Affichage des articles dont le libellé est Cộng sản. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cộng sản. Afficher tous les articles

mardi 26 décembre 2023

Phan Thúy Hà - Nghe bác Phan Khánh nhắc chuyện đời sơ

 

Bác nhớ bảy, tám nhà có người chết đói trong làng năm bốn lăm, bây giờ họ sống lại bác vẫn nhớ ra từng tên.

Hai lăm tết, cha bác mang sang nhà anh chắt Lục một xâu thịt bò. Mùng một tết anh sang xin bữa cơm, mẹ bác xới cho một bát, anh xin đem về, mùng bảy tết mấy cha con anh chết cả rồi.

Nhà anh đồ Cận cũng chết cả ba cha con, người mẹ trước đó đã bỏ đi. Nhà dái Sáu chết ba, bốn người. Nhà ông Đậu Chín, chết hai vợ chồng, mấy đứa con, có một đứa con gái đầu vẫn sống. Đau nhất là nhà ông Đậu Ngân, em ông Đậu Chín, nhà tám người chết cả tám, chết trong nhà không ai biết, thối um lên, người ta phải đốt nhà cho bớt thối rồi đưa đi chôn.

Phạm Lưu Vũ - Vô phúc tử tôn...luận (2)

 

Tiến hay lùi về mặt tiến hóa trong luân hồi không ra ngoài nhân quả.

Quả báo gồm hai phần, nội quả là chính nhân vật được sinh ra, gọi là chánh báo, ngoại quả là cha mẹ, thời đại, xứ sở, bạn bè… gọi là y báo. Chánh báo do nghiệp quả đúc thành, y báo do nghiệp lực dắt đi.

Nghiệp lực lớn đến nỗi không ai có thể cưỡng, nhanh đến nỗi Phật cũng không đuổi kịp. Chỉ duy có các bậc thánh đạo mới có thể chọn chỗ mà sinh vì các ngài có đạo lực, trong trường hợp đạo lực thắng nghiệp lực. Bồ Tát thập địa trở lên thì ra vào luân hồi một cách tự tại mà không cần đạo lực, vì các Ngài có nguyện lực.

lundi 25 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Dương Văn Minh, kẻ phản phúc

 

Đôi lời : Trong  hồi ký của William Colby, cựu giám đốc CIA ở Sài Gòn, có đoạn cho biết Dương Văn Minh từng đề nghị ám sát cả tổng thống Ngô Đình Diệm lẫn ông Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn nhưng bị CIA bác. Khi nào có thì giờ TM tìm lại được cuốn sách sẽ dịch đoạn này.

Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn:

Trước kia khi người Nguyên vào cướp, vương hầu quan liêu phần nhiều đến dinh xin quy phục. Đến khi giặc thua, bắt được một hòm các tờ biểu xin đầu hàng, Thượng hoàng sai đốt đi để yên lòng kẻ phản trắc.

Thượng hoàng là Trần Thánh Tông.

Một câu chuyện khác. Ông Nguyễn Văn Y, nguyên là Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia, chính quyền ông Ngô Đình Diệm, kể lại (mình tóm tắt đại ý):

Nguyễn Thông - Hang đá

 

Hôm nay đúng ngày 24.12, tối nay có lễ trọng của người theo đạo Thiên Chúa - lễ Noel.

Cứ theo lịch sử Thiên Chúa giáo (còn gọi là đạo Gia Tô) thì Đức Chúa Jesus (Giê Su) sinh ngày 25.12, cách nay 2023 năm. Ngày sinh của ngài đã được cả nhân loại thừa nhận là khởi thủy, mở đầu cho công lịch, dù rằng thế giới cũng tồn tại song song Phật lịch (Phật đản) hoặc lịch Hồi giáo (ngày của thánh Muhammad)…

Dẫu trong đám chúng ta theo hay không theo đạo Gia Tô, không thờ Đức Chúa Jesus thì đạo của ngài vẫn gắn bó với mỗi người. Ít nhất là ngày tháng năm sinh được ghi trong giấy khai sinh, chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu, lý lịch, v.v...đều căn theo lịch tính ngày tháng năm liên quan tới ngày sinh của ngài.

jeudi 21 décembre 2023

Phó Đức An - Đông Phương Hồng, mặt trời lên

 

Theo Tân hoa xã, ông Tập Cận Bình đã đến thăm thành phố Laibin, Quảng Tây vào ngày 14 để khảo sát và nghiên cứu. Đặc biệt là ông đã đến thăm rừng mía trong "Vườn sản nghiệp nông nghiệp hiện đại quốc gia" của thành phố Quảng Tây, là vùng sản xuất đường mía chính của Trung Quốc.

Tập chỉ thị “phải làm cho sản nghiệp có lợi thế này ngày càng lớn mạnh” “tận dụng lợi thế về nguồn tài nguyên phong phú của Quảng Tây như lâm nghiệp, rau hoa quả, chăn nuôi và đường, đồng thời phát triển mạnh mẽ nền nông nghiệp đặc trưng hiện đại". Ông Tập Cận Bình còn nói: “Mong cuộc sống của dân làng ngọt ngào như mía đường”. Ông vừa nói xong, các quan chức và quần chúng đã vỗ tay vang dội đất trời.

Trong chuyến thăm này, Tập Cận Bình dừng lại trước một cây mía, dùng tay trái chạm vào cây mía. Sau khi bức ảnh chạm tay vào cây mía được công bố, rất đông người dân đã hành hương đến ruộng mía mà Tập đã đến thăm và chạm vào "cây mía được Chủ tịch Tập chạm vào".

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (2)

 

Cần nói ngay điều này: Người bắc quen uống nước chè, còn người nam chuộng cà phê. Chè mang tính cổ truyền, truyền thống, dân tộc đậm đà; còn cà phê văn minh, hiện đại, mới lạ. Chỉ đồ uống đã phần nào thể hiện chất người vùng miền.

Tôi cảm nhận được sự khác biệt ấy khi vào Sài Gòn nhận việc năm 1977. Hai miền tuy cùng một nước nhưng có lẽ do thời thế tác động nên quá nhiều sự khác nhau. Chẳng hạn, ngoài bắc mà mời ăn cơm thì nên hiểu đó là lời chào, còn trong nam đã mời là ăn, không phải mời “lơi”, đừng khách sáo từ chối.

Nhiều nét riêng vậy lắm, để thong thả tôi sẽ kể. Vì vậy, tôi nhắc “chuyện uống chè” thì bạn hãy hiểu rằng đang nghe chuyện bắc, từ một ký ức cũng chưa xa lắm.

mardi 12 décembre 2023

Nguyễn Thông - Sĩ

 

Coi cái cảnh vòng trong vòng ngoài đưa rước bảo vệ vị khách Tàu với xe cộ rình rang, đèn nháy, hú còi, chặn lối đi, cấm dân qua lại (nhìn cái cầu Nhật Tân và một số đường vắng tanh vắng teo xe dân cả mấy chục phút), gây tốn kém không biết bao nhiêu mà kể.

Bất giác liên tưởng tới những cuộc duyệt binh hoành tráng của anh cu Ủn bên Triều Tiên...

Đó là căn bệnh mạn tính của những nước phe cộng sản.

lundi 11 décembre 2023

Trần Thanh Cảnh - Tự Lực Văn Đoàn

 

Nhân buổi Chủ nhật mùa đông xứ Bắc nhưng ấm áp, tạnh ráo mấy văn nhân cao hứng lại rủ nhau xuống ga Cẩm Giàng, nơi có di tích của nhóm "Tự lực Văn đoàn" chơi.

Ông bạn giáo sư Nguyễn Văn Hiệp có vợ tháp tùng, cùng ông giáo sư Hoàng Dũng từ TPHCM ra nữa, vui quá.

Theo đánh giá của Tạ Duy Anh, nhóm Tự Lực Văn Đoàn chỉ tồn tại 7 năm, nhưng đã làm được một công việc khổng lồ: Chuyển nền Văn học Việt Nam, từ lối văn cổ sang văn mới, hiện đại, tiếp cận với các giá trị phương Tây.

samedi 9 décembre 2023

Nguyễn Đắc Kiên - Sản phẩm của một nền giáo dục thất bại

 

Sáng nay, 09/12, mở đầu tọa đàm ra mắt sách “Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh”, GS Trần Văn Thọ (GS Kinh tế, Đại học Waseda, Nhật Bản) có nói một ý rằng, chúng ta có thể chậm làm một cây cầu, một con đường 10 năm, 20 năm, thì cơ hội vẫn còn đó. Sau này chúng ta vẫn có thể xây cầu, làm đường ở chỗ đó.

Nhưng nếu để hỏng giáo dục thì cái hại sẽ đến ngay tức thì, sẽ mất ngay cả một thế hệ theo cách không thể cứu vãn nổi.

Sau đó, khi trả lời câu hỏi của một cử tọa về việc Việt Nam phải làm gì trong 5-10 năm nữa để thoát “bẫy trung bình”, GS Trần Văn Thọ lại một lần nữa nhắc đến giáo dục. Ông cho rằng có ba thứ: Thứ nhất, một bộ máy công quyền chuyên nghiệp; thứ hai, một lực lượng doanh nghiệp mạnh; và thứ ba, một nền giáo dục tốt.

vendredi 8 décembre 2023

Bông Lau - Biểu tình bất bạo động

 

Tấm hình này rất quý, vì sự bày tỏ khuynh hướng chính trị đối nghịch vẫn còn rất nhân văn.

Đây là cảnh kiều bào Việt Nam và các cảm tình viên đang biểu tình ủng hộ phe mình bên ngoài Trung Tâm Hội Nghị Quốc tế ở Paris, ngày 25 tháng 1 năm 1969, khi phiên họp đầu tiên của cuộc đàm phán hòa bình Việt Nam bắt đầu.

Những người biểu tình phất cờ Nam Việt, Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Họ đứng trộn lẫn với nhau và hỏng thấy ẩu đả. Có lẽ họ là sinh viên du học ở thập niên 60 nên vẫn còn rất nhân văn chăng?

Nguyễn Thông - Tên đường (6)

 

Cần phải coi đường, đường sá, phố xá, đường giao thông là tài sản chung của nhân dân, chứ không phải của riêng một tổ chức chính trị, đảng phái, đoàn thể nào.

Nó cũng không phải của riêng nhà nước, chính quyền, bởi chính quyền chỉ thay mặt dân quản lý nó thôi. Vì vậy, đặt tên cho mỗi con đường, tiêu chuẩn tiên quyết phải là “dân”.

Từ lâu lắm rồi, ở xứ này, việc đặt tên đường bị chính trị chi phối. Lẽ dĩ nhiên đó không phải là sự áp đặt tuyệt đối nhưng gần gần như vậy. Phe nắm quyền, bên thắng cuộc, cụ thể là người cộng sản, cứ lấy những ai, những gì họ thích, họ đề cao, ca ngợi, có lợi cho họ để đặt tên đường. Mỗi con đường đều “làm nhiệm vụ chính trị”. Vì thế, dù tên cũ đã rất ổn rồi, ăn sâu bắt rễ vào đời sống rồi, được dân chúng tán đồng rồi, vẫn bị đổi thay.

dimanche 3 décembre 2023

Nguyễn Thông - Một nước hai chế độ

 

Không phải Trung Quốc mà là Việt Nam. Không phải chính chị chính em mà là thời tiết. Đừng mới đọc qua cái tít vội nghĩ xằng nghĩ bậy, xớn xác hy vọng. Ở xứ này, có khi chỉ nghĩ lệch cũng bị công an bắt.

Ông em rể tôi gọi điện vào. Không sẵn tiền đi lại thăm nhau nhưng cũng còn may ở chỗ điện thoại dễ. Bọn hàng không VN e lai lẫn bọn "giá rẻ" lúc nào cũng than thở gào lên lỗ lỗ đòi nhà nước bù lỗ nhưng vé lại tăng vọt liên tục, sắc hơn lưỡi dao cạo cứa đứt cổ hành khách. Kinh tế kiểu thị trường có đuôi xứ ta nó tởm vậy. Lúc ngon lành thì như ông hoàng bà chúa, lương tháng cả trăm triệu, khi khó khăn lại kêu rên đòi hỏi, rằng ối làng nước ôi, thì là mà...

Bù lại, dùng điện thoại thời ni sướng. Gọi suốt buổi sáng, nhìn thấy nhau, không chỉ thấy người mà rõ cả con chó mực đang vẫy đuôi ngoài sân, buôn tới hết pin thì thôi, chả tốn một xu. Công nghệ đã đem hạnh phúc cho con người chứ chả phải đảng bác nào cả. Câu cửa miệng "ơn đảng ơn chính phủ" xưa rồi, mà bây giờ là ơn cụ công nghệ.

samedi 2 décembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Kissinger, cái quan định luận

 

Năm 1974, tuần báo Newsweek đã đăng hình Kissinger trên bìa, mặc quần áo như “superman,” siêu nhân, với chữ “Super K” trên ngực. Trong lịch sử chưa có ai đầu hàng rồi được vinh danh như vậy!

Người Việt Nam không thích Henry Kissinger. Ông bị coi là đã “bán đứng” Việt Nam Cộng Hòa cho Cộng sản Bắc Việt khi ký Hiệp định Paris với Lê Đức Thọ, mặc dầu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phản đối đến cùng.

Nhưng Kissinger chỉ thi hành lệnh của Richard M. Nixon, ông tổng thống mới là người quyết định. Kissinger luôn luôn hết sức làm cho xong việc ông tổng thống trao cho, dù đồng ý hay không.

Nguyễn Thông - Tên đường (5)

Nhân chuyện đặt tên đường có nhẽ phải nhắc ngay tới cụ Trần Văn Lai, người đã để lại dấu ấn đặc biệt trong vụ đổi lại tên đường cho Hà Nội giữa năm 1945. Mà đã nêu tên cụ Lai thì lại nhớ ngay một nhân vật lẫy lừng khác, cụ Trần Trọng Kim.

Chính hôm nay 02.12, cách đây tròn 70 năm, cụ Lệ Thần Trần Trọng Kim mất. Bữa trước, khi sang thăm Nhật Bản, ông trẻ Võ Văn Thưởng đã rủ rỉ lẫn cao giọng trước người Nhật rằng “Nếu dùng một câu thật khái quát, ngắn gọn và cảm xúc về quan hệ hai nước chúng ta, tôi xin nói đó là “lương duyên trời định”. Ta cứ tạm hiểu lời ông trẻ, như có duyên tiền định.

Chả biết đứa nào gợi ý hay mách bảo mà ra câu lập ngôn ấy, nhưng đúng thực bức tranh Việt - Nhật từng có những nét chạm khắc đáng kể. Chẳng hạn cụ Sào Nam Phan Bội Châu và bậc thân vương Kỳ ngoại hầu Cường Để đã từng có thời gian khá dài ở Nhật để học hỏi, mở mang đầu óc, tìm cách phục quốc. Và không thể nhắc, chính người Nhật thời còn nắm quyền ở Việt Nam đã chọn cụ Trần Trọng Kim làm thủ tướng chính phủ, cái chính quyền sau đó bị Việt minh cướp mất.

vendredi 1 décembre 2023

Huy Đức - Henry Kissinger


 

Ngày 10-03-2006, tại Thư viện và bảo tàng John F. Kennedy, tôi phỏng vấn Henry Kissinger: “Ông có biết là từ mấy hôm nay, cộng đồng sinh viên vùng Boston, trong đó có cả những sinh viên đang học giáo trình ‘Ngoại Giao’ của ông, kêu gọi tổ chức biểu tình chống ông và gọi ông là ‘tội phạm chiến tranh’?’’

Kissinger trả lời: “Tôi biết. Nhưng, liệu thế giới có như hiện nay nếu ngày ấy chúng tôi không làm như thế?”

Một trong những việc “làm thay đổi thế giới” của Henry Kissinger là thiết kế cuộc gặp giữa Nixon và Mao tháng 2-1972.

jeudi 30 novembre 2023

Bông Lau - Tù Côn Đảo

 

Phóng viên Đặng Văn Phước của hãng tin AP chụp tấm hình một bộ đội cộng sản Bắc Việt đang dẫn một đồng chí của mình đi qua bàn kiểm soát danh sách tù binh của Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên vào ngày 17 tháng 02 năm 1973.

Đồng chí tù binh ở trần trùng trục là một trong nhóm 137 tù binh Vi Xi đầu tiên được Việt Nam Cộng Hòa trao trả bằng ca nô vượt qua sông Thạch Hãn, được coi là lằn ranh phân chia tạm thời của hai phe Quốc - Cộng.

Một đồng chí Thủ trưởng trong Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên ngồi ở bàn ngước mặt ngắm nghía đồng chí tù binh và có lẽ nghĩ thầm. "Mẹ kiếp, bọn Ngụy nó cho đồng chí này ăn cái rì mà béo tốt nhễ".

Dương Quốc Chính - Kissinger và ảnh hưởng tới Việt Nam

Kissinger là kiến trúc sư chính cho việc thiết lập bang giao Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chính vì sự kiện ngoại giao này, nên ông được coi là nhà ngoại giao có sức ảnh hưởng lớn đến thế giới, do hệ quả của mối bang giao nói trên. Hệ quả chấn động nhất là Mỹ và Trung Quốc liên thủ để chống lại Liên Xô. Là một trong những tác nhân dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Ảnh hưởng tiếp theo là tới Đài Loan và Việt Nam. Do Đài Loan bị Mỹ gạt ra, thế chỗ bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Liên Hiệp Quốc, cũng dẫn tới thế chênh vênh của Đài Loan trước mối đe dọa Trung Quốc, biến quốc đảo này trở thành một quốc gia không chính thức.

Đối với Việt Nam, thì mối quan hệ hữu hảo Mỹ - Trung là nền tảng dẫn tới hòa đàm Paris được ký kết. Hòa đàm Paris thậm chí còn bắt đầu trước khi Kissinger đàm phán với Trung Quốc, nhưng không đi đến đâu. Chỉ sau khi Mỹ đã có mối quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh thì họ mới an tâm loại bỏ con đê chống chủ nghĩa cộng sản lan tràn, là Việt Nam Cộng Hòa.

Tuấn Khanh - Nguyễn Đình Toàn, người mở cửa khu vườn bí mật

Trong cái chớp mắt của cõi nhân gian, lại bàng hoàng nhận ra một cái tên quen thuộc nữa đã ra đi. Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã rời bỏ nơi trần thế, ra đi vào lúc 7 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi.

Năm 1998 nhà văn Nguyễn Đình Toàn đến Mỹ, góp vào khung trời ký ức mang theo của người Việt hải ngoại về một thời thi ca nhạc họa lẫy lừng miền Nam, có Nguyễn Đình Toàn là người kể chuyện âm nhạc độc đáo Sài Gòn, qua sóng phát thanh.

Nhà thơ Du Tử Lê từng gọi ông là một nghệ sĩ như người tình không chân dung của người yêu nhạc. Vì người nghe mê say cách ông trình bày một ca khúc, diễn đạt một ý niệm, mô tả về hình ảnh như du vào mộng, mở cửa vào khu vườn bí mật của mỗi tối phát thanh thứ Năm, chương trình nhạc chủ đề.

lundi 27 novembre 2023

Nguyễn Thông - Tên đường (4)

 

Ở xứ này, mỗi tỉnh thành (hiện có 63 tỉnh thành, còn sắp tới gộp tách thế nào thì tôi không rõ, chứ trong đời mình tôi đã chứng kiến nhiều vụ khắc nhập khắc xuất rồi) đều có hội đồng đặt tên đường.

Ấy là tôi nói dưới chế độ đương thời. Đủ ban bệ, thành phần, cứ nghĩ con ruồi bay không lọt.

Cũng giống như những hội đồng xét giải thưởng (Hồ Chí Minh và nhà nước), xét danh hiệu (nhân dân và ưu tú), phong học hàm (giáo sư và phó giáo sư), giám khảo tinh những ông nọ bà kia, còn kết quả thế nào chắc thiên hạ đã rõ. Lúc nào rảnh, tôi sẽ biên mấy chữ về vụ bình chọn sắp đặt này.

jeudi 23 novembre 2023

Lê Học Lãnh Vân - Nặng bao nhiêu ?

 

Số tiền khủng của bà Trương Mỹ Lan, mười mấy tỉ đô la, nếu quy ra tiền Việt thì nặng bao nhiêu?

Có người cân một cọc một ngàn tờ tiền mệnh giá 500 ngàn đồng Việt Nam, rồi từ đó mà tính ra số tiền của bà Lan nặng bao nhiêu trăm tấn, bao nhiêu ngàn tấn.

Tôi không quan tâm tới trọng lượng số tiền đó, nhưng lại quan tâm tới những trọng lượng khác.