Affichage des articles dont le libellé est Nghèo túng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nghèo túng. Afficher tous les articles

samedi 15 juillet 2023

Đỗ Duy Ngọc - Khốn nạn

 

Từ tháng 1/2021, Malaysia ban bố tình trạng khẩn cấp vì đại dịch Covid lên cao điểm, và yêu cầu các sứ quán phải đưa người nước mình đã mãn hạn tù đang trong các trại về nước.

Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã tổ chức 21 chuyến bay, trong đó có 8 chuyến bay đưa 1.891 người đã chấp hành xong án phạt tù về nước.

Đại sứ Việt Nam ở Malaysia lúc đó là Trần Việt Thái. Ông này chỉ đạo các cán bộ ở đại sứ quán thu những số tiền cao hơn quy định để chia nhau. Những người muốn được bay về phải nạp đủ tiền mới được về nước.

lundi 29 mai 2023

Lê Đức Dục - Ai chở mùa hè của em đi đâu ?

 

Mấy bạn ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) vừa đăng mấy tấm ảnh ở bến xe huyện chụp mấy em bé tuổi tầm 3-10 tuổi đang chuẩn bị lên xe

Các em đi đâu ?

Các bạn cho biết những em bé này được người thân gửi nhà xe theo vào Đắc Lắc, Bình Phước … thăm bố mẹ mình đang làm ăn xa quê.

samedi 20 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (4)

Khoai lang ăn nhiều bị nóng cổ, nhãi ruột, mà không ăn thì đói. Những nhà nghèo còn ăn luôn cả củ khoai bé tí (vốn để nuôi lợn), quê tôi gọi là khoai rãi, chả cần gọt vỏ, bỏ vào rổ tre chà xát cho vỏ mỏng ra rồi ghế chung với gạo.

Ăn khoai rãi cũng có nguyên do, bởi củ khoai lang to đem bán mua gạo, cả chục ký khoai mới được ký gạo. Củ nhơ nhỡ thì rửa sạch thái phơi khô bỏ vào chum chờ ngày giáp hạt. Nông thôn miền Bắc những năm trước và sau 1975 nhà nào cũng phải thủ sẵn chum khoai khô.

Tôi nhớ năm 1972, cơn bão số 7 vật vã quăng quật suốt một ngày, rồi tiếp đến mưa tầm tã thêm ngày nữa, nhà tôi phen ấy mà không có chum khoai khô có lẽ đổ đói cả nhà. Hết gạo không còn hột nào, chả thể chợ búa gì, bu tôi lấy khoai lang khô bung với đỗ đen, ăn cầm cự qua được cơn bão.

jeudi 18 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (2)

 

Đầu thập niên 60, sau một thời gian ngắn thí điểm làm ăn theo hình thức tổ đổi công (cứ 5 - 10 nhà ghép lại với nhau, ruộng đất vẫn riêng nhưng trâu bò nông cụ thì chung, lao động vần công), nông dân miền Bắc bị đảng và nhà nước ép vào hợp tác.

Hợp tác tước đoạt hết ruộng đất và công cụ sản xuất, làm việc tính điểm, 10 điểm được gọi là 1 công. Cuối vụ chiêm hoặc mùa, mỗi nhân khẩu một vụ được chia vài chục cân thóc, quy thành gạo chỉ vài ký/tháng, thế là bắt đầu cuộc trường kỳ ăn độn.

Trước đó, còn riêng lẻ, nồi cơm vừa mới hôm nào bắc lên mở vung ra cơm trắng thơm phưng phức. Đến nỗi mấy bà người thôn Du Lễ, Tú Đôi xã Kiến Quốc bên cạnh đi chợ huyện ngang qua, thường vào nhà tôi xin nước mưa uống cho đỡ khát giữa độ đường, các bà hỏi “Ông ơi, nhà ta nấu gạo gì mà thơm thế?”.

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (1)

 

Cách đây mấy hôm, trên phây cô nhà văn Phan Thúy Hà (tác giả những cuốn sách lừng danh như Gia đình, Đừng kể tên tôi, Tôi là con gái của cha tôi, Qua khỏi dốc là nhà...) kể chuyện một anh bộ đội sau khi đánh nhau ở miền Nam, hết chiến tranh trở về quê nhà Nghệ Tĩnh, anh không ngờ người quê mình đang tiến lên chủ nghĩa xã hội mà đói đến thế. Có chi tiết buồn thảm kinh lắm, tôi không tiện biên ra đây.

Chợt nghĩ, mình chính là chứng nhân lịch sử của thời đen tối đói kém ấy, sao không ghi lại để góp vào cái bảo tàng đói kém mà thể chế này đã tạo nên, dù họ cố tình lờ đi.

Mới chỉ vài chục năm thôi nhưng chuyện này đã xưa như cổ tích. Bọn trẻ bây giờ, ngay cả những đứa sống ở vùng nông thôn nghèo cũng chả biết "ăn độn" là gì. Chúng không hình dung ăn mà lại độn, đâm ra thắc mắc độn thế nào, độn cái gì, sao lại phải độn…

samedi 22 avril 2023

Hương Nguyễn - Cánh cửa đã đóng

 

Phòng khám thận có một bệnh nhân gần 80 tuổi, bị bệnh thận mạn, tiểu đường type 2, lại thêm tắc động mạch khoeo chân đã đặt stent.

Vì vậy, bệnh lý của ông phức tạp. Vì nhà ông gần bệnh viện, nên khi khám bệnh và làm cận lâm sàng xong, tôi nói con trai ông đưa cha về nhà nghỉ ngơi, rồi người con trai quay lại chờ kết quả xét nghiệm và lấy thuốc.

Hơn một giờ sau, tôi đưa toa thuốc cho cậu con trai. Một toa bảo hiểm y tế, một toa mua thuốc tại nhà thuốc dịch vụ.

dimanche 15 janvier 2023

Phan Thúy Hà - Người lái xe ôm trên phố Sài Gòn

 

Viết sách về người thật mình có nỗi khổ tâm. Là khi nghe tin họ ra đi. Mình luôn bị day dứt, mà không hiểu mình day dứt vì điều gì. Các nhân vật trong sách mình nhiều người khổ quá. Khổ tinh thần đã đành, tiền bạc cũng không có, bệnh tật nữa.

Hôm nay, “Người lái xe ôm trên phố Sài Gòn”.

Những dòng cuối trong bài viết về chú là những giọt nước mắt.

Nguyễn Văn Tuấn - Vẫn còn những thân phận cơ cực

 

Anh ấy đi đâm chuột (cách nói phổ biến ở đây để chỉ ‘săn chuột’) trong đêm. Và sáng nay bà con thấy cái xuồng trôi dạt trên sông còn anh ấy thì biệt tăm, rất có thể đã mất mạng.

Người dân địa phương đoán rằng anh có thể bị ghe lớn đụng trong đêm, và anh ấy đã mất mạng vì cú đụng đó. Vẫn theo kinh nghiệm, khoảng 2 ngày sau thì xác sẽ nổi lên và bà con sẽ vớt thi thể anh ấy về an táng.

Bà con chòm xóm nghe hung tin bèn ‘triển khai’ thuyền bè khắp các ngã sông và rạch để tìm xác anh ấy. Cho đến nay, đã qua 48 giờ, chỉ thấy cái xuồng và công cụ săn chuột, nhưng vẫn chưa phát hiện thi thể anh ấy.

lundi 9 janvier 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Bài học từ tai nạn cháu Hạo Nam

 

Cả nước hướng về cuộc giải cứu cháu Hạo Nam. Nhắc lại quá trình giải cứu cháu Hạo Nam bất thành chỉ thêm đau lòng. Với không ít người còn là sự giận dữ. Với nhiều người là lo lắng. Vì đau lòng, giận dữ và lo lắng nên mới cần rút ra các bài học sau đây.

1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

Bài học đầu tiên là về an toàn lao động. Việc nhà thầu thi công không che đầu cọc bê tông, không che chắn lỗ khoan cọc bê tông là sai phạm không tha thứ về an toàn lao động.

vendredi 6 janvier 2023

Trần Hữu Hiệp - Cái chết của Hạo Nam

 

Tôi đã cố gạt bỏ lý trí để mong mỏi khoảnh khắc Hạo Nam được đưa ra từ cọc bêtông, xây xẩm toàn thân, thất thần, nhưng vẫn còn thở.

Dẫu vậy, mọi hy vọng tắt ngúm khi nhà chức trách, cuối cùng đã công bố nhận định của họ rằng khả năng cháu bé còn sống là bằng không, mọi nỗ lực còn lại là để đưa cháu về lo tang sự.

Đến nước này, một đồng nghiệp nữ vẫn nghẹn giọng chia sẻ với tôi: "Giá như bây giờ đột nhiên thằng bé chui ra từ một ngóc ngách nào đó khác, chứ làm sao nó lại sa chân vào cái hố đó được anh?". Nhưng camera công trường, tôi xem đi xem lại, không chừa ra hy vọng nào như thế cả. Cậu bé 10 tuổi, nặng chỉ hơn 20 kg đã lọt vào cọc bêtông rỗng ruột, đường kính 25 cm, đóng sâu xuống đất 35 mét.

mercredi 4 janvier 2023

Đặng Chương Ngạn - Viết từ một bức vẽ

 

Anh đã ch tng phút tng giây

Qun tht, âu lo, khc khoi

Hy vng đêm

Hy vng sáng

Chiu

Bé con tr li

Trên mt đt này

Như mt phép màu

lundi 2 janvier 2023

Bùi Chí Vinh - Suy nghĩ từ vụ đứa bé rơi xuống trụ bê-tông sâu 35 mét

 

Nghèo quá mi rơi xung tr bê tông

Nếu giàu thì đâu có vy

Nếu là con cán b thì gi này đang nhún nhy

Trước gameshow ng kính truyn hình

Nghèo quá mi sinh ra xã Phú Li huyn Thanh Bình

Mười tui ch nng 23 ký

Thân th còm nhom như căn nhà trên đường đê Tân M

Còm nhom đến mc đ lt thm vô tr bê tông mt cách d dàng

dimanche 25 septembre 2022

Phó Đức An - Putin đạp ga tăng tốc, Nga tiến gần đến đói nghèo

 

Nếu ông cha bạn để lại một tài sản khổng lồ cho bạn, nhưng bạn không biết giữ, không biết làm ăn thận trọng, hợp pháp.

Suốt ngày tung tiền ăn chơi phá phách, cờ bạc rượu chè vô độ không kiềm hãm, trong khi đó bạn bị mọi người ruồng bỏ. Không còn cơ hội làm ăn kiếm thêm tiền, đồ vật quý giá đem bán lấy tiền cũng chẳng ai đoái hoài. Bạn rơi vào tình cảnh ngồi ăn núi lở, nhưng vẫn phải chi nhiều tiền để chữa trị bệnh tật dai dẳng bám trên người.

Thử hỏi, với tình cảnh như vậy, bạn chống cự được bao lâu? Đấy chính là khái niệm rõ nét diễn giải mộc mạc nhất về ý đồ cấm vận, phong tỏa, bầy binh bố trận của mấy cái đầu Do Thái Mỹ hòng bóp chết kinh tế Nga.

dimanche 28 août 2022

Hà Phan - "Đừng đẩy họ ra khỏi trung tâm để mời gọi người giàu"

 

Tôi cũng như nhiều anh chị ở đây, từng đi đến những thành phố hoa lệ bậc nhất hành tinh như Paris, New York đều thấy rõ vẫn đầy những hàng rong.

Không ít người trong chúng ta thường coi đó như một nét văn hóa bản địa với nhiều điều thú vị.

Nhưng tại Sài Gòn, nơi tứ xứ tụ về và vì không dẹp được một số kẻ bán rong chèn ép du khách mà ông Vũ Nguyễn Quang Vinh, Phó chủ tịch UBND quận 1, cho rằng cần “chặt đứt mắc xích này để bà con chọn những dịch vụ khác”!

Nguyễn Kiều Hưng - Có nên dẹp hàng rong?

 

Người bán hàng rong là những ai ?

Họ thuộc tầng lớp lao động phổ thông hoặc thấp hơn. Chấp nhận một công việc vất vả, đủ thu nhập để trang trải cuộc sống hàng ngày.

Dẹp hàng rong được không? Thưa là không, bởi lý do mưu sinh cao hơn mọi thứ. Do đó, muốn dẹp hàng rong phải có chính sách, cơ chế đảm bảo mưu sinh cho họ. Việc này thì quá khó thực hiện, vì tìm một nghề phù hợp để chuyển đổi là bất khả thi.

vendredi 26 août 2022

Ngô Nguyệt Hữu - Dân mình, bên đó !

 

Em của tôi hỏi, “Anh ơi, không lẽ dân mình giờ khổ tận vậy ha anh! Sang cả Campuchia trở thành nô lệ rồi”.

Tôi trả lời, “Nhiều năm trước anh đã dự đoán, nếu lãnh đạo cứ nói những lời rời xa hiện thực, dân sẽ tận cùng bi kịch”.

Campuchia cách nước mình có một xíu, đằng đẵng lịch sử chính thống ghi chép, Campuchia là tiểu quốc, chưa bao giờ có thể so sánh với Việt Nam của chúng ta cả về quy mô, dân số và tiềm lực. Thậm chí, lãnh đạo đương nhiệm của Campuchia cũng được chúng ta đào tạo, giúp đỡ.

lundi 1 août 2022

Võ Hồng Phúc - Thời của cái loa phố

 

Năm 1960 các đơn vị hành chính thuộc thành phố trong nội thành Hà Nội gọi khác bây giờ.

Trong nội thành chia thành các khu phố, gọi tắt là khu, dưới khu chia thành các khối. Các khối không phải là một cấp hành chính. Mọi việc hành chính đều giải quyết trên khu. Năm 1960 có 8 khu, trong đó có khu Hàng Cỏ, khu Hai Bà. Sau đó mới sáp nhập lại còn 4 khu.

Bọn trẻ chúng tôi hồi năm 1960 thường đố nhau: Hà Nội có khu nào bẩn nhất, khu nào nuôi nhiều trâu bò nhất. Bên kia không đoán được, chúng tôi vỗ tay cười: dễ thế mà không đoán ra! Sau năm 1980, thực hiện Hiến pháp 1980 mới chia thành quận, thành phường. Phường trở thành một cấp hành chính. Bộ máy hành chính ở phương lớn dần lên như ngày nay.

mardi 5 avril 2022

Peter Pho - Luật Chiến Tranh

 

Mấy hôm nay, nhìn cảnh quân Nga giết người tàn bạo tại Ukraine mà ghê sợ. Không thể tin được loài người trong thế kỷ 21 lại vẫn còn giữ nguyên bản tính sài lang.

Lão thiết nghĩ, Liên Hiệp Quốc chẳng phát huy nổi vai trò gì trong vấn đề này. Rồi lại nghĩ, tại sao một luật lệ cho chiến tranh mang tính răn đe và xử phạt với tội ác hủy diệt nhân loại, đến nay vẫn chưa được soạn thảo và thông qua?

Phải có một đạo luật chiến tranh cho bất kể cuộc chiến nào trong hiện tại và tương lai. Trong đó có những đạo luật cấm “nhấn nút trước” dùng đến vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học trong chiến tranh. Ngăn cấm cố ý bắn vào dân thường, hãm hiếp phụ nữ phe đối phương.

dimanche 3 avril 2022

Đặng Bích Phượng - Lính Nga và những chiến lợi phẩm tội nghiệp

 

Đọc tin về chiến lợi phẩm mà lính Nga mang theo, trên đường rút quân, thấy thương hơn là thấy khinh ghét.

Những người lính ở vùng nông thôn Nga, nghèo xơ xác, nên chiến lợi phẩm của lính cũng hầm bà lằng, rất đời thường.

Những năm 88-90, nhà em sang Nga theo dạng "hợp tác lao động", mục đích chính là để mục sở thị về một đất nước và con người, rất lãng mạn qua các cuốn tiểu thuyết. Mơ mộng đến thăm bảo tàng Éc mi ta giơ (Ermitazh), thăm điền trang của Tolstoi và những địa danh từng đọc trong sách.

lundi 14 février 2022

Lưu Trọng Văn - Nơi đây ra đi bao nhiêu nàng tiên…


Như bao em gái miền Tây, em đã ra đi tìm đường thoát nghèo từ những túp nhà tranh không cửa nẻo mặc gió mưa lùa ấy.

Em có tuổi thơ cơ cực do nhà không có nổi chiếc thuyền nan để lùa vịt mùa nước, khi ngực chưa nhú trái cau em đã phải dìm mình trong nước lùa vịt. Vậy là biết bơi...rồi bơi không biết mệt.

Giúp ba mẹ gánh gồng, đồng áng suốt ngày đội nắng mưa người săn chắc lại, có khoai ăn khoai, có cháo húp cháo... thế là thép tự nhiên tôi.