Affichage des articles dont le libellé est Miền Bắc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Miền Bắc. Afficher tous les articles

jeudi 18 mai 2023

Dương Quốc Chính - Cách gọi tên mỗi miền

 

Gần đây mình đọc sách thấy các dịch giả hầu như dịch sai cách gọi mỗi miền ở Việt Nam, toàn dùng từ "Bộ" là cách gọi bây giờ. Ví dụ "Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Bộ", rất buồn cười.

Dịch chuẩn thì phải dùng từ cho đúng theo từng giai đoạn lịch sử.

Minh Mạng đặt tên Nam Kỳ và Bắc Kỳ (không có Trung Kỳ), không phải Pháp đặt. Pháp nó đặt theo tiếng Pháp cơ, không việc gì phải nhục với chữ đó mà lảng tránh. Thời Pháp thuộc thì tên chính thức ba miền là: Tonkin (Bắc Kỳ), Annam (Trung Kỳ), Cochinchine (Nam Kỳ). Nam Kỳ có thống đốc, Trung Kỳ có khâm sứ, Bắc Kỳ có thống sứ đứng đầu. Tất cả đều là người Pháp.

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (2)

 

Đầu thập niên 60, sau một thời gian ngắn thí điểm làm ăn theo hình thức tổ đổi công (cứ 5 - 10 nhà ghép lại với nhau, ruộng đất vẫn riêng nhưng trâu bò nông cụ thì chung, lao động vần công), nông dân miền Bắc bị đảng và nhà nước ép vào hợp tác.

Hợp tác tước đoạt hết ruộng đất và công cụ sản xuất, làm việc tính điểm, 10 điểm được gọi là 1 công. Cuối vụ chiêm hoặc mùa, mỗi nhân khẩu một vụ được chia vài chục cân thóc, quy thành gạo chỉ vài ký/tháng, thế là bắt đầu cuộc trường kỳ ăn độn.

Trước đó, còn riêng lẻ, nồi cơm vừa mới hôm nào bắc lên mở vung ra cơm trắng thơm phưng phức. Đến nỗi mấy bà người thôn Du Lễ, Tú Đôi xã Kiến Quốc bên cạnh đi chợ huyện ngang qua, thường vào nhà tôi xin nước mưa uống cho đỡ khát giữa độ đường, các bà hỏi “Ông ơi, nhà ta nấu gạo gì mà thơm thế?”.

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (1)

 

Cách đây mấy hôm, trên phây cô nhà văn Phan Thúy Hà (tác giả những cuốn sách lừng danh như Gia đình, Đừng kể tên tôi, Tôi là con gái của cha tôi, Qua khỏi dốc là nhà...) kể chuyện một anh bộ đội sau khi đánh nhau ở miền Nam, hết chiến tranh trở về quê nhà Nghệ Tĩnh, anh không ngờ người quê mình đang tiến lên chủ nghĩa xã hội mà đói đến thế. Có chi tiết buồn thảm kinh lắm, tôi không tiện biên ra đây.

Chợt nghĩ, mình chính là chứng nhân lịch sử của thời đen tối đói kém ấy, sao không ghi lại để góp vào cái bảo tàng đói kém mà thể chế này đã tạo nên, dù họ cố tình lờ đi.

Mới chỉ vài chục năm thôi nhưng chuyện này đã xưa như cổ tích. Bọn trẻ bây giờ, ngay cả những đứa sống ở vùng nông thôn nghèo cũng chả biết "ăn độn" là gì. Chúng không hình dung ăn mà lại độn, đâm ra thắc mắc độn thế nào, độn cái gì, sao lại phải độn…

lundi 15 mai 2023

Lưu Trọng Văn - Đến tận bây giờ mới được ưu tiên !

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại thành phố Cần Thơ, ngày 14/05 cho biết:

“Đường sắt tốc độ cao nối Bình Dương, Thành phố HCM với Cần Thơ - thủ phủ miền Tây 174 km, đi qua Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ với tổng đầu tư 9 tỉ USD, khổ đường 1.435 mm, tốc độ thiết kế lớn nhất 190 km/h đang được khởi động thực hiện.”

Theo thủ tướngChính phủ đã đàm phán với các đối tác, ưu tiên triển khai dự án trên. Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long còn có hai tuyến đường cao tốc chính được đẩy nhanh triển khai gồm: TP HCM - Cà Mau (một số đoạn được khởi công vào tháng 6) và cao tốc trục Đông - Tây từ Sóc Trăng qua Cần Thơ, Hậu Giang đến An Giang.

Gã vừa đi từ Sài Gòn tới Bạc Liêu mất hơn 6 giờ 30 cho gần 270 km. Nhờ cao tốc Trung Lương và cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận hơn 100 km chỉ mất khoảng 1 giờ 30 nên mới được vậy. Có nghĩa là với quãng đường gần 180 km từ cầu Mỹ Thuận, qua Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng đến xứ sở của Dạ cổ hoài lang và công tử Bạc Liêu mất khoảng 5 tiếng đồng hồ.

Mai Thị Mùi - Một làn sóng phẫn uất mới từ miền Nam Việt Nam

 

Chưa bao giờ có làn sóng kỳ thị “Bên kia vĩ tuyến” mạnh mẽ như bây giờ!

Suốt từ 75 đến giờ, dân Nam đã ăn đủ mùi tráo trở, xảo quyệt, lọc lừa rồi. Họ ấm ức, họ tức tưởi, họ chán ngán quá nhiều rồi. Người dân Nam nào lên tiếng sẽ bị cho là kỳ thị. Một người Bắc 54 lên tiếng cũng bị cho là mất gốc nên mới nói. Còn một người Bắc 75 lên tiếng thì họ cho là vào hùa với dân Nam. Tôi, một con Bắc kỳ 1985 lên tiếng thì bị cho là cố xóa vết tích Bắc kỳ, muốn chứng minh mình là thượng đẳng. Bác sĩ Nhàn Lê, Bắc kỳ 2000 lên tiếng bị cho là nói lấy lòng dân miền Nam.

Đến bao giờ, bao giờ người miền Bắc mới chịu nhìn nhận lại bản thân? Trên Facebook, tôi và bác sĩ Nhàn Lê là hai người lên tiếng mạnh mẽ và thẳng thắn nhất về các thói hư tật xấu của người miền Bắc. Tại sao?

dimanche 14 mai 2023

Dương Quốc Chính - Nhà hát quan họ Bắc Ninh

 

Cái nhà hát quan họ Bắc Ninh mình thấy có mấy vấn đề. Quan họ vốn không phải là loại hình biểu diễn trong một nhà hát quy mô lớn.

Đã là quan họ thì nên biểu diễn ở một không gian nhỏ, có thể có chi tiết truyền thống. Chứ quan họ, chèo tuồng, rối nước... mà biểu diễn ở không gian lớn kiểu nhà hát phương Tây (như đa số hiện nay) thì cũng như biểu diễn Opera ở sân đình vậy.

Nói thật là biểu diễn quan họ cũng chả có được dăm trăm khán giả mua vé đâu, giấy mời thì may ra. Thế nên chế ra nhà hát quan họ chắc chủ yếu để giải quyết cái mục "Sự cần thiết phải đầu tư" trong thuyết minh dự án. Đại khái hiểu là có cớ để lập dự án tiêu tiền ngân sách. Vì thế, lấy cớ nhà hát quan họ để bố trí ghế kèm bàn kiểu Đồng Kỵ là không hợp lý. Cái này chính mình cũng phải chém gió nhiều rồi, anh em trong nghề cả, nên không lạ!

vendredi 12 mai 2023

Võ Nhật Thủ - Đọc cái này thiệt muốn chửi !

 

« Những đồng bào miền Bắc bị những người chỉ huy quân đội Pháp và bọn Ngô đình Diệm cưỡng ép vào Nam vừa đến nơi thì bị dồn vào những nhà thương, trường học, nhà chứa xe, nhà kho khắp các ngả đường Sài-gòn - Chợ-lớn. Đồng bào chen chúc nhau chỗ nào cũng chật ních, có chỗ 4 người ở một thước vuông.

Nhà thương, trường học không đủ, chúng che thêm những cái hộp lụp xụp bằng tôn, cao không được 1 thước để nhốt người vào đó. Mưa thì nước tràn vào, không chỗ ngồi, chỗ đứng. Nhiều người phải nằm ngoài trời hoặc ở bãi tha ma. Mưa to nước ngập, thế là thúng, bị, quần áo nổi lềnh phềnh.

Ở trại Phú thọ, 2.000 người mà chỉ có 13 miếng vải che, đồng bào phải nằm trên đất ướt. Buổi sáng quanh một cái giếng có hàng hai ba trăm người chen nhau. Tờ báo phản động Mỹ Nữu Ước Thời báo cũng phải nhận rằng tại Sài-gòn nhân dân miền Bắc "di cư" vào đang ở trong một tình trạng vô cùng hỗn độn.

lundi 24 avril 2023

Nguyễn Văn Tuấn - ‘Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi …’

 

Vậy là 14 người chết trên biển Đài Loan đều là người Việt. Tất cả đều xuất phát từ miền Bắc. Tất cả cũng chỉ vì miếng cơm manh áo - theo như một người trong cuộc nói thật.

Hơn 45 năm rồi mà người Việt vẫn còn ra đi. Đi nhiều là đằng khác.

Trong suốt 25 năm qua, mỗi năm có gần 100.000 người Việt rời quê hương đi định cư ở nước ngoài, chủ yếu là Mỹ. Họ ra đi chủ yếu là vì lý do kinh tế và là ‘air people’ (đi bằng máy bay). Họ may mắn hơn 14 đồng hương bỏ mạng trên biển Đài Loan.

dimanche 23 avril 2023

Nguyễn Thông - Chuyện nồm (5)

 

Chỉ có điều, thời buổi nhìn lên, thấy người ta có nhà xây, nền xi măng, sân gạch thì ai cũng ao ước. Nói đâu xa, nhà thày bu tôi cũng vậy.

Năm 1976, sau bao năm dành dụm, chắt bóp từng đồng, tích tiểu thành đại, nhặt nhạnh từng viên gạch viên ngói, từng cây gỗ, thày bu tôi cũng hoàn thành được “dự án của cả đời” là căn nhà 2 gian tường xây mái ngói nền xi măng.

Chỉ có điều, vào những năm tháng đỉnh điểm thiếu thốn thời bao cấp, vữa xây cả căn nhà chủ yếu bằng vôi cát trộn, bởi mua được dăm bao xi măng thì dồn cho móng và mấy trụ cột. Dẫu sao cũng còn hơn nhà cậu Thê trước đó chỉ hết có 2 bao.

vendredi 21 avril 2023

Nguyễn Thông - Chuyện nồm (4)

 

Vừa rồi nhà cháu biên cái thực tế rằng ở nhà đất sướng nhất khi trời nồm. Tường đất nền đất hút hết hơi ẩm, nước lặn sâu vào trong đất nên mình không bị cái cảm giác nhớp nháp khó chịu. Nhưng như thế không có nghĩa chẳng bị khổ bởi nồm.

Lứa chúng tôi, thời cả miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, trong cái không khí “tôi chạy trên miền Bắc/hớn hở giữa mùa xuân/rạo rực muôn màu sắc/náo nức muôn bàn chân” mà sau này mới biết nó chỉ là ảo, mình bị lừa, đã chịu khổ cực thiếu thốn trăm bề. Đói ăn quanh năm, nhưng đói không liên quan đến nồm, không phải do nồm, nên không bàn ở đây. Sự mặc dính tới nồm nhiều nhất, có những chuyện giờ nghĩ lại vẫn kinh.

Cả miền Bắc hồi nửa cuối thập niên 50 tới thập niên 70 chỉ có mỗi nhà máy dệt Nam Định do người Pháp để lại, sau vài năm thì thêm nhà máy dệt 8 tháng 3. Hai nhà máy gánh vác chuyện quần áo vải vóc cho 17 triệu người.

Nguyễn Thông - Chuyện nồm (3)

 

Nhà đất, tường đất, nền đất, mái rạ, hình như thứ vật liệu xây dựng cổ sơ này lại kỵ nồm, không bắt nồm.

Suốt mười mấy năm sống với thày bu trong ngôi nhà như thế ở quê (làng Trà, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng). Khi những gia đình “có điều kiện” ở nhà xây (hoặc có từ thời Pháp, hoặc nhà cán bộ huyện, cán bộ thành phố, chứ cán bộ xã phần đông vẫn ở nhà đất) kêu như vạc mỗi mùa nồm, thở than khổ nọ khổ kia, thì đám nhà đất vẫn khá ung dung, cứ mặc kệ.

Tường đất, nền đất không bắt nồm, hơi nước bị nó hút hết, trả vào đất. Căn nhà ba gian, thày bu tôi làm từ hồi Pháp chiếm đóng, cửa nẻo tuềnh toàng, ngoài che mưa che nắng thì chỉ phát huy được mỗi giá trị vào cữ nồm.

Nguyễn Thông - Chuyện nồm (2)

 

Nếu như miền Nam chỉ hai mùa mưa nắng (mùa khô và mùa mưa, thời điểm này đang cuối mùa khô) thì miền Bắc đủ cả tứ thời xuân hạ thu đông, thời tiết khác nhau khá rõ rệt.

Chen trong sự phân định bốn mùa ấy, là những mùa nho nhỏ, ví dụ mùa hanh, mùa bão, mùa nồm… Nồm thường bị ngắt quãng chứ không phải liền tù tì một mạch. Chẳng hạn năm nay, dạo sau tết ta đã bị nồm, bẵng đi vài tuần lại nồm nữa, lúc này có vẻ nặng nhất.

Thời tiết do ông trời, không ai cưỡng được, nhưng sự khổ vì thời tiết có liên quan tới chính thể, tới nhà cai trị. Biết bao nhiêu đường lối chính sách của người cộng sản đã khiến con người miền Bắc trở nên đáng thương trong thời tiết. Chả thế mà người ta cười cợt “bắt cửi trần phải cửi trần/cho may ô mới được phần may ô”.

Nguyễn Thông - Chuyện nồm (1)

 

Sài Gòn, năm thứ 49 sau cuộc “bãi bể nương dâu” 1975. Đang cuối mùa khô, sắp vào cữ mưa. Ở miền Bắc thì sắp sang hè. Trời cũng như người, trong cơn chuyển dạ, giao mùa, thường vật vã khó chịu.

Ngó bản thông tin thời tiết hằng ngày cứ tự hiện ra trên điện thoại ma phôn, giật thót cả người. Mấy hôm nay tinh dững 37 - 38 độ C. Lâu nay chỉ ở nhà, nghỉ việc rồi, không phải tới cơ quan cơ kiếc nên nhà cháu diện cởi trần từ sáng sớm tới… sáng sớm hôm sau. Đỡ tốn vải, xà bông, nước, công, điện… nhưng chả bõ với cái nóng.

Nhớ hồi bé, nhà cháu thường nghe cụ thân sinh sau khi kéo xong điếu thuốc lào, ngồi trong cửa sổ ngó ra sân nắng chói chang, ngâm nga “Ai xui con cuốc gọi vào hè/Cái nóng nung người nóng nóng ghê/Ngõ trước vườn sau um những cỏ/Vang phai, thắm nhạt, ngán cho huê”. Cụ rất hay ngâm mấy câu ấy, bởi nó như một lời tâm sự, không chỉ về thời tiết, mà còn về thời cuộc. Nghe mãi thì thuộc, nhưng chả biết thơ của ai.

vendredi 7 avril 2023

Nguyễn Thông - Thành ngữ mới: Bơ thừa sữa cặn (1)

 

(Hôm qua, coi bài trên báo quân đội, thấy một vị giáo sư tiến sĩ chính trị Mác - Lênin dùng cụm từ "bơ thừa sữa cặn", nhà cháu sực nhớ từng viết về nó đã lâu rồi, có dễ chả chục năm).

Gọi là thành ngữ mới bởi nó được dùng khá nhiều và khá lâu, rất phổ biến, trong một thời gian dài. Tất nhiên tác giả của nó là những người cộng sản ở miền Bắc.

Nhớ hồi những năm 60 - 70 ở miền Bắc, khoai còn chả đủ ăn, lấy đâu ra bơ sữa. Tôi sinh năm 1955, một năm sau khi miền Bắc được giải phóng khỏi người Pháp, thú thực mãi đến hơn 20 năm sau mới biết mặt mũi miếng bơ. Còn sữa, cũng chỉ nghe nói thì nhiều chứ chả mấy khi được uống. Với nông dân đặc sệt bùn đất như tôi, bơ sữa là cái gì đó rất cao sang, mà cũng chả mơ được ăn uống nó bởi vì hiểu phận mình chỉ có khoai sắn làm bạn.

dimanche 26 mars 2023

Mạc Văn Trang - Xin nói thẳng mấy điều

 

Tôi thấy giữa Chính quyền với Dân, giữa Dân với nhau có những lầm lẫn nguy hiểm, nên xin nói rõ mấy điều.

1. VỀ CHÍNH QUYỀN

1.1. Chính quyền vẫn nói: Chưa bao giờ đất nước vững mạnh, có được vị thế như ngày nay. Nhưng cứ mở mồm ra là chống “thế lực thù địch”, nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch”, “phản động”, “chống phá”; “lực lượng 10 ngàn chiến sĩ 47 vừa hồng vừa chuyên tác nghiệp trên không gian mạng 24/24 đấu tranh với các thế lực thù địch”...

Dư luận viên từ cấp huyện trở lên, “đông như quân Nguyên”. Chính những người này đem cái tư duy đấu tố từ hồi Cải cách ruộng đất vào xã hội văn minh ngày nay, phá hoại tinh thần khoan dung, hòa hợp dân tộc, phá hoại tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, gây nên không khí nghi kỵ, quy kết, chia rẽ, căng thẳng, hận thù trong xã hội ta.

dimanche 12 février 2023

Song Chi - Gần nửa thế kỷ, "cây cầu Hiền Lưong" vẫn chưa được nối liền!

 

Đọc thấy trên trang facebook của một bạn viết như thế này:

"Một bạn chia sẻ: "Cứ mỗi lần ra Bắc là thấy ấm ức thay cho người miền Tây, dù mình không phải là người dân nơi đây. Một vùng trọng điểm xuất khẩu nông thủy sản lớn nhất nước mà đường xá không bằng phân nửa của một tỉnh phía Bắc. Mình đi ra Bắc thấy đường xá ngon lành, rộng dư thừa, trong khi miền Nam thì quá tệ. Trong khi kinh tế Miền Nam lao động sản xuất khó nhọc, đóng thuế nuôi bộ máy công chức công quyền bộ ngành miền Bắc ăn trắng mặc trơn. Thật bất công !

Vì sự bất công này mà Đồng bằng sông Cửu Long trở nên tụt hậu lam lũ và bị chê là có trình độ văn hóa thấp nhất, trở thành vùng trũng về kinh tế giáo dục y tế. Miền Tây đã bị lãng quên hơn một thập kỷ nay. Thương người miền Tây!"

Lê Nguyễn - Nghĩ lan man về sự phân biệt vùng miền

 

Loài ngạ quỷ có tàn phá nhân gian cũng chỉ đến một lúc nào đó thì chuyển hướng hành động, để còn tu tập và tái sinh qua cõi khác.

Riêng có một loại hình ma, bóng quỷ vẫn tồn tại, chập chờn đây đó suốt gần năm chục năm qua trên đất nước này, tàn phá sự thống nhất, đoàn kết dân tộc và đe dọa những tâm hồn thơ trẻ đang cần được nuôi dạy trong tình tự dân tộc, trong nghĩa lớn đồng bào.

Đó là bóng ma của sự phân biệt vùng miền.

lundi 6 février 2023

Nguyễn Gia Việt - Vì sao chỉ in cái ấn đền lên giấy mà hàng vạn người phải chầu chực?

 

Lễ hội đền Trần "đến hẹn lại lên" khuấy động đầu năm. Báo đưa tin: "...2.400 cảnh sát được điều động bảo vệ an ninh lễ Khai ấn đền Trần vào đêm 14 rạng sáng 15/1 âm lịch, với 5 vòng bảo vệ trên các tuyến đường vào đền".

Ngộ thiệt! Lạ lùng thay! Tưởng bảo vệ cái phát minh nào khủng khiếp Việt Nam mới có chứ? Như chế ra máy bay chiến đấu hay bom thông minh chứ?

Ấn vua hay ấn quan trong lịch sử đâu có quỡn mà ngồi đó đóng lên giấy cho dân chơi chơi. Ấn triện là làm việc, là quyền hành. Viết thư pháp, viết câu đối chúc phước là của mấy ông thầy đồ. Nghệ thuật thư pháp kiểu Hán là phải viết tay.

lundi 1 août 2022

Võ Hồng Phúc - Thời của cái loa phố

 

Năm 1960 các đơn vị hành chính thuộc thành phố trong nội thành Hà Nội gọi khác bây giờ.

Trong nội thành chia thành các khu phố, gọi tắt là khu, dưới khu chia thành các khối. Các khối không phải là một cấp hành chính. Mọi việc hành chính đều giải quyết trên khu. Năm 1960 có 8 khu, trong đó có khu Hàng Cỏ, khu Hai Bà. Sau đó mới sáp nhập lại còn 4 khu.

Bọn trẻ chúng tôi hồi năm 1960 thường đố nhau: Hà Nội có khu nào bẩn nhất, khu nào nuôi nhiều trâu bò nhất. Bên kia không đoán được, chúng tôi vỗ tay cười: dễ thế mà không đoán ra! Sau năm 1980, thực hiện Hiến pháp 1980 mới chia thành quận, thành phường. Phường trở thành một cấp hành chính. Bộ máy hành chính ở phương lớn dần lên như ngày nay.

dimanche 27 février 2022

Nguyễn Lương Hải Khôi - Những người Cô-dắc

1) Các anh hùng Cô-dắc (Cossack) trong "Taras Bulba" (xưa rồi, 1835) của văn hào Nga Nikolai Gogol yêu hào sảng, chiến đấu ngẫu hứng, can trường và rất hài hước.

Ostap trở về từ Kyiv, bị người cha Taras Bulba châm chọc về trang phục, đù má, chàng trợn mắt, hai ba con mình lâu rồi không gặp nhau, đù má đánh nhau cái nào. Hai cha con lao vào nhau một trận tưng bừng. Người mẹ Cô-dắc ôm cột nhà òa khóc, cha con chúng mày điên à.

Hồi bé đọc "Taras Bulba", rất thích thế giới của những người Cô-dắc ở phương trời xa lạ đó, nhưng không có kinh nghiệm để hiểu họ.