Affichage des articles dont le libellé est Giáo dục. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Giáo dục. Afficher tous les articles

jeudi 10 août 2023

Mai Bá Kiếm - Làm sao để hội đồng trường đại học không chứa « tội phạm tiềm ẩn » ?

Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Trường Đại học Văn Lang đã bị bắt tạm giam ngày 15/01/2023, nhưng tin không được công bố nên thủ tục miễn nhiệm "ông chủ tịch bị điều tra tội lừa đảo hơn 40 triệu USD" không thể tiến hành theo quy định!

Chiều 10/08/2023, trên website Đại học Văn Lang vẫn còn tên và hình Nguyễn Cao Trí trong 11 thành viên của Hội đồng Trường!

Quy trình bầu và thể thức công nhận Hội đồng Trường chặt chẽ và trọng đại đến đâu thì quy trình và thể thức miễn nhiệm Hội đồng Trường cũng phải chặt chẽ và trọng đại như vậy!

jeudi 3 août 2023

Nickie Tran - Life is beautiful

 

Hổm có cô bạn người Mỹ nhưng đang sinh sống ở Costa Rica qua quán tôi ăn. Cổ làm quen rồi nói tui thấy you trên TV nên tui bỏ you vô Bucket list của tui. Giờ mới có dịp gặp mặt. Tôi nghĩ cổ thấy tôi đẹp trai quá nên cưa cẩm chớ ai mà coi TV xong book vé đi nửa vòng trái đất để ăn ngay cái quán lề đường như vầy.

Qua hôm sau tôi tình nguyện dắt cổ vô bánh tráng TB trong Thanh Đa ăn. Nói chuyện qua lại một hồi, sau khi nghe cổ nói là mới đến Việt Nam mà đã fall in love, tôi buột miệng : Ờ vậy you dọn qua đây ở luôn đi. Dạy tiếng Anh ở Việt Nam có khi nhiều tiền hơn ở Costa Rica nữa đó. Rồi tôi kể cho cổ nghe chiện tôi giới thiệu một đống con nít trong xóm học chung trả tiền giờ cho cô bạn người Scotland.

Cổ mắt tròn mắt dẹt hỏi sao người Việt có nhiều tiền để trả tiền học cho con nít vậy? Ở bên Costa Rica chỗ tui dạy học người ta nghèo lắm. Tui đi bộ trên con đường đất để đến trường dạy. Phụ huynh có nhiều người nghèo đến nỗi không có tiền trả tiền học nên tui không bao giờ đặt ra giá tiền. Họ trả cho tui bằng bất cứ khả năng nào mà họ có thể.

jeudi 27 juillet 2023

Chu Mộng Long - Có hay không việc mạo danh 71 giáo viên ký tâm thư xin giảm án cho Chử Xuân Dũng ?

Hiện đang có thông tin trái chiều về Tâm thư xin giảm án cho bị cáo Chử Xuân Dũng.

1) Ở chiều thứ nhất, theo nhà giáo, "người đương thời", Đỗ Việt Khoa, "71 giáo viên trường trung học phổ thông (THPT) Lê Lợi khẳng định không hề ký đơn xin giảm án cho nguyên Phó Chủ tịch Hà Nội Chử X Dũng. Đơn đó do hiệu trưởng Lê Xuân Trung mạo danh."

Trong một video, nhà báo Hà Quang Minh vừa cho biết nhiều tin nhắn từ giáo viên Trường PTTH Chất lượng cao Lê Lợi gửi cho, nói rằng họ không hề ký tên vào Tâm thư, tức Hiệu trưởng Lê Xuân Trung đã mạo danh. Một số khác cho biết họ không biết Tâm thư ấy là gì, chỉ thấy một tờ giấy đưa cho họ ký như là ký nhận tiền vậy.

Chu Mộng Long - Trảm sớ cho bị cáo Chử Xuân Dũng

 

Báo đăng Tâm thư của 71 giáo viên Trường trung học phổ thông (THPT) Lê Lợi xin Tòa giảm án cho bị cáo Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch Hà Nội. Lý do, Chử Xuân Dũng nguyên là Nhà giáo, Hiệu trưởng, Giám đốc Sở giáo dục từng tâm huyết với nghề, nhân cách đạo đức trong sáng, có công xây dựng nhà trường tự chủ...

Đứng đầu tâm thư là Hiệu trưởng Lê Xuân Trung. Được biết ông này nguyên là Hiệu trưởng Trường THPT Vân Tảo, được điều về "trị" Đỗ Việt Khoa sau khi nhà giáo này phanh phui tiêu cực trong thi cử ở Phú Xuyên A và Đồi Ngô.

Nhưng thôi, hãy bỏ qua mọi chuyện ở ông Trung. Theo tôi, việc trả ơn thầy, lãnh đạo của mình là điều tốt trong đạo lý truyền thống. Tôi cũng đánh giá cao lời nhận tội và xin lỗi chân thành, có văn hoá của ông Chử Xuân Dũng so với đám cẩu quan khác. Nhưng nhận hối lộ tiền tỉ, Viện Kiểm sát chỉ đề nghị 3 đến 4 năm tù mà còn đòi giảm án nữa, thì giảm bao nhiêu so với tội trộm vịt của anh nông dân nghèo khổ với bản án 30 năm tù?

jeudi 20 juillet 2023

Hà Phan - Một chính sách đáng hoan nghênh của Đà Nẵng

 

Giữa tức giận của dân tình và bức xúc của dư luận quanh vụ xử quan lại tham gia kiếm tiền giải cứu", tôi đọc được những điều đáng vỗ tay này:

Đà Nẵng vừa quyết định sẽ chi hơn 408 tỉ đồng để hỗ trợ toàn bộ học phí cho trẻ mầm non, học sinh đến lớp 12 theo mức thu học phí công lập năm học 2023-2024!

Không chỉ học sinh công lập các con ngoài công lập cũng được hỗ trợ. Riêng trẻ mầm non và học sinh các trường có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc diện được miễn học phí.

vendredi 7 juillet 2023

Nguyễn Thông - Chuyện dạy văn học văn (5)

 

Vẫn chuyện dạy văn học văn của ròng rã mấy chục năm, từ thập niên 50 đến thập niên 90 thế kỷ trước.

Như nhà cháu đã kể, môn văn trong nhà trường xã hội chủ nghĩa chả khác gì môn chính trị. Giá trị văn học bị xem nhẹ, thậm chí tước bỏ, để thay vào đó những nội dung, chủ đề, đề tài mang màu sắc chính trị, phục vụ chính trị. Ai đời, tác phẩm văn chương được đưa vào sách giáo khoa lại là thứ chả văn chương chút nào.

Kiểu như “Nay ở trong thơ nên có thép/Nhà thơ cũng phải biết xung phong”, “Đau khổ chi bằng mất tự do/Đến buồn đi ỉa cũng không cho”, “Em ơi ra mà xem kìa mây bay/Lớp lớp trên nền trời đuổi giặc/Tốp đi đầu in hình quân xâm lược…/Chiến tranh nhân dân là vô địch/Sẽ đi vào quần chúng học thuyết ta”, “Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá/Mỗi hòn than mẩu sắt cân ngô”, “Ngói mới trăm nơi cùng cửa sổ/Xây lên không khí những tòa gương”, v.v...

Nguyễn Thông - Chuyện dạy văn học văn (4)

 

Cuộc sống luôn vận động và biến đổi, tại sao môn văn trong nhà trường xã hội chủ nghĩa lại ì ra, giống như nửa thế kỷ trước?

Không nhất thiết cứ phải thay đổi hết, có những tác phẩm hay vẫn cần giữ lại, những bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương, Tre Việt Nam, truyện ngắn Một lần tới thủ đô, Lặng lẽ Sa Pa... chẳng hạn.

Nhưng những thứ quá cũ kỹ, nhất thời như Vợ nhặt, Tắt đèn, Thư nhà, Hòn đất, Sống như anh, Bất khuất, Nhật ký trong tù, thơ Tố Hữu, Xuân Diệu... thì nên đưa vào bảo tàng được rồi. Cũng như bài “Lê nin trong hiệu cắt tóc” vậy, chỉ hợp với lứa tuổi sinh ra trước 1975, chứ bắt bọn trẻ bây giờ học, chúng nuốt làm sao trôi.

Nguyễn Thông - Chuyện dạy văn học văn (3)

 

Thời tôi đi học, kể từ cấp 1 đã nghe người nhớn nói với nhau “văn dĩ tải đạo”, còn bé nên chả hiểu. Tới lúc nhớn thì lờ mờ rằng đó là thứ quan điểm về văn chương của người xưa.

Đại loại văn để chở đạo, còn đạo là gì thì rộng lắm. Thày tôi bảo lớn rồi hiểu. Lên cấp 2, học lớp 7, hỏi thầy Phất, thầy nói đạo không phải chỉ những lời dạy của Khổng tử, Mạnh tử đâu, mà bất cứ cái gì vì con người, bênh vực con người đều đạo cả. Văn chứa những thứ ấy mới là văn. Tôi về hỏi lại thày, thày gật.

Nhưng trong nhà trường xã hội chủ nghĩa lại khác. Suốt mấy chục năm (còn bây giờ thế nào thì tôi không rõ lắm) người ta chỉ nhét vào môn văn (cả ở trường học lẫn xã hội) thứ đạo chính trị, đạo cộng sản. Những tác phẩm nào phù hợp với đạo này thì được đưa vào sách giáo khoa để dạy cho học trò.

Nguyễn Thông - Chuyện học văn làm văn (2)

 

Tôi gắn bó với môn văn của chế độ này đã lẩu lầu lâu nên quá rành về nó. Kể từ khi học cấp 2 rồi cấp 3 (hệ 10 năm), tiếp đó mài đũng quần ở khoa Văn 4 năm rưỡi, rồi dính ngay nghề dạy học gần hai chục năm nữa, còn gì mà chẳng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”.

Những ai ở miền Bắc trước năm 1975 trải qua các cấp học phổ thông (hồi ấy, từ cấp 1 tới cấp 3, tức từ lớp 1 đến hết lớp 10, gọi chung là hệ phổ thông, để phân biệt với hệ bổ túc văn hóa; cũng như đại học có hệ chính quy, khác với hệ tại chức, chuyên tu) đều hiểu môn văn trong nhà trường nó là thứ văn gì.

Sau nhiều năm thời thế thay đổi, cho tới nay, về cơ bản môn văn vẫn vậy. Nói ngắn gọn thì, không có văn chương đúng nghĩa trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, mà chỉ có văn học cách mạng, văn học chính trị. Một thứ văn học què quặt, thiển cận, phiến diện, méo mó, phi nghệ thuật, bị chính trị chi phối đến mức thảm hại. Một thứ văn học sống sượng phục vụ tuyên truyền, giết chết nghệ thuật.

Nguyễn Thông - Chuyện học văn làm văn (1)

 

Nhân chuyện thiên hạ đang lời ra tiếng vào về đề thi môn văn, về bài văn dài 22 trang... nhà cháu ngẩn ngơ nhớ lại chuyện dạy văn, học văn, làm văn, thi văn những năm chưa xa.

Trong các môn học ở nhà trường, văn luôn được coi là môn chính, cùng với toán. Thậm chí ngày xưa, xưa xửa xừa xưa, chỉ học mỗn môn văn. Bắt đầu từ “nhất là một, nhị là hai” rồi tam tự kinh, rồi đến tứ thư ngũ kinh. Cứ thuộc kinh sách như cháo, xôi kinh nấu sử thật nhừ là có thể đi thi, giành lấy cái bảng vàng trạng nguyên bảng nhỡn. Chả cần toán lý hóa sinh siếc gì cho mệt.

Văn mặc nhiên được coi là thứ tiêu chuẩn để đánh giá con người, cả về tri thức và đạo đức. Hồi xưa khen nhau, ai đó được xếp vào hạng “văn hay chữ tốt” không khác gì bây giờ được phong giáo sư tiến sĩ, anh hùng, huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu nhân dân này nọ.

jeudi 6 juillet 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Xóa « nạn mù chữ »

 

1. Vào năm 2023, xem clip hàng ngàn phụ huynh đi thâu đêm xếp hàng để dành cho con một suất lên lớp 10, lại nhớ đến lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói năm 1946.

Sau tổng tuyển cử Quốc hội khóa I, nhận chức Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trả lời phỏng vấn đăng trên báo ‘Cứu Quốc’ ngày 21/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

Ngay sau đó, chiến dịch ‘bình dân học vụ’ đã được tiến hành rầm rộ để xóa “nạn mù chữ”. “Nạn mù chữ” của năm 1946 là không biết đọc, không biết viết.

lundi 3 juillet 2023

vendredi 30 juin 2023

Lê Học Lãnh Vân - Nhìn đề thi Văn năm 2023 trong chiến lược phát triển con người

 

Bài viết này thảo luận:

1) Đề thi chính thức kỳ thi Tốt Nghiệp Trung Học Phổ Thông năm 2023, môn Ngữ Văn, phần II (LÀM VĂN), câu 2 (đọc một đoạn trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân, phân tích đoạn đó)

2) Gợi ý bài giải môn Văn thi tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông năm 2023, đăng trên Tuổii Trẻ Online ngày 28/6/2023

Đoạn văn trong đề bài được bắt đầu bằng “hồi trống thúc thuế dồn dập, vội vã…”, hồi trống khơi dậy căm thù. Bài viết không đi vào nội dung truyện Vợ Nhặt với giả định người đọc đã đọc truyện đó, chỉ xin chú ý tới các gợi ý giải bài thi…

jeudi 29 juin 2023

Nguyễn Thông - Lộ trình độ tiếng Việt

 

Chưa bao giờ trình độ tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) của người Việt kém như bây giờ. Kém nhất lại chính là những người hằng ngày sử dụng tiếng Việt để làm phương tiện kiếm sống, trong đó có đám nhà báo.

Nhiều sai nhiều lỗi lắm, tôi đang bận nên chỉ đề cập tới cuộc thi tốt nghiệp diễn ra hôm qua 28.06.

Rất nhiều báo ngày 28.06 đưa tin “lộ đề thi môn văn”, “lộ đề thi môn toán”. Mới đọc, ai cũng thấy rất nghiêm trọng. Thi quốc gia mà hết lộ này tới lộ khác thì thi làm quái gì. Bao nhiêu công sức, bao nhiêu sự chuẩn bị suốt cả năm chả nhẽ vứt hết. Ngành giáo dục làm ăn như vậy thì nên giải tán, v.v…

mercredi 28 juin 2023

Hoàng Nguyên Vũ - Kiểu làm văn sáo mòn, rập khuôn

Đề thi Văn năm nay đã dở, lệch lạc và khiên cưỡng, đánh đố học sinh; kẻ giải đề thi trên báo còn đưa đáp án dở, sai và tệ hơn.

Đề thi năm nay, có 2 phần. Phần đọc hiểu và một phần của phần làm văn, xoay quanh một trích đoạn trong bài thơ Đi qua cơn giông của nhà thơ Anh Ngọc.

Phần được trích có đoạn:

Không phải của riêng ai

Cái êm ả lọc từ dữ dội

Nguyễn Ngọc Chu - Bao giờ thì có cuộc cách mạng về đề thi Văn ?

 

Vừa nhận tin “nghi vấn” về lộ đề thi Văn đã thấy buồn. Đọc đề thi Văn còn buồn hơn.

Không bàn về truyện ngắn ‘Vợ nhặt’ của nhà văn Kim Lân. Nhưng nội dung của đoạn trích làm chủ đề nghị luận chính lại nói về “đóng thuế”, “phá kho thóc” …những chuyện của một quá khứ cũ xưa, ảm đạm.

Đoạn trích đó không nên là chủ đề nghị luận cho một triệu thanh niên 18 tuổi đang háo hức bước vào đời để ganh đua toàn cầu, trong một thế giới chuyển động bởi những phát minh công nghệ không lồ.

vendredi 16 juin 2023

Hiệu Minh - Email của một người hoạt động cách mạng trước năm 1945

Vừa nghe tin về chính sách “con người hoạt động cách mạng trước năm 1945 được cộng điểm ưu tiên lớp 10”, tôi phải đội mồ ngồi dậy và lấy cái smartphone nối wifi và viết email này từ nghĩa trang Mai Dịch.

Mấy năm trước nghe nói có chuyện “cộng điểm cho mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học” tôi đã thấy ngứa tay rồi, nhưng mình không thuộc diện mẹ Việt Nam anh hùng nên bỏ qua.

Nhưng vụ “ưu tiên” này thì quả thật tôi không thể chịu nổi. Làm một bài toán đơn giản, tham gia cách mạng trước năm 1945 thì cũng cỡ 15-16 tuổi như Lê Văn Tám hay Kim Đồng là trẻ nhất, thì bây giờ cũng đã ngoài 90 tuổi nếu không nói hầu hết đã 100++ và quy tiên.

mardi 6 juin 2023

Nguyễn Thông - Làm khổ trẻ con

Vẫn biết người càng ngày càng đông, học trò càng ngày càng nhiều, cơ sở vật chất trường lớp thì chưa đủ, nên nhà chức việc quản lý giáo dục phải bày ra trò thi tuyển.

Kỳ thi vào... lớp 10 cho năm học mới mà người ta bắt đầu sáng nay là vậy. Hàng mấy chục vạn đứa trẻ lứa tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" bị đẩy vào cuộc cạnh tranh, lo lắng, mất ăn mất ngủ, sợ sệt, chán nản. Mà không chỉ riêng chúng, còn kéo theo cả cha mẹ, gia đình vào cuộc tranh đua vất vả vĩ đại ấy.

Ở xứ này, người ta có thể chi tiền tỉ tỉ để làm tượng đài, cổng chào, in sách không người đọc ra 7 thứ tiếng. Chăng khẩu hiệu, lễ lạt linh đình, hội thảo hội nghị kỷ niệm ông này bà nọ ngày sinh ngày mất, thậm chí tổ chức cả hội nghị hoành tráng chỉ để tiễn một ông quan loại xoàng đến tuổi về hưu.

jeudi 25 mai 2023

Mai Bá Kiếm - Ngành khảo thí sẽ là đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính ?

 

Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Vinh có sáng kiến đưa quảng cáo taxi điện Vinfast vào đề thi thử "đầu vào" lớp 10, môn toán!

Đây là dạng đề hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, mà ông bà hồi xưa chưa biết chữ vẫn đố một cách ngắn gọn “Vừa gà vừa thỏ 36 con, bó lại cho tròn đếm đủ trăm chân”, hỏi có bao nhiêu gà và bao nhiêu thỏ? Đề gọn 23 chữ!

Vậy mà “đề toán chính thức” của Phòng dáo dục đào tậu Vinh viết dài 93 chữ để quảng cáo:

dimanche 21 mai 2023

Nguyễn Quang Lập - Năm điều Bác ...Hồ Trúc dạy

 

Ngày 15.05.1961, nhân dịp Kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong, Trung ương đoàn muốn có thư Bác Hồ gửi các cháu Thiếu Nhi.

Nhưng khi đó Bác đang ở nước ngoài. Ông Hồ Trúc là Bí thư Trung ương Đoàn đành soạn ra thư Bác Hồ gửi các cháu Thiếu niên, Nhi đồng.

Cuối thư có 5 điều Bác Hồ dạy.