Affichage des articles dont le libellé est Chủ quyền. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Chủ quyền. Afficher tous les articles

mardi 16 mai 2023

Tạ Duy Anh - Tôi tiếp tục cảnh báo

Suốt hàng nửa tháng nay, các báo lớn trên thế giới (tạm chỉ tính bản tiếng Việt) đều đưa tin các tầu khảo sát của Trung Quốc, được hàng chục tầu “dân sự” bao bọc, liên tiếp áp sát và đi vào khu vực có các công trình khai thác, thăm dò dầu khí hợp tác giữa Nga và Việt Nam đang hoạt động.

Sự lấn lướt táo bạo này là rất bất thường. Trung Quốc có vẻ muốn chơi canh bạc cuối: Lợi dụng sai lầm chết người của Putin ở Ukraina, ép Nga nhượng bộ nốt về vấn đề quyền tài phán ở Biển Đông (sau khi thành công trong việc ép Tây Ban Nha, Ấn Độ và một vài quốc gia khác...).

Giả dụ, rồi đây, mỗi khi muốn hợp tác với Việt Nam tại những vùng nằm trong “đường lưỡi bò”, các công ty dầu khí của chính phủ Nga làm thêm động tác là “xin phép” Trung Quốc. Người Nga có thể thanh minh với phía Việt Nam rằng Trung Quốc không hề gây khó dễ và làm thế cũng chả mất gì.

vendredi 14 avril 2023

Thọ Nguyễn - Tàn dư xô-viết (2)

 

(Tiếp theo)

Trong các nước thuộc Liên-Xô cũ thì Ukraine có nền kinh tế hùng mạnh nhất, có thể tự sản xuất từ tiểu liên AK47 đến tên lửa, xe tăng và cả máy bay. Đất nước 45 triệu dân từng sở hữu bom hạt nhân cho đến năm 1994 nên về lý thuyết, có đủ tiềm năng khôi phục lại vũ khí này.

Ukraine với diện tích bao la hơn 600.000km², với nền nông nghiệp trù phú nhất châu Âu chính là hậu phương hoàn hảo cho một cuộc chiến tranh tổng lực. Nền giáo dục phát triển ở đây đào tạo ra lực lượng tin học đông đảo hàng đầu châu Âu v.v…

Bên cạnh đó Ukraine còn được cả một liên minh quốc tế hùng hậu tiếp viện về vật chất, từ liều thuốc kháng sinh, bông băng quân y đến tên lửa HIMARS, xe tăng Leopard. Hơn 30.000 binh sĩ Ukraine đã và đang được huấn luyện ở các nước NATO. Hàng ngày, hàng giờ họ được tình báo phương tây cung cấp các loại thông tin quan trọng.

vendredi 31 mars 2023

Đinh Kim Phúc - Đài Loan hoàn toàn không có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

 

Ngày 31/03/2023, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Đài Loan thông báo tiến hành tập trận bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ :

Việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa; đồng thời đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông. "Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu Đài Loan hủy bỏ hoạt động trái phép nêu trên và không tái diễn vi phạm tương tự", bà Hằng khẳng định.

Ba Bình là đảo có diện tích tự nhiên lớn nhất quần đảo Trường Sa. Đài Loan chiếm giữ trái phép đảo này và từng triển khai lực lượng thủy quân lục chiến đồn trú. Từ năm 2000, Đài Loan thay lực lượng đồn trú trên đảo Ba Bình bằng một đơn vị cảnh sát biển, được trang bị các loại vũ khí như súng máy, súng cối tầm xa.

Trần Trung Đạo - Quân đội nước ngoài tại miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam

 

Nhiều nguồn tin tình báo Mỹ trong thời kỳ chiến tranh đã biết không lực Bắc Hàn có thể đã tham chiến tại Bắc Việt. Nhưng mãi cho tới năm 1996, những tin đồn này mới được xác nhận qua sự kiện đại úy phi công Yi Chol Su thuộc không lực Bắc Hàn lái chiếc Mig-19 đào thoát sang Nam Hàn.

Trong thời gian ở Nam Hàn, phi công Yi tiết lộ ít nhất 70 phi công Bắc Hàn đã tham chiến tại Việt Nam.

Năm 2000 những tin đồn cũng được cộng sản Việt Nam (CSVN) xác nhận. Đầu tháng 4, 2000, trong dịp viếng thăm CSVN, Bộ trưởng Quốc Phòng Bắc Hàn Paek Nam Sun cũng đã đến thăm một nghĩa trang nhỏ ở Bắc Giang, nơi an táng 14 phi công Bắc Hàn chết trong chiến tranh Việt Nam.

jeudi 19 janvier 2023

Trần Trung Đạo - Tiền đề để giành lại Hoàng Sa

 

Lịch sử đã chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị kinh tế quân sự hiện nay, việc giành lại Hoàng Sa và những đảo đã mất của Trường Sa, trong thực tế, là một điều ngoài tầm tay của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN).

Điều kiện để chiếm ưu thế trong mọi cuộc đàm phán song phương, ngoài bằng chứng, tài liệu còn là khả năng làm cho đối phương nể sợ hay kính trọng. Cả hai vị thế đó đảng CSVN đều không có được.

Các xung đột biên giới giữa Trung Cộng và các nước láng giềng, từ các nước nhỏ như Tây Tạng, Nội Mông cho đến các nước lớn như Liên Xô trước đây hay Ấn Độ hiện nay cho thấy, một khi Trung Cộng đã nuốt vào thì khó nhả ra. Trung Cộng chỉ nhượng bộ khi biết không thể thắng bằng võ lực hay đổi chác chính trị như trường hợp tranh chấp biên giới với Bắc Hàn.

mercredi 21 décembre 2022

Đặng Sơn Duân - Về vụ pa-nô trường đại học in hình cờ Trung Quốc

 

Sự việc tấm pa-nô của một trường đại học thật khó giải thích theo lỗi vô ý.

Bởi có đến hai chi tiết, gồm lá cờ và hình khắc họa những người lính, đều xuất xứ từ Trung Quốc và được ghép lại từ hai ảnh khác nhau, lại gắn với quân đội Trung Quốc nên càng đáng phê phán.

Tuy nhiên, lỗi vô ý hay cố ý, và nằm ở trách nhiệm của cấp nào sẽ được cơ quan chức năng làm rõ. (Hoặc có thể làm rõ mà không công bố, đối với một số trường hợp phát hiện ổ gián điệp lạ). Cho tới lúc này tôi vẫn áp dụng "benefit of doubt" đối với lỗi cố ý.

vendredi 4 novembre 2022

Thọ Nguyễn - Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (4)

 

(Tiếp theo)

- Chiến lược con nhím

Tập Cận Bình đã ở đỉnh cao quyền lực sau khi ông ta buộc cả đảng cộng sản và nhà nước Trung Quốc phải quy phục mình. Ông ta muốn đi vào lịch sử như Tần Thủy Hoàng và một trong những mục tiêu là thu hồi Đài Loan.

Đảo quốc 23,5 triệu dân so với biển người 1.4 tỉ chỉ là David so với Goliath. Mặc dù Đài Loan có thể huy động đến 1,5 triệu quân dự bị, nhưng con số 88.000 quân thường trực chỉ là chú lùn so với 1.000.000 quân chính quy và 600 triệu quân dự bị, có vũ khí hạt nhân.

mercredi 2 novembre 2022

Tạ Duy Anh - Lòng tử tế của con rồng ác

 

Cả Trung Quốc và Việt Nam đều cần hòa bình. Tôi luôn bảo vệ và cổ vũ mạnh mẽ quan điểm này. Vì thế, tôi hoan nghênh sự mềm dẻo trở lại của Trung Quốc, sau thất bại ê chề của thứ ngoại giao chiến lang.

Phải nói rõ một sự thật rằng, cuộc xâm lược của Nga nhằm xóa sổ nhà nước Ukraina, với thất bại nhục nhã của “cường quốc quân sự số hai thế giới”, đã khiến Tập Cận Bình, ông hoàng đế đỏ Trung Hoa tỉnh mộng và buộc phải điều chỉnh các mục tiêu chiến lược.

Phát biểu của ông ta về Đài Loan trong diễn văn tại đại hội đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 cho thấy rõ nhất điều đó. Giờ đây là sự “ve vãn” kẻ ngang bướng ở phía Nam. Tuy nhiên, sự ve vãn này chỉ mang tính chiến thuật, phù hợp về lợi ích với tình thế trước mắt.

Thọ Nguyễn - Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (3)

(Tiếp theo)

Tuần qua chính phủ Đức đã quyết định cho phép công ty hàng hải Cosco của nhà nước Trung Quốc được mua 24,9% cổ phần của một trong 4 bãi container (terminal) ở cảng Hamburrg. Bất chấp sự phản đối của 6 bộ trưởng trong liên minh cầm quyền, của cả phe đối lập, thậm chí của cả ba cơ quan tình báo.

Thủ tướng Scholz cho rằng với mức tham gia dưới 25% (không phải 35% như dự định) Cosco không được phép đưa người vào ban lãnh đạo, không được phép phủ quyết và tham gia các quyết định. Ngược lại, sự có mặt của nó sẽ giúp cho sức cạnh tranh của Hamburg tăng lên đáng kể so với hai đối thủ Antwerpen (Bỉ) và Rotterdam (Hà-Lan), vốn đã có đầu tư của Cosco.

Dư luận Đức rất tức giận vì sự việc xảy ra ngay sau khi đại hội đảng cộng sản Trung Quốc củng cố địa vị tuyệt đối của Tập Cận Bình, khẳng định tham vọng bá chủ thế giới của Bắc Kinh. Việc chính phủ Đức phải đi đến thỏa hiệp 24,9% để giảm thiểu rủi ro, cho thấy họ đang chịu sức ép ghê gớm từ Bắc Kinh, với rất nhiều góc khuất không thể kể hết.

vendredi 24 juin 2022

Ngô Nhân Dụng - Liên hiệp Châu Âu phải thâu nhận Ukraine sớm

 

Cuộc xâm lăng Ukraine của Vladimir Putin phá vỡ bầu không khí hòa bình đó cũng như tinh thần tương thân, chấp nhận sự khác biệt giữa các dân tộc, tôn trọng chủ quyền các nước khác. Tức là tấn công thẳng vào nền tảng của Liên hiệp Châu Âu.

Quân Nga dồn lực lượng cố chiếm hết hai tỉnh miền Donbas, đang thắt chặt vòng vây trên hai thành phố lớn, Sievierodonetsk và Lysichansk. Hàng ngàn quân Ukraine còn tử thủ, không biết được bao lâu.

Quân đội Ukraine cố bảo toàn lực lượng vì quân số và vũ khí quá nhỏ so với quân địch. Chiến tranh dai dẳng bất phân thắng bại, báo chí và các đài truyền hình trên thế giới không loan tin các biến cố lớn nhiều như trước.

samedi 18 juin 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Dựa vào ai và rút về đâu khi xảy ra "Chiến dịch đặc biệt"?

 

1. VẼ LẠI BIÊN GIỚI 

Ngày 16/06/2022, khi thăm Kyiv cùng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Ý Mario Draghi và Tổng thống Rumani Klaus Iohannis, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói:

"Cuộc tấn công xâm lược Ukraine đồng nghĩa với sự thay đổi thời đại. Bởi vì Nga đang làm việc dịch chuyển biên giới các nước ở ngay trung tâm châu Âu, và điều này là không thể chấp nhận được. Do đó, nước Đức cùng với các nước khác trên thế giới, đã đứng về phía Ukraine ngay từ ngày đầu".

Lời của Thủ tướng Đức Scholz về “Nga đang làm việc dịch chuyển biên giới các nước ở ngay trung tâm châu Âu” chỉ là nhắc lại khẳng định của Tổng thống Nga Putin trước đó một tuần. 

mardi 7 juin 2022

Bắc Kinh : Phi cơ quân sự Úc bay qua Biển Đông "đe dọa chủ quyền Trung Quốc"


Đăng ngày:

Trước đó, hôm Chủ nhật, bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles tố cáo một máy bay tiêm kích J-16 Trung Quốc đã ngăn chận "một cách nguy hiểm" một phi cơ thám sát P-8 của Úc trên Biển Đông vào cuối tháng Năm.

Bắc Kinh nói rằng đã nhận diện được các phi cơ quân sự Úc và đã cảnh báo, sau khi Canberra cáo buộc hành động của máy bay Trung Quốc gây nguy hiểm cho phi hành đoàn. Hôm qua, 06/06, Trung Quốc còn đe dọa Úc nên "hành động thận trọng" để tránh những "hậu quả nặng nề". Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Triệu Lập Quân tuyên bố "không bao giờ cho phép bất kỳ quốc gia nào xâm phạm chủ quyền và an ninh của Trung Quốc với lý do thực hiện tự do hàng hải".

vendredi 27 mai 2022

Thích Thanh Thắng - Cường quốc ngụy thiện

 

Ngày 09/05 vừa qua, Ferdinand Marcos Junior, con trai cố tổng thống độc tài Ferdinand Marcos (1965-1986) đã trở tân thành tổng thống của đất nước Philippines.

Ông Marcos Junior cũng đã bổ nhiệm bà Sara Duterte, con gái cựu tổng thống Rodrigo Duterte làm phó tổng thống. Điều đó cho thấy vị tổng thống này sẽ theo đuổi quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc, tiếp nối các chính sách của chính quyền Tổng thống Duterte trước đó.

Việc Philippines để ngỏ khả năng “gác tranh chấp cùng khai thác” không thể không tác động đến chính sách của Việt Nam tại Biển Đông.

mardi 17 mai 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Gió đổi chiều

 

1. Sáng 24/02/2022, khi Tổng thống Nga Putin ra lệnh cho 20 vạn quân Nga tràn qua biên giới Ukraine trên cả ba mặt Bắc – Đông – Nam, Tổng thống Ukraine Zelensky đã gọi điện thoại cho Tổng thống Nga Putin, nhưng không ai trả lời.

Sáng ngày 25/02/2022, qua thông điệp video phát trên truyền hình bằng tiếng Ukraine và tiếng Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky kêu gọi Nga ngừng bắn và đối thoại:

"Nga sẽ phải đối thoại với chúng ta sớm hay muộn về cách thức chấm dứt hành động thù địch và ngăn chặn cuộc chiến này". "Đối thoại được bắt đầu càng sớm thì tổn thất của Nga càng nhỏ".

mercredi 27 avril 2022

Thích Thanh Thắng - Cảng Cam Ranh chiến lược

 

Sau khi phía Mỹ đánh tiếng nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, có người thắc mắc, tại sao Mỹ lại phải hạ mình nhất quyết muốn nâng tầng đối tác với VIệt Nam? Việt Nam có thể tiếp tục “đu dây” với Mỹ và Trung Quốc hay không? Cho Mỹ thuê cảng biển sẽ biến mình thành Ukraina thứ hai…

Chiến tranh là điều người Việt Nam không muốn, nhưng sống cạnh người láng giềng xấu tính, thì không thể không đặt ra các tình huống chiến tranh cụ thể:

Trung Quốc đã chiếm trọn Hoàng Sa, bồi đắp, xây sân bay, lập căn cứ quân sự, lắp đặt tên lửa khắp các đảo chiến lược ở Trường Sa. Thế gọng kìm đang từng ngày vây hãm thúc ép trực tiếp đến Việt Nam.

jeudi 21 avril 2022

Lưu Trọng Văn - Vì sao Trung cộng không muốn Việt Nam nâng đối tác toàn diện chiến lược với Mỹ ?

 

Trung cộng từ lâu đã can dự quá sâu vào quyền tự quyết của Việt Nam. Họ gây sức ép từ nhiều phía, nhất là răn đe quân sự và gây tổn thất cho kinh tế Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của Lao Động, Đại sứ Knapper cho biết:

"Nâng cấp mối quan hệ Mỹ - Việt Nam từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược không chỉ là ưu tiên trong nhiệm kỳ của tôi mà còn là ưu tiên của chính phủ Mỹ. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris khi đến thăm Việt Nam năm 2021 đã nhấn mạnh mong muốn mạnh mẽ của Mỹ rằng đã đến lúc nâng cấp quan hệ giữa hai nước.

dimanche 17 avril 2022

Lê Quý Hiền - Vì già nên lẫn chăng ?

Nhà cháu từng yêu Putin lắm í. Chả phải vì từng ở Matxcơva 5 năm, mà là thấy ông đã vực đất nước ông sau cái hạn do anh Goóc để lại.

Thế nhưng ông phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina thì thấy hình như ông bị lẫn.

- Thứ nhất là tưởng mạnh hiếp được yếu, ăn gỏi được nước nhỏ trong vài ngày từ 24/02 đến 06/03 theo kế hoạch. Mà giờ phải bỏ mục tiêu chiếm được Kiev, các nguyên thủ nhiều nước giờ đến đây có mà bằng tát vào mặt  ông.

dimanche 10 avril 2022

Nguyễn Đình Bổn - Thế giới bất ổn, dự báo sẽ càng bất ổn hơn!

 

Sau khi lên tiếng chuyển từ "đề nghị" sang "yêu cầu" Trung Quốc không được tiếp tục xâm phạm chủ quyền khi diễn tập quân sự tại Biển Đông, bất ngờ Việt Nam  tuyên bố diễn tập quân sự BẮN ĐẠN THẬT.

Khiến nhiều du khách và công ty lữ hành đang náo loạn, vì sân bay Phù Cát (Quy Nhơn – Bình Định) phải đóng cửa 10 ngày mà không báo trước.

Mỹ, phương Tây và Nga ngày càng căng thẳng hơn, khi Nga bị đuổi khỏi Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Và Putin càng điên tiết hơn, khi bị chế nhạo và phô bày sự thất bại của mình trên toàn thế giới. Tôi không tin con quái vật này sẽ nhượng bộ.

Lê Xuân Nghĩa - Lịch sử lặp lại!

 

Việc Nga phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine vào cuối tháng 2/2022 tương tự như Trung Quốc phát động cuộc tấn công xâm lược Việt Nam đầu tháng 2/1979 với mục đích can thiệp vào quyền tự quyết và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia láng giềng yếu thế hơn, nhằm khuất phục làm chư hầu cho mình.

Cụ thể:

- Nga buộc Ukraine phải chọn phe, tức buộc phải chọn Nga chứ không được chọn EU. Trung Quốc cũng buộc Việt Nam phải chọn phe, tức phải chọn Trung Quốc chứ không được chọn Liên Xô.

vendredi 8 avril 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Tôn trọng chính kiến và thước đo giá trị

 

Những điều chúng ta bàn luận về chiến tranh Nga-Ukraine : ủng hộ, phản đối, chê bai hay ngưỡng mộ, chẳng mảy may tác động lên số phận của Ukraine và Nga, mà tác động trực tiếp lên chính số phận của chúng ta.

1. HƯỚNG THIỆN KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN

Có ý kiến rằng, nếu bạn không lên án Mỹ hay NATO ở cuộc chiến tranh Nam Tư, hay không lên án Israel trong chiến tranh Trung Đông, thì bạn không có quyền lên án Nga xâm lược Ukraine.

Vậy lúc đó bạn có được lên án Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam không?