Affichage des articles dont le libellé est Hải chiến Hoàng Sa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hải chiến Hoàng Sa. Afficher tous les articles

mardi 19 janvier 2021

Huy Đức - Nhịp cầu Hoàng Sa : 7 năm 30 căn nhà cho cựu binh ba miền


Như thường lệ, tối nay, 19-1-2021, lại có cuộc gặp mặt các cựu binh và thân nhân các tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận hải chiến chống lại quân Trung Quốc xâm lược lãnh thổ của Việt Nam: Hoàng Sa (19-1-1974).

Trước đó, chúng tôi đã thăm và giúp: cựu binh Gạc Ma Tạ Duy Đương (Nghệ An) 120 triệu; giúp cựu binh Trần Xuân Bình (Quảng Trị) 200 triệu; giúp 10 gia đình cựu binh Gạc Ma ở miền Trung bị lũ lụt mỗi gia đình 10 triệu.

Trong 7 năm qua, Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa đã vận động được hàng ngàn lượt đóng góp, với số tiền lên tới hơn 12 tỉ đồng.

Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt: Gìn giữ kỷ vật thiêng liêng của Hoàng Sa


(TTO 19/01/2021) - Ngày này cách đây 47 năm (19-1-1974), Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng trong trái tim người Việt, quần đảo này vẫn mãi mãi là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.Vài ngày trước dịp kỷ niệm 47 năm trận hải chiến Hoàng Sa (19-1-1974), một người đàn ông từ TP.HCM đã tìm tới Nhà trưng bày Hoàng Sa tại Đà Nẵng hiến tặng bộ ảnh quý mà ông đã cất giữ với nặng trĩu nỗi niềm suốt bao năm.

"Lòng tôi lúc này rất xúc động, không biết diễn tả thế nào. Tôi đã đến trễ và đáng lẽ những tấm ảnh tôi đang có đã được nằm trang trọng ở đây, thay vì một mình tôi đau đáu cất giữ" - ông Trần Thọ Phi Hổ (56 tuổi), người tìm tới Nhà trưng bày Hoàng Sa trưa 15-1, nói.

"Giá như tôi đến sớm hơn"

Nơi hải chiến Hoàng Sa, bây giờ: Vào Nguyệt Thiềm


(TPO 19/01/2021) - Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. Những tử sĩ Việt Nam Cộng hòa thời đó đã không giữ được Hoàng Sa, giờ họ vẫn được các ngư dân hương khói. Nơi từng diễn ra trận hải chiến Hoàng Sa giờ luôn có mặt những ngư dân Việt, những cột mốc sống can trường bám biển.

Trong cuốn sách “45 năm hải chiến Hoàng Sa” mới được nhóm tác giả xuất bản và trong hồi ký của những binh sĩ của chính quyền Sài Gòn từng tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 thường nhắc đến cụm Nguyệt Thiềm. Đó là một vòng cung đảo và tàu HQ 10, HQ 16 đã tiến vào giao chiến. Suốt nhiều chục năm qua, ngư dân Việt Nam vẫn tiến vào Nguyệt Thiềm để mưu sinh bởi họ mới là chủ nhân của nơi này.

Ký ức

47 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Thăm chứng nhân lịch sử


Đôi lời : Nhân 47 năm ngày giặc Tàu xâm lược Hoàng Sa 19/01/1974, một số báo chí trong nước có những bài viết về sự kiện này, Thụy My xin lần lượt đăng lại ở đây. Hoàng Sa và các tử sĩ Hoàng Sa anh dũng mãi mãi trong tim người Việt !

(TNO 19/01/2021) Ngày 19.1.2021, nhân 47 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (19.1.1974 - 19.1.2021), UBND huyện Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng) đi thăm, viếng những chứng nhân lịch sử.

Đoàn công tác UBND huyện Hoàng Sa do ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, dẫn đầu đã đến thắp hương cho 9 nhân chứng Hoàng Sa đã mất, đồng thời thăm hỏi 9 nhân chứng còn sống ở thành phố Đà Nẵng.

lundi 18 janvier 2021

Hoàng Hải Vân - 47 năm uất hận Hoàng Sa, hãy nhớ ai mới thực sự là bạn của chúng ta !


* “Trong 50 năm, Mỹ quỳ gối trước Trung Quốc, nhưng chính quyền Trump thì không” (Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo)

Mặc dù các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa quyết hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa, nhưng họ đã phải bó tay để quần đảo này mất vào tay Trung Quốc. Bởi vì lúc đó họ phụ thuộc vào Mỹ, còn Mỹ thì đi đêm với Trung Quốc, thực chất là bật đèn xanh để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của ta vào ngày này 47 năm trước,19-1-1974.

Có lẽ chuyện này không cần phải tranh cãi, khi ngày 16-1 vừa rồi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói thẳng trên một dòng tweet : “Trong 50 năm, Mỹ đã quỳ gối trước Trung Quốc. Dưới thời chính quyền Trump, tình trạng đó không còn nữa” (For 50 years, America bent its knee to China. Under the Trump Administration, no more).

jeudi 30 avril 2020

Tạ Duy Anh – Đại bại



Rất nhiều tài liệu chứng thực trong Hội nghị Genève, Trung Quốc một mực ép miền Bắc Việt Nam chấp nhận chia đôi đất nước ở vĩ tuyến mười bảy, trong khi Phạm Văn Đồng khăng khăng đòi từ vĩ tuyến 13, hoặc ít nhất cũng là vĩ tuyến 16? Cuối cùng Hà Nội buộc phải chấp nhận trong hậm hực. 

Nhưng chưa mấy ai đặt câu hỏi, vì sao lại là vĩ tuyến mười bảy, bởi trên thực tế, nếu nhích về phía Nam một vài vĩ tuyến, cũng vẫn là đất của người Việt và về mặt an ninh, Trung Quốc rõ ràng là “yên tâm” hơn? 

Hóa ra chỉ là, mưu đồ đánh chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc đã chín muồi từ ngày đó. 

jeudi 23 avril 2020

Huy Đức - Miếng bả chủ nghĩa quốc tế vô sản trong tay Trung Quốc


Vĩ tuyến 17 phía Việt Nam Cộng Hòa.

Xung đột Biển Đông được đặt lên bàn nghị sự lúc này là cần thiết. Nhưng, trong mối quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh không chỉ có vấn đề Biển Đông. Để xử lý mối quan hệ ấy, không những cần sách lược khôn ngoan mà còn phải được đặt trong tầm nhìn chiến lược.

Một người giúp việc gần như trọn đời với Thủ tướng Phạm Văn Đồng và từ năm 1949 đến 1969, luôn ở bên cạnh Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh - ông Trần Việt Phương - nói rằng: “Trong lịch sử nghìn năm giữ nước của Việt Nam, chưa có thời đại nào ngây thơ, mất cảnh giác với Trung Quốc như thời đại Hồ Chí Minh”.
 
Sở dĩ có sự “mất cảnh giác” này, theo ông Việt Phương là vì, Hà Nội đã “Có quan niệm ngây thơ về chủ nghĩa quốc tế vô sản, quan niệm ngây thơ từ người cao nhất của ta chứ không phải ở cấp độ vừa”.

jeudi 12 mars 2020

CLB Lê Hiếu Đằng -Tưởng niệm thảm sát Gạc Ma 14-3 (1988-2020)


TƯỞNG NIỆM VỤ THẢM SÁT GẠC MA (14/3/1988 – 2020), XIN THẮP NÉN NHANG LÒNG ĐỂ TRI ÂN, TƯỞNG NHỚ 64 LIỆT SĨ GẠC MA VÀ NHỮNG TỬ SĨ, ANH HÙNG VỊ QUỐC VONG THÂN TRONG CÔNG CUỘC GIỮ GÌN LÃNH THỔ, LÃNH HẢI CHO ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM HÔM NAY VÀ MAI SAU.

CLB LÊ HIẾU ĐẰNG

NHỚ LẠI VỤ THẢM SÁT GẠC MA 

“Một trong những tội ác tàn bạo nhất của thế kỷ XX đã xảy ra. Cuộc thảm sát tàn bạo ấy diễn ra ở bãi đá Gạc Ma, được biết đến trên các bản đồ của phương Tây với tên gọi Johnson South Reef, thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam)”. Ông James G. Zumwalt là con trai Đô đốc Elmo Zumwalt - tư lệnh Hải quân Mỹ thời Chiến tranh Việt Nam đã viết như trên. 

jeudi 23 janvier 2020

Hoàng Huế - Tưởng niệm Hoàng Sa


Xin k thêm tôi: thành 19 triu mt người
Trái tim tôi đp v trong đó
Dòng máu xa ngun bng gin sôi

Hoàng Sa, Hoàng Sa
Cái tên nghe bun t thu ban sơ
T bui u thơ, hay t bao gi
Đi vi tôi đã là da tht
Du ch là mt mnh san hô

lundi 20 janvier 2020

Vĩnh Quyền - Đặt tên cho con : Hoàng Sa



VQ : Mỗi năm đến ngày này tôi đăng lại bài này để nhắc nhớ những cái tên mà người Việt không được phép lãng quên. Chỉ thay con số: đã 46 năm Trung Quốc cướp Hoàng Sa của chúng ta.

Vậy là Trung Quốc đã cướp Hoàng Sa của chúng ta 45 năm. Xem lại ảnh này lần nào cũng rưng rưng: Chị Ngô Thị Kim Thanh 28 tuổi một tay ngăn nước mắt ? một tay bấu chặt con trong bụng tại lễ truy điệu chồng, Hạm phó chiến hạm Nhật Tảo Nguyễn Thành Trí. Chị đã làm khai sinh cho con như một lời gửi gắm: tên Nguyễn Thanh Triết, tự Hoàng Sa. Hoàng Sa cũng là lời thề chung của người Việt.

Tôi đã gặp và đã viết về một trường hợp khác đặt tên con tên đảo, nay xin nhắc lại.

dimanche 19 janvier 2020

Lưu Trọng Văn - Hoàng Sa... Những hình ảnh sẽ nhớ mãi



Đôi lời : Ngày 19/01/2020, kỷ niệm 46 năm ngày giặc Tàu xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, chỉ có lác đác vài bài báo về Hoàng Sa trên báo nhà nước (và Thụy My đã đăng lại). Một số nhà hoạt động như nghệ sĩ Kim Chi, blogger Nguyễn Tường Thụy cho biết bị canh không cho ra khỏi nhà. Nhưng trên Facebook vẫn có không ít những status kỷ niệm sự kiện bi hùng này. Người Việt không bao giờ quên Hoàng Sa, mảnh đất thấm máu của cha ông…

Nhà báo Lưu Trọng Văn qua những tấm ảnh, tường thuật về một cuộc họp mặt thú vị giữa thân nhân các anh hùng hy sinh ở Hoàng Sa và Gạc Ma, giữa những người cựu binh hai chiến tuyến.

Đà Nẵng tiếp nhận tư liệu quý về Hoàng Sa lưu trữ ở Nhật Bản




Bản chụp màu kèm lời giới thiệu và dịch chú trang bản đồ cổ ghi chép về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tập “Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ”.

(Zing.vn 18/01/2020) Đây là tập bản đồ kèm theo những lời chú giải, mô tả đường đi từ Kinh Đô (Thăng Long) tới khu vực Chiêm Thành xưa.

Ngày 18/01/2020, bên bờ biển Đà Nẵng, chính quyền huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) tổ chức lễ phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa. Buổi lễ diễn ra đúng dịp tưởng niệm 46 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhằm nhắc nhở mỗi người hôm nay và cả mai sau: Hoàng Sa là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã tiếp nhận những tư liệu, hiện vật, công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa cho UBND huyện Hoàng Sa. Đáng chú ý trong số đó là tờ bản đồ cổ ghi chép về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tập “Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ” (tờ 31b) do cá nhân PGS. TS Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiến tặng.

Không được quên Hoàng Sa




Ngư dân Tiêu Viết Phẩn với mẻ cá ngừ vừa đánh bắt được ở Hoàng Sa - Ảnh: TRẦN MAI

(Tuổi Trẻ 18/01/2020) Trong tâm thức người Việt, Hoàng Sa không bao giờ mất. Và chính việc phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa hôm nay là tiếp tục truyền đi thông điệp đó. Hôm nay (18-1), bên bờ biển Đà Nẵng, chính quyền huyện Hoàng Sa phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa.

Buổi lễ diễn ra đúng dịp tưởng niệm 46 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhằm nhắc nhở mỗi người hôm nay và cả mai sau: Hoàng Sa là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam.

Trò chuyện với Tuổi Trẻ nhân sự kiện đặc biệt này, ông Võ Ngọc Đồng, chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa và ông Bùi Văn Tiếng, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP Đà Nẵng nói "trong tâm thức người Việt, Hoàng Sa không bao giờ mất. Và chính việc phát động xây dựng công trình Thư viện Hoàng Sa hôm nay là tiếp tục truyền đi thông điệp đó".

Thăm những chứng nhân Hoàng Sa






Đoàn công tác UBND huyện Hoàng Sa thăm ông Trần Văn Hảo, nhân chứng có mặt tại  Hoàng Sa khi quân Trung Quốc xâm lăng hòn đảo ngày 17/01/1974.

(Thanh Niên 19/01/2020) Hiện có 23 gia đình nhân chứng Hoàng Sa ở Quảng Nam và Đà Nẵng.
Ngày 16.1, đoàn công tác UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng) đi thăm hỏi nhân chứng Hoàng Sa - những người từng làm nhiệm vụ tại quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc, nhân 46 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (19.1.1974 - 19.1.2020).

Đoàn công tác đã ghé nhà 128/8 Quang Trung (P.Thạch Thang, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) thắp nén hương cho ông Phạm Khôi (mất năm 2014), là người từng làm nhiệm vụ tại quần đảo Hoàng Sa thời trai trẻ.

vendredi 17 janvier 2020

Trương Nhân Tuấn - Nhân ngày 17 tháng Giêng, nói về trách nhiệm làm mất Hoàng Sa


Ngày 17 đến 19 tháng Giêng năm 1974 Trung Quốc đem quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam, được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam từ thời vua Gia Long triều nhà Nguyễn, với những thủ tục phù hợp với tập quán quốc tế thời đó. Các đời vua tiếp theo, như Minh Mạng, đã dựng bia, trồng cây trên các đảo hoang khác thuộc Hoàng Sa để mở rộng bờ cõi. Đến thời thuộc Pháp, nhà nước bảo hộ đã tuyên bố trước cộng đồng quốc tế, sáp nhập Hoàng Sa vào Việt Nam, chiếu theo thủ tục đưa một vùng dất của đế quốc Đại Nam vào trách nhiệm bảo hộ của Pháp, theo các điều ước của Hiệp ước 1874.

Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Quốc từ ngày 19 tháng Giêng năm 1974. Luật sư Hoàng Duy Hùng ở Houston (Texas) cho rằng trách nhiệm việc làm mất Hoàng Sa là thuộc về Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

samedi 27 juillet 2019

Hoàng Nguyên Vũ - Quên lãng những người ngã xuống vì chiến đấu với Trung Quốc là tội ác



Quên lãng, lạnh nhạt với những người ngã xuống vì chiến đấu với Trung Quốc: là tội ác dù bất cứ lý do gì !

Bảy mươi bốn người ngã xuống trong cuộc bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Mười nghìn người ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc 1979 và 64 người ngã xuống trong cuộc bảo vệ đảo Gạc Ma (Trường Sa) năm 1988.

Bảy mươi bốn người lính khoác áo Việt Nam Cộng Hòa và hơn mười nghìn người lính Việt Nam ngã xuống, họ đều có một điểm chung: Họ là người Việt, họ bảo vệ từng tấc đất cha ông để lại và họ cùng hy sinh bởi một kẻ thù duy nhất: Trung Quốc, cùng một âm mưu duy nhất: bành trướng và cướp đất.

lundi 21 janvier 2019

Lê Thành Văn - Tiếng chim cuốc trên đảo Hoàng Sa



Ta phải về Hoàng Sa
Tiếng chim cuốc chiều nay kêu não ruột
Tiếng chim cuốc vọng về thê thiết
Đất liền ơi, ai nỡ lìa xa!


Ta phải về Hoàng Sa
Một trăm năm, một ngàn năm đi nữa
Sóng dẫu vỗ trắng trời Đông Hải
Hoàng Sa - giọt máu Tiên Rồng.

dimanche 20 janvier 2019

Hải chiến Hoàng Sa 1974 - Âm mưu của Trung Quốc đã có từ lâu



Bài viết rất mạnh dạn của Infonet, mô tả khách quan các hoạt động khẳng định chủ quyền của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và sự hy sinh quả cảm của các chiến sĩ VNCH (mà lâu nay bị gọi là « ngụy ») trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 với quân xâm lược Trung Quốc.

(Infonet 18/01/2019) Sau cuộc gặp lịch sử giữa Mao Trạch Đông với Nixon vào đầu năm 1972, và sự kiện Mỹ rút ra khỏi Việt Nam sau Hiệp định Paris đầu năm 1973, Bắc Kinh đã thấy trước một khả năng mới: Họ có thể loại trừ khả năng can thiệp của Hải quân Mỹ nếu cưỡng chiếm các hòn đảo do Việt Nam Cộng Hòa quản lý.

Những bước chuẩn bị dài lâu

Cách đây vừa tròn 45 năm, ngày 19/1/1974, Hải quân Trung Quốc đã có trận đấu súng chóng vánh với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa để rồi sau đó chính thức chiếm đóng hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa một cách phi pháp. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn không nhận được bất kỳ sự công nhận nào của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề chủ quyền của quần đảo này. Như vậy, Hoàng Sa vẫn là vùng lãnh thổ đang tranh chấp.

Nguyễn Đăng Trình - Thắp nhang & nói hộ cho 74 người lính Hoàng Sa



cả mấy trăm nghìn chiến sĩ vô danh
chứ đâu chỉ bảy tư người lính ấy
mỗi tấc biển tấc rừng thân thể Mẹ
đổi bao nhiêu xương máu giữ màu xanh


họ cầm súng chẳng đặng đừng chả lẽ
nhìn mồ cha mả tổ nát tan hoang
tuyệt chẳng phải bởi ngô triều nguyễn đại
và càng không vì đế quốc ngoại bang!

Bối cảnh và diễn biến Hải chiến Hoàng Sa 1974



(Nghiên Cứu Quốc Tế 17/01/2019) Ngày 11/01/1974, các sĩ quan Nam Việt Nam nhận được báo cáo về những động thái của Trung Quốc trên hai hòn đảo của Nam Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hai ngày sau, Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn phái hai tàu khu trục Lý Thường Kiệt HQ-16 và Trần Khánh Dư HQ-4 tới thám sát.

HQ-16 tới đảo Hữu Nhật (Robert Island) vào 16/1 và nhận thấy đảo này đã bị “ngư dân” Trung Quốc, từ hai thuyền đang neo tại bãi ven đảo, chiếm đóng. Chỉ huy tàu HQ-16 lệnh cho những người Trung Quốc rời đảo và bắn thị uy để họ hiểu ý định của ông. Sau đó họ bắn và phá hủy các lá cờ Trung Quốc và một khu vực chế biến cá mà những “người đánh cá” triển khai 6 ngày trước đó.

HQ-4 tới Hoàng Sa ngày 17/1 và phái một đơn vị đặc nhiệm SEAL của Nam Việt Nam lên đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh (Money Island) gần đó để nhổ những cờ Trung Quốc. Ngày 18/1, hai tàu chiến của Nam Việt Nam đuổi một tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc, buộc con tàu bị phá hủy nặng nề này phải rời vùng biển. Sau đó các tàu khu trục Trần Bình Trọng HQ-5 và tàu quét mìn Nhật Tảo HQ-10 tới Hoàng Sa.