Một con virus đáng sợ được tạo ra tại Trung Quốc
Các nhà khoa học cảnh báo
về việc các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã lai tạo ra một con virus loại cúm gà
rất nguy hại.
Hữu ích hay nguy
hiểm ? Cộng đồng khoa học thế giới rúng động từ khi tạp chí Mỹ Science
loan tin các nhà sinh học Trung Quốc lai tạo ra một con virus nguy hại. Trong
lúc Trung Quốc phải chiến đấu với dịch cúm gà không biết đến lần thứ bao nhiêu,
một nhóm nghiên cứu của trường đại học nông nghiệp Cam Túc lại cho ra đời một
con virus mới, trộn lẫn gien H5N1 với H1N1.
Virus H5N1 đã lây nhiễm
cho 628 người từ năm 2003 với tỉ lệ tử vong lên đến 60%, có thể lây từ loài
chim sang người, nhưng không từ người sang người. Còn virus H1N1, xuất hiện ở
Mêhicô năm 2009, không gây tử vong nhiều hơn cúm thường nhưng lây lan rất mạnh.
Con virus này có thể đã khiến 1/5 dân số thế giới bị nhiễm trong đại dịch vào
năm đó, giết chết 18.000 người.
Mục tiêu thí nghiệm không rõ ràng
Con virus lai tạo tại
Trung Quốc mang tính chất tệ hại nhất của cả hai, với đặc điểm đáng ngại là có
thể dễ dàng lây giữa hai con chuột lang với nhau, qua đường hô hấp, chẳng hạn
qua một cái hắt hơi. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc kết luận : con virus
H5N1 độc hại chỉ cần biến thể một chút là có thể lây lan giữa loài có vú.
« Có nên can
thiệp vào thế giới tự nhiên chỉ để chứng minh điều đó hay không ? »
- các chuyên gia tức giận. Đây là việc không đáng làm so với những rủi ro phải
gánh lấy. Chỉ cần một thao tác sai, một sự rò rỉ, một ý đồ xấu là một con virus
biến đổi gien loại này có thể dễ dàng « nhiễm độc cho con người, gây
ra từ 100.000 đến 100 triệu cái chết » - theo ước tính của Simon Wain
Hobson ở Viện Pasteur.
Tòa soạn Le Parisien ngày 13/04/2020 phải cho đăng một bài mới mang tựa đề « Virus đáng lo sợ tạo ra tại Trung Quốc : Năm câu hỏi về bài báo mà bạn đọc đang hoang mang ». Nội dung như sau :
Từ
vài ngày qua, một trong số các bài báo của chúng tôi nói về một con
virus được tạo ra trong phòng thí nghiệm ở Trung Quốc năm 2013, đã gây
chú ý và lo ngại cho nhiều cư dân mạng.
‘’Đây có đúng là một
bài viết của quý báo hay là fake ?’’, ‘’Bài này có từ năm 2013 ! Họ đã
chế thêm những thứ khốn kiếp nào nữa ?’’, ‘’Có căn cứ để đặt câu hỏi,
nếu thêm vào sự kiện các virus này được trữ trong phòng thí nghiệm P4
duy nhất của Trung Quốc ở Vũ Hán’’… »
Bài báo đã được đọc rất
nhiều trong những ngày gần đây và đôi khi được những trang khác đăng
lại. Thông tin này dù có thực, cũng cần đặt lại trong bối cảnh cụ thể,
để không liên hệ với con virus corona chủng mới xuất hiện tại Trung Quốc
cuối năm 2019.
Bài viết nói về điều gì ?
Bài báo đề ngày 05/05/2013 trong Le Parisien,
nêu ra cuộc tranh luận trong giới nghiên cứu. Nhiều nhà khoa học chia
sẻ lo ngại về việc Trung Quốc tạo ra trong phòng thí nghiệm một con
virus bao gồm các đặc tính của virus cúm A H1N1 (xuất xứ một phần từ
loài vật, có thể lây từ người sang người) và virus H5N1 (xuất xứ loài
vật, lây từ loài chim sang người, nhưng không từ người sang người).
Thông tin này là đúng, như cựu nhà báo Claudine Proust của chúng tôi chuyên viết về y tế đã xác nhận. « Đề tài này có thể từ một bản tin của AFP »,
có thêm giải thích của nhà vi trùng học Jean-Claude Manuguerra, nay là
người chịu trách nhiệm đơn vị can thiệp sinh học khẩn cấp (CIBU) của
Viện Pasteur.
Tuy nhiên Le Parisien không phải là tờ báo duy nhất đưa tin này, mà thông tin còn có trên trang web của France Info, Futura Sciences hay Le Quotidien du Médecin.
Việc lai tạo này liệu có liên quan đến virus corona chủng mới ?
Nhà sinh học Mỹ Richard H.Ebright, là người có tham gia trong số các nhà khoa học chỉ trích nghiên cứu trên, trả lời là không. « Không
có quan hệ nào giữa con virus lai tạo H5N1-H1N1 và SARS-CoV-2 (tên khoa
học của virus corona chủng mới). Hai con virus này thuộc những ngành
(phyla) khác nhau. Chúng khác xa như trùng đất với con người » - giám đốc phòng thí nghiệm của Waksman Institute of Microbiology ở tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ bình luận.
Các
cư dân mạng khác cho rằng, nếu có khả năng lai tạo ra con virus mới
giữa hai chủng virus như thế, thì SARS-CoV-2 cũng có thể là virus do con
người tạo ra.
Trên thực tế, tất cả cho thấy virus corona chủng mới có nguồn gốc tự nhiên. Một công trình đăng trên tạp chí Nature ngày 17/3 do các nhà nghiên cứu Mỹ, Anh, Úc tiến hành, kết luận rằng « SARS-CoV-2 không phải là sản phẩm của phòng thí nghiệm hay một con virus được cố ý tạo ra ».
Tiến sĩ Etienne Simon-Loriere của Viện Pasteur cho biết một trong những bằng chứng là « không có một dấu vết nào trong bộ gien của SARS-CoV-2 giống với một mã di truyền nhân tạo ».
Cách thức mà con virus bám vào các thụ thể để xâm nhập vào tế bào, cũng
khác hẳn với các virus SARS mà phòng thí nghiệm biết được.
Ông nói : « Nếu
nó do con người tạo ra, thì họ đã cóp lại những virus SARS cũ. Người ta
không thể sáng chế ra cách thức độc đáo này để bám vào thụ thể tế bào
con người. Bộ gien thì tất cả đều có, người ta giải mã tại tất cả các
nước, nhưng không có yếu tố nào cho thấy có dấu vết bàn tay con người.
Không có dấu hiệu nhân bản vô tính hay tổng hợp ».
Cuộc thí nghiệm năm 2013 liên quan đến vấn đề gì ?
Nghiên cứu này trộn lẫn chất liệu di truyền của virus cúm gà H5N1 với virus gây đại dịch H1N1 để sản sinh ra một loại « virus tái tổ hợp ».
Nó được tiến hành bởi một ê-kíp Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu thú y
Cáp Nhĩ Tân (Harbin), trực thuộc Viện hàn lâm nông nghiệp Trung Quốc ở
miền đông bắc (cách Vũ Hán hơn 2.200 km).
Nghiên cứu cho thấy con virus lai tạo lây nhiễm « rất dễ dàng giữa hai con chuột lang, thông qua đường hô hấp », « chẳng hạn chỉ cần một cái hắt hơi ».
Các nhà nghiên cứu kết luận virus H5N1 (lây từ chim, gia cầm sang
người) chỉ cần biến thể một chút là có thể lây lan giữa loài có vú với
nhau. Điều đáng sợ là virus H5N1 gây chết người dữ dội hơn so với H1N1.
Kết quả nghiên cứu này trước hết được tạp chí Nature đăng lên vào tháng
5/2013, vài tuần sau được tạp chí Science đưa lại.
Tác động của nghiên cứu này như thế nào ?
Tranh
cãi đã nổ ra với các nhà khoa học khác, nhất là tại Viện Pasteur Pháp
và trường đại học Queen Mary ở Luân Đôn, với nhận định một nghiên cứu
như vậy chẳng giúp học hỏi được gì mới nhưng lại gây rủi ro rất lớn, và
như vậy là vô dụng. Theo nhà nghiên cứu Simon Wain Hobson, Viện Pasteur
thì chỉ cần một thao tác sai, một sự rò rỉ hay ý đồ xấu là con virus
loại này có thể dễ dàng lây nhiễm cho con người, khiến 100.000 đến 100
triệu người tử vong.
Nhưng theo ông Etienne Simon-Loriere, rủi ro rất thấp do « được tiến hành trong một phòng thí nghiệm với các điều kiện khắt khe để tránh tối đa nguy cơ virus thoát ra bên ngoài ». Và
từ đó đến nay, đã có những quy định mới tại một số phòng thí nghiệm,
buộc phải được các hội đồng khoa học và chuyên gia bên ngoài chấp thuận
trước khi tiến hành các thí nghiệm loại này.
Sau các tranh cãi, đa
số chuyên gia Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu các loại virus khác và các
loài vật khác, chứ không nhất thiết với các « virus tái tổ hợp ».
Một số nghiên cứu việc lây lan virus H7N9 thông qua giọt bắn giữa loài
chồn, và lợi ích của vaccine chống H7N9 trên loài hữu nhũ.
Tạo ra virus là chuyện thường tình ?
Vâng,
nhưng việc này luôn có rất nhiều quy định để bảo đảm an toàn. Việc xem
xét virus, thay đổi thành phần… nằm trong phạm vi công việc của các nhà
nghiên cứu. Ngược lại, ít có chuyện đi quá xa như thế, tạo ra những con
virus nguy hiểm chết người. Ông Etienne Simon-Loriere nói rõ : « Tại Viện Pasteur, chúng tôi chưa bao giờ tiến hành những việc tương tự ».
Cần
ghi nhận rằng việc lai tạo ra con virus H1N1-H5N1 nằm trong bối cảnh
việc tạo ra trong phòng thí nghiệm một con virus giết người và có độ lây
nhiễm rất cao, được mệnh danh là « Frankenvirus » (virus Frankenstein),
gây tranh cãi dữ dội.
Ghi chú của RFI Tiếng Việt : Bài viết trên đây của Le Parisien được đăng trước khi có thông tin của Fox News
ngày 15/04/2020 về virus corona chủng mới lọt ra từ phòng thí nghiệm ở
Vũ Hán do sơ xuất. Ngay sau đó tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đang
điều tra về nghi vấn này.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.