Affichage des articles dont le libellé est EEZ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est EEZ. Afficher tous les articles

jeudi 22 août 2019

Lời kêu gọi chống Trung Quốc xâm lược (Đợt 5)


LỜI KÊU GỌI CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC,
 KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC GÂY HẤN, XÂM CHIẾM BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG
(Cập nhật đợt 5, tổng cộng 15 tổ chức, 556 cá nhân ký tên)

Thôn tính, biến Việt Nam thành chư hầu, khu tự trị… là chủ trương hàng ngàn năm của bành trướng Đại Hán. Hiện nay Trung Quốc thực hiện ý đồ đó với Việt Nam thông qua chiêu bài ru ngủ: BỐN TỐT, MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG, VÌ ĐẠI CỤC. 

Họa mất nước và nô lệ Trung Quốc Đại Hán, man rợ, độc ác đã là hiện thực từng ngày, từng giờ. Mất đất, mất biển, mất đảo, tài nguyên bị cướp đoạt, môi trường sống bị đầu độc, đưa người Trung Quốc xâm nhp và cư trú bất hợp pháp khắp cả nước không còn là cá biệt. Thủ đoạn xâm lăng Việt Nam của bành trướng đại Hán có khi đưa hàng chục vạn quân tràn sang, có khi chọn chỗ hiễm yếu kiểu tằm ăn dâu như biên giới, Hoàng Sa, Trường Sa hay bãi Tư Chính hiện nay.

Trong tình hình đó, các quan chức cao cấp Việt Nam liên tục sang làm việc với Trung Quốc nhưng không hề có một lời tuyên bố phản đối nào cụ thể. Thậm chí Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam còn ca ngợi sự hợp tác nhân dân, quân đội hai nước. Người dân lên tiếng phê phán, phản đối lại bị bắt bớ, hành hung, bỏ tù với tội danh gây rối, phản động, chống phá tình hữu nghị, đảng, nhà nước…

Chúng tôi hoan nghênh chính phủ Việt Nam vừa qua đã lên án Trung Quốc xâm phạm vào quyền chủ quyền của Việt Nam khi Trung Quốc đưa tàu Hải Dương vào EEZ và thềm lục địa trong khu vực Bãi Tư Chính.

mercredi 21 août 2019

Lời kêu gọi chống Trung Quốc xâm lược



LỜI KÊU GỌI CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC,
 KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC GÂY HẤN, XÂM CHIẾM BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG
(Cập nhật đợt 4, tổng cộng 10 tổ chức, 499 cá nhân ký tên)

Thôn tính, biến Việt Nam thành chư hầu, khu tự trị… là chủ trương hàng ngàn năm của bành trướng Đại Hán. Hiện nay Trung Quốc thực hiện ý đồ đó với Việt Nam thông qua chiêu bài ru ngủ: BỐN TỐT, MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG, VÌ ĐẠI CỤC. 

Họa mất nước và nô lệ Trung Quốc Đại Hán, man rợ, độc ác đã là hiện thực từng ngày, từng giờ. Mất đất, mất biển, mất đảo, tài nguyên bị cướp đoạt, môi trường sống bị đầu độc, đưa người Trung Quốc xâm nhp và cư trú bất hợp pháp khắp cả nước không còn là cá biệt. Thủ đoạn xâm lăng Việt Nam của bành trướng đại Hán có khi đưa hàng chục vạn quân tràn sang, có khi chọn chỗ hiễm yếu kiểu tằm ăn dâu như biên giới, Hoàng Sa, Trường Sa hay bãi Tư Chính hiện nay.

Trong tình hình đó, các quan chức cao cấp Việt Nam liên tục sang làm việc với Trung Quốc nhưng không hề có một lời tuyên bố phản đối nào cụ thể. Thậm chí Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam còn ca ngợi sự hợp tác nhân dân, quân đội hai nước. Người dân lên tiếng phê phán, phản đối lại bị bắt bớ, hành hung, bỏ tù với tội danh gây rối, phản động, chống phá tình hữu nghị, đảng, nhà nước…

dimanche 18 août 2019

Biển Đông: Tình hình Bãi Tư Chính tiếp tục căng thẳng

Vị trí lô dầu khí 6.01 (màu tím) của Việt Nam ở vùng Bãi Tư Chính (Biển Đông). Bản đồ do AMTI - CSIS công bố.

Tại khu vực bãi Tư Chính, hôm nay 18/08/2019 các tàu Việt Nam tiếp tục đối đầu với nhóm tàu Trung Quốc, gồm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hải cảnh, xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Theo trang Đại sự ký Biển Đông, "sáng hôm qua 17/8, tàu hải cảnh 37111 trong nhóm tàu Trung Quốc bất ngờ neo đậu trong nhiều giờ ở một thực thể nằm ở phía tây Đá Lát, nơi Việt Nam đang đóng quân. Giáo sư Alexander Vuving xác định thực thể này là bãi ngầm Mỹ Hải (Jubilee Bank) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và do vậy thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Việc 37111 neo đậu ở bãi ngầm Mỹ Hải đã làm dấy lên những lo ngại từ nhiều nhà quan sát, rằng Trung Quốc có thể chiếm một thực thể không người ở phía tây nam Trường Sa, một vị trí chiến lược của khu vực và nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam". 

Đến cuối giờ chiều qua, giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Hoa Kỳ cho biết chiếc hải cảnh 37111 đã rời khỏi bãi ngầm Mỹ Hải. Trang Marine Traffic cho biêt hải cảnh 37111 tiếp tục tham gia chuyển động cùng nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8. 

mardi 13 août 2019

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 quay lại bãi Tư Chính


(Reuters 13/08/2019) Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc hôm nay 13/08/2019 đã quay lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, không đầy một tuần sau khi rời đi đến Đá Chữ Thập. Reuters dẫn nguồn tin từ Marine Traffic, trang web chuyên theo dõi việc di chuyển của các tàu cho biết như trên.

Chiếc tàu này đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lần đầu tiên vào đầu tháng Bảy với nhiều tàu hải cảnh bảo vệ, và dường như đã tiến hành khảo sát địa chấn tại vùng biển Việt Nam.

Hải Dương Địa Chất 8 đã rời khỏi EEZ Việt Nam ngày 7/8, nhưng nay quay lại với ít nhất hai tàu hải cảnh. Theo một trang Twitter chuyên về Biển Đông, tàu hải cảnh 35111 đã được thay thế bằng hải cảnh 45111, ở gần lô 06.01.

jeudi 8 août 2019

Biển Đông : Việt Nam xác nhận tàu Trung Quốc đã rời khỏi bãi Tư Chính


Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay, 08/08/2019, xác nhận chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8, xâm nhập vào khu vực bãi Tư Chính suốt một tháng qua, đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam từ chiều hôm qua.

Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo hôm nay cho biết : « Chiều thứ Tư 7/8, chiếc Hải Dương Địa Chất 8 đã ngưng các hoạt động khảo sát, rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía đông nam của Việt Nam ». Bà Lê Thị Thu Hằng nói thêm là các cơ quan chức năng Việt Nam vẫn tiếp tục theo dõi vị trí các tàu Trung Quốc trong khu vực.

Chuyên gia Greg Poling đặt câu hỏi, liệu tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã rời hẳn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hay chỉ tạm nghỉ để tiếp liệu ở Đá Chữ Thập rồi sẽ quay lại ? Theo ông, hãy còn quá sớm để trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên cần nhớ rằng cuộc đối đầu ít được nói đến hơn, nhưng lại quan trọng hơn là ở phía nam, nơi các tàu hải cảnh tiếp tục quấy nhiễu giàn khoan Rosneft.

mercredi 31 juillet 2019

Nguyễn Ngọc Chu - Không thể để kẻ xâm lược thắng thầu cao tốc Bắc-Nam !



Trung Quốc đang xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở bãi Tư Chính, lại còn tráo trở vu cáo Việt Nam xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Điều này lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Ban quản lý Dự án cao tốc đường bộ Bắc-Nam không thể không biết.
 
Cho kẻ xâm lược thắng thầu là giúp cho kẻ thù của Tổ Quốc.

SAO LẠI LÀM KHÓ ĐỒNG BÀO MÌNH? – CÂU HỎI ĐỚN ĐAU KHÔNG MUỐN TRẢ LỜI ! 

Các tiêu chuẩn tài chính đấu thầu cao tốc đường bộ Bắc-Nam hoàn toàn bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ phù hợp cho các nhà thầu nước ngoài - mà đa phần đến từ Trung Quốc. Ai đã đưa ra những tiêu chí để loại bỏ phần lớn các doanh nghiệp Việt? Người ra đề thầu có chịu ảnh hưởng của ai không?

I. CÁC TIÊU CHÍ BỘ GTVT ĐƯA RA ĐỂ LÀM KHÓ NGƯỜI VIỆT 

samedi 27 juillet 2019

Trương Nhân Tuấn - Trung Quốc có ý đồ gì ở bãi Tư Chính ?



Trung Quốc cho tàu địa chất hoạt động thăm dò địa chấn bãi trầm tích Tư Chính -Vũng Mây, thuộc hải phận kinh tế độc quyền (Zone Economique Exclusive - 200 hải lý tính từ đường cơ bản) của Việt Nam, liên tục đến nay đã sang tuần lễ thứ tư. 

Bãi này Trung Quốc đặt tên là Vạn An Bắc, bao gồm các lô 133, 134, 135, 136, 157, 158, 159 trên “bản đồ dầu khí” của Việt Nam. Đồng thời với việc thăm dò địa chấn, Trung Quốc cho tàu hải cảnh quấy rối sinh hoạt khai thác tại lô 6.1 thuộc bãi trầm tích Nam Côn Sơn, do tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga hiện đang khai thác. Nguyên nhân vụ “quấy rối” được (tờ báo SCMP - Hoa Nam Buổi Sáng) cho biết là Việt Nam tiếp tục gia hạn giấy phép khai thác cho tập đoàn Rosneft ở lô 6.1. 

Nếu vấn đề “Vạn An Bắc” Trung Quốc đã gây sự từ năm 1992, thì vụ quấy rối lô 6.1 chỉ mới đây. Lô này hiện do công ty dầu khí lớn nhứt nước Nga là Rosneft khai thác (và phát triển) từ năm 2013 với ba mỏ Lan Tây, Lan đỏ và 5.3. Trước đó lô 6.1 do BP khai thác, từ 2003 đến 2010 (BP rút lui do sức ép kinh tế của Trung Quốc). 

jeudi 25 juillet 2019

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc lập tức rút tàu ra khỏi bãi Tư Chính

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh họp báo ngày 25/07/2019.

Hà Nội hôm nay 25/07/2019 yêu cầu Trung Quốc « rút ngay lập tức » chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang thăm dò trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm nay tuyên bố : « Việt Nam đã có nhiều biện pháp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, các lực lượng chức năng Việt Nam đã triển khai các biện pháp theo đúng pháp luật. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức các tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ».

Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định : « Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, đúng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế ».

Đây là lần thứ ba trong vòng 10 ngày qua Hà Nội lên tiếng phản đối việc Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, và ngày càng tỏ ra kiên quyết hơn. 

mardi 23 juillet 2019

Nguyễn Quang Dy - Việt Nam có thể làm gì tại Biển Đông ?



Chiếc tàu  12.000 tấn Haijing 3901 đang xâm phạm vùng biển Việt Nam.

(NCQT 22/07/2019) Cách đây hơn ba năm, trong bài “Trung Quốc có thể làm gì tại Biển Đông” (29/02/2016), tôi đã ủng hộ lập luận của Alexander Vuving (APCSS/Hawaii) phản biện lại quan điểm của Lyle Goldstein (US Naval War College) vì không phù hợp với thực tế tại Biển Đông và vô tình tiếp tay cho Trung Quốc. Trong bài này, tôi cập nhật vắn tắt cơ hội và thách thức mới, và khuyến nghị Việt Nam có thể làm gì trong bối cảnh hiện nay tại Biển Đông.

Cập nhật diễn biến

Theo AMTI/CSIS (16/7/2019), trong mấy tuần qua, tàu HD-8 đã vào thăm dò dầu khí tại lô Riji 03 và Riji 27 (gần lô 06-01) trong vùng SEZ của Việt Nam, bị các tàu CSB và Kiểm Ngư của Việt Nam bám sát. Đồng thời, tàu hải cảnh Trung Quốc (Haijing 35111) đã khiêu khích 2 tàu Sea Meadow 29 và Crest Argus 5, đang phục vụ giàn khoan Hakuryu-5 của liên doanh PVN-Rosneft tại lô 06-01 (Lan Tây & Lan Đỏ), thuộc Nam Côn Sơn, phía tây-bắc Bãi Tư Chính, cách Vũng Tầu 370km.

Những gì vừa diễn ra gần Bãi Tư Chính (7/2019) là sự “tiếp nối” những gì đã xảy ra trước đây (7/2017 và 3/2018) tại lô 136-03 (Cá Kiếm Nâu) và lô 07-03 (Cá Rồng Đỏ), và là “khúc dạo đầu” cho tham vọng mới của Trung Quốc. Nói cách khác, đây là một ván cờ vây kéo dài (chưa có hồi kết) trong một “vùng xám” mà Trung Quốc có lợi thế, trong khi Việt Nam cô đơn, bị họ trùm chăn bắt nạt mà phải im lặng (để giữ “đại cục”).

samedi 20 juillet 2019

Biển Đông : Tàu Trung Quốc vẫn hoạt động tại vùng biển Việt Nam

Lộ trình tàu Hải Dương Địa Chất 8 Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam từ ngày 18 đến 20/07/2019. Ảnh Ryan Martinson.

Hôm nay 20/07/2019, theo ghi nhận của giáo sư Ryan Martinson, chiếc tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hộ tống vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam ở bãi Tư Chính. Bắc Kinh hiện vẫn giữ im lặng sau khi bị Hà Nội tố cáo đích danh vi phạm chủ quyền, và yêu cầu rút toàn bộ tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Bản đồ do giáo sư Ryan Martinson, trường Hải chiến Hoa Kỳ cập nhật hôm nay cho thấy nhóm tàu này từ ngày 18 đến 20/7 vẫn liên tục hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Việt Nam. Trong khi theo Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên, thì nếu các nước khác khi có những hoạt động tại khu vực 200 hải lý trên, nếu ảnh hưởng đến quốc gia ven biển, thì phải được phép của nước này. 

Tuần trước, tàu Haijing 35111 của tuần duyên Trung Quốc đã thao tác một cách mà theo mô tả của CSIS là « đầy đe dọa » đối với các tàu Việt Nam đang bảo vệ một giàn khoan của Nhật mang tên Hakuryu-5, do tập đoàn quốc doanh Nga Rosneft (ROSN.MM) thuê, hoạt động tại lô dầu 06.1 của Việt Nam, ở cách Việt Nam 370 km (230 hải lý) về hướng đông nam. 

lundi 15 juillet 2019

Song Phan - Cập nhật vụ Hải Dương Địa Chất 8




GS Ryan Martinson tweet cho biết trong các ngày 12-15/07/2019, Hải Dương Địa Chất 8 (HYDZ-8) vẫn tiếp tục luẩn quẩn ở khu vực cũ (xem bản đồ 1, 2). 

Còn tàu cảnh sát biển của Tàu 35111 được triển khai nằm cách bãi Tư Chính khoảng 40 hải lý, đã rời đi về bãi Chữ Thập ngày 12/7/19, có lẽ để lấy đồ tiếp tế, sau đó quay trở lại bãi Tư Chính ngày 14/07/2019 (xem bản đồ 3).

Như vậy, tin đồn bọn Tàu rút về chỉ là ... tin đồn.

Hoàng Hải Vân - Chuyện ở bãi Tư Chính



Các tàu cảnh sát biển Việt Nam theo sát các tàu hộ tống Trung Quốc. Ảnh của GS Ryan Martinson ngày 10/07/2019.

Trong những ngày qua, nhiều chiến binh mạng dùng bàn phím định xông ra bãi Tư Chính “cứu nước” và không quên kịch liệt lên án báo chí chính thống “im mồm” không dám đưa tin về lực lượng Hải quân ta bị hải quân Trung Quốc “tấn công”. 

Sự thật là có một tàu, gọi là tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng với một số tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống, đã vào thềm lục địa của ta tại khu vực bãi Tư Chính để thăm dò dầu khí. Nơi đây có nhà giàn DK1 của Hải quân ta kiểm soát khu vực thềm lục địa này. 

Theo luật pháp quốc tế, chủ quyền thềm lục địa của ta là ở phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Còn cột nước phía trên đáy biển thuộc tự do hàng hải, nếu không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của ta thì ta không có chủ quyền gì. Bởi vậy tàu bè các nước qua lại đi tới đi lui vùng biển phía trên thềm lục địa của ta đều không vi phạm. 

Bùi Thanh - Chuyện gì xảy ra ngoài Biển Đông ?



Ảnh chụp lộ trình chiếc Haiyang Dizhi 8 của Ryan Martingson.

Bãi Tư Chính (thềm lục địa Việt Nam) bị tàu Trung Quốc xâm chiếm ? Lực lượng Hải quân trên nhà giàn DK1 bị uy hiếp và tấn công ? Dồn dập fake news trên Facebook. 

Không có chuyện đó ! Tin nhắn hàng giờ từ DK1 khơi xa vào điện thoại của tôi: anh em OK, Dk1 vẫn OK anh ơi ! Xin gửi lời chào đất liền ! 

Thế quái gì xảy ra ? 

Kẻ lạ mặt không mời mà đến và mò vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Việt Nam trên Biển Đông, đó là Haiyang Dizhi 8 - tàu thăm dò địa chấn của Trung Quốc. Nó xuất hiện và tiến hành hoạt động thăm dò địa chất từ ngày 3/7 trên vùng biển phía tây đảo Trường Sa, thuộc vùng EEZ của Việt Nam. 

Song Phan - Khía cạnh pháp lý của vụ Hải Dương Đị̣a Chất 8 (HYDZ-8)



Status này được viết dựa trên trao đổi với một bạn về khía cạnh pháp lý của vụ HYDZ-8, dĩ nhiên theo những gì mà một tay ngang như tôi tìm hiểu được chớ không phải như là ý kiến của một chuyên gia.

Trước hết, dĩ nhiên Việt Nam không chấp nhận bất kỳ cách giải thích nào về đường lưỡi bò tham lam của Tàu, vốn đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tuyên bố vô hiệu lực tháng 7/2016, để biện minh cho vụ này. Do đó, cái chính của Việt Nam là dựa vào là Luật Biển quốc tế, đặc biệ̣t là UNCLOS, mà cái dính dáng ở đây là vùng đặ̣c quyền kinh tế (EEZ). 

Xin nói ngắn gọn, EEZ là vùng biển tính từ đường cơ sở (nói đơn giản là đường ngấn nước khi triều thấp dọc theo bờ biển) chạy ra khơi cho tới 200 hải lý (nếu biển không đủ rộng thì 'cưa đôi' hoậc thỏa thuận với nước đối diện).