi tắt là 'nhân tạo'). Những chứng cớ khoa học gần đây có vẻ nghiêng về giả thuyết nhân tạo.

Cái note này chia sẻ một thông tin quan trọng để giải thích tại sao giả thuyết nhân tạo là có cơ sở.

Để dễ theo dõi câu chuyện, tôi xin tóm tắt vài dòng để các bạn ngoài di truyền học nắm rõ. Tất cả coronavirus đều có cấu trúc RNA với 3 mẫu tự U, C, G (con người chúng ta thì được cấu trúc bằng DNA với 4 mẫu tự A, T, C, G). Các mẫu tự này được sử dụng để viết thành chữ, và mỗi chữ có 3 mẫu tự, gọi là 'codon'. Ví dụ như chúng ta có thể có những codon như CCC, UCG, CGG, v.v. Những chữ này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhiều chữ (codon) cấu trúc thành một bộ gen.

dimanche 27 décembre 2020

Nguyen Khan - Liệu các loại vaccin hiện nay có được phát triển từ virus Wuhan gốc ?


Nguyên lý vaccin phải được phát triển từ virus gốc mới có khả năng tạo miễn dịch tiêu diệt tất cả các dòng virus biến thể. Nếu phát triển vaccin từ một dòng virus đã biến thể sẽ không tạo được miễn dịch tiêu diệt một số dòng virus biến thể khác.

Hiện tại Anh và Mỹ đang cấp tập cung cấp vaccin ra cộng đồng. Song số lượng người cần tiêm vaccin quá lớn so với khả năng cung cấp vaccin của các hãng bào chế, nên còn rất lâu mới có thể chủng ngừa trên 70% dân số hai nước để tạo miễn dịch cộng đồng. 

Đối với những nước chưa phát triển được vaccin thì chẳng biết đến bao giờ mới mua đủ vaccin chủng ngừa để tạo miễn dịch cộng đồng toàn cầu ?

samedi 19 décembre 2020

Tạ Duy Anh - Vĩnh biệt bộ óc lớn Nguyễn Trần Bạt


Tôi là người biên tập toàn bộ những cuốn sách đã xuất bản của Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt. Nó khoảng gần 10 ngàn trang. Hầu hết những cuốn sách của ông đều bị quy là “có vấn đề”, trong đó một cuốn, cuốn Suy tưởng, bị thu hồi, tiêu hủy…

Trước khi tôi bị tái phát căn bệnh đau đầu kinh niên, ông và tôi thường xuyên có những trao đổi qua điện thoại, có cuộc dài hàng tiếng đồng hồ. Thường ông muốn nghe quan điểm của tôi về một sự kiện, một vấn đề chính trị xã hội nào đó.

Với những bản thảo của ông, chỉ mình tôi được quyền can thiệp (cắt, sửa chữa, đề xuất…). Mỗi khi có nhà sách nào đó muốn tái bản sách của ông, nhất định họ phải được sự đồng ý của tôi, như ông công khai yêu cầu.

samedi 28 novembre 2020

GS Nguyễn Văn Tuấn - Virus Vũ Hán xuất phát từ Ấn Độ ?


Một nhóm nghiên cứu ở Thượng Hải mới công bố một bài báo khoa học [1] cho rằng SARS-Cov-2 aka virus Vũ Hán có nguồn gốc từ ... Ấn Độ ! Hay chưa ?

Ông Tập sẽ hân hoan chào đón kết quả này. Ông Trump sẽ giơ tay lên trời và văng tục "What the hell?" và sẽ tham vấn các giáo sư Mỹ. Ông thủ tướng Úc của tôi sẽ gãi đầu nói "Sao nó nói Úc cũng là nguồn gốc virus này cà?"

Nhưng trước khi chấp nhận kết quả của họ, chúng ta phải tìm hiểu xem cách họ nghiên cứu ra sao.

lundi 23 novembre 2020

Bông Lau - Ánh sáng cuối đường hầm


Có hàng chục hay hàng trăm viện bào chế dược phẩm trên thế giới đang thi thua thử nghiệm thuốc chủng ngừa coronavirus hay Covid-19. Ngay cả quốc gia Kenya ở Phi Châu được coi là chậm tiến, chỉ nổi tiếng về ngành du lịch thưởng lãm thú hoang dã ở các khu Safari, cũng lao vào trận chiến tìm thuốc chữa trị Covid-19.

Theo Tiến sĩ Samuel Sang của chương trình nghiên cứu KEMRI có trụ sở ở Kilifi, bờ biển phía đông Kenya, thì chương trình thử nghiệm này hợp tác với đại học Oxford và công ty dược phẩm AstraZeneca để chế tạo thuốc chủng ngừa ChAdOx1 nCoV-19 cho người dân Kenya.

Tưởng cũng nhắc lại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở thủ đô Nairobi, Kenya bị khủng bố Al-Qaeda đánh bom năm 1998 làm 224 người tử thương, đa số là công dân Kenya.

lundi 28 septembre 2020

Hoàng Hải Vân - Thành tựu khoa học rực rỡ về bò tót ở nước ta

 


Trong hình là con bò tót lai F1 gầy trơ xương trong trại khảo nghiệm Phước Bình của nhà nước. Đừng thấy nó gầy trơ xương mà coi thường nhé.

Theo VnExpress, nó là sản phẩm của hai đề tài khoa học. Đó là : "Nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng sinh sản của bò lai F1 giữa bò tót và bò nhà tại vùng giáp ranh Ninh Thuận và Lâm Đồng". Và đề tài cấp nhà nước “Khai thác và phát triển nguồn gen bò quý hiếm tại vùng giáp ranh ba tỉnh Ninh Thuận - Lâm Đồng - Khánh Hòa" do phó giáo sư tiến sĩ Lê Xuân Thám, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng làm chủ nhiệm.

Đề tài thứ nhất tốn bao nhiêu tiền hổng biết, đề tài thứ hai tốn 5 tỉ, đã kết thúc. Tiền đã tiêu hết, 11 con bò hiện giờ mỗi con được ăn mỗi ngày chưa tới một cuộn rơm, không gầy trơ xương mới là chuyện lạ. Nhưng đồng bào cứ yên tâm, các nhà khoa học đã có tính toán như thần.

dimanche 14 juin 2020

Virus corona có thể đã xuất hiện tại Vũ Hán từ mùa hè 2019

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại một khu phố ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 15/05/2020. AFP - STR
Đăng ngày:

Virus corona có thể đã xuất hiện tại Vũ Hán ngay từ tháng 8/2019. Một nghiên cứu của trường đại học Boston và Harvard được AFP trích dẫn hôm nay 10/06/2020 đã kết luận như trên, dựa vào sự tăng vọt các vụ khám bệnh ở các bệnh viện và những tìm kiếm trên internet về triệu chứng Covid-19.  

Một nhóm do chuyên gia Elaine Nsoesie của trường đại học Boston lãnh đạo, đã phân tích 111 ảnh vệ tinh ở Vũ Hán từ tháng 1/2018 đến tháng 4/2020, cũng như các triệu chứng bệnh thường xuyên được tìm kiếm trên trang Baidu (Bách Độ) của Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy số lượng xe cộ tại bãi gởi xe bệnh viện Vũ Hán tăng rất cao kể từ tháng 9/2019, và đạt đến đỉnh điểm vào tháng 12/2019.

mardi 19 mai 2020

Bỉ quyết ra tay chống gián điệp Trung Quốc

Toàn cảnh khu công viên công nghệ cao ở Louvain-la-Neuve (Bỉ), nơi đặt trụ sở Trung tâm công nghệ Bỉ-Trung Quốc được Tập Cận Bình khánh thành năm 2014. © Wikipedia
Đăng ngày:


Sau khi cấm cư trú đối với Tống Tân Ninh (Song Xinning), giám đốc Viện Khổng Tử đặt tại trường đại học tiếng Hà Lan ở Bruxelles (VUB) năm 2019, Bỉ vừa có quyết định tương tự với một quan chức phụ trách văn hóa của Trung Quốc tại Bruxelles. Ngoài ra, Ủy ban kiểm soát tình báo an ninh, được mệnh danh là « Ủy ban R », còn mở điều tra về nghi vấn Trung Quốc xâm nhập cả vào cơ quan tình báo Bỉ.

Vụ Viện Khổng Tử đã đánh dấu một bước ngoặt về mặt các tuyên bố công khai của Bỉ. Nước này vốn rất dè dặt khi phản ứng trước một chủ đề nhạy cảm như gián điệp Trung Quốc trên đất nước mình. Cơ quan an ninh Bỉ từ năm 2016 đã bày tỏ quan ngại trước sự xuất hiện của viện này, khi hoạt động của Viện Khổng Tử không chỉ giới hạn trong lãnh vực văn hóa mà cả chính trị. Viện Khổng Tử trực thuộc Bộ Văn hóa Trung Quốc, và tình báo Bỉ nghi ngờ ông Tống Tân Ninh che giấu các hoạt động khác, phía sau tư cách giáo sư.

samedi 18 avril 2020

‘Con virus đáng sợ’ của Trung Quốc, bài viết cũ làm người Pháp lo ngại

Đăng ngày:

mardi 7 avril 2020

Covid-19 : Cần truy xét nguồn gốc, lập tòa án y tế quốc tế



Lối vào chợ động vật hoang dã Vũ Hán, nơi xuất phát đại dịch Covid-19, bị phong tỏa, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc Ảnh chụp ngày 30/03/2020. © REUTERS/Aly Song
Đăng ngày:


Giáo sư Didier Sicard của trường đại học Sorbonne, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, khi trả lời đài France Culture đã nhận định, mọi nghiên cứu đang tập trung vào việc tìm kiếm vác-xin, nhưng bỏ quên nguyên nhân từ loài vật của nạn dịch virus corona xuất phát từ Vũ Hán. Ông đòi mở tòa án quốc tế về dịch tễ, trong bối cảnh trên thế giới đã có trên 73.000 nạn nhân thiệt mạng vì đại dịch, và riêng tại Pháp có 9.000 người tử vong.

France Culture : Ông muốn quay lại với nguồn gốc của đại dịch corona ?

GS Sicard : Điểm xuất phát của đại dịch này là một ngôi chợ ở Vũ Hán, tại đó chen chúc đủ loại thú hoang : rắn, dơi, tê tê…nhốt trong những lồng tre. Tại Trung Quốc, những con thú này được mua để ăn Tết Canh Tý. Chúng khá đắt, và đây là món ăn rất được ưa thích.

mardi 31 mars 2020

Ba kịch bản nhiễm virus corona

Bệnh viện Bichat ở Paris, nơi tiếp nhận du khách Trung Quốc 80 tuổi, bệnh nhân đầu tiên tử vong tại Pháp vì virus corona chủng mới. REUTERS/Benoit Tessier
Đăng ngày:

Cho dù mới theo dõi trên 5 ca, nhưng các nghiên cứu của Pháp được công bố trên The Lancet hôm 27/03/2020 và được Le Figaro đưa lại mang ý nghĩa quan trọng, vì lần đầu tiên ghi chép rất cụ thể những diễn biến sau khi bị nhiễm virus corona. 

Các tác giả ghi nhận ba loại triệu chứng lâm sàng và sinh học khác nhau ở 5 bệnh nhân bị nhiễm virus Covid-19. Có hai kịch bản diễn tiến tích cực, có hoặc không có biểu hiện nặng, và kịch bản xấu nhất dẫn đến tử vong.

Cả ba kịch bản trên chỉ liên quan đến những người có triệu chứng bệnh, để sang một bên phần nổi của tảng băng là những ai bị nhiễm nhưng không phát ra triệu chứng. Theo ước lượng của Trung Quốc đăng hôm 16/3 trên tạp chí Science, cứ mỗi ca xác định dương tính lại có từ 5 đến 10 ca khác là người lành mang mầm bệnh (không triệu chứng), chiếm 86% số trường hợp lây nhiễm.